1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng thể loại

164 623 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 642,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh đến việc “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học…”. Trong “Luật giáo dục” được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 ở chương I “Những quy định chung” đã nhấn mạnh tới yêu cầu và đổi mới phương pháp giáo dục là “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Thời đại bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật như hiện nay yêu cầu con người có năng lực, trình độ nhận thức phải có tầm khái quát toàn diện và sâu sắc. Cùng với các môn khoa học khác, môn văn có một vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục. Muốn đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, việc giảng dạy văn học phải tiến hành sao cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, vừa mang bản chất xã hội, vưà là một hiện tượng thẩm mỹ, hiện tượng nghệ thuật. Loại thể văn học là một vấn đề thuộc hình thức nghệ thuật của văn học, có liên quan khăng khít đến nội dung. Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một loại thể nhất định, đòi hỏi một phương pháp, một cách thức phân tích giảng dạy phù hợp với nó. Vì vậy, vấn đề loại thể văn học trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đặt ra không những như một vấn đề tri thức mà chủ yếu còn là vấn đề về phương pháp. Nói đến vấn đề loại thể trong văn học là nói đến tính chính thể trong một tác phẩm với sự thống nhất của một nội dung nhất định trong một hình thức nhất định. Việc tìm hiểu đặc trưng loại thể văn học càng trở nên quan trọng hơn bao giê hết. Đó là chìa khoá để khám phá những giá trị đích thực của từng tác phẩm, cùng với sự vận động và phát triển của nền văn học. Muốn nghiên cứu, giảng dạy thành công một tác phẩm văn chương thì vấn đề loại thể cần quan tâm hàng đầu. Vì nói đến loại thể là nói đến tính chính thể trong một tác phẩm văn chương. Mỗi tác phẩm văn học đều chỉ tồn tại ở một thể tài và biểu hiện chủ yếu tính chất của một loại hình văn học nhất định. Điều đó nhất thiết đòi hỏi phải có phương pháp và biện pháp dạy học phù hợp để đạt hiệu quả. Trong thực tiễn sư phạm chỉ ra rằng việc dạy học văn ở nhà trường Việt Nam chóng ta hiện nay đã bộc lé không Ýt những hạn chế về nhiều mặt. Dạy và học văn đã không theo kịp công tác nghiên cứu và cũng vì thế mà không đảm nhận tốt nhiệm vụ của nó. Thực trạng các giê dạy văn hiện nay còn đơn điệu, tẻ nhạt, khiến học sinh không hứng thó học văn dẫn đến chất lượng các giê học văn ngày càng giảm sút. Các tác phẩm văn học thực sự có giá trị chưa có được chỗ đứng xứng đáng trong lòng những người yêu văn chương. Mét trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thực trạng trên là khi phân tích tác phẩm văn học chúng ta không xác định đúng “chất của loại” trong thể. Xa rời bản chất loại thể tác phẩm, thực chất là xa rời tác phẩm cả về “linh hồn” lẫn “thể xác”. Vì vậy, khi khai thác tác phẩm văn học không những không làm cho tác phẩm trở nên sống động, giàu sức gợi mà trái lại làm cho tác phẩm khô khan, tác phẩm chết cứng. Bên cạnh đó, bệnh công thức, dập khuôn máy móc, bệnh xã hội dung tục cũng đều sinh ra từ đó. Ngay cả giáo trình phương pháp dạy học văn cũng chưa đi vào đặc trưng loại thể tác phẩm, điều đó dẫn tới hiện tượng cứ thấy truyện là dạy theo tự sự, thấy thơ dạy theo hướng trữ tình. Quan điểm dạy học văn máy móc và thiếu khoa học như vậy đã làm giảm đi cái hay vốn có của đặc trưng bộ môn, của từng tác phẩm. Tác gia Nam Cao trong nền văn học Việt Nam hiện đại và trong nhà trường phổ thông. Ông là một nhà văn lớn. Các tác phẩm của Nam Cao đã thể hiện một chủ nghĩa nhân văn cao cả, một phong cách nghệ thuật đa dạng, phong phú. Nếu “Đời thừa”, “Lão Hạc” là một trong những đại diện xuất sắc cho phong cách nghệ thuật Nam Cao theo kiểu kết cấu mới với kiểu diễn biến tâm lý và một giọng điệu trữ tình khác biệt thì “Chí Phèo”, “Sống mòn” là hiện thân khác cho một tài năng phong cách theo lối điển hình hoá đầy kịch tính. Với tác phẩm “Chí Phèo” trong chương trình THPT, đây là một truyện ngắn rất hay, rất đặc sắc về đề tài người nông dân của Nam Cao. Bên cạnh đó, còn có một số tác phẩm có cùng đề tài như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc của (Nam Cao)…. Nhưng khi giảng dạy, phần lớn giáo viên chỉ đi sâu khai thác, khám phá giá trị hiện thực chung nhất mà chưa chú ý đến chiều sâu kịch tính hiện thực của tác phẩm, chưa khai thác được chiều sâu tư tưởng tác phẩm, giá trị nghệ thuật rất riêng của truyện. Yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay là phải xác định đúng “chất của loại” trong thể khi phân tích tác phẩm văn chương. Bởi “Giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và bản chất của văn học, đồng thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất” (23/44). Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Hướng dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao ở nhà trường THPT theo đặc trưng loại thể”. Hy vọng rằng từ việc ứng dụng lý luận hiện đại trong thực tiễn giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông. Mong muốn của chúng tôi muốn tìm ra phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp trong “Chí Phèo” nói riêng, từ đó áp dụng vào dạy học các thể loại truyện ngắn khác trong nhà trường phổ thông. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: Sự nghiệp văn học của Nam Cao vô cùng phong phú, là một di sản có giá trị và có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Tính độc đáo của tư tưởng và phong cách Nam Cao đã được giới nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học và đông đảo bạn đọc khám phá, khẳng định từ lâu. Gần nửa thế kỷ qua, đã có hơn 200 công trình lớn, nhỏ viết về Nam Cao và những sáng tác của ông. Quả đúng như vậy, việc nghiên cứu về tác gia Nam Cao có thể khẳng định rằng đã có cả một quá trình và có cả bề dày thời gian của nó. Chúng tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu về tác gia Nam Cao và các tác phẩm của ông có liên quan tới đề tài. 1. Các công trình nghiên cứu về Nam Cao: Nam Cao cầm bót vẻn vẹn chỉ có 15 năm, mà giá trị văn chương của Nam Cao ngày càng toả sáng ánh hào quang. Song cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Nam Cao trong suốt một thời gian dài không được giới nghiên cứu, phê bình, bạn đọc kể đến. Trước cách mạng Tháng Tám ngoài lời tựa cho tập truyện “Đôi lứa xứng đôi” (NXB Đời Mới, H,1941) của Lê Văn Trương thì hầu như trong những năm 1940 không có một bài nghiên cứu, phê bình nào trực tiếp bàn về Nam Cao và các tác phẩm của ông. Cách mạng Tháng Tám thành công cho tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết bàn về Nam Cao và các sáng tác của ông ở nhiều góc độ.Có thể khẳng định rằng trong khoảng 5-> 6 thập kỷ qua, việc nghiên cứu Nam Cao đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ. Giới nghiên cứu phê bình hiện nay khi đọc lại Nam Cao đã không dừng lại ở những kết luận có sẵn mà cố gắng khơi sâu vào những “địa tầng” mới của văn chương Nam Cao. Vẫn trên cơ sở khẳng định con người và tài năng của Nam Cao nhưng tất cả đã được nâng lên ở những chiều kích mới, với những phát hiện sâu hơn, tâm đắc hơn về cuộc đời về nghệ thuật sáng tạo, về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nhà văn, thể hiện trong những bài viết hoặc ý kiến phát biểu ở các hội thảo của các nhà nghiên cứu: Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Lê Đình Kị, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Văn Hạnh, Lê Huy Bắc, Văn Giá, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Đình Sử, Trần Đăng Suyền… Trong cuốn “Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc” in năm 1961. Hà Minh Đức đã chỉ ra nét độc đáo trong tác phẩm của ông và cho rằng: Nam Cao thiên về phân tích những biểu hiện nội tâm của nhân vật. Do đó hầu hết các tác phẩm của Nam Cao thường kết cấu theo lối tâm lý. Và Phong Lê trong bài “Đặc trưng bót pháp hiện thực Nam Cao” cũng đã có những nhận định sâu sắc: “Nói bót pháp Nam Cao là nói một bót pháp hiện thực nghiêm ngặt. Một bót pháp chủ trương lách vào tận đáy sâu sự thật. Lách vào từng ý nghĩ, từng suy tính cùng cực chi lý”. Còng trong bài viết này tác giả Phong Lê chỉ ra bót pháp hiện thực Nam Cao qua các sáng tác: “Đọc Nam Cao ta có dịp phanh phui so đi lặp lại đến tận đáy sâu sự thật, và qua đó chiêm nghiệm sự đa dạng, đa thanh của cuộc đời. Bên cái sống là cái chết. Bên cái chết thật có cái chết mòn. Bên cái chết đói có cái chết no. Bên cái khùng điên có cái nhẫn nhục. Bên người lương thiện là kẻ lọc lõi. Bên người bình thường có loại dị dạng. Bên cái thuận có cái nghịch. Bên cái bi là cái hài. Bên sự tĩnh lặng là biết bao ồn náo”. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn “Nhà văn – tư tưởng và phong cách” (NXB ĐHQG, H, 2001) đã chỉ ra vẻ đẹp tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao: Nam Cao là người hay quan tâm đến vấn đề nhân phẩm và lương tâm. Trong hầu hết các tác phẩm của Nam Cao, một câu hỏi không ngừng được vang lên: “Con người có được làm người, có bản lĩnh hồn cho quỷ dữ hay không? Chính những lúc con người suy ngẫm nhớ thương thì vấn đề này hiện lên rõ nét hơn bao giê hết”. Và trong bài “Nhớ Nam Cao và những bài học của ông”, Nguyễn Đăng Mạnh đã có nhận định sắc sảo: “Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đày đoạ vào cảnh nghèo đói cùng đường”. Nguyễn Văn Hạnh với bài “Nam Cao và khát vọng một cuộc sống lương thiện” nhận xét: “Với quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình, có thể nói trong văn học ta nửa đầu thế kỷ XX, hơn bất kỳ một nhà văn nào khác, Nam Cao đã đặt ra trực diện vấn đề kiếp người, vấn đề thân phận con người, vấn đề con người bị tha hoá, không được sống như bản tính của mình, theo những nhu cầu tự nhiên lành mạnh của mình” (42/127). Ngoài ra còn có nhiều bài viết của các tác giả: Vũ Dương Quý với bài “Những nhân vật, những cuộc đời và nẻo đường đi tìm nhân cách”, Đinh Trí Dũng với bài “Bi kịch tự ý thức – nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao”, Trần Đăng Xuyền “Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn”… Cũng như những bài viết của Phong Lê, Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh… nói chung đều gặp nhau và thống nhất trong việc khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo và một chủ nghĩa nhân đạo riêng hết sức cao đẹp và vững chắc của nhà văn lớn Nam Cao. Tính mới mẻ, hiện đại của ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao đã thu hót rất nhiều giới nghiên cứu, phê bình và đã có nhiều bài viết đề cập khá sâu sắc xung quanh vấn đề này của nhà văn Nam Cao: Bích Thu với bài: “Sức sống của một sự nghiệp văn chương” in trong cuốn “Nam Cao tác gia và tác phẩm” đã nhận xét: “Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu hiện đại, dù được viết vào thời đại ông nhưng bây giê đọc vẫn thấy mới… “Ngôn ngữ của tác phẩm Nam Cao là sự hoà âm phối hợp của nhiều loại ngôn ngữ khác nhau như là sự sống tự nó cất lên như thế” (98/32). Lại Nguyên Ân trong “Nam Cao và cuộc cách tân văn học đầu thế kỷ XX” đã nhận định rằng: “Đóng góp vào việc xây dựng và phát triển văn xuôi mới của Nam Cao bộc lé đặc biệt rõ trong ngôn ngữ văn xuôi”. Nam Cao là một trong số không nhiều tác giả cùng thời có những tác phẩm mà ngôn ngữ dường như không cũ đi so với thời gian, tức là có những tác phẩm đạt đến mức cổ điển của văn xuôi tiếng Việt. Và Phong Lê trong “Nam Cao – Văn và đời”, lời giới thiệu tuyển tập Nam Cao, NXB văn học H, 1987 đã viết: “Cảnh ngộ nào – ngôn ngữ Êy. Tính cách nào – lời lẽ Êy”. Vấn đề cốt truyện và cách kể chuyện của nhà văn cũng được khá nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm chú ý: Nhìn chung tất cả các ý kiến nhận định đánh giá hầu như đều thống nhất với nhau ở quan điểm: Truyện ngắn Nam Cao là truyện viết rất Ýt sự kiện, Ýt nhân vật và chủ yếu là truyện xoay quanh cuộc sống đời thường, kết cấu truyện thường là kết cấu tâm lý bỏ ngỏ, kết cấu vòng tròn. Nguyễn Đăng Mạnh trong bài “Nhớ Nam Cao và những bài học của ông”. “Chân dung văn học – 1990” in lại trong “Nam Cao tác gia và tác phẩm” NXBGD – 1998 có nhận xét: “Một trong những đặc sắc của ngòi bót Nam Cao là đã mạnh dạn đưa cái “hàng ngày” vào văn học nghĩa là chẳng cần sự kiện gì quan trọng, chẳng cần gì kịch tính lớn lao”. Tác giả cũng nhấn mạnh: viết được như thế thực là khó, nếu như vẫn muốn trung thành với chủ nghĩa hiện thực. Trần Đăng Suyền trong “Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn” cũng đã đưa ra ý kiến gần với quan điểm trên khi cho rằng: “Đối với Nam Cao, cái quan trọng hơn cả trong nhiệm vụ phản ánh chân thật cuộc sống là cái chân thật của tư tưởng, của nội tâm nhân vật. Xét cho tới cùng, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước sự kiện, biến cố”. Xem xét ở một bình diện nữa trong phong cách và tài năng của Nam Cao còng thu hót nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Đó chính là bình diện sáng tạo đầy tài năng qua ngôn ngữ, giọng điệu trong các tác phẩm. Phong Lê trong bài “Cấu trúc và ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao”(Văn nghệ quân đội số tháng 10 – 1987) nhận xét: “Có một ngôn ngữ tác giả mang chất giọng riêng của Nam Cao, giàu suy nghiệm triết lý, có thể xem là âm chủ, nhưng chất giọng đó không lấn át, không che khuất ngôn ngữ nhân vật. Bích Thu trong bài “Sức sống của một sự nghiệp văn chương” đã khẳng định: “Có thể nói, nét độc đáo tạo nên phong cách Nam Cao là sự pha trộn tài tình các giọng điệu trong mỗi tác phẩm của ông. Người đọc nhận ra trên những trang viết của Nam Cao giọng khách quan lạnh lùng xen lẫn đồng cảm, sẻ chia, giọng trữ tình đầy chất thơ hoà lẫn trong giọng văn xuôi phàm tục, giọng cay đắng chua chát xen lẫn hài hước, tự trào…” Đặc biệt, trong thời gian gần đây các nhà nghiên cứu, phê bình, người thưởng thức tác phẩm mở ra hướng tìm hiểu, nghiên cứu Nam Cao ở chiều sâu thế giới nghệ thuật, khám phá ở nhiều bình diện, nhiều góc độ: Phạm Quang Long có bài nghiên cứu “Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao” (Tạp chí VH sè 2 – 1994), in lại trong “Nam Cao về tác gia và tác phẩm” NXBGD – H, 1998 đã viết: “Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Nam Cao là ông đã sử dụng rất tài tình cả một hệ thống các tình huống truyện dưới dạng tình huống nhận thức – lùa chọn gắn chặt với những tình huống tâm lý và trên cơ sở miêu tả, lý giải mọi khía cạnh phong phú, phức tạp của quá trình này mà đi sâu vào thế giới tâm lý của con người, vào những đối thoại tư tưởng giữa nhà văn với người đọc không phải dưới dạng triết lý trừu tượng mà những tư tưởng triết lý, những quan niệm đạo đức, nhân sinh Êy được cảm nhận từ hệ thống hình tượng, từ những rung động thẩm mỹ”. Đỗ Đức Hiểu với bài “Hai không gian trong sống mòn” nhận định: “Sức năng động của sống mòn, chính là sự xung đột giữa không gian xã hội (“xó nhà quê” và ngoại ô Hà Nội nhem nhuốc) và không gian tinh thần, mơ ước, không gian hồi tưởng, không gian khát vọng”. Cái xung đột mờ đục/sáng trong làm nên sức sống và giá trị lâu bền của “Sống mòn". Từ chiều sâu giá trị nghệ thuật, từ góc độ thi pháp truyện Nam Cao đó, Trần Đăng Suyền với bài nghiên cứu: “Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao” (Tạp chí văn học số 5, 1991) đã phát hiện ra nhiều chiều kích, nhiều kiểu không gian, thời gian rất đặc trưng trong sáng tác của Nam Cao. Ví như là không gian vùng nông thôn, không gian nhà ở, không gian con đường, không gian cá nhân, không gian đời tư, thời gian hiện thực hàng ngày, thời gian hồi tưởng, thời gian tâm trạng… Tác giả bài viết cũng nhấn mạnh: “Là một nghệ sĩ bậc thầy, Nam Cao đã sử dụng linh hoạt các yếu tố thời gian và không gian trong quá trình sáng tạo tác phẩm của mình. Từ không gian nhà ở, căn buồng, không gian nghệ thuật của Nam Cao còn vươn tới các không gian khác kể cả không gian tâm tưởng”. Hà Minh Đức có bài “Tầm quan trọng của hoàn cảnh trong tác phẩm của Nam Cao” (in trong Nam Cao đời văn và tác phẩm – NXBVH, H, 1997) đã chỉ ra: “Điều đáng quý, đáng được trân trọng ghi nhận là đã có sự thống nhất sâu xa ở Nam Cao giữa hoàn cảnh nhỏ, hẹp, với hoàn cảnh rộng lớn. Nam Cao đã có thể nói về xã hội bằng những đơn vị nhỏ, lấy vi mô để nói về cái vĩ mô”.(28/316). Bên cạnh những bài nghiên cứu, tìm hiểu về Nam Cao và giá trị các tác phẩm của ông, giới nghiên cứu, phê bình đã mở rộng tầm nhìn, phạm vi nghiên cứu để khẳng định một cách khách quan, đúng đắn về tài năng của người nghệ sĩ Nam Cao qua việc so sánh, đối chiếu những nét tương đồng của Nam Cao với các nhà văn tên tuổi trên thế giới. Trần Ngọc Dung với bài: “Gặp gỡ giữa M.Gorki và Nam Cao” (in trong cuốn: “Nghĩ tiếp về Nam Cao – NXB Hội nhà văn, H, 1992) đã nhấn mạnh: “Đây là sự gặp gỡ ngẫu nhiên giữa hai tư tưởng nghệ thuật lớn. Chúng ta có căn cứ để kết luận như vậy: M.Gorki cũng như Nam Cao đều là hai nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, đều chú ý đến những con người cùng khổ, bất hạnh, bị xã hội áp bức, bóc lột, đày đoạ đến mức từ nhân tính đến nhân hình, đều phát hiện ở những loại người “dưới đáy” của xã hội cũ, không chỉ có nỗi khổ về vật chất, mà còn có nỗi đau đớn về tinh thần do bị xã hội khinh bỉ, lăng nhục”. Đào Tuấn Ảnh cũng có bài “Tsêkhôp và Nam Cao – một sáng tác hiện thực kiểu mới” (in trong “Nghĩ tiếp về Nam Cao” – NXB Hội Nhà văn, H, 1992) đã viết: Điều đầu tiên đập vào mắt độc giả khi đọc tác phẩm của Tsêkhôp và Nam Cao là cả hai đều viết về những điều vặt vãnh của đời sống hàng ngày. Và tác giả bài viết nhấn mạnh: “Dưới thần bót của hai nhà văn, “bi kịch đời thường” đã nâng thành bi kịch của vĩnh cửu bởi họ bắt những điều vặt vãnh nhất cũng phải nói lên tiếng nói của mình về ý nghĩa cuộc sống con người. Chính điều này làm chúng ta không ngần ngại xếp hai nhà văn này đứng ngang hàng với các nhà văn – nhà nhân đạo lớn của mọi thời đại”. Như vậy, qua việc trình bày tình hình nghiên cứu ở trên về tác gia Nam Cao cũng như những giá trị qua các sáng tác của ông, chúng tôi có thể đi đến kết luận rằng: Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về tác gia Nam Cao và các tác phẩm của ông ở nhiều góc độ, bình diện khác nhau mà thật sâu sắc như: về nội dung tác phẩm, ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu, thi pháp phong cách… Song những bài nghiên cứu, chuyên luận nghiên cứu sâu về những nét riêng thi pháp truyện ngắn Nam Cao chưa có nhiều, đặc biệt là mảng các truyện ngắn giàu chất hiện thực. Những năm gần đây, có nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ về các tác phẩm của Nam Cao song chưa có công trình nào trực tiếp bàn về hướng dạy truyện ngắn này. Chính vì vậy, việc đưa ra hướng dạy học truyện ngắn hiện thực trong văn học Việt Nam 1930-1945 nói chung và truyện ngắn hiện thực Nam Cao nói [...]... của Nam Cao ở nhà trường THPT IX CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận ra, luận văn được chia thành 3 chương (3 phần): Chương I: Vị trí của truyện ngắn “Chí Phèo” trong sáng tác của Nam Cao và trong nhà trường THPT Chương II: Tình hình dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao ở nhà trường THPT Chương III: Những phương pháp và biện pháp dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao. .. ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao ở trường THPT ; Trần Thị Thu Hà với đề tài khoá luận: “Vận dụng tri thức đọc hiểu để hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong nhà trường THPT … 3 Tình hình nghiên cứu về truyện ngắn “Chí Phèo” “Chí Phèo” là tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao viết về đề tài người nông dân Tên tuổi của Nam Cao gắn liền với truyện ngắn “Chí Phèo” Tác... Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao (Tạp chí Văn học số 4/1964 – in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm NXBGD 1998) nhà nghiên cứu Trần Tuấn Lé cho rằng: “Ra đời năm 1941, truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao đã khẳng định ngay từ đầu sự hình thành của một phong cách mới, vững vàng và sắc sảo Có thể nói, trong toàn bộ những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng Tháng Tám về đề tài người... Thanh Hương có bài “Những tác động thẩm mĩ tiềm tàng trong tác phẩm của Nam Cao đã đề cập tới những tác động thẩm mỹ rất quan trọng trong các sáng tác của Nam Cao: “Cách thể hiện thực tiễn rất mới của Nam Cao trước hết là do kết quả của sự nhận thức về xã hội, về điều kiện sống của quần chúng nhân dân… Khả năng tác động tiếp theo còn thể hiện ở chỗ ông đã giải quyết những vấn đề về số phận con người,... Nam Cao một đời người, một đời văn, NXBGD, H, 1993 khẳng định sức khái quát của tác phẩm: “Hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện Chí Phèo là bức tranh thu gọn độc đáo của nông thôn Việt Nam, của xã hội Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám” Phân tích truyện ngắn “Chí Phèo”, nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền khẳng định: “Chí Phèo chứng tỏ biệt tài miêu tả, phân tích tâm lý của Nam Cao (97/354) Qua ngòi bót Nam. .. CỨU: Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm ra hướng dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” theo đặc trưng thi pháp loại thể, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học truyện ngắn này trong chương trình THPT Đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu thi pháp tư tưởng của Nam Cao trong truyện ngắn “Chí Phèo” theo hướng tình huống kịch tính của truyện ngắn giàu giá trị hiện thực Qua đó khám phá... “Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường” của Nguyễn Văn Tùng (NXBGD, H, 1997) “Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường – Nam Cao Văn Giá tuyển chọn và biên soạn (NXBGD, H, 1999); “Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể” Nguyễn Viết Chữ (NXB ĐHSP 2002); … Có thể nói đây là những tài liệu bổ Ých và thiết thực cho công việc giảng dạy và học tập về các tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường... hiện nghệ thuật Trước Nam Cao đã có Vũ Trọng Phụng tả chân sắc sảo, Nguyễn Công Hoan trào phúng đôi khi pha chút kịch hề, Thạch Lam trầm lặng tinh tế… Ta nhận thấy: Văn Nam Cao là phức hợp, là tổng hoà những cực đối nghịch: bi và hài, trữ tình và triết lý, cụ thể và khái quát Cái hiện thực hằn dấu vết trên những trang viết của Nam Cao là một hiện thực cụ thể đặc thù: xã hội Việt Nam vào những năm 1940... số 24 – 1992) và in trong cuốn “Đến với Nam Cao của nhiều tác giả Tác giả bài viết đặt ra vấn đề: Dạy học tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao, người dạy cũng như người đọc phải phân tích, nhìn nhận, khám phá và cảm nhận bằng cả “Đôi mắt” mở của chính mình mới thấy hết được giá trị, hiểu được đầy đủ thiên truyện ngắn này Nghiên cứu, khám phá những tác phẩm của Nam Cao PGS – TS Nguyễn Thị Thanh Hương có bài... Tháng Tám Trong bài Nam Cao, in trên Tạp chí Văn nghệ tháng 12/1952, in lại trong “Mấy vấn đề văn học, NXB Văn nghệ, H, 1956 Nguyễn Đình Thi đã có những ý kiến xác đáng khi nói về tác phẩm Chí Phèo: “Trong nền văn học hiện thực đang tìm đường và đang chiến đấu với các xu hướng phản động lúc bấy giê, thiên truyện Chí Phèo của Nam Cao nổi bật lên, thật xuất sắc” Hà Minh Đức trong cuốn Nam Cao nhà văn hiện . cứu về tác gia Nam Cao và các tác phẩm của ông có liên quan tới đề tài. 1. Các công trình nghiên cứu về Nam Cao: Nam Cao cầm bót vẻn vẹn chỉ có 15 năm, mà giá trị văn chương của Nam Cao ngày càng. hết các tác phẩm của Nam Cao thường kết cấu theo lối tâm lý. Và Phong Lê trong bài “Đặc trưng bót pháp hiện thực Nam Cao cũng đã có những nhận định sâu sắc: “Nói bót pháp Nam Cao là nói một bót. vốn có của đặc trưng bộ môn, của từng tác phẩm. Tác gia Nam Cao trong nền văn học Việt Nam hiện đại và trong nhà trường phổ thông. Ông là một nhà văn lớn. Các tác phẩm của Nam Cao đã thể hiện

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng sè 2 - hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng thể loại
Bảng s è 2 (Trang 156)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w