Truyện ngắn Nam Cao một thể tài đa thanh đa nghĩa

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng thể loại (Trang 28 - 32)

Trong những sáng tác của Nam Cao viết về nông thôn, có những trang viết cực kỳ đau xót. Những nhân vật của Nam Cao gợi lên trong ta một niềm cảm thương không bờ bến. Những con người đáng thương đó là Lão Hạc (Lão Hạc), là bà cái Tí (Một bữa no), là Dì Hảo (Dì Hảo), là những ông bố chỉ thoả mãn cái dạ dày mà đành đoạ vứt bỏ nhân cách, lương tâm (Trẻ con không được ăn thịt chã), là lòng thương cảm, yêu mến vợ con trước cuộc sống khèn khó của gia đình Điền (Nước mắc)…

Nhân vật “Hắn” - mét người chồng trong truyện (Trẻ con không được ăn thịt chã) lúc nào cũng chỉ nghĩ đến miếng ăn, đến rượu thịt chã, chỉ lo cho cái dạ dày của mình mà quên hết cả nhân cách, lương tâm, trách nhiệm, bổn phận của một người cha, người chủ gia đình. Vì hắn mà vợ con hắn phải khổ sở, vất vả, tủi nhục: “Chao ôi! Giá hắn không bận nghĩ đến rượu và thịt chã! Giá hắn không khổ sở vì một cái dạ dày ưa đòi hỏi thì hắn đã sung

sướng lắm, nhưng hắn lại thèm rượu và thịt chã mà không được uống rượu, ăn thịt chã. Bởi vậy hắn cho là đời thật đúng buồn. Kiếp người nản lắm”.

Trong văn học hiện thực Việt Nam, không chỉ có Nam Cao viết về cái đói và miếng ăn nhưng ông đã viết theo kiểu của riêng ông. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Nếu như ở tác phẩm của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi, huỷ diệt đi”. Cảnh gia đinh và ông khách Binh Hựu bưng mâm trông sao mà hài hước, mà đau xót đến như vậy: “ … Bưng mâm nhé? Ừ, làm thì làm! Nào bưng mâm !… Binh Hựu giơ bàn tay trái lên làm trống khẩu, dùng ngón trỏ tay kia làm dìu, ưỡn ngực ra, vừa gõ vừa kêu: Tung ! Tung… Tung! Êy là cái hiệu trống để cho phu nhắc kiệu lên vai. Chủ nhân ý tứ bưng cái mâm thịt chã lên ngang mặt… Tung! Tung…Tung! Thế nghĩa là đi! đi! Và chúng đi. Lũ trẻ, thấy người lớn cũng làm trò như chúng, thích chí cười sằng sặc. Chúng ùa vào nhà trước, như đàn ruồi…”

Lũ trẻ đâu biết rằng không phải chỗ của mình ngồi đó, hắn quát mắng ba đứa trẻ phải lui xuống dưới bếp : “Náo toét chỗ này là chỗ quan viên uống rượu. Có phải không, các cụ?” Vợ và mấy đứa con, cả lũ đều nhăn mặt và rất đói, khi người đã đói mà ngửi thấy mùi thịt chã, thì bụng càng đói thêm.

Cuộc rượu đã tàn, tiếng người bố trên nhà gọi: “Cái Gái đâu! dẹp mâm đi mày!” Một lát sau, Gái bê mâm xuống, mấy chị em tranh nhau bám vào mâm bảo chị đặt xuống. Gái hạ nhanh mâm xuống đất và bảo: “Này ăn đi. Trong mâm chỉ còn bát không, cả nhà đều khóc.

Nhân vật Điền trong tác phẩm Nước mắt cũng vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống gia đình khèn khó mà anh chửi vợ mắng con không tiếc lời. Hai đứa con của vợ chồng Điền bị bệnh Điền lên tỉnh lấy tiền mà

không mua thuốc cho con - vợ chồng cãi cọ nhau: Điền gần muốn nhảy lại vợ mà bóp cổ. Con vợ thật là khèn nạn! Sau một ngày hắn còn phải chịu không còn biết bao nhiêu là nỗi khổ… Hắn quắc mắt lên, và nghiến răng… Im ngay ! Câm cái mồm ! … Vợ hắn càng gào mãi lên : Tiếc tiền! Tiếc tiền !… Nó chết rồi để tiền mà tiêu… Cho nó chết ! Cho nó chết !… Sống làm gì nữa ! Nay ốm, mai đau thì chết đi cũng phải!… Sống lắm cũng chỉ khổ và làm người ta khổ thôi được gì? Chết đi ! Mày chết đi !…”

Điền muốn mua một cuốn sách quý, một cái áo sơ mi ở cửa hiệu mà mỗi ngày lại tăng giá. Hắn thấy mình khổ quá, khổ như một con chã vậy. Hắn khổ sở vì ai ? Hắn hà tiện vì ai, hắn tiếc tiền vì ai, cho ai…? Điền cứ càng nghĩ càng thấy hắn là người khổ, vợ hắn là người tệ bạc. Đọc xong Nước mắt, chúng ta không khỏi ngạc nhiên. Đó là những cảnh đời. Ở ngay bên cạnh ta, những cảnh đời là từng líp của nhiều chúng ta, mà đến nay nhờ đọc Nam Cao chóng ta cũng mới thấy thật hơn, sâu sắc hơn. Chúng ta càng bàng hoàng đau sót vì thấy bao nhiêu ước vọng, thương yêu, tha thiết nhất của những con người họ, của chính chúng ta đã bị trĩu cánh xuống, giập nát. Cũng vì nghèo khổ!

Truyện ngắn Lão Hạc, người láng giềng già của tác giả là một truyện giàu ý nghĩa nhân đạo và tính chân thực. Ở Lão Hạc trút lên một lòng nhân hậu đáng kính: Lão đã khóc hu hu vì trót lừa một con chã để bán đi, lão đã nhịn ăn để tiền lại làm ma vì lão không muốn cái chết của lão làm tổn phí đến hàng xóm, những người cùng cảnh ngộ như lão. Vì thương con, lão không muốn cái thân tàn già cỗi của lão kéo dài, làm hao hụt đến mảnh vườn, mảnh đất duy nhất lão muốn dành lại cho con. Lão ăn bả chã mà chết. Cái chết của lão đã chấm dứt mối nghi ngờ của một số người xung quanh lão; họ đã hiểu ra dù nghèo đói, nhưng lão vẫn giữ trọn vẹn nhân cách tốt đẹp của mình. Cái chết của Lão Hạc đau xót bao nhiêu thì cũng chứa chan lòng hy sinh cao thượng bấy nhiêu. Truyện ngắn Lão Hạc gợi

cho người đọc bao nỗi xót thương, xót thương cho một kiếp người, cái kiếp mà lão Hạc đã từng nói chua chát: “Kiếp con chã là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…”

Nếu truyện ngắn “Lão Hạc” để lại cho người đọc niềm xót thương và căm giận thì truyện ngắn “Một bữa no” lại gợi lên một cái gì thật chua xót mỉa mai.

Khi người nông dân còn mạnh khoẻ thì bọn địa chủ phong kiến tìm mọi cách để khai thác bóc lột, và khi họ già yếu thì bị chúng ruồng bỏ loại trừ. Bà cái Tí là một phụ nữ suốt đời cực khổ. Bà già yếu, vì không nơi nương tựa nên đói ăn đã lâu ngày. Miếng ăn uống bao giê cũng là một điều cần phải dè dặt; nếu như cả cuộc đời chỉ nhằm vào một mục đích đó, nếu như chỉ vì miếng ăn miếng uống mà con người phải hạ thấp nhân cách thì đó thật là một điều đáng buồn. Miếng ăn là miếng nhục. Nhưng ở đây bà lão đói đã lâu ngày, do bản năng sinh tồn thôi thúc, bà không thể cưỡng lại những ham muốn của mình. Bà tìm đến chơi với đứa cháu đi ở cho một nhà giàu và được ăn một bữa. Bà ăn quá no mà chết. Cái chết Êy thật là chua xót và câu chuyện đơn giản Êy đượm nhiều tủi cực xót thương. Nhân vật bà cái Tí này không có nét tích cực nào, nhưng cái chết của bà lão có một tác dụng tố cáo trực tiếp chế độ xã hội cũ. Lão Hạc, bà cái Tí - hai cuộc đời của hai nhân vật như hai lối mòn heo hót dẫn con người vào chỗ tuyệt lé. Đó cũng là con đường đi của gia đình cái Dần trong truyện ngắn “Một đám cưới”.

“Một đám cưới” lại giới thiệu một khía cạnh khác của sinh hoạt nông thôn: đám cưới của một gia đình nghèo. Dần là một cô gái lớn lên trong cảnh nghèo khó. Dần phải đi ở cho địa chủ từ lúc tóc còn để trái đào, được hai năm thì phải về, khi người mẹ xấu số của Dần qua đời vì đau ốm. Mới mười lăm tuổi đầu Dần đã phải giúp bố quán xuyến công việc của gia

đình : “ Nhưng ông Giời không muốn cho bè con Dần ngóc đầu lên. Cuộc sống mỗi ngày một khó thêm; gạo kém, thóc cao, ngô khoai cũng khó chuốc được mà ăn”. Bố Dần gửi hai đưa nhỏ cho nhà anh em rồi lên rừng kiếm ăn, còn Dần thì cho cưới. Đám cưới của Dần đến trong cảnh nhà bần cùng sắp chia ly nhau. “Đêm tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái, nhà giai. Ông bố vợ đã tưởng không đi. Nhưng bà mẹ chúng cố mời. Vả lại nếu không đi thì hai đứa bé cũng không thể đi mà Dần thì đang khóc lóc. Nếu chỉ có mình nó ra đi thì có lẽ nó không chịu nốt. Ông đành kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy…” Đám cưới Dần diễn ra trong không khí âm thầm lặng lẽ như mỉa mai diễu cợt cuộc đời vốn lạnh nhạt, tàn nhẫn. Ý nghĩa câu chuyện không bó hẹp trong phạm vi mét gia đình và một hai nhân vật. Nó vượt ra ngoài khuôn khổ nhỏ bé đó, gắn vào cuộc sống chung và đè lên những nguyên tắc của sự khái quát rất lớn. Đó là quá trình người nông dân bị bần cùng hoá đang diễn ra hàng ngày hàng giê ở khắp mọi nơi dưới mọi hình thức quyết liệt nhất và cũng âm thầm lặng lẽ nhưng rất thảm khốc và đau đớn.

Một phần của tài liệu hướng dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao ở nhà trường thpt theo đặc trưng thể loại (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w