1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy học đoạn trích người lái đò sông đà của nguyễn tuân và ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường theo cá tính sáng tạo của nhà văn

117 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 679,76 KB

Nội dung

Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trước hết ở cái nhìn độc đáo mới mẻ của nhà văn về con người và các hiện tượng đời sống.. Trong quá trình dạy học tác phẩm, giáo viên và học sinh kh

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-

NGUYỄN THỊ HỒNG LAM

DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”

CỦA NGUYỄN TUÂN VÀ “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?”

CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG THEO CÁ TÍNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn và Tiếng việt

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN THANH HÙNG

THÁI NGUYÊN – 2010

Trang 3

Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thanh Hùng- Người

đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học Trường đại học sư phạm- Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua

Tác giả luận văn

NguyễnThị Hồng Lam

Trang 4

BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

GV : Giáo viên

HS : Học sinh Nxb : Nhà xuất bản

Tr : Trang THPT : Trung học phổ thông

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi của đề tài 4

4 Mục đích của đề tài 5

5 Nhiệm vụ của đề tài 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Cấu trúc của luận văn 5

B NỘI DUNG Chương 1 Đặc trưng lọai thể kí và cá tính sáng tạo của nhà văn 6

1.1 Đặc trưng loại thể kí 6

1.2 Cá tính sáng tạo của nhà văn 13

Chương 2 Tiếp cận đoạn trích “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” theo cá tính sáng tạo của nhà văn 23

2.1 Cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường 23

2.1.1 Nguyễn Tuân – Cây bút tài hoa và độc đáo 23

2.1.2 Hoàng Phủ Ngọc Tường – ngòi bút suy tư đầy chất thơ 42

2.2 Tiếp cận đoạn trích “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” theo cá tính sáng tạo của nhà văn 53

2.2.1 Nguyên tắc, cách thức, nội dung tiếp cận 53

2.2.2 Tiếp cận đoạn trích “Người lái đò sông Đà” 56

Trang 6

2.2.3 Tiếp cận đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” 61

2.3 So sánh hai đoạn trích “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” 68

Chương 3 Thiết kế giáo án và thể nghiệm sư phạm 72

3.1 Thực tế dạy học hai tác phẩm kí ở trường phổ thông 72

3.2 Thiết kế giáo án hai đoạn trích 76

3.2.1 Mục đích thiết kế 76

3.2.2 Nội dung thiết kế 76

3.2.3 Soạn giáo án 76

3.2.3.1 Giáo án “Người lái đò sông Đà” 76

3.2.3.2 Giáo án “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” 89

3.3 Thể nghiệm sư phạm 102

KẾT LUẬN 104

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 109

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cây đại thụ của văn học Nga thế kỷ XIX, LevTolxtol đã từng viết: “Thực

ra khi chúng ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới thì câu hỏi chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cùng là như sau: “Nào, anh là con người như thế nào đây? Anh có gì khác với tất cả những người mà tôi

đã biết và anh có thể nói cho tôi một điều gì mới về việc cần phải nhìn cuộc sống của chúng ta như thế nào” Nếu là một nhà văn đã quen thuộc thì câu hỏi sẽ là: Nào, anh có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới? Bây giờ anh sẽ lý giải cuộc sống cho tôi từ khía cạnh nào?”[13, Tr 90] Những câu hỏi này rất gần gũi với

quan niệm nghệ thuật của Nam Cao – Cây bút hiện thực xuất sắc của Văn học

Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: “Văn chương không cần những người thợ khéo

tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu,biết tìm tòi, khơi nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”[2,Tr79].Văn chương là hoạt động sáng tạo nghệ thuật Nó không chấp nhận

sự lặp lại, dù là lặp lại người khác hay lặp lại chính mình Nếu mỗi loài hoa có một hương sắc thì mỗi nhà văn có một cá tính sáng tạo Cá tính sáng tạo là điều kiện quan trọng để xác lập và duy trì vị trí của nhà văn trong lòng độc giả cũng như trong lịch sử văn học Nó góp phần tạo nên diện mạo và phát triển nền văn học Không thể có nền văn học phong phú, đa dạng nếu thiếu vắng những cá tính sáng tạo độc đáo Nếu các nhà thơ mới đều mờ mờ nhân ảnh thì Hoài Thanh

không thể tự hào khẳng định: “Trong lịch sử thi ca Việt Nam, chưa bao giờ có

một thời đại phong phú như thời đại này Chưa bao giờ ngưới ta thấy xuất hiện một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy

Trang 8

Cận, quê mùa nhƣ Nguyễn Bính, kỳ dị nhƣ Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn nhƣ Xuân Diệu”[38,Tr 37] Có thể nói cá tính sáng tạo của nhà văn

không chỉ có ý nghĩa quan trọng với bản thân nhà văn mà còn góp một viên gạch quý xây nên lâu đài văn học của một quốc gia dân tộc

Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong mọi loại hình văn học Ở thể loại ký, các tác giả không xây dựng cốt truyện hư cấu Yếu tố hư cấu tuy có nhưng được sử dụng với liều lượng phù hợp nhằm đảm bảo tính khách quan có thật của đối tượng phản ánh Do vậy, ở thể loại văn học này, cái tôi tác giả thể hiện trực tiếp nhất, từ ngôn ngữ, giọng điệu đến thế giới quan, nhân sinh quan Cho nên, cá tính sáng tạo của nhà văn cũng được thể hiện trực tiếp nhất Đấy chính là điểm độc đáo của các tác phẩm kí Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trước hết ở cái nhìn độc đáo mới mẻ của nhà văn về con người và các hiện tượng đời sống Đó không phải chỉ là phát hiện ra vấn đề mới mà còn là cái nhìn mới

về một vấn đề đã cũ, hoặc là sự lý giải cuộc sống từ một khía cạnh khác Bởi vậy trước cùng một đối tượng, mỗi kí giả có thể phát hiện ra những ý nghĩa mới mẻ khác nhau Trong quá trình dạy học tác phẩm, giáo viên và học sinh không chỉ tìm hiểu đối tượng được phản ánh mà còn tìm ra cái riêng của mỗi tác giả, phát hiện ra cá tính sáng tạo của người viết

Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều là những tác giả thành danh

từ loại thể kí Đây cũng là hai kí giả xuất sắc uyên bác, tài hoa và độc đáo Cả hai

đều có tác phẩm trong sách giáo khoa trung học phổ thông: Người lái đò sông

Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc

Tường Hai bài kí vừa có điểm tương đồng vừa có những nét khác biệt Khi dạy học nên có sự so sánh để làm rõ cái chung và cái riêng Từ đó làm nổi bật cá tính sáng tạo của từng nhà văn Dạy học theo hướng này phù hợp với tính tích hợp của sách giáo khoa, đúng đặc trưng loại thể, đồng thời giúp học sinh khắc sâu ấn

Trang 9

tượng về tác giả tác phẩm Thực tế do nhiều lý do khác nhau, các tài liệu tham khảo và giáo viên thường dạy tách biệt hai bài mà chưa chú ý đúng mức đến việc kết hợp chúng với nhau Đây là khoảng trống còn bỏ ngỏ trong thực tế dạy học hai tác phẩm kí và nhiều tác phẩm văn chương khác ở nhà trường phổ thông

Từ những lý do trên, người viết quyết định chọn đề tài: “Dạy học: “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo cá tính sáng tạo của nhà văn” Hy vọng đề tài

này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận của học sinh và hiệu quả giờ dạy học tác phẩm văn chương

2 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của Việt Nam và là con chim đầu đàn về loại thể kí Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về con người và

văn nghiệp của ông Đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” (Trích từ tác phẩm cùng

tên) nằm trong tập Sông Đà, được đưa vào sách giáo khoa từ lâu Lần đổi mới

chương trình ngữ văn gần đây nhất nó vẫn giữ nguyên Đứng về góc độ phương pháp dạy học, đã có đề tài nghiên cứu cách dạy học đoạn trích này như tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Thanh với luận văn thạc sĩ: “Dạy kí Nguyễn Tuân ở trường phổ thông miền núi” (Đại học sư phạm Thái Nguyên, 2002)

Trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn 12 hiện hành, ngoài bài kí trên của

Nguyễn Tuân, còn có đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ

Ngọc Tường Dụng ý của nhà soạn sách là chọn Nguyễn Tuân đại diện cho thế

hệ tiền chiến, còn tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường đại diện cho thể kí Việt Nam đương đại Cũng đã có những đề tài về dạy học đoạn trích này Đề tài

nghiên cứu khoa học: “Đọc – Hiểu bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường” (Ngữ văn 12 – SGK thí điểm) theo đặc trưng thể loại của Lê Thị Minh Thúy (Đại học sư phạm Thái Nguyên, 2007) Trong đó tác

Trang 10

giả đi sâu vào đọc hiểu đoạn trích theo 5 đặc trưng: Về phương thức thể hiện, về đối tượng nhận thức thẩm mĩ, về nội dung, về kết cấu, về ngôn ngữ Đề tài đã chú ý khai thác vẻ đẹp của sông Hương và chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật

của tác phẩm “Chuyên đề dạy học ngữ văn 12 :Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

của Thạc sĩ Lê Thị Hường đã đề cập khá toàn diện từ đặc trưng thể loại kí , đặc điểm kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, các vấn đề về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích đến giáo án dạy học đoạn trích này Đặc biệt tác giả đã chỉ ra cái “tôi” Hoàng Phủ Ngọc Tường Tức là đã chú ý đến cá tính sáng tạo của nhà văn.Ngoµi

ra cßn cã “VÒ viÖc gi¶ng d¹y thÓ kÝ vµ kÝ cña Hoµng Phñ Ngäc T-êng” cña Lª Trµ My, “D¹y häc t¸c phÈm kÝ trong SGK Ng÷ v¨n míi THPT” cña Lª Sö Đây

là một tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực với mỗi giáo viên Như vậy cùng với việc bám sát đặc trưng thể loại các tác giả đều chú ý nêu bật những nét đặc sắc của tác phẩm và phong cách tác giả, đây cũng là mục tiêu của giờ dạy học tác phẩm trong nhà trường Tuy nhiên học sinh cần có cái nhìn so sánh liên hệ để nhận thức sâu sắc hơn về hai tác phẩm, hai tác giả cùng nổi danh về một loại thể văn học Với đề tài dạy học hai đoạn trích theo cá tính sáng tạo của nhà văn chúng tôi hy vọng giúp học sinh hiểu rõ cá tính sáng tạo của từng nhà văn, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm cũng như hai người cha tinh thần của chúng

3 Đối tượng và phạm vi của đề tài

3.1 Đối tượng của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dạy học hai đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo cá tính sáng tạo của nhà văn

3.2 Phạm vi của đề tài

Trang 11

Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu và chỉ ra những biểu hiện cơ bản

của cá tính sáng tạo của từng nhà văn Áp dụng vào dạy học hai đoạn trích

4 Mục đích của đề tài

- Giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về tác giả, tác phẩm trong sự liên hệ so sánh Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận của học sinh và hiệu quả giờ dạy học tác phẩm văn chương

- Kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ cho quá trình dạy học hai tác phẩm kí và là một tài liệu tham khảo

5 Nhiệm vụ của đề tài

- Tìm hiểu đặc trưng của loại thể kí

- Tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà văn

- Chỉ ra cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường Tiếp cận hai đoạn trích theo cá tính sáng tạo của từng người

- Thiết kế giáo án và thể nghiệm sư phạm

6 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

- Phương pháp so sánh – đối chiếu

- Phương pháp thể nghiệm sư phạm

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu

Phần nội dung

- Chương 1: Đặc trưng loại thể kí và cá tính sáng tạo của nhà văn

- Chương 2: Tiếp cận hai đoạn trích: “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo cá

tính sáng tạo của nhà văn

Trang 12

Phần kết luận

B NỘI DUNG Chương 1

1.1 Đặc trưng loại thể kí

Loại hình kí được phân biệt thành kí báo chí và kí văn học Cả hai loại kí này đều có đặc trưng về tính xác thực của đối tượng phản ánh Nguyễn Xuân

Nam trong Từ điển văn học khẳng định: “Tính chính xác tối đa là đặc trưng

cơ bản của kí” Tuy nhiên giữa chúng cũng có những điểm khác nhau Nếu kí

báo chí nhằm thông tin về cái mới, cái thời sự thì kí văn học nhằm phản ánh cái hay cái đẹp và những giá trị, những ý nghĩa xã hội thẩm mỹ của con người Nếu

kí báo chí chú ý đến những thông tin có tính thời sự, có khi cập nhật đến từng phút thì kí văn học lại hướng đến những thông tin mang tính thẩm mỹ (nhưng cũng không bỏ qua tính thời sự của thông tin) Kí báo chí chọn phương thức diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, ngôn từ thiên về thông báo và chú

ý đến sự chính xác cụ thể của thông tin về con người, sự việc, sự kiện, thời gian, địa điểm Kí văn học chú trọng chức năng thẩm mỹ Từ chất liệu hiện thực, các

kí giả dùng ngôn từ giầu hình ảnh, cảm xúc xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật vừa mang đậm dấu ấn cuộc sống, vừa chứa đựng quan niệm thẩm mỹ của nhà văn Do vậy kí văn học có những đặc trưng riêng biệt của nó Sau đây chúng tôi xin đi sâu vào những đặc trưng của kí văn học

1.1.1 Khái niệm

“Kí là một lĩnh vực văn học, trong đó sự thực đời sống cùng suy nghĩ tình

cảm thực của tác giả đóng vai trò cơ sở, để trên đó nhà văn phát huy vai trò suy nghĩ, tưởng tượng, nghị luận, trữ tình một cách tự do, phóng khoáng”

Trang 13

1.1.2 Đặc trưng loại thể kí

1.1.2.1 Đối tƣợng phản ánh

Đối tượng phản ánh của kí là những con người, sự việc, hiện tượng đời sống

có tính xác thực Hiện thực khách quan được phản ánh trung thực trong các tác phẩm kí Tuy nhiên kí văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ nên các kí giả không lấy việc thông tin thời sự xác thực làm chủ đề mà chức năng thông tin thẩm mỹ được đặt lên hàng đầu Những người thật, việc thật là nền tảng cơ sở để

từ đó người viết kí nhìn nhận, chọn lựa, khai thác khái quát nó ở những nội dung, những khía cạnh có ý nghĩa xã hội thẩm mỹ nào đó Bởi vậy đối tượng phản ánh trong kí không chỉ được tái hiện một cách trung thực chính xác mà còn được phân tích, cảm thụ, nhận xét, đánh giá, bình luận theo cách nhìn độc đáo của tác giả

Vì hướng tới chức năng thông tin thẩm mỹ nên nhà văn có sử dụng hư cấu tưởng tượng Yếu tố này được dùng với liều lượng phù hợp để đảm bảo tính trung thực khách quan của đối tượng Thực chất của hư cấu là lựa chọn (thêm hoặc bớt) các chi tiết nhằm tái tạo đúng người thật việc thật với ý nghĩa thẩm mỹ nào đó Hư cấu được sử dụng ở những thành phần không thật xác định như: Nội tâm nhân vật, cảm xúc của nhân vật trước cảnh sắc thiên nhiên, những đoạn trữ tình ngoại đề hay những nhân vật phụ Nội tâm nhân vật hay cảm xúc của nhân vật trước cảnh sắc thiên nhiên là phần khó nắm bắt Không thể cảm nhận hết bằng thính giác, thị giác hay xúc giác, có lẽ phải dùng đến giác quan thứ sáu để cảm nhận Các kí giả phải dựa vào hoàn cảnh và tính cách nhân vật để phác họa tình cảm, diễn biến nội tâm nhân vật

Những đoạn trữ tình ngoại đề cũng không thể thiếu yếu tố liên tưởng tưởng tượng Có thể nói đây là những chân trời rộng mở cho hư cấu tưởng tượng mặc sức bay Tất nhiên không thể vượt quá đường chân trời Hư cấu còn được dùng

Trang 14

để xây dựng các nhân vật phụ Các nhân vật này chỉ có chức năng làm sinh động cho tác phẩm, tăng sức hấp dẫn của câu chuyện chứ không vi phạm lôgic khách quan của câu chuyện ấy Có thể nói yếu tố hư cấu tuy không chiếm vai trò chủ đạo nhưng nó làm cho sự kiện, sự việc, con người trong kí mang ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật nhiều hơn Những người thật việc thật trong kí có ý nghĩa điển hình, sự thật về chúng có ý nghĩa sâu rộng hơn tính thời sự của chúng, có thể tác động nhiều mặt đến người đọc

Thông thường, mỗi kí giả có mảnh đất riêng của mình Đó là mảng hiện thực mà họ am hiểu nhất Do phải đảm bảo tính xác thực, ít được sử dụng hư cấu nên người viết kí phải có vốn hiểu biết sâu rộng, chính xác về đối tượng phản ánh Kí giả hàng đầu của Việt Nam- Nguyễn Tuân, trước cách mạng thường viết

về những người tài hoa, tài tử, về chính mình và những thú vui tao nhã thanh

cao Sau cách mạng ông dành hẳn tập tùy bút Sông Đà để viết về vùng đất Tây Bắc Tiếp đó là Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi chủ yếu nhằm vào giặc lái Hoa Kỳ

Trong khi đó Hoàng Phủ Ngọc Tường lại viết nhiều về Huế và được coi là nhà văn của xử Huế Tiếp xúc với những trang kí là tiếp xúc với những trang tư liệu trung thực, chính xác Đó là kho tri thức của người viết

Tóm lại: Đối tượng phản ánh trong kí luôn có tính xác thực và tính thẩm

mỹ Đó không phải là bức ảnh nguyên dạng về nó mà trở thành biểu tượng nghệ thuật Sự kiện, con người trong kí chân thực, chính xác, có sức truyền cảm làm rung động trái tim người đọc Điều đó làm tác phẩm kí có giá trị nhận thức và có sức thuyết phục cao Sự hòa quyện giữ tính xác thực và tính thẩm mỹ khiến nhiều tác phẩm kí vừa có giá trị nghệ thuật vừa là tư liệu lịch sử quý giá

1.1.2.2 Hình tƣợng tác giả

- Khái niệm

Trang 15

“Hình tƣợng tác giả là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai

trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm ”[9,Tr149] Hình tượng

tác giả có cơ sở tâm lý là hình tượng cái “tôi” có trong nhân cách mỗi người và

được thể hiện trong giao tiếp Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật, văn bản tác phẩm, là lời của người trần thuật, người kể chuyện hay nhân vật

- Hình tượng tác giả có tính chất loại hình sâu sắc nhưng cũng mang đậm cá

tính tác giả khi vai trò của cá tính sáng tạo, của cái tôi cá nhân được ý thức đầy

đủ

- Hình tượng tác giả trong kí được hiểu qua nhân vật người trần thuật Người trần thuật có thể ở ngôi thứ nhất hoặc thứ ba có thể là tác giả hoặc là người khác (chủ yếu là tác giả)

- Hình tượng tác giả có vị trí khá nổi bật và có vai trò quan trọng trong tác phẩm kí, cụ thể:

Là người biến các sự việc, sự kiện, con người thành các yếu tố nghệ thuật

có thể nói họ là người chưng cất hiện thực khách quan thành thế giới nghệ thuật

có tính chính thể Thế giới ấy được phản ánh qua lăng kính chủ quan của họ nhưng vẫn đảm bảo tính xác thực

Hình tượng tác giả thường đóng vai trò là nhân chứng nhằm tăng cường tính chính xác và chân thực của thông tin Các kí giả thường bám sát, tiếp cận và đi sâu vào đời sống để nghiên cứu phân tích, thẩm thấu nó Từ đó tìm tòi, phát hiện

ra vấn đề khái quát ý nghĩa xã hội, thẩm mỹ của các chi tiết, sự việc, sự kiện, con người đang được phản ánh Các tác giả có dùng hư cấu tưởng tượng để sáng tạo nên bức tranh nghệ thuật về cuộc sống Tuy nhiên nội dung cơ bản và chủ yếu vẫn là những gì tác giả nghe nhìn, cảm nhận và trải nghiệm Vì vậy các tác giả kí

Trang 16

đều là những người từng trải, gắn bó, hòa nhập với thực tế, có vốn hiểu biết sâu rộng, tỉ mỉ, chính xác về các đối tượng được phản ánh trong tác phẩm

Hình tượng tác giả là người trực tiếp tham gia vào thế giới hình tượng nghệ thuật, bằng khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng sẽ nối kết các chi tiết, sự việc, sự kiện lại với nhau

Hình tượng tác giả cũng là người trực tiếp trình bày tư tưởng tình cảm của mình qua ngôn ngữ chính luận và trữ tình, hướng người đọc cảm thụ cuộc sống theo những định hướng nào đó

Nhìn chung, trong tác phẩm kí hình tượng tác giả thường xuất hiện như điểm nhìn trung tâm, gắn kết, nhận xét, đánh giá các chi tiết, sự việc của đời sống Cái tôi tác giả thường trực tiếp giao tiếp với bạn đọc dẫn dắt họ thâm nhập vào cuộc sống

Là hình tượng trung tâm của thế giới nghệ thuật, hình tượng tác giả thường bộc lộ rõ lập trường tư tưởng của nhà văn về một hoặc một số hiện tượng nào đó của cuộc sống Với nhiệt tình thuyết phục trong trình bày, phân tích, cắt nghĩa, lý giải các hiện tượng đời sống, hình tượng tác giả là cơ sở làm cho kí có sức giác ngộ, động viên, giáo dục mạnh mẽ

1.1.2.3 Cốt truyện, kết cấu của kí

Về cốt truyện

- Có hai cách hiểu về cốt truyện (theo Từ điển thuật ngữ văn học)

Thứ nhất: Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu

cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”[9,Tr99]

Thứ hai: Cốt truyện được hiểu “là toàn bộ các biến cố sự kiện được nhà văn

kể ra, là cái mà người đọc có thể đem kể lại ”[9,Tr101]

Trang 17

- Trong kí có những yếu tố trữ tình và chính luận Chúng làm nên những yếu tố phi cốt truyện trong kí Nhiều khi những yếu tố này chiếm tỉ lệ lớn trong các tác phẩm Vì vậy cốt truyện sẽ bị phá vỡ với mức độ đậm nhạt khác nhau Có những bài kí chỉ là sự tập hợp một hệ thống sự kiện dưới một chủ đề thống nhất nào đó

- Về cốt truyện trong tác phẩm kí, có nhiều ý kiến khác nhau

Có người cho rằng “kí không có cốt truyện ” (Nicôlin)

Có người khẳng định “ những tác phẩm kí không có cốt truyện về thực chất

đã chuyển hóa thành văn chính luận” (Cudơshép) Theo quan điểm này thì loại

thể kí vẫn có cốt truyện

- Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất cũng không thể khẳng định kí không có cốt truyện, bởi có những tác phẩm có cốt truyện hoàn chỉnh (như thể loại truyện kí) hoặc ít nhiều có cốt truyện ( như thể loại kí sự) Nếu hiểu theo nghĩa thứ hai thì phần lớn các tác phẩm kí có cốt truyện (người đọc có thể kể lại) nhưng với những tác phẩm có phần trữ tình ngoại đề nhiều, tác giả chủ yếu dựa vào sự kiện hiện tượng để bày tỏ tư tưởng tình cảm một cách khá tự do ngay cả việc kể lại cũng rất khó, mà cũng không thể xếp nó thành văn chính luận

Ý kiến thứ ba hợp lý hơn cả Đó là kí có thể có hoặc không có cốt truyện phụ thuộc vào các thể loại ký khác nhau trong loại thể kí Kí có nội hàm khá rộng bởi trong lòng nó còn nhiều tiểu loại nhỏ Bởi vậy khi xem xét có hay không có cốt truyện cần dựa vào từng thể loại thậm chí là từng tác phẩm cụ thể

Về kết cấu

Thuật ngữ kết cấu dùng để chỉ “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của

tác phẩm” [9, Tr 156]

Trang 18

Kết cấu bao gồm nhiều phương diện như : Bố cục; tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện, sao cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật

- Kết cấu của các tác phẩm kí liên quan chặt chẽ đến vấn đề có hay không

có cốt truyện

Những tác phẩm kí có cốt truyện sẽ theo lối kết cấu cốt chuyện với các thành phần của cốt truyện như: Khai đoạn, phát triển, thắt nút, đỉnh điểm, mở nút, hoặc theo các loại kết cấu khác của cốt truyện

Những tác phẩm kí không có cốt truyện thì theo lối kết cấu liên tưởng, trong

đó xen kẽ giữa những sự kiện, con người là những đoạn nghị luận, trữ tình với tỉ

lệ khá lớn

Như vậy, không phải tác phẩm kí nào cũng có cốt truyện nhưng không có tác phẩm nào không có kết cấu Việc xác định đúng các yếu tố thi pháp này sẽ góp phần định hướng đúng đắn cho việc tìm hiểu tác phẩm

1.1.2.4 Ngôn ngữ

Theo Lại Nguyên Ân “đặc điểm văn học của kí lộ rõ nhất ở văn phong,

ngôn ngữ nghệ thuật”

Ngôn ngữ kí có một số đặc điểm sau:

Ngôn ngữ nghệ thuật của kí hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trường hoặc những tính cách tiêu biểu của cuộc sống cho nên ngôn ngữ kí vừa cụ thể sinh động, đậm chất đời thường gần với cuộc sống, vừa khái quát

Các thể loại kí in đậm dấu ấn hình tượng tác giả nên ngôn ngữ nghệ thuật trong kí mang đậm tính chủ thể gắn liền với cá tính sáng tạo của tác giả

Trang 19

Ngôn ngữ kí chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả người viết kí không

ẩn mình mà trực tiếp viết ra những gì mình chứng kiến, quan sát Họ cũng là người đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của các nhân vật khác Vì vậy ngôn ngữ kí có xu hướng mở rộng Nó thừa nhận và dung nạp

nhiều hình thức và phong cách sáng tạo Nguyễn Tuân từng khẳng định “kí có

quyền dùng tất cả các cách của truyện, kịch, thơ ca và cả các cách thức của điện ảnh, sân khấu, ca vũ hội họa, điêu khắc”

Trong tác phẩm kí, người trần thuật kể, nhận xét, đánh giá dẫn dắt bạn đọc tiếp cận, thâm nhập vào cuộc sống, tìm hiểu con người, sự việc được phản ánh

Vì vậy ngôn từ nghệ thuật cũng rất linh hoạt về giọng điệu Có khi là giọng trần thuật, có lúc là giọng phân tích, giọng khái quát v.v

Các thể loại kí thường nhanh nhạy, phản ảnh kịp thời các vấn đề của đời sống và định hướng nhận thức của người đọc Vì vậy ngôn ngữ kí vừa có chức năng phản ánh, vừa có tính thuyết phục, trực tiếp và tích cực hướng về gây hiệu quả nhận thức đồng thời tác động đến tình cảm của người đọc

Nhìn chung: ngôn ngữ nghệ thuật của kí thể hiện rõ nét và trực tiếp nhất cái tôi tác giả Qua xu hướng và cách thức sử dụng ngôn ngữ có thể phần nào tìm ra

cá tính sáng tạo của từng nhà văn

Tiểu kết: Kí văn học vừa có đặc điểm của loại hình kí nói chung (bao gồm

cả kí báo chí) vừa có đặc trưng riêng biệt của văn học- loại hình nghệ thuật ngôn

từ Nắm vững đặc trưng thể loại là điều kiện cần thiết, quan trọng trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương nhằm thực hiện mục tiêu kép: hoàn thành nhiệm

vụ môn học và đảm bảo tính nghệ thuật ngôn từ của văn học

1.2 Cá tính sáng tạo của nhà văn

1.2.1 Khái niệm

Theo các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học

Trang 20

“Cá tính sáng tạo là biểu hiện rực rỡ của các phạm trù cái chủ quan, cái

cá biệt, cái đặc thù, cái không lập lại trong tài năng của nghệ sĩ” [9, Tr35]

Phạm trù cái chủ quan tồn tại bên cạnh phạm trù cái khách quan, cá biệt song hành cùng cái chung Cá tính sáng tạo thuộc phạm trù cái chủ quan nhưng

nó không đối nghịch hay mâu thuẫn với các phạm trù cái khách quan, cái chung, cái điển hình Chúng gắn bó hữu cơ với nhau Trong sự thống nhất ấy, người nghệ sĩ khám phá ra những cái mới trong nghệ thuật

Theo khái niệm trên thì cá tính sáng tạo của nhà văn chính là cái tôi sáng tạo của nhà văn ấy Bởi cái “tôi” tồn tại thống nhất trong cái ta chung nhưng vẫn

bao chứa bản sắc riêng có của mỗi nghệ sĩ

M.B.Khrapchen kô trong “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học” thì đưa ra luận điểm

“ Cá tính sáng tạo – đó là cá nhân nhà văn với những đặc điểm vô cùng

quan trọng về mặt xã hội – tâm lý của cá nhân đó, là cách nhìn nhận và cách thể hiện thế giới của cá nhân đó, đó là cá nhân của nhà văn trong mối quan hệ của

nó đối với những nhu cầu thẩm mỹ của xã hội, trong việc cá nhân đó hướng tới công chúng độc giả, hướng tới những người vì họ mà văn học được tạo ra ”[13,

tr 116]

“Cá nhân nhà văn” trong trường hợp này là “cái tôi” sáng tạo được phân

biệt với cái tôi hiện thực ngoài đời của nhà văn Tất nhiên giữa chúng có những nét tương đồng ở mức độ nhiều, ít tùy từng trường hợp cụ thể (ví dụ: khi nghiên cứu về Nguyễn Tuân, nhiều người khẳng định “Văn là người”, nhưng trường hợp

như vậy không nhiều) Trong luận điểm trên của M.B Khrapchenkô, cá tính

sáng tạo được làm rõ từ ba mối quan hệ

- “Cá nhân nhà văn” trong tác phẩm (Anh là người như thế nào?)

Trang 21

- “Cá nhân nhà văn” trong quan hệ với nhu cầu thẩm mỹ của xã hội (tức

khả năng đáp ứng của cá nhân đó đối với những nhu cầu tinh thần của xã hội)

- “Cá nhân nhà văn” trong quan hệ với bạn đọc (Thực tế, mỗi nhà văn chỉ

tìm được tiếng nói chung với một bộ phận công chúng nhất định)

Trong đó, ông chú trọng đến sự thống nhất bên trong của cái “tôi” sáng tạo

thể hiện trong sự thụ cảm cuộc sống và trong quan hệ đối với ý thức thẩm mỹ

của thời đại Có thể nói, cá tính sáng tạo của nhà văn chính là cái “tôi” sáng tạo,

là bản sắc riêng của nhà văn trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật Đó cũng là phần đóng góp của người nghệ sĩ đối với văn học và được công chúng thừa nhận

1.2.2 Biểu hiện của cá tính sáng tạo

Theo các tác giả “Từ điển thuật ngữ văn học”: Cá tính sáng tạo biểu hiện

tập trung ở cái nhìn nghệ thuật độc đáo, ở cách cảm nghĩ của nhà văn có khả năng đề xuất những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật mới mẻ, tạo thành một ngôn ngữ nghệ thuật mới trong việc biểu hiện những nội dung mới của đời sống

và tư tưởng” [9, Tr35]

M.B.Khrapchenkô cho rằng: cái “tôi” được lập lại nhiều lần chưa phải là dấu hiệu của cá tính sáng tạo; từ ngữ tinh tế mà thiếu nội dung nghệ thuật lớn lao, có “kỹ sảo” kể chuyện mà câu chuyện không có ý nghĩa đáng kể; dồi dào về trữ tình nhưng không có bản lĩnh trong việc thu cảm thế giới chỉ là cá tình giả

tạo, chưa phải là cá tính sáng tạo chân chính Từ đó ông chỉ rõ: “Cá tính sáng tạo

của nhà văn thể hiện trong những khía cạnh khác nhau của nghệ thuật của nhà văn đó, trước hết nó thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn của anh ta đối với những hiện tượng của cuộc sống, ở sự độc đáo và ý nghĩa của những khái quát mang tính chất sáng tạo của anh ta” [13, Tr92]

Trang 22

Thực tế, con người và hiện thực trong các tác phẩm văn học đều được khúc

xạ qua lăng kính nhận thức của nhà văn Bởi vậy, cá tính sáng tạo của nhà văn được biểu hiện qua hầu hết các phương diện nghệ thuật với mức độ đậm nhạt khác nhau Trong đó có thể kể đến các phương diện chủ yếu

- Cái nhìn nghệ thuật độc đáo về con người và hiện thực

- Quan niệm nghệ thuật hay những khái quát nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa

- Hình thức nghệ thuật của tác phẩm (Bao gồm các yếu tố thi pháp như: hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ giọng điệu v.v…)

Thông qua việc tìm hiểu những biểu hiện trên, chúng ta có thể hình dung được cá tính sáng tạo của nhà văn

12.3 Cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật

Cá tính sáng tạo là cơ sở của phong cách nghệ thuật của nhà văn Phong

cách nghệ thuật là “Một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định

của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn” [9, Tr255] Một tác giả thành

danh phải tạo ra được nét riêng của bản thân mình Nét riêng ấy thể hiện trong các tác phẩm và được lặp lại trong nhiều tác phẩm khác tạo nên một nét đặc trưng để nhà văn tự khu biệt mình với những người khác Không phải nhà văn nào cũng tạo ra được nét riêng thống nhất lặp lại như vậy, nên không phải nhà văn nào cũng có phong cách nghệ thuật

Cá tính sáng tạo là biểu hiện của cái riêng, cái đặc thù không lặp lại nhưng không phải là cái biệt lập Nó tồn tại trong chỉnh thể nhà văn và góp phần tạo nên

sự thống nhất của chỉnh thể đó Như vậy là người ta có thể tìm được mẫu số chung của những biểu hiện không lặp lại trong hệ thống sáng tác của nhà văn Nhưng nó không được hiện diện trong các tác phẩm của nhà văn khác và được

Trang 23

công chúng độc giả công nhận “bản quyền” “Bản quyền” ấy chính là phong cách

nghệ thuật của nhà văn

Bất kỳ nhà văn nào cũng phải sống trong một xã hội nhất định, ở một giai đoạn lịch sử nhất định Cá nhân đó chịu sự tác động của các mối quan hệ xã hội xung quanh mình, hít thở bầu không khí chính trị văn hóa của dân tộc mình Họ tiếp thu kho trí thức của cộng đồng thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm thẩm

mỹ được hình thành, ít nhiều bị chi phối bởi hệ tư tưởng và những chuẩn mực đạo đức thẩm mỹ của xã hội Do đó phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại

Phong cách nghệ thuật của nhà văn không thể thiếu cá tính sáng tạo Đây là nhân tố quan trọng để nhà văn không dẫm lên dấu chân phía trước của người khác và của chính mình Cá tính sáng tạo là xuất phát điểm để nhà văn xây dựng phong cách nghệ thuật Sau khi định hình, phong cách nghệ thuật trở thành kim chỉ nam cho hoạt động sáng tạo của họ

Cá tính sáng tạo – phong cách nghệ thuật tạo nên tên tuổi nhà văn Các nhà văn lớn là tiêu chí để đánh giá quy mô, vị trí của nền văn học dân tộc trong nền văn học thế giới; chính họ sẽ xây dựng thời đại hoàng kim của văn học nghệ thuật

1.2.4 Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong loại thể kí

So với các loại thể văn học khác, kí có nhiều điểm khác biệt Đây cũng là điểm độc đáo chỉ có ở loại thể này Do phải đảm bảo tính khách quan, có thật của đối tượng phản ánh nên yếu tố hư cấu không đóng vai trò chủ đạo trong các tác phẩm kí Thông thường, tác giả là người trực tiếp kể chuyện Bởi vậy cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trực tiếp Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện qua

ba phương diện chủ yếu là: Cái nhìn nghệ thuật về con người và cuộc sống, ngôn ngữ và giọng điệu

Trang 24

Cái nhìn nghệ thuật về con người và cuộc sống

“Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm

nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mỹ của sự vật” [31,Tr106]

Cái nhìn của người nghệ sĩ trong tác phẩm văn họclà cái nhìn nghệ thuật

MB.Khrápchenkô nhận xét: “ Chân lý cuộc sốngtrong sáng tác nghệ thuật

không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới vốn

có ở từng nghệ sĩ thực thụ”[13,Tr66] Truyện, tiểu thuyết và kịch tập trung vào

việc xây dựng nhân vật, qua đó thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Cái nhìn của nhà văn ẩn trong cái nhìn của nhân vật, bản thân hình tượng nhân vật cũng bao chữa cái nhìn của tác giả Khi phân tích các hình tượng chúng ta nhận ra quan niệm của người sinh ra chúng Trong các sáng tác của Nam Cao nổi lên hai đề tài chính; người trí thức và người nông dân Ở mỗi đề tài

là một sự khám phá về con người Các nhân vật trí thức là hình ảnh con người bi kịch, còn người nông dân lại phản ánh con người tha hóa Thế giới nhân vật trong các tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng có cả quá trình thức tỉnh nhưng không tìm ra lối thoát Nó cho thấy cái nhìn bi quan bế tắc của nhà văn về con người và cuộc sống

Loại thể kí không chú trọng xây dựng nhân vật có tính điển hình nghệ thuật Con người, trong các tác phẩm kí là những con người mà tác giả đã gặp, đã trò chuyện thậm chí được sống cùng Họ cũng có thể là những người mà tác giả biết qua nhiều kênh thông tin khác nhau Họ đi vào tác phẩm một cách trung thực chứ không trở thành một hình tượng hư cấu Tác giả có thể trực tiếp thể hiện thái

độ yêu ghét của mình Các tác phẩm kí không chú ý tạo dựng cốt truyện chặt chẽ nên những sự kiện, sự việc, con người lại trở thành nguồn cảm hứng để mạch cảm xúc tuôn tràn trên mặt giấy Không ít tác phẩm kí chỉ viết về thiên nhiên,

Trang 25

cảnh vật hoặc bất kỳ đề tài nào mà tác giả xúc cảm, quan tâm Cái nhìn nghệ thuật được thể hiện trực tiếp qua cách thức miêu tả đối tượng, những lời nhận xét, đánh giá Cá tính sáng tạo của nhà văn cũng thể hiện qua cách nhìn đó Nguyễn Tuân khi viết về sông Đà rất chú ý đến đặc điểm tự nhiên của nó: Hùng

vĩ, trữ tình Hoàng Phủ Ngọc Tường lại viết về sông Hương như một biểu tượng văn hóa của Huế Dưới con mắt của ông sông Hương luôn mang vẻ đẹp đầy nữ tính

Cái nhìn nghệ thuật trong thể loại kí nhiều khi thể hiện trực tiếp với người

kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” đồng nhất với tác giả Như vậy, đó là cái

nhìn của chính nhà văn, không ẩn dưới cái nhìn của bất kỳ nhân vật nào Đây là điểm khác biệt của kí trong khi tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật so với các loại thể khác Cá tính sáng tạo của nhà văn còn thể hiện qua ngôn ngữ

Ngôn ngữ

Trong các thể loại kí thì kí sự gần gũi với truyện ngắn hơn cả Bởi nó cũng có cốt truyện, có nhân vật, có tâm lý nhân vật Nhưng tất cả những yếu tố đó không chặt chẽ, hoàn chỉnh, sâu sắc như trong chuyện ngắn Người kể chuyện có vai trò riêng trong tác phẩm Có khi anh ta như một bình luận viên, nhận xét, đánh giá, bình luận về con người, sự kiện mà chính anh ta đang kể Bên cạnh ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ của người kể chuyện là nhân tố không thể bỏ qua khi tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà văn Với các thể loại khác như tùy bút và bút kí, ngôn ngữ tác phẩm chủ yếu là ngôn ngữ tác giả Bởi vậy nó bộc lộ rõ nét và trực tiếp cá tính của người sử dụng nó Từ phương diện ngôn ngữ, có thể tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà văn ở các khía cạnh như: Thiên hướng sử dụng từ ngữ, cách dùng từ, đặt câu những yếu tố đó bộc lộ rõ sở trưởng ngôn ngữ của từng nhà văn Nguyễn Tuân rất hay sử dụng những từ ngữ cực tả, những hình ảnh gây cảm giác mạnh, những câu văn lạ và mới Nguyễn Tuân tả một cái thác sông Đà

Trang 26

“Tiếng thác nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là

khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” [33, Tr153]

Trong khi đó Hoàng Phủ Ngọc Tường lại viết về thượng nguồn sông Hương với

những từ ngữ và hình ảnh khác hẳn: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm,

nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn…Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” [33, Tr178] Ngôn ngữ kí

Hoàng Phủ Ngọc Tường có một cái gì đó trầm lắng, đằm thắm và bay bổng Sự khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ thể hiện hai cá tính sáng tạo không giống nhau

Cùng với cái nhìn nghệ thuật và ngôn ngữ, giọng điệu cũng thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn

Giọng điệu

Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà

văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng

hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm ” [9, Tr134]

Các thể loại kí như tùy bút và bút kí giọng điệu tác phẩm cũng chính là giọng điệu của nhà văn Đây là yếu tố thể hiện rõ nhất tư tưởng tình cảm của người viết Giọng điệu chịu sự chi phối của cái nhìn nghệ thuật Mỗi nhà văn có cách cảm nhận riêng về cuộc sống, và họ dùng giọng điệu phù hợp với cách cảm nhận của mình Giọng điệu thể hiện tâm hồn nhà văn Nếu tâm trạng con người khó nắm bắt được hết thì giọng điệu cũng không dễ gì gọi tên đầy đủ, chính xác

Trang 27

các sắc thái của nó Cũng là giọng điệu ca ngợi mà chứa đựng bao sắc thái, có khi hào sảng hiên ngang, có khi ung dung tự tại, có khi hào hùng sôi nổi, có khi lại như một phím đàn trầm trong phút lắng lại của cảm xúc Với các thể loại kí, tình cảm của người viết được diễn tả trực tiếp, những cung bậc, những sắc thái dường như đi theo ngòi bút để hiện hình qua những nét chữ Nhận biết được dòng chảy tâm hồn ấy không hề đơn giản Mỗi nhà văn có một thiên hướng cảm

nhận, thiên hướng ấy tạo nên chất giọng “trời phú” trong tác phẩm của họ Đó

cũng là biểu hiện của cá tính sáng tạo Nguyễn Tuân tả vẻ đẹp nên thơ của sông

Đà

“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình đầu tóc, chân tóc

ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân (…) Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về ” [33, Tr157]

Trong giọng điệu nhẹ nhàng có chút mơ màng của khói núi, sắc hoa, mơ nhưng rất thực, có giọng miêu tả so sánh chính xác và tỉ mỉ Sắc nước Đà giang dường như cũng thể hiện tính khí thất thường của nó, dịu dàng đấy rồi lại bẳn tính, gắt gỏng ngay đấy Hoàng Phủ viết về sông Hương cũng với giọng điệu nhẹ nhàng:

“Từ Tuần về đây sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn,vượt qua

một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẳm và từ

đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ vừa bằng con thoi Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu

Trang 28

quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm

đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong- Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên” Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà ” [33, Tr179] Ở đây không có cái say sưa miêu tả như

Nguyễn Tuân Thay vào đó là giọng điệu trầm, sâu lắng Tôi luôn nghĩ đến chất giọng tâm tình của người Huế trong những câu văn này Nó ẩn chứa nét suy tư,

sự ngẫm nghĩ xa xăm nào đó Nó khác với giọng điệu bâng khuâng hoài niệm

của Nguyễn Tuân trong khoảnh khắc lắng lại của tâm hồn: “Bờ sông hoang dại

như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích” [33, Tr158]

Biết rằng, sông Đà khác sông Hương, nhưng điều đáng nói hơn cả là cách nhìn nhận của hai tác giả khác nhau Hai cá tình sáng tạo khác nhau dẫn đến hai giọng điệu riêng biệt Nguyễn Tuân thiên về những tri thức lịch sử địa lý, miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ trữ tình của sông Đà thiên nhiên Tây Bắc Hoàng Phủ Ngọc Tường

lại đi sâu vào suy ngẫm về vẻ đẹp “tâm hồn” của sông Hương và các giá trị văn hóa – lịch sử gắn với dòng sông này

Có thể nói, mỗi nhà văn là một hành tinh có ánh sáng riêng của mình Nhưng hành tinh nào cũng phải nằm trong hệ hành tinh nhất định Các kí giả đều phải đảm bảo những yêu cầu về đặc trưng loại thể Trên nền tương đồng đó mỗi người lại tìm cho mình một khoảng trời riêng Cá tính sáng tạo của nhà văn tạo nên những sắc màu riêng trên khoảng trời của mình Điểm độc đáo của loại thể

kí là tất cả những biểu hiện của cá tính sáng tạo từ cái nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ,

giọng điệu đều mang đậm tính chủ thể gắn liền với cái “tôi” tác giả Bởi vậy nên

Trang 29

trong các tác phẩm kí, hình tượng tác giả thể hiện trực diện hơn bất kỳ thể loại văn học nào

Chương 2

TIẾP CẬN ĐOẠN TRÍCH: “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” VÀ “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? ” THEO CÁ TÍNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN

2.1 Cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường

2.1.1 Nguyễn Tuân – Cây bút tài hoa và độc đáo

Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp, đã tốn không ít giấy mực của các nhà nghiên cứu phê bình Người ta tranh cãi nhiều về con người và văn trương của ông, khen chê đủ cả Tuy nhiên họ đều thừa nhận Nguyễn Tuân có

một phong cách nghệ thuật độc đáo Vũ Ngọc Phan cho rằng “Ông là một nhà

văn đứng hẳn ra một phái riêng cả vể lối văn lẫn về tư tưởng” [26,Tr14]

Trương chính nhận xét: “Trước cách mạng, ông không thuộc vào một nhóm nào,

một phái nào Ông là nhà văn độc lập và độc đáo, độc đáo về cách hành văn cũng như về mặt tư tưởng” [4,Tr 83] Phan Cự Đệ nhận thấy: “Từ sau 1937, trong văn học lãng mạng Việt Nam xuất hiện một phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo: Nguyễn Tuân Cái tôi trong tác phẩm của anh luôn tỏ ra là Người lỗi lạc sống một cách đặc biệt không giống ai và không cho ai bắt chước được mình, chết là mang cả cái bản chính đi chứ không để lại một bản sao nguyên cảo nào

Trang 30

(Quê hương)” [6,Tr103] Ngay cả Nam Mộc, người “phê” Nguyễn Tuân gay gắt nhất cũng phải hạ bút: “Dù thích hay không, chúng ta đều thừa nhận Nguyễn

Tuân là một nhà văn có một cá tính rõ rệt, một phong cách độc đáo Đọc tác phẩm không ai có thể nhầm Nguyễn Tuân với một nhà văn khác” [23,Tr284].Với

Nguyễn Tuân “Văn tức là người ” Ông là người tài hoa, uyên bác tự do, phóng

túng Ông gắn bó với tùy bút Nguyễn Tuân- tùy bút dường như có mối lương duyên tiền định Thể loại này thể hiện trực tiếp và rõ nét cá tính sáng tạo độc đáo của Nguyễn Tuân Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chỉ tìm hiểu cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân giai đoạn sau cách mạng tháng Tám , trong đó có so sánh với giai đoạn trước cách mạng Chúng tôi chỉ tập trung vào ba khía cạnh: Cái nhìn nghệ thuật độc đáo, ngôn ngữ và giọng điệu Qua tìm hiểu, nghiên cứu văn chương và những bài nghiên cứu phê bình về tác giả này, chúng tôi chỉ ra một số nét cơ bản nhất trong cá tính sáng tạo Nguyễn Tuân

Cái nhìn tỉ mỉ, chi tiết, đa dạng, đa chiều

Nhìn sự vật ở phương diện văn hóa nghệ thuật, nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ

Ngôn ngữ lạ hóa , độc đáo

Đa sắc thái giọng điệu

2.1.1.1 Cái nhìn tỉ mỉ, chi tiết, đa dạng, đa chiều

Đọc tác phẩm Nguyễn Tuân, người ta có thể hiểu tường tận về đối tượng mà

ông đề cập Phan Cự Đệ nhận xét: “Những trang kí của Nguyễn Tuân chứng tỏ

anh là một nhà văn từng trải, lịch lãm, đã nghiên cứu cái gì thì tìm hiểu đến từng

chi tiết, con số” [6,Tr115] Trong Tình rừng Nguyễn Tuân tự hào: “Mỗi gốc

cây là một mẳn hạt vàng khối vàng trữ kim của ngân hàng Việt Nam ta không vàng chóe, vàng rộm, mà khối vàng đó lại mênh mông xanh ngắt” [35,Tr11]

Trang 31

Với lòng tự hào đó ông đã “tạm chép” ra hàng loạt tên các loại gỗ khác nhau

của Rừng Cúc Phương vườn quốc gia và huyện Đà Bắc suốt hai bờ sông Đà :

“Hoàng Anh, Giẻ gai, Sấu, Cà lồ, Nhội, Sông, Thé, Vàng tâm, Săng lẻ, Trai

đất, Trai lý, Chò xanh, Chò nước, Chò chỉ, Chò nâu, Gội mầu, Nghiến Muồng đen, Mun sừng, Mun sọc, Gu mật, Kháo, Lát hoa , Lát de đồng, Lát chun, Lim xanh, Đinh gan gà, Đinh hương, Đinh thối, Đinh mật, Đinh khét, Đinh vàng, Thiết đinh, Kiêng, Sến mật, Sến đắng, Vải thiều, Táu mật, Táu mủ, Táu xanh, Ken già, Chò nhai, Chua khét, Dâu vàng, Cây lách, Gội nếp, Gội tẻ, Thành ngạnh, Ngời thọ, Châm tỉa, Sãng tía, Nhè dầu, Đải, Chẹo tía, Mã nhầm, Gù hương, Phay sừng, Mát rừng, Thông ta,Trương mật, Khao dầu, Dẻ đỏ, Dẻ cau,

Dẻ đề si, Vàng kiềng, Chân sừng, Sồi đá, Nhè lụa

Re xanh, Riềng đỏ, Dum, Ràng ràng đá, Ràng ràng mít, Chám hồng, Sôi bộp, Sôi vàng, Thiều biêu, Vạng, Bồng bạc, Bai soi, Lai chua, Bồ đề, Chân chim chắm, Ơ é, Cây quân, Mã nang, Chò ruốc, Chẹo trắng, Sãng lau, Sếu đá, Bo sui, Song xanh, Lành hanh” [35, T2,Tr 11 -12] Nhà văn họ Nguyễn đã “tạm chép”

tới 94 loại gỗ khác nhau Ông rất hay liệt kê, thống kê, thường xuyên đếm và kể

về số lượng Trong Xuân lửa nên dòng Gianh và Sông tuyến ông biết

“phản lực khu trục chúng bị đạn cỡ to, bị đạn cỡ nhỏ trên bầu trời Hồ Xá, chúng

chạy, vừa chạy vừa trút bom để chạy cho gọn, dè đâu bom tháo thân ấy lại rơi xuống toàn bờ nam sông tuyến giữa quãng đồn Xuân Hòa và đầu cầu Hiền Lương bên kia ba quả, chỗ đồn kinh môn nó lại 14 quả nữa Rồi Từ Hà Nội vào

vĩ tuyến 17 năm đầu hòa bình Giơ – neo, phải đến hơn chục cái phà Nay bắc cầu, chỉ còn có 5 phà tất cả, 4 phà máy và cái phà kéo tay phà ròn thì đâu như năm nay cũng sẽ bắc cầu” [35, T2,Tr37]

Trang 32

Đọc kí Nguyễn Tuân, người đọc như được tường thuật cặn kẽ tỉ mỉ Trong

tùy bút Phố núi , nói về đời sống cũ của Lai Châu, tác giả kể “Cách đây hơn

bốn mươi năm làm gì đã có đường số 6 như bây giờ Phải đi từ xe lửa ga Hàng

Cỏ Hà Nội lên Lào Cai Rồi từ Lào Cai đi bộ mà xuyên rừng xuống Lai Châu, đi mất chín ngày đường qua Bát Sát, Trạm Trồ, Phòng Tô, Sáu Nèng, Xuân Hồ, Chiền Nưa” [35,T2,Tr175] Đây là cuộc sống của những người dân di cư: “ Bò lên chỉ có bộ áo mặc trên người, ăn mày đường mà lên, rồi ăn nước lá han mà chết rừng, chết suối Lên là chân ướt, chân ráo đã phải vào làm đầy tớ không công ngay cho Bang Lợi, không có thì, mặc kệ ba mươi tết chiều ba mươi tết nó cũng cho lính giải qua đèo đuổi về” [35,T2,Tr176] Phố núi cùng là thành phố

của sòng bạc: “ Lúc bấy giờ Lai Châu này là một thành phố không sản xuất, Hà

Nội cũng là một thành phố không sản xuất, thế mà lái buôn thành một cái cầu hàng không vù vù nối hai nơi Phố có năm song bạc to cố định, và có bảy mươi sòng lưu động ở hè phố và ăn cả ra bến sông” [35, T2, Tr177]

Nguyễn Tuân đã đi khắp vùng Tây Bắc Sau đó ông còn trở lại đây nhiều lần nữa, để rôi sau đó, nhà văn viết tập tùy bút Sông Đà như lời đáp lại tiếng gọi của vùng đất này Tây Bắc giầu tiềm năng khoáng sản Bằng cái nhìn tỉ mỉ, chi tiết, tác giả liệt kê những mỏ chìm và mỏ lộ thiên của Than Uyên

“Than Uyên có nhiều thứ mỏ Mỏ xi măng thiên tạo ở chân dãy núi Hoàng

Liên Sơn ngất trời một đỉnh Phan Tây Pan cao nhất Tổ quốc chúng ta Mỏ đá thạch anh để làm thủy tinh ngũ sắc và làm đồ sứ Mỏ diêm sinh vàng, suối ngùn ngụt sôi khói Mỏ than mỡ ở những quãng núi sạt ở Pu Khì Mỏ chì Mường Khoa

Mỏ lân tinh ở chỗ cánh đồng Cáp Na, vớt lên cạn là trái xanh lè lè lại phải dìm xuống suối Mỏ đồng ở Pha Mu đã xác định rồi Dọc con sông Nậm Mu đổ ra sông Đà là cứ thấy có Vàng, người Xá, người Hoa Kiều Sạ Phang trước đây vẫn

Trang 33

dùng thủy ngân tổ chức đãi vàng, có người một ngày được một đồng cân, có người một ngày đã vớ được hàng lạng, một người vùng Mương Kim thỉnh thoảng

mổ vịt, mề vịt bầu có vàng bằng hạt ngô giống” [35,T2,Tr271-272]

Phép liệt kê trên không chỉ cung cấp thông tin về các loại khoáng sản của Than Uyên, mà còn ẩn chứa lòng tự hào của một nhà văn giàu tinh thần dân tộc Cái nhìn tỉ mỉ chi tiết của Nguyễn Tuân còn được thể hiện qua những con số

cụ thể, chính xác Viết về những cô gái xòe với thân phận nô tỳ - nghệ thuật , con sen, con đòi cho địa chủ, chúa đất thời phong kiến, nhà văn trích hẳn một cái biểu theo từng chức quan:

“ Tri phủ: Lương tháng cộng với ba trăm tạ lúa dân cấp hàng năm ( ) lại

được ba mươi người lao động phục dịch mọi việc trong nhà gọi là nhục (nhốc) dịp lễ tết và tiếp tân, tri phủ tuyển một đội 36 cô gái trẻ xinh nhất để xòe

Tri châu: Hưởng 250 tạ thóc, hay tám mẫu ruộng Được 24 người nhục, 24

cô xòe ” [35,T2,Tr 189- 190]

Bang tá: 150 tạ thóc, 6 mẫu ruộng, 12 người nhục, 12 cô xòe

Theo biểu tiêu chuẩn trên thì chánh tổng, kì mục, tạo bản không có xòe Nghệ thuật truyền thống của dân tộc Thái trở thành một thứ tô mà người dân phải đóng hằng năm cho quan lại địa chủ Một người yêu nghệ thuật như Nguyễn Tuân chắc không khỏi xót xa ngậm ngùi cho những cô gái tài sắc và điệu múa xòe tuyệt đẹp

Đến thăm Điện Biên – Tỉnh cao su , với bước chân hăm hở vào vườn cao

su Hồ Xá, tác giả cho biết: “Hồ Xá nay có khoảng bốn trăm gốc đang sản xuất

cao su nhựa tươi Và triển vọng của nông trường đây là trồng được mười hai vạn gốc trên một diện tích ba trăm mẫu đồi đất đỏ” [35,T2,Tr237].Trong khi đi

thăm nông trường Điện Biên cùng hai bạn đồng nghiệp Ba Lan, nhà văn lại nhớ

Trang 34

đến những con số về xuất nhập khẩu cao su Ba Lan do tờ họa báo nước này

đăng tải: “không có nhiệt đới, không có đồn điền, vậy mà có cao su Ba Lan Cho

tới nay, hàng năm Ba Lan nhập cảng 20 tấn cao su nhân tạo, mỗi tấn giá 600 đồng đôla Liên xưởng Ốt-xờ-uých nay sản xuất được 15000 tấn ”

[35,T2,Tr243-244]

Nói Nguyễn Tuân “ hay la cà, tò mò, tỉ mẩn, ham đọc, ham hỏi, thích đi sâu

vào chi tiết của sự việc” [23,Tr 296-297] quả không sai Không thế làm sao ông

biết Châu Quỳnh Nhai có 6 xã, 7800 nhân khẩu Xã Nậm Cà Nàng có 6750 cây

gỗ tứ thiết đinh, lim, sến, táu Riêng mường Chiên có 1390 cây gỗ lim không tò

mò, tỉ mẩn , làm sao ông biết bờ Nam cầu Hiền Lương đóng 141 cọc giới tuyến,

bờ Bắc chỉ có 113 tấm biển địa giới, hai bên bờ chênh nhau 8 cọc mốc Ngoài Nguyễn Tuân đã có ai đếm số ván gỗ ở 2 nửa cầu Hiền Lương: bờ Bắc có 450 tấm ván, nửa bờ Nam chỉ có 444 tấm trong khi mỗi bên đều quản lí 89 thước cầu

sắt (Cắm cột mốc giới tuyến)

Cũng vì thích đi sâu vào chi tiết nên nhà văn hay kể rõ lai lịch ngọn ngành

sự việc Nguồn gốc, lịch sử của con sông Đà là một ví dụ tiêu biểu Từ bản lí

lịch trích ngang của con sông: “Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân

Nam, lấy tên là Ly Tiên(theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì tên Trung Quốc của sông Đà lại là Bả Biên Giang ) mà đi qua vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hòa vào sông Hồng Từ biên giới Trung Việt tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượn rồng rắn, và tính toan thân sông Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước mét chảy qua hai nước Việt Nam Trung Quốc” [35,T2,Tr 76] Đến đặc tính của

con sông: hung bạo và trữ tình rồi đi sâu vào từng đặc tính Con người cũng

được ông kể rõ ràng và cụ thể như thế Trong “Một tí về lịch sử và một bản lí

Trang 35

lịch” , ông kể về bản lí lịch của tên vua Đèo Văn Long, tiện thể nói luôn quá

trình hàng phục Pháp của bố ông ta là Đèo Văn Trì

Cùng với những thông tin về con sông “độc Bắc lưu”, tác giả đã để “ông đò

Lai Châu” kể tỉ mỉ về cuộc đời gian nan đầy thách thức của ông và những người

bạn đò từ thời Pháp thuộc cho đến khi giải phóng Mỗi lần vượt ghềnh thác là một lần đấu trí, đấu dũng Nguyễn Tuân vốn nổi tiếng hay đi Cái sự hay đi ấy

được gọi tên thành “Bệnh xê dịch” Trước cách mạng, ông xê dịch để “thay đổi

thực đơn cho mắt”, đi để tìm “quê hương ngoài trần gian” sau cách mạng ông đã

đi cùng quê hương của mình Với cái nhìn tỉ mỉ, chi tiết, ông đã ghi lại trung thực, chính xác đến từng con số về đối tượng phản ánh Đọc ký Nguyễn Tuân người ta thấy có những tri thức nhiều khi linh tinh vụn vặt nhưng rất thú vị

Cùng với cái nhìn tỉ mỉ chi tiết là cái nhìn đa chiều, đa dạng Khi còn là một

lữ hành cô độc “thiếu quê hương”, Nguyễn Tuân có cái nhìn hoài cổ và tiêu cực

Khi đã thâm nhập vào cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu, “chàng Nguyễn” đã “lột xác”, với cái nhìn đa dạng, đa chiều hơn Có thể thấy trong tập

“Sông Đà”, nhiều bài tùy bút thường có điểm nhìn thời gian với cả hai chiều:

hiện tại và quá khứ đan xen nhau Điểm nhìn không gian cùng không cố định một chỗ “Bệnh xê dịch” trong con người Nguyễn Tuân khiến nhà văn không khi nào có cái nhìn tĩnh tại Hơn nữa ông lại là người am hiểu nhiều ngành văn hóa, khoa học, nghệ thuật khác nhau nên thường vận dụng nó vào tác phẩm của mình

“Người lái đò Sông Đà” là một ví dụ điển hình Có thể nói tác phẩm này tác giả

có cái nhìn tổng hợp với nhiều biểu hiện khác nhau Đó là cái nhìn tổng hợp với

cả điểm nhìn thời gian và không gian, điểm nhìn thời gian có sự đan xen: hiện tại, quá khứ, tương lai Hiện tại chúng ta đang khảo sát lập dự án cải tạo Sông

Đà Quá khứ đấu tranh của người dân đò và thời điểm đen tối nhất của cách

mạng, “Ban ngày mà cũng tối sầm như ban đêm Đứt liên lạc hàng tháng, Tỉnh

Trang 36

ủy đóng vòi vọi trên núi Mèo” và tương lai “Cơ thể Tây Bắc đang chuyển dần, mạch máu của Tây Bắc đang hóa sinh lên vô vàn là hồng huyết cầu” [35, T2,

Tr82] Điểm nhìn không gian vừa có sự chuyển dịch theo các ghềnh, thác, hút, xoáy và thạch trận, vừa có sự thay đổi điểm nhìn: Từ trên cao xuống (Khi tác giả ngồi trên máy bay), nhìn đối diện (Tình cờ gặp Sông Đà) và đi thuyền trên sông thả mắt sang hai bờ Con Sông Đà được miêu tả với hai đặc tính đối lập: hung

bạo và trữ tình và được nhìn nhận từ hai tư cách “dì ghẻ” và “mẹ hiền” Ở đây

còn có cái nhìn tổng hợp bởi sự vận dụng tri thức của nhiều ngành như lịch sử, địa lý, hội họa, điện ảnh, thể thao v.v Nguyễn Tuân không chỉ viết văn ông còn

là một diễn viên Ông biết vận dùng các góc nhìn khác nhau của điện ảnh để đặc

tả đối tượng Trong trường hợp này thì nhà văn Nguyễn Tuân đã trở thành nhà

quay phim: “trước mắt diễu qua các thứ tóc, các thứ đầu giặc, trông nghiêng,

trông chếch ba phần tư góc Mắt tôi trong giây lát biến thành một ống ảnh thu gọn những khuôn mặt của tội ác Hoa Kỳ Không đứa nào bị đầu tóc bù xù, không đứa nào bị râu ria xồm xoàm Cho nên những cái nét ngu Mỹ và ác Mỹ càng hiện trơ trẽn trên vành mặt nó, không có lông lá gì che phủ nữa (…) có thằng gầy đi, có thằng vẫn phục phịch như ngày mới bị giơ tay lên giời mà đầu hàng” [35,T3, Tr28]

Có thể nói với cái nhìn chi tiết, đa chiều, đa dạng nhiều trang ký của Nguyễn Tuân là những thước phim tư liệu trung thực cụ thể chính xác nhưng cũng rất sinh động hấp dẫn

2.1.1.2 Nhìn sự vật ở phương diện văn hóa nghệ thuật, nhìn con người ở

phương diện tài hoa nghệ sĩ, anh hùng

Khi nói đến Nguyễn Tuân nhiều người coi ông là nhà văn của “chủ nghĩa

duy mỹ” Quả thật ở con người này cái đẹp được đặt lên trên hết Hà Văn Đức

khẳng định “Khát vọng mà nhà văn muốn vươn tới và thể hiện trong tác phẩm

Trang 37

của mình là cái đẹp và chỉ cái đẹp mà thôi Kể cả những năm trước cách mạng cũng như sau này Nguyễn Tuân luôn khao khát cái đẹp, tôn thời cái đẹp ” [7,

Tr179] Chính bởi “thái độ thẩm mỹ đặc biệt” đó, nhà văn có cách tiếp cận riêng

về thế giới và con người: Luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa nghệ thuật, nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ và anh hùng Đây là cái nhìn nhất quán của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng tám Đây cũng là nét đặc trưng trong cá tính sáng tạo của ông Tuy nhiên ở hai giai đoạn sáng tác kế tiếp, cái nhìn tương đối ổn định ấy có sự chuyển biến tích cực đáng trân trọng

Trước cách mạng, nhà văn miêu tả cái đẹp của cảnh sắc thiên nhiên trên con

đường xê dịch, tìm kiếm vẻ đẹp của một thời chỉ còn là “Vang bóng” Đó là

những thú vui uống trà, đánh thơ, thả thơ, kéo đèn lồng của những con người quên đời hiện tại để vui thú điền viên, hay ngao du sơn thủy Đó là những con người đặc tài nhưng sinh lầm thế kỷ: Một ông Huấn cao viết chữ đẹp nức tiếng trong thân phận của kẻ tử tù Một ông Phó xứ Lăng phải chết bên đường thiên lý

và cô Mộng Liên tài ca hẩm hưu bởi thân góa bụa… ông ca ngợi cái đẹp nghiêng

về hình thức Trong “ tóc chị Hoài” Ông đã từng lên tiếng: “Mỹ thuật vốn không

là bà con với luân lý của thời đại Một thằng ăn cắp đã trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắt túi người ta rất gọn, rất nhanh” [22,Tr92] Ông đối lập cái đẹp với

cuộc sống bởi “Trong cuộc đời ông sống trước cách mạng, cái đẹp với cái thật

hầu như chẳng bao giờ khớp được nhau mà thường là trái lại” – Nguyễn Đình

Thi Tuy nhiên trong cái nhìn tưởng như duy mỹ ấy vẫn ẩn chứa một cái nhìn

đầy tính nhân văn, dân tộc Bên cạnh tài viết chữ ông Huấn cũng hết lòng đề cao thiên lương, gắn cái đẹp với nhân tâm trong sáng Những thú vui một thời dẫu sao cũng là những mỹ tục của dân tộc, thậm chí cái đẹp tưởng như man rợ “chém treo ngành” của người đao phủ còn ẩn chứa quan niệm được chết toàn thây của

Trang 38

người á đông bởi sau nhát chém rất ngọt đầu người tử tù không đứt lìa khỏi cổ Thiết nghĩ đó cũng là một thứ lương tâm nghề nghiệp đáng trân trọng Nói chung cái nhìn của Nguyễn Tuân giai đoạn này thể hiện một cái tôi cá nhân chủ nghĩa đối lập với xã hội đường thời

Sau cách mạng tháng Tám, vẫn cái nhìn thẩm mỹ đối với sự vật và con

người nhưng đã có sự đổi khác Nhà văn không “vẽ lên bức tranh có vẻ đẹp héo

úa, hắt hiu về một thế giới tàn lụi nữa” [7, Tr181] Cái nhìn của nhà văn về cuộc

sống và con người ấm áp, đôn hậu hơn, bao chứa niềm vui sự tự hào cuộc sống mới, con người mới Thiên nhiên đẹp như thơ, như họa đối với những gam mầu

rực rỡ và tươi tắn “Trên những vạt nương phù dung a phiến Mèo, hoa Mèo

xanh, hồng phấn, tím, vàng, đỏ cánh sen, đỏ lửa lựu đang gọi ong mùa xuân đến lấy nhụy cao nguyên về luyện mật tổ… Hoa ban nở rộ kéo dài, rừng xanh đổi ra xuân trắng như có ông khổng lồ nào bật bông giữa trời Rạng ban chèn vào hàng hàng gốc gạo hoa và hoa pháo báo bíp đỏ hồng đơn” [35,T2, Tr275]

Thiên nhiên đẹp hài hòa với con người “Sông đẹp, núi đẹp cả con đò, cả mày

mắt vóng dáng cô đò đều rất tạo hình” [35,T2, Tr277] Thiên nhiên tràn ngập

ánh sáng thứ ánh sáng riêng có của Tây Bắc “làm mê tơi những người vẽ tranh,

những người quay phim mầu” lửa đốt nương của người Mèo làm bừng sáng cả

núi rừng khiến cho thiên nhiên như giao hòa cùng sự sống “Đêm xuân Tây Bắc,

đồi núi đỏ rực lửa khói đốt nương, núi rừng bật sáng lên như hỏa diệm sơn già bỗng vụt nhớ lại cái tuổi lửa đương thì” [35,T2,Tr275] Thậm chí thiên nhiên

còn mang vẻ đẹp biến đổi đến không ngờ Chẳng phải màu xanh luôn luôn biến đổi của nước biển Cô Tô đủ sức thách thức cả kho từ vựng phong phú của nhà văn đó sao Con sông Đà hung bạo như một ác thần nham hiểm nhưng lại có sức

Trang 39

hút kỳ lạ với người lái đò Hết ghềnh thác “sông Đà hình như hết cả đặm đà với

nhà đò” Sự hung bạo ấy cũng chính là vẻ đẹp hùng vĩ của con sông chảy xuyên

lòng Tây Bắc Mai đây nó còn tạo ra nguồn điện thắp sáng tương lai Thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn hữu ích

Nếu thiên nhiên cảnh vật được nhìn ở phương diện văn hóa nghệ thuật nghiêng về cái đẹp thì con người luôn được nhìn ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, anh hùng Con người trong tác phẩm của Nguyễn Tuân sau này là những chiến sĩ cách mạng hay những người lao động bình thường Chất tài hoa nghệ sĩ trong họ

có thể không xuất phát từ cái tài hơn người nhưng rất đáng ca ngợi Đến thăm

“Đào Cộng sản” Ở nhà ngục Sơn La nhà văn không giấu được sự cảm phục về người chiến sĩ – thi sĩ Tô Hiệu: “Nghĩ mà yêu ông Tô Hiệu quá đấy, yêu ông như

người ta vẫn kính yêu một nhà thơ hay và lớn…ông thì khuất núi rồi nhưng người đi vẫn để lại một gốc đào Trên hoang tàn ngục đá và sắt lạnh của ngục, còn như vẳng thấy ông trước khi khuất đi còn quay lại mà lẩy cái câu kiều đào đông cười gió, với cái ung dung tự tại của một người thật là lạc quan cách mạng” [35, T2, Tr206] Không bận tâm đến cái chết dường như Tô Hiệu để hồn

mình vào những cánh đào để hôm nay đào vẫn nở hoa mỗi độ xuân về Tô Hiệu

có biết ở mảnh đất phương nam xa xôi chị Võ Thị Sáu trên đường ra pháp trường cũng ngắt một nhành hoa cài lên mái tóc Nhân một buổi chiều khác trở lại thăm

nhà ngục Sơn La, tác giả đã nói lên cảm xúc về những người cộng sản: “Ở giữa

nơi tối tăm tù ngục này, chúng ta càng thấy cái phẩm chất toàn diện và thấy thêm cả cái khía cao nhã của người cộng sản… người cộng sản không phải chỉ mong có cơm, có mì có bánh không thôi mà còn với lên những chỉ tiêu về mỹ học nữa” [35,T2, Tr229] Với cảm xúc thẩm mỹ người tù đã trồng đào giữa chỗ toàn

có sự đầy đọa chết chóc, họ ngắm trăng rằm trung thu Ở họ có sự hòa quyện

Trang 40

giữa tâm hồn thép và tâm hồn thơ Cái tài hoa nghệ sĩ trong họ là tấm lòng kiên trung, là tình yêu tha thiết với cuộc sống, con người, đặc biệt là tình yêu cái đẹp Trong quá trình thâm nhập thực tế, nhà văn hướng ngòi bút của mình vào những người lao động đang hăng say xây dựng cuộc sống mới Những người đi

mở đường được ví như “những người lái đò cạn”, chính họ đã viết nên “Bài ca

trên mặt đường” Chính họ là nhân vật chính trong khúc múa trên sân khấu ba

tầng với đủ các thành phần tham gia lao động mở đường xã hội chủ nghĩa lên Tây Bắc

Hình ảnh tiêu biểu cho người lao động tài hoa nghệ sĩ chính là “Người lái

đò Sông Đà” Ông khỏe, mạnh, săn chắc Ông thuộc tâm tính, đặc điểm của từng

con thác, từng hút xoáy và nắm vững cách bày binh bố trận của thần sông qua thạch trận Cuộc chiến trên sông Đà dữ dội nhưng cũng đầy cảm hứng như một bản hùng ca vậy.Đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ Nguyễn Tuân nhiều lần vào tuyến lửa Quảng Bình Ông đã cầm bút chống giặc tập trung vào chủ đề giặc lái.Tuy nhiên con người luôn đi tìm cái đẹp ấy vẫn không ngừng

cuộc tìm kiếm của mình Trên vùng đất “khen khét cay cay thuốc tô – lít của bom

đạn Mỹ” vẫn “ngan ngát một mùi hoàng mai” Trên cát bỏng, trong lửa đạn

“Hoa Hoàng Mai Bình Trị càng chói vàng, càng nồng hương” như lời mừng

công khen ngợi những con người dũng cảm Trên trang ký Nguyễn Tuân, chúng

ta bắt gặp bao con người bình dị, dũng cảm và anh hùng Cái đẹp của họ là cái đẹp của lòng yêu nước và sự quên mình làm nhiệm vụ Anh thợ làm đường dây

Ty Vĩnh Linh xông pha bom đạn để nối đường dây bị đứt, các o ở tổng đài Vĩnh Linh, mỗi người một tài, một nết trẻ trung yêu đời, hình ảnh mẹ Suốt lái đò trên sông Nhật Lệ đã đi vào lịch sử như một huyền thoại có thật Các anh xạ thủ bảo

vệ bầu trời Hà Nội, có người “xinh như một cô gái quê” nhưng chính họ là “tọa

độ lửa” “khiến cho các phi công Mỹ đều không thích bay vào Bắc Việt Nam”

Ngày đăng: 16/09/2014, 22:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh, (2007), “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân”, Tác giả trong nhà trường, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân”, "Tác giả trong nhà trường
Tác giả: Hoài Anh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
2. Nam Cao, (2002), Truyện ngắn Nam Cao, NXBĐà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Nam Cao
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: NXBĐà Nẵng
Năm: 2002
3. Nguyễn Hải Châu (chủ biên) (2000), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 tập 1, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 tập 1
Tác giả: Nguyễn Hải Châu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2000
4. Trương Chính, (2000), “Nguyễn Tuân”, Nguyễn Tuân – cây bút tài hoa độc đáo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân”", Nguyễn Tuân – cây bút tài hoa độc đáo
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2000
5. Phạm Huy Dũng, (2007), “Người lái đò sông Đà”, Tác giả trong nhà trường, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người lái đò sông Đà”, "Tác giả trong nhà trường
Tác giả: Phạm Huy Dũng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
6. Phan Cự Đệ- Hà Minh Đức (1983), Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975), Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975)
Tác giả: Phan Cự Đệ- Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1983
7. Hà Văn Đức, ( 2000), “Nguyễn Tuân và cái đẹp”, Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân và cái đẹp”," Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Nguyễn Văn Đường (chủ biên), (2008), Thiết kế bài giảng ngữ văn 12, tập 1, nâng cao, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng ngữ văn 12, tập 1, nâng cao
Tác giả: Nguyễn Văn Đường (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2008
9. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, ( 2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh
12. Lê Thị Hường, (2008), Ai đã đặt tên cho dòng sông, Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12 , Nxb Giáo dục, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tác giả: Lê Thị Hường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
13. MB. Khrapchenkô, (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học
Tác giả: MB. Khrapchenkô
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1978
14. Nhiều tác giả, (2007), Tác giả trong nhà trường, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả trong nhà trường
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
15. Phong Lê, (1997), Nguyễn Tuân trong tùy bút tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại sau 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân trong tùy bút tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại sau 1945
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
16. Phan Trọng Luận, (2008), Văn học nhà trường nhân diện tiếp cận đổi mới, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học nhà trường nhân diện tiếp cận đổi mới
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2008
17. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), (2009), SGK Ngữ văn 12, tập 1, cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Ngữ văn 12, tập 1, cơ bản
Tác giả: Phan Trọng Luận (tổng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
18. Lê Hồng Mai, (2006), “Một số gợi dẫn giúp học sinh đọc hiểu tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông”, Tạp chí giáo dục,( số 141) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số gợi dẫn giúp học sinh đọc hiểu tùy bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông"”, "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Lê Hồng Mai
Năm: 2006
19. Nguyễn Đăng Mạnh, (1999), Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1999
20. Nguyễn Đăng Mạnh, (2000), “Thể tài tùy bút của Nguyễn Tuân”, Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể tài tùy bút của Nguyễn Tuân”, "Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
21. Lê Trà My, (2002), “Về việc giảng dạy thể kí và kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí giáo dục, ( số 49) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc giảng dạy thể kí và kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường”, "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Lê Trà My
Năm: 2002
22. Tôn Thảo Miên, (2000), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Tôn Thảo Miên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  ảnh  sông  Đà  cũng  thể  hiện  phong  cách  tài  hoa  của một nghệ sĩ. - dạy học đoạn trích người lái đò sông đà của nguyễn tuân và ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường theo cá tính sáng tạo của nhà văn
nh ảnh sông Đà cũng thể hiện phong cách tài hoa của một nghệ sĩ (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w