4.2.1.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Kể từ đầu năm 2008, thực hiện Nghị định 154/CP, đầu năm 2009 thực hiện Nghị định 155/CP các cơ quan quản lý Nhà nước có một số thuận lợi như sau:
Thứ nhất, quản lý tốt hơn diện tích tưới, tiêu của các đơn vị quản lý và KTCTTL: Cơ sở để xác định số tiền cấp bù TLP là diện tích tưới và hình thức tưới. Vì vậy, chính sách miễn thuỷ lợi phí đòi hỏi các địa phương phải có sổ bạ tưới. Việc kiểm kê, xác định lại bản đồ dải thửa, bản đồ tưới giúp quản lý tốt diện tích tưới làm cơ sở để tỉnh tổ chức lại hệ thống thuỷ nông hợp lý, tránh tình trạng thất thoát và hoạt động kém hiệu quả.
Thứ hai, tỉnh không phải cấp kinh phí cho việc cấp bù: Tỉnh được ngân sách Trung ương cấp bù tiền miễn thuỷ lợi phí nên tỉnh không phải lo lắng về số tiền cấp bù nữa. Ngoài ra, nguồn tiền cấp bù thuỷ lợi phí từ Trung ương cao hơn số tiền thu thuỷ lợi phí thực tế các năm trước (do nợ đọng thuỷ lợi phí) nên tỉnh có nhiều kinh phí hơn để đầu tư cho hoạt động quản lý và vận hành công trình.
Bảng 4.26: Kinh phí miễn giảm thủy lợi phí được cấp bù tỉnh Hưng Yên một số năm ĐVT: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Kinh phí 56,181 106,8 108,3 198,6 108,1 158,7 Nguồn: Sở tài chính, 2013
4.2.1.2 Đối với Công ty TNHH khai thác công trình thuỷ lợi
Chính sách miễn thủy lợi phí theo Nghị định 115/2008 có nhiều điểm thuận lợi cho tỉnh. Vì vậy các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên khai thác công trình thuỷ lợi được hưởng nhiều thuận lợi như:
Thứ nhất, diện tích ký hợp đồng dịch vụ với công ty tăng lên: Trước khi miễn thuỷ lợi phí, các hợp tác xã đã giấu bớt diện tích tưới ký hợp đồng với công ty hoặc hạ thấp phương pháp tưới từ tưới chủ động sang tưới tạo nguồn để giảm bớt tiền thuỷ lợi phí nộp cho công ty khai thác công trình thuỷ lợi. Trong thực tế Công ty KTCTTL phải tưới hoặc tạo nguồn tưới cho toàn bộ diện tích đất canh tác của địa phương. HTX vẫn thu toàn bộ thuỷ lợi phí trên toàn bộ diện tích dịch vụ. Phần TLP chênh lệch còn lại, HTX chi tiêu.
Bảng 4.27: Diện tích miễn giảm thủy lợi phí huyện Khoái Châu một số năm ĐVT: ha STT Năm Diện tích 1 2007 9.305,2 2 2009 14.301,9 3 2010 15.673,1 4 2011 16.561,1 5 2012 16.325,3 6 2013 16.580,8
Nguồn: Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang, 2013
cho TLP được miễn được chuyển thẳng cho Công ty KTCTTL. Các HTX dù có giấu diện tích hoặc thay đổi biện pháp tưới thì cũng không nhận được tiền cấp bù TLP. Hơn nữa, qui định phải có sổ tưới tiêu làm cơ sở cho ngân sách trung ương cấp bù cũng buộc các địa phương phải công khai đầy đủ. Các HTX không còn động cơ để che giấu diện tích mà họ không tưới. Vì vậy, diện tích tưới kí hợp đồng với công ty đã tăng lên.
Thứ hai, không phải thu thuỷ lợi phí nên giảm được số lượng công nhân: Trước khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí, thu thuỷ lợi phí là vấn đề đặc biệt khó khăn của các công ty quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi, nhất là phí theo Nghị định 115/2008, do không phải tổ chức thu thuỷ lợi phí, các công ty có điều kiện để giảm bớt lao động.
Thứ ba, giảm bớt chi phí hoạt động của công ty (lương cho nhân lực thu thuỷ lợi phí, phần chi phí công tác thu,…). Việc giảm bớt số lượng công nhân trực tiếp thu hoặc đôn đốc thu thuỷ lợi phí giúp các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên KTCTTL giảm bớt quỹ lương. Ngoài ra, công ty cũng giảm bớt được chi phí cho cán bộ đi thu thuỷ lợi phí hoặc không phải trả tiền % hoa hồng (công đốc thu thuỷ lợi phí) cho các xã, HTX tổ chức thu thuỷ lợi phí như trước kia nữa.
Thứ tư, ít phụ thuộc hơn chính quyền địa phương: Trước khi có Nghị định 115/CP, công ty khai thác công trình thuỷ lợi phụ thuộc nhiều vào chính quyền địa phương trong việc đôn đốc thu thuỷ lợi phí, nhất là tiền thuỷ lợi phí nợ đọng. Trong một số trường hợp, sự can thiệp sâu của chính quyền địa phương khiến cho hoạt động của công ty trở nên khó khăn (trường hợp dân nợ đọng thuỷ lợi phí quá nhiều nhưng công ty vẫn phải phục vụ đầy đủ).
Thứ năm, số tiền thu thuỷ lợi phí thu được nhiều hơn so với trước khi miễn thuỷ lợi phí: khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí theo Nghị định 115/2008, các công ty khai thác công trình thuỷ lợi nhận được tiền cấp bù thuỷ lợi phí
lớn nhiều so với thuỷ lợi phí thu được các năm trước từ các hộ dùng nước sản xuất nông nghiệp. Ba nguyên nhân làm số tiền thuỷ lợi phí các công ty có được cao hơn là:
- Diện tích ký hợp đồng tưới tăng lên; - Không bị nợ đọng thuỷ lợi phí; - Tăng định mức thuỷ lợi phí;
Bảng 4.28: Doanh thu Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang một số năm
ĐVT: 1000 đồng
Năm 2007 2009 2012 2013
Tổng thu 3.925.544,2 6.862.054,9 7.727.826,9 10.836.119,0
Nguồn: Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang, 2013
Thứ sáu, tạo hành lang pháp lý giúp công ty kiện toàn tổ chức bộ máy tốt hơn
- Giảm định mức chi phí lao động cho một đơn vị tưới do giảm công đi thu thuỷ lợi phí;
- Cán bộ được đào tạo, nâng cao kỹ năng, tay nghề do giảm bớt được sức ép về thời gian đi thu thuỷ lợi phí;
- Chi phí của cán bộ công ty được giảm hơn trước.
4.2.1.3 Đối với hợp tác xã DVNN
Thứ nhất, không phải tổ chức thu và đôn đốc thu thuỷ lợi phí: thực hiện miễn TLP, các HTX không phải thực hiện việc lập kế hoạch, thu và nộp TLP theo hợp đồng đã kí với các xí nghiệp nữa, không còn phải thu TLP của dân và không phải lo lắng việc chi trả đủ hợp đồng với các xí nghiệp nữa.
Thứ hai, giúp các HTX tiết kiệm được một khoản chi “thu TLP” do không còn phải thực hiện việc thu TLP nữa.
Thứ nhất, miễn TLP giúp người dân giảm được một phần chi phí trong tổng chi phí sản xuất tạo điều kiện cho dân phát triển sản xuất. Không phải đóng TLP người dân sẽ phấn khởi hơn, tuy TLP chỉ là một đóng góp rất nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của người dân nhưng nó cũng đã chia sẻ bớt những gánh nặng của người dân.
Thứ hai, miễn TLP làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân do chi phí sản xuất giảm góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa nông thôn và thành thị.