Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 61 - 63)

3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng Phương pháp phân tổ thống kê: đây là phương pháp cơ bản được sử dụng để tổng hợp và hệ thống hoá tài liệu. Với tiêu thức phân tổ được sử dụng là diện tích đất canh tác đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn, diện tích trồng cây các vụ, địa hình canh tác… Toàn bộ số liệu và thông tin điều tra mới (sơ cấp) hoặc số liệu đã công bố (thứ cấp) sẽ được xử lý thống kê trên phần mềm Excel.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu a) Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính toán các chỉ tiêu về diện tích tưới, tiêu của các xã, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí, những ảnh hưởng của chính sách đến chi phí sản xuất của các hộ nông dân.

b) Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế - xã hội giống nhau có cùng nội dung, tính chất để xác định xu hướng, mức độ biến động của chúng qua các năm. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, tăng hay giảm, hiệu quả hay kém hiệu quả để từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu, cụ thể ở đây là so sánh chi phí thuỷ lợi trong tổng CPSX trước và sau chính sách, so sánh hoạt động của Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi, HTX trước và sau khi miễn TLP. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu trên, có đánh giá về ảnh hưởng của chính sách miễn giảm thủy lợi phí tới phát triển sản xuất của hộ nông dân trên. Ngoài ra phương pháp này sử dụng để so sánh sự biến động về đất đai, dân số - lao động và tình hình sản xuất kinh doanh của huyện qua các năm.

c) Phương pháp hạch toán chi phí

Đây là phương pháp dựa trên việc tính toán các chi phí sản xuất bao gồm: chi phí về giống, phân bón, công lao động, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi phí và một số chi phí khác. Từ đó tính được tổng chi phí sản xuất cây trồng/sào, đây chính là giá thành sản phẩm.

Phương pháp này dùng để tính tỷ lệ % thuỷ lợi phí/tổng chi phí sản xuất cây trồng của các nhóm hộ, từ đó để thấy rằng việc miễn thuỷ lợi phí nông nghiệp đã giảm được bao nhiêu % chi phí sản xuất cây trồng của nông hộ hay đã làm tăng thu nhập của hộ lên bao nhiêu %.

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

* Về phía các cơ quan chức năng liên quan: - Tổng thu từ dịch vụ thuỷ lợi

- Tổng chi phí và các khoản chi phí cụ thể - Mức nhận cấp bù ngân sách

- Tổng diện tích tưới tiêu

- Sự hài lòng của các cơ quan chức năng quản lý. * Về phía các hộ dân:

- Chi phí thuỷ lợi trong tổng CPSX trước và sau chính sách - CP thuỷ lợi trong tổng thu nhập trước và sau chính sách

- Tổng chi phí sản xuất/sào trước và sau khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí - Chi phí thuỷ lợi/sào trong tổng chi phí sản xuất trước và sau khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí

- Tổng thu nhập bình quân/sào trước và sau khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí của 3 nhóm hộ

- Diện tích đất canh tác, diện tích gieo trồng

- Chi phí tăng thêm sau khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí - Sự hài lòng của các hộ dân về việc thực thi chính sách.

Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w