Tình hình thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại các HTX DVNN

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 92 - 99)

DVNN

4.1.6.1 Các hoạt động thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại các HTX DVNN

HTX DVNN là cơ quan có hoạt động thủy lợi trực tiếp phục vụ người nông dân. Nhiệm vụ chức năng của các HTX DVNN có một vài thay đổi trong quá trình thực thi chính sách. Sự thay đổi của chức năng, nhiệm vụ của các HTX DVNN được thể hiện rõ nét qua bảng 4.13:

Bảng 4.13: Sự thay đổi hoạt động của các HTX DVNN

Nội dung Trước khi thực hiện chínhsách Sau khi thực hiện chính sách

Chức năng, nhiệm vụ

- Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi trên địa phương.

- Dong dẫn nước tới ruộng của từng hộ dân được phục vụ. - Thu các khoản phí thủy lợi của nhân dân.

- Thanh toán hoàn trả kinh phí của khoản thủy lợi phí với xí nghiệp.

- Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi trên địa phương.

- Dong dẫn nước tới ruộng của từng hộ dân được phục vụ. - Nhận cấp bù các khoản phí thủy lợi.

Nguồn: Phiếu điều tra

Các hoạt động thực thi chính sách của HTX DVNN cho tới thời điểm hiện tại vẫn bám sát những chức năng, nhiệm vụ đã nêu ở bảng 4.12. Theo đánh giá chung của các HTXDVNN về hoạt động của bản thân là tương đối tốt, tuy nhiên có những ý kiến trái chiều như sau:

Bảng 4.14: Ý kiến đánh giá của các bên về khối HTX DVNN

STT Đối tượng phản biện Ý kiến đánh giá

Tốt Khá Chưa tốt

1 Sở Tài chính 3

2 Xí nghiệp KTCTTL 4

3 Các hộ dân 29 81

Nguồn: Phiếu điều tra

Qua bảng 4.14 ta thấy nhìn chung hoạt động thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí của các HTX DVNN chưa được tốt. Có 03/03 ý kiến của Sở

Tài chính và 04/04 ý kiến của Xí nghiệp đánh giá khối HTX DVNN có hoạt động thực thi chính sách ở mức khá. Theo Sở tài chính thì nguyên nhân là các HTX DVNN hoàn thiện hồ sơ và thủ tục để thanh quyết toán quá chậm và không tuân thủ theo đúng hướng dẫn. Theo ý kiến của Xí nghiệp thủy nông như sau:

Hộp 4.5: Các HTX DVNN quản lý các công trình không được tốt

“Trước khi thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí, các HTX DVNN có ý thức cao hơ trong việc hợp tác với chúng tôi cũng như trong các hoạt động theo dõi, quản lý nước. Khi thực hiện chính sách, các HTX DVNN quản lý các công trình không được tốt như trước nữa, điều này gây thất thoát nước và tăng chi phí cho việc bơm nước, dẫn tới tăng chi phí nhân công” - Ông Đoàn Ngọc Sơn. Chức vụ: Phó giám đốc Xí nghiệp KTCT TL huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Về phía các hộ dân thì có 81/110 ý kiến cho rằng HTX DVNN chưa làm tốt trong quá trình thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí, các hộ dân cho rằng các HTX DVNN phục vụ chưa đủ nước cho nhu cầu sản xuất của họ cũng như chưa đúng lúc và kịp thời:

Hộp 4.6: Chính sách chỉ mang lại lợi ích cho các hộ gần nguồn nước

“Trước khi được miễn TLP chúng tôi được cấp nước đầy đủ, thiếu nước là báo cáo ngay. Nhưng chi phí cho thuỷ lợi khá tốn kém vì vậy tổ dịch vụ làm không tốt chúng tôi không trả tiền. Sau khi được miễn, không phải trả tiền nước nên bớt được chi phí cho sản xuất ai cũng vui mừng. Nhưng có những vụ họ cấp nước quá ít khiến cho hộ cuối nguồn như tôi lại không có nước để sản xuất. Phản ánh lên HTX thì HTX bảo chờ xem xét lại không giải quyết ngay, như vậy lại mất thêm chi phí và công sức bơm tát vào ruộng, ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng, thành ra chính sách của chính phủ chỉ mang lại lợi ích cho các hộ gần nguồn nước là nhiều còn chúng tôi thì ít” - Anh Nguyễn Văn Tung (Nông dân thôn An Cảnh, HTX DVNN Bình Kiều xã Bình Kiều).

Để đánh giá kết quả hoạt động của các hợp tác xã trong huyện, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và thu thập số liệu tại 25 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

trong toàn huyện. Đa số kết quả hoạt động của các hợp tác xã trước khi thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí đều bị lỗ hoặc hòa vốn, sau khi thực hiện chính sách các hợp tác xã dịch vụ đều có lãi, không có hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nào hoạt động không hiệu quả dẫn đến bị lỗ. Kết quả sản xuất của các hợp tác xã phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiện, có những mùa vụ thời tiết không thuận lợi thì bị lỗ rất nhiều. Mặt khác có một số hộ nông dân ý thức nộp thủy lợi phí kém, dẫn đến tình trạng nợ đọng thủy lợi phí do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp thủy lợi. Tuy nhiên trong đề tài này chúng tôi sẽ trình bày kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 25 hợp tác xã và trình bày chi tiết kết quả hoạt động của ba hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tại ba khu vực.

Trước khi có chính sách miễn giảm TLP, nguồn thu chủ yếu của đơn vị cung cấp dịch vụ chính là khoản thu TLP. Từ khi chính sách miễn giảm TLP có hiệu lực, các đơn vị cung cấp dịch vụ thủy lợi trông chờ vào cơ chế hỗ trợ từ Ngân sách, khoản thu rất nhỏ theo đề án của từng HTX từ người nông dân phần nào hỗ trợ hoạt động của tổ thủy nông.

Mức cấp bù cho các HTX khác nhau, mùa vụ khác nhau thì khác nhau. Mức cấp bù từ Ngân sách Nhà nước giúp duy trì hoạt động của đơn vị cung cấp dịch vụ thủy lợi, tạo nguồn thu ổn định cho các đơn vị này, từ đó tạo điều kiện để các đơn vị phát huy nhằm cung cấp dịch vụ tới đơn vị, hộ dùng nước tốt hơn nữa (cung cấp đầy đủ, kịp thời).

Bảng 4.15: Kết quả hoạt động SXKD của HTX Bình Kiều, Đại Tập, Tân Dân qua các thời kì

Đơn vị tính: 1000đ

STT Tên HTX 2007 2012 2013

Tổng thu Tổng chi Lãi (lỗ) Tổng thu Tổng chi Lãi (lỗ) Tổng thu Tổng chi Lãi (lỗ)

1 Bình Kiều 27.146 30.894 - 3.748 112.330 105.393 6.937 193.554 178.093 15.461

2 Đại Tập 77.593 76.939 654 231.494 229.308 2.186 485.089 470.526 14.563

3 Tân Dân 93.260 90.793 2.467 262.335 244.747 17.588 445.785,8 415.052,8 30.733

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trước khi được miễn TLP, hợp tác xã nông nghiệp Bình Kiều hoạt động kinh doanh không có lãi, tổng chi năm 2007 là 30,894 trđ, tổng thu là 27,146 trđ, thu nhỏ hơn chi nên cả năm HTX lỗ 3,748 trđ. Theo diện tích phục vụ thì tổng thu của HTX phải đạt khoảng 57,06 trđ. Nguyên nhân là do có một bộ phận nông dân tại xã đã không nộp TLP cho HTX đúng theo nguyên tắc HTX làm dịch vụ cho nông dân và họ phải có nghĩa vụ trả tiền. Trong thực tế cho thấy nguồn thu của HTX chủ yếu là thu từ dịch vụ thuỷ lợi còn các nguồn thu khác là không có, nông dân nợ không trả tiền khiến cho nguồn thu của HTX giảm mạnh. Mà ngoài các khoản chi phải trả cho công nhân, cho duy tu bảo dưỡng công trình thuỷ lợi thì cả năm HTX còn phải chi trả một khoản rất lớn. Điều này khiến cho HTX hoạt động kinh doanh không hiệu quả thiếu tiền trả lương cho công nhân. Nhưng tới năm 2008 chính sách miễn TLP của nhà nước ra đời đã tạo điều kiện giúp đỡ người nông dân bớt phải chi một khoản chi phí cho sản xuất cũng đồng thời giúp HTX nông nghiệp Bình Kiều tiếp tục phục vụ bà con sản xuất mà không phải lo thu tiền từ phía người dân. Tổng chi cho dịch vụ thuỷ lợi năm 2012 của xã là 105,393 trđ, trong khi đó tổng số thuỷ lợi phí được ngân sách nhà nước cấp là 112.330 trđ và HTXDVNN Bình Kiều là xã có diện tích cũng như kinh phí cấp bù thuộc diện trung bình - thấp trong huyện Khoái Châu, kết quả là năm 2012 hợp tác xã lãi 6,937 trđ. Đạt được kết quả đó là do từ khi áp dụng chính sách miễn giảm thủy lợi phí nhà nước đã dần dần thực hiện miễn thuỷ lợi phí cho toàn bộ diện tích tưới tiêu, kể cả diện tích mà trước đó hợp tác xã tự cung cấp dịch vụ thuỷ lợi mà không ký hợp đồng dịch vụ thuỷ lợi với xí nghiệp thuỷ nông. Số thuỷ lợi phí năm 2012 được Nhà nước cấp bù hoàn toàn theo diện tích nghiệm thu giữa HTX và các hộ dùng nước.

Đại diện cho hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bình Kiều, chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp trả lời phỏng vấn:

Hộp 4.7: Chúng tôi thấy đây là một chính sách rất tốt

“Các cán bộ ban quản lý HTX yên tâm hơn vì có đồng lương ổn định. Đồng thời nguồn thu ổn định hơn, không bị nợ đọng và giảm được chi phí cho công tác thu. Nhưng công thấp, sự ràng buộc về tài chính không cao, do đó việc bổ xung người tham gia khó khăn.Giá điện tăng, thời tiết không thuận lợi, bơm úng, hạn nhiều dẫn đến lãi lỗ bất thường. Và diện tích canh tác nhỏ tỷ lệ phần trăm chi phí cố định so với kinh phí cấp bù cao.

Nhưng nhìn chung chúng tôi thấy đây là một chính sách rất tốt, thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Nhà nước. Người dân xã tôi có điều kiện đóng góp tiền xây dựng hệ thống đường giao thông, nhà văn hoá theo chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm” - Ông Nguyễn Duy Định. Chức vụ: Chủ nhiệm HTX Bình Kiều.

Đại Tập là xã cuối nguồn do đó dịch vụ tưới tiêu chủ yếu là hợp đồng tưới tiêu tạo nguồn với Xí nghiệp KTCTTK Châu Giang, khác với HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Kiều trước khi có chính sách miễn giảm TLP thì HTX dịch vụ nông nghiệp Đại Tập lại hoạt động kinh doanh có hiệu quả dù là mức lãi không cao. Nhìn chung trong các chi phí như trả công nông giang, thợ máy, chi thuỷ lợi nội đồng, chi phí quản lý của HTX tại các vụ là gần như nhau bởi những chi phí này gần như là cố định qua mỗi năm. Còn lại các chi phí trả cho trạm bơm địa phương, trả cho XN thuỷ nông là biến động qua từng vụ song không nhiều. Thực tế HTX kinh doanh có lãi là do công tác thu thuỷ lợi phí trong xã được đôn đốc tương đối. Thêm vào đó công tác điều hành tưới tiêu bằng động lực của HTX tương đối hiệu quả đã góp phần vào lợi nhuận của HTX. Bên cạnh đó vị trí địa lý của HTX thuận lợi cho việc tiêu nước vì gần sông tiêu và trạm bơm tiêu nên việc tiêu úng diễn ra khá thuận lợi.

Tuy nhiên xã Đại Tập lại nằm ở cuối đường tiêu và gần như là “rốn úng” của khu ngoại bối bởi vì khi mưa xuống thì hầu như tất cả các đường tiêu úng từ xã Tân Châu và Đông Ninh cũng như một phần Đông Kết, Tứ Dân đều đổ dồn xuống Đại Tập. Chính vì vậy khi có hiện tượng mưa úng xảy ra, HTX Đại Tập rất vất vả trong việc bơm nước tiêu úng cho sản xuất, điều này dẫn đến chi phí cho tưới tiêu các vụ của Đại Tập tăng cao, đặc biệt là vụ Mùa.

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w