I- NHỮNG YÊU CẦU CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC:
7. Các con đường dạy học theo sự phát triển của kịch tính
7.1. Phân tích tác phẩm theo diễn biến cốt truyện, nhấn mạnh những điểm có kịch tính
những điểm có kịch tính
Từ khi Chí Phèo gặp Thị Nở ở bờ sông, cho đến khi kết thúc đã cho ta thấy rõ ràng sự tàn nhẫn đó của cuộc đời dưới chế độ cũ: cái buổi sáng sau đêm, gặp gỡ đó thực sự là đặc biệt, có một không hai trong cuộc đời u tối của Chí Phèo. Ánh nắng rực rỡ, tiếng chim hót vui, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá dưới sông. Tất cả vẻ đẹp tưng bõng, rộn ràng đó của cuộc sống đã thức tỉnh, kêu gọi Chí Phèo, khơi lên trong đáy sâu của lòng Chí khát vọng được sống chan hòa với tất cả mọi người trong xã hội, sống lương thiện trong lao động và tình thương yêu. Sau bao ngày tháng điên say và đập phá. Trong giê phót yên tĩnh đó Chí đã mơ ước “có một cái gia đình nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải” rồi nuôi lợn để làm vốn liếng “để khá giả mua dăm ba sào ruộng làm”. Nam Cao đã thấy được cái nguyện vọng sâu xa nhất của người lao động ở nông thôn – người cày có ruộng – nó vẫn còn nguyên vẹn trong cái sâu kín nhất của tâm hồn Chí Phèo, cái tâm hồn đã bị chế độ phong kiến tàn phá nghiêm trọng. Hình tượng Chí Phèo từ đầu thiên truyện đến đấy bỗng hửng lên một chút ánh sáng lạc quan. Bát cháo hành nóng hổi và thái độ của Thị Nở làm cho Chí Phèo ngạc nhiên, cảm động, và nhất là khao khát, hi vọng: “hắn có thể tìm bạn được, sao lại gây kẻ thù? …Trời ơi! hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao. Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người
khác không thể được? Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Nhưng hy vọng đã trở thành tuyệt vọng. Xã hội – qua thái độ của người bà cô Thị Nở và của cả Thị Nở nữa, đã phũ phàng cự tuyệt khát vọng đó của Chí Phèo. Con đường sống lương thiện mà Chí Phèo đã tưởng như trải qua trước mắt mình thực ra không hề có, nó chỉ như cái mặt hồ ảo ảnh trên xa mạc mênh mông một buổi trưa nắng cháy đối với những người lữ hành đang khát nước! Dưới chế độ thuộc địa, người bị kẻ bóc lột làm cho xa ngã đến nỗi muốn sống lương thiện cũng không được. Kết luận chua chát đó rót ra một cách khách quan trong cảnh cuối cùng của tấm bi kịch Chí Phèo ở đỉnh điểm của cốt truyện, khi Chí vác dao đâm chết Bá Kiến.
Căm thù cao độ, bế tắc hoàn toàn, Chí Phèo giết Bá Kiến rồi đồng thời tự sát. Hành động đó xảy ra tuy nhanh chóng và đột ngột, nhưng ai cũng thấy tính chất tất yếu phải xảy ra của nó. Hợp với logic của sự phát triển tính cách, tâm lý nhân vật Chí Phèo nói riêng và nội dung câu chuyện nói chung lấy sự hủy diệt của đời mình để giải quyết cái bế tắc của cuộc đời mình, cái chết bi thảm đó của Chí Phèo là cả một sự phê phán gay gắt đối với chế độ xã hội, thực dân phong kiến đã chà đạp lên quyền sống chình đáng của con người. Số phận bi đát của Chí Phèo phản ánh sự khủng hoảng trong đời sống của một số người xuất thân là nông dân cùng khổ.
Trong truyện ngắn Chí Phèo, người trần thuật ở đây có lúc nhập vào nhân vật Chí Phèo hoặc để nói nên tiếng nói uất ức của bản thân nhân vật vì bị cô lập, cô đơn tuyệt đối; hoặc để miêu tả nhiều trạng thái tâm lý khác nhau cùng diễn ra trong Chí khi Bá Kiến “Xử nhũn” mời Chí vào nhà uống nước hay sau buổi sáng, sau đêm gặp Thị Nở … Có lúc người trần thuật lại nhập vào nhân vật Bá Kiến hoặc để nói lên những suy ngẫm của hắn về “Cái nghề làm quan”, “Nghề tổng lý” hoặc để diễn tả một tâm trạng ghen
tuông của một lão già đã ngoài sáu mươi, trong khi vợ, bà Tư, “Cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp như mới ngoài hai mươi… nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ, khác gì miếng thịt bò lựt sựt khi rụng gần hết răng”… Có khi người trần thuật lại nhập vào bà cô Thị Nở để diễn tả tâm trạng “uất ức” của người đàn bà không chồng khi thấy đứa cháu ngoài ba mươi tuổi bất ngờ có ý định đi lấy chồng… và có khi lại nhập vai vào Thị Nở để nói lên tất cả những cảm xúc khác lạ, không bao giê thị có nếu như không gặp Chí Phèo. Lời tác giả và lời nhân vật không tách bạch mà có sự đan xen, nhiều khi rất khó phân biệt. Đặc biệt từ quan điểm của nhiệm vụ này, một cách tự nhiên và uyển chuyển, tác giả lại chuyển ngay sang quan điểm của nhân vật khác cho câu chuyện triển khai, phát triển một cách sinh động, hấp dẫn. Cả như vậy, người đọc bị lôi cuốn vào mạch truyện không dứt ra được.
Thông qua những lời trần thuật tự nhiên của nhân vật trong tác phẩm, nhà văn muốn thể hiện thái độ, quan điểm, những suy nghĩ, sự nhìn nhận của mình về số phận của mỗi nhân vật một phần nào.. Đó chính là chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Bên cạnh đó theo cốt truyện, giáo viên và học sinh có thể khai thác được dụng ý nghệ thuật của nhà văn thông qua việc khắc hoạ những tính cách, số phận của các nhân vật, đặc biệt là bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo, một sự gào thét về nỗi bàng hoàng nhân thế. Qua đó cũng giúp giáo viên tiếp tục đi sâu khai thác hiện tượng nhân vật điển hình, cho nỗi thống khổ, đau đớn nhất của người nông dân lao động nghèo bị chế độ xã hội thực dân phong kiến đàn áp.