III. TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT
1. “Chí Phèo” – một truyện ngắn khó dạy và khó học vì chưa đúng loại thể
đúng loại thể
Bản chất của quá trình dạy học bao gồm hoạt động dạy của giáo viên (hoạt động tổ chức, định hướng, hướng dẫn, điều khiển…) và hoạt động học của học sinh bao gồm (hoạt động chủ động, tự giác, tích cực…) nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo… Như vậy, trong quá trình
dạy – học, đồng thời hoạt động của giáo viên và học sinh được diễn ra. Xét về chất lượng, hiệu quả giảng dạy thì cả hai hoạt động này đều có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Xét ở phương diện hoạt động của giáo viên, chất lượng giê dạy nói chung và dạy học văn nói riêng phụ thuộc nhiều vào khả năng, trình độ hiểu biết, sức sáng tạo cộng với nghệ thuật sư phạm khoa học cua người dạy.
Song, xét về góc độ tác phẩm “Chí Phèo ” của Nam Cao ở nhà trường PT thì đây là một truyện ngắn hay, độc đáo và đặc sắc nhất của Nam Cao thể hiện ở ngôn ngữ người kể chuyện, kiểu xây dựng nhân vật, kết cấu truyện, khả năng phản ứng hiện thực rộng lớn khái quát, những quan niệm mới mẻ về con người. Giá trị và sức mạnh tố cáo của truyện ngắn này là ở chỗ vạch trần bản chất tàn bạo dã man của giai cấp phong kiến đã trà đạp lên quyền sống của con người.
Một tác phẩm văn học càng hay,càng đặc sắc bao nhiêu thì việc tiếp cận, chiếm lĩnh được toàn bộ chiều sâu của giá trị của nó càng khó khăn bấy nhiêu.
Người biên soạn SGK đã sử dụng văn bản truyện ngắn Chí Phèo trong tập “Luống cày”, đảm bảo đúng, đủ về nội dung văn bản truyện từ đầu cho tới cuối. Điều này tạo thuận lợi tốt cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học, có điều kiện để tiếp nhận tác phẩm một cách trọn vẹn cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Song trên thực tế, thời gian dành cho dạy học truyện ngắn “Chí Phèo ” trên líp chỉ có hai tiết mà dung lượng của tác phẩm thì rất dài (35 trang), nội dung chuyển tải của tác phẩm là rất nhiều. Làm thế nào mà qua thời gian dạy học đó, cả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh tiếp cận trọn vẹn được toàn bộ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đó là một khó khăn rất lớn.
Bước tiếp cận, giảng dạy tác phẩm bao giê cũng phải đi từ hình thức nghệ thuật đến nội dung tư tưởng của tác phẩm. Hướng tiếp cận như vậy
mới phân tích, khám phá đến tận cùng chiều sâu của tác phẩm. Để tiếp cận được đầy đủ giá trị của tác phẩm thì không thể bỏ qua khâu đọc, có đọc mới có thể hiểu, nắm bắt được tác phẩm. Cái khó khăn là giáo viên phải làm sao cho học sinh đọc, tóm tắt tác phẩm, phân bố thời gian cho hợp lý, lùa chọn nội dung cần phân tích phải đúng, đủ, sâu sắc, xây dựng hệ thống câu hỏi phải tiêu biểu, sát hợp với nội dung cần chuyển tải.
Chí Phèo là một truyện ngắn đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn, chứa đựng những giá trị sâu sắc cả về nội dung và nghệ thuật mà sau này những sáng tác của chính tác giả ở cùng đề tài không thể vượt qua được. Cái độc đáo, đặc sắc của truyện ngắn này chính là ở : Ngôn ngữ kể chuyện biến hóa khôn lường, kết cấu truyện, kiểu xây dựng nhân vật, khả năng phản ánh hiện thực một cách chân thực, rộng lớn…Từ tình cảm, thái độ của tác giả biểu hiện chủ yếu ở chính bản thân câu chuyện, ở xu hướng phát triển và kết thúc của sự việc. Nhà văn hiện thực lớn, Nam Cao khi nhìn vào bất cứ việc gì, từ cái mặt, một bữa đói, một bữa no, mét con chó…cho đến một con người, một số phận thì tất cả như nổi cồn sóng gió và sự việc dù nhỏ bé cũng trở thành xung đột. Dựng lên hình ảnh Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên, Nam Cao đã phản ánh rất trung thực tình trạng lưu manh tha hóa của một bộ phận nông dân nghèo khổ, sự tha hóa ở hình ảnh người lẫn tính người.
Cái khó tiếp theo là giáo viên chưa xác định đúng “chất của loại” trong “thể” truyện ngắn Nam Cao. Đây là một truyện ngắn tự sự nhiều kịch tính, nó được biểu hiện ra ở ngôn ngữ, tính cách, giọng điệu, hình ảnh, hành động, mâu thuẫn, tên truyện…đề rất kịch tính. Do đó việc giảng dạy chỉ đi vào khai thác, khám phá, tìm hiểu các nhân vật một cách đơn thuần.
Chí Phèo là một truyện ngắn đa tính cách, đa giọng điệu: “Cảnh ngộ nào - ngôn ngữ Êy. Tính cách nào – lời lẽ Êy. Đó là một yêu cầu cơ bản của chủ nghĩa hiện thực. Trước mắt ta, thế giới nhân vật của Nam Cao quả
là đông đúc, nhưng không hề lẫn vào nhau. Mỗi người một dạng. Cả một sân khấu đời, gồm nhiều dạng ” ( 65/434). Bá Kiến – một nhân vật với tính cách – giọng điệu của một con người gian hùng, nhiều âm mưu, xảo quyệt với những thủ đoạn gian ác, “biết mềm nắn rắn vuông”, “một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng”… Thị Nở cũng được nhà văn xây dựng với một tính cách, giọng điệu riếng biệt: những thay đổi trong tâm lý khi gặp Chí Phèo. Con người “ngớ ngẩn”, “xấu ma chê quỷ hờn”… Êy đâu có lắm lời. Êy thế mà giọng nàng cũng rành mạch lắm, nàng cũng có cá tính đó, nghe lên là biết đích thị của ai rồi “Vừa thổ hả?”, “Đi vào nhà nhé?”, … Nhân vật Tự Lãng, vợ Binh Chức, bà cô Thị Nở cũng có những tính cách và giọng điệu riêng. Chí Phèo là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm. Ở nhân vật Chí Phèo tập trung nhiều nét khác nhau: đó là một con người hung hãn, phá phách, nhưng cũng là một con người biết yêu thương. Tính cách , giọng điệu của nhân vật Chí Phèo được Nam Cao phát triển một cách logic qua quá trình tác động lẫn nhau giữa các tính cách của những nhân vật khác nhau. Đó là vấn đề gặp khó khăn của giáo viên trong quá trình giảng dạy, làm sao người dạy khắc họa được đầy đủ tính cách, giọng điệu của từng nhân vật trong tác phẩm.
Một khó khăn nữa trong quá trình dạy – học truyện ngắn này là việc nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý học sinh để mà lùa chọn nội dung giảng dạy sao cho phù hợp với sự nhận thức của các em. Khi dạy học tác phẩm Chí Phèo, nếu giáo viên chỉ quan tâm nhấn mạnh đến bi kịch của Chí Phèo bị khước từ quyền làm người rồi từ đó đi đến nhận định phê phán xã hội thực dân phong kiến thì không thấy hết chiều sâu tư tưởng của truyện. Vấn đề truyện ngắn Chí Phèo là vấn đề nông dân, vấn đề giai cấp, một truyện ngắn nhiều kịch tính đan sen lẫn nhau. Học sinh líp 11 THPT là lứa tuổi mà cái tôi cá nhân bộc lé một cách mạnh mẽ, sự cảm nhận, đánh giá của các em phần nhiều là cảm tính, Ýt tư duy lôgic. Cái khó của giáo viên là làm
sao giúp các em có những phương pháp, cách thức tiếp cận tác phẩm đúng vị trí , vai trò của người học. Người dạy thường xuyên thay đổi phương pháp, biện pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy, lôi cuốn học sinh theo sự định hướng của mình.
Trên đây là những khó khăn cơ bản trong dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ở nhà trường THPT. Vấn đề quan trọng có ý nghĩa then chốt là phải xác định được “chất của loại” trong “thể” truyện ngắn Nam Cao và sự thay đổi, vận dụng một cách linh hoạt một số phương pháp và biện pháp cũng như xây dựng bài giảng hệ thống, lùa chọn nội dung phù hợp của một truyện ngắn nhiều kịch tính.
2. “Chí Phèo ” – một truyện ngắn phức điệu đạt đến tầm của một“đoản thiên tiểu thuyết” giàu kịch tính “đoản thiên tiểu thuyết” giàu kịch tính
Với Nam Cao, mọi sự thật đều cần phanh phui, không có gì không thể đào đi xới lại: “Một cái làng quê có tên là Vũ Đại. Trở đi trở lại những khung cảnh quen thuộc: những bãi sông, những vườn chuối, những đêm trăng, những ngôi nhà gạch, bên những căn lều xơ xác, tạm bợ…nhưng trong sự không đổi của khung cảnh, là sự xao động và náo động của biết bao cảnh đời” [64/436]. Chỉ cần nghe qua những tiếng động! Cái làng quê có lúc yên lặng đến như bất động , đến như vắng bặt, sao có có lúc có những tiếng động lạ đến thế. Nhưng lạ rồi thành quen. Lạ như tiếng chửi đặc biệt của Chí Phèo. Thế rồi thành quen vì trật tự líp lang không đổi. Cái tiếng chửi của Chí Phèo rồi kéo theo tiếng cười sang của Bá Kiến, rồi tiếng la làng… quạnh vắng thêm là tiếng của cuộc đời vọng vào tai Chí Phèo trong một cơn tỉnh rượu: tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…cái cười Bá Kiến là cái cười không thể quên: cười sang, cười lọc lõi, nham hiểm… “Đọc Chí Phèo ta có dịp phanh phui, so đi lặp lại đến tận đáy sâu sự thật: Bên cái sống là các chết; Bên người lương thiện là kẻ lọc lõi; Bên cái khùng điên có cái nhẫn
nhục; Bên người bình thường có loại dị dạng; Bên cái bi là cái hài; Bên sự tĩnh lặng là biết bao ồn náo” [ 65/437].
Sự biến hóa, đa thanh trong Chí Phèo cũng thể hiện ngay trong cấu trúc truyện: Đó là câu truyện về cuộc đời dài của Chí, trên nền kể lịch sử, và sự đặc tả, đặt vào thì hiện tại. Cuộc đời Chí bị phá vỡ bởi một tình huống: Chí say hơn bình thường, rồi lạc vào nhà Tự Lãng, càng quá chén nữa, mà vào vườn chuối để gặp Thị Nở. Có thể nói đó là tình huống đột xuất để cho Chí có cơ hội mà tỉnh ra. Tỉnh ra mà biết cái mùi vị cháo hành và mùi vị đàn bà. Tỉnh ra mà biết thế nào là buồn, là cái nỗi lo sợ cho tuổi già đến – cô đơn và ốm đau. Rồi từ cơn tỉnh mà trở lại say, Chí định đến nhà Thị Nở để gây sự nhưng do thãi quen lại dẫn Chí đến nhà Bá Kiến và lần này Chí không đòi tiền mà đòi làm người lương thiện.
Cuộc đời Chí Phèo tuy say tràn từ cơn say này sang cơn say khác, sống về bản năng hơn là lý trí, nhưng Chí Phèo quyết không phải là một tính cách đơn điệu. Ở nhân vật Chí Phèo tập trung nhiều nét khác nhau: đó là một con người hung hãn, phá phách, nhưng cũng là một con người biết yêu thương. Nhiều lúc hắn điên cuồng nhúng tay vào tội ác nhưng khi cơn rượu bay đi, hắn cũng biết khao khát, ước nguyện được sống lương thiện. Có lúc hắn dưng dưng tự đắc: “anh hùng làng này có thằng nào bằng ta” và thấy mình cũng oai, dám gây sự với cha con Bá Kiến bốn đời làm tổng lý, nhưng cũng có lúc hắn thấy rõ mình chỉ là một thằng cùng đinh trơ trọi, không vây cánh họ hàng.
Chí Phèo – tính cách đa dạng, phức tạp, một cá tính độc đáo. Bót pháp cá tính hoá của Nam Cao đặc biệt sắc sảo khi khắc hoạ tính cách Chí Phèo, một tính cách hết sức rõ nét, đầy Ên tượng. Tên Chí Phèo trở thành danh từ chung, tính từ chung. Mọi hành động của Chí Phèo đều rất… Chí Phèo: say kiểu Chí Phèo, chửi kiểu Chí Phèo, cười kiểu Chí Phèo, kêu làng kiểu Chí Phèo,… Cái mới, khác lạ của Nam Cao khi xây dựng nhân vật:
ông không chỉ dừng lại ở việc kể ra những hành động như một số tác giả cùng thời mà quan trọng hơn là nhà văn thể hiện thành công các nhân vật làm việc đó.
Say rượu rồi đập phá, chửi bới, nói năng lảm nhảm là điều mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống. Nhưng say như Chí Phèo, chửi bới như Chí thì cũng chỉ có một. Mở đầu thiên truyện là tiếng chửi của Chí, đó là một tuyệt bót của nhà văn. Đối tượng chửi của Chí Phèo từ rộng rồi thu hẹp dần: từ chửi “trời”… rồi cuối cùng là chửi “đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo”.
Chí Phèo không chỉ có cá tính độc đáo mà còn rất đa dạng, phức tạp. Chí hung hăng chửi bới, rạch mặt ăn vạ, la làng… trong những cơn say nhưng khi rượu đã nhạt, hắn lại có “cái sợ cố hữu”, “do dự”, “là vì lúc Êy rượu trong người hắn cũng hơi nhạt rồi, không còn kêu gào chửi bới, hắn thấy mình không còn hăng hái nữa… Cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi của ngày xưa, hắn thấy quả là táo bạo…” Chí say, điên khùng tới mức mù quáng, trở thành kẻ lưu manh, con quỷ dữ “tác oai tác quái cho bao nhiêu dân làng”. “Hắn biết đâu hắn đã làm chảy máu và nước mắt của bao người lương thiện”. Nhưng khi tỉnh táo, sáng suốt nhận ra được quá khứ, hiện tại và tương lai của mình lại thấy buồn và lo. Tính cách Chí Phèo luôn dao động giữa hai cực đối lập “vô thức – ý thức”; “say – tỉnh”; “lương thiện – lưu manh”; “người – vật” (106/209).
Ở mét góc độ, khía cạnh khác nữa, Chí Phèo là một tính cách luôn vận động, phát triển hợp lôgic. Chỉ từ một nông dân lương thiện trở thành tên lưu manh, con quỹ dữ. Để tồn tại Chí Phèo phải gây gổ -> Muốn gây gổ Chí Phèo cần có sức mạnh -> Sức mạnh của Chí lấy từ rượu – cuộc đời Chí Phèo chủ yếu sống trong những cơn say. Bị giai cấp thống trị lợi dụng, bị khai trừ ra khỏi cộng đồng. Chí Phèo trở thành kẻ cô đơn, thành người không tuổi, chửi bới. Tiếng chửi của Chí là nỗi cô đơn tuyệt vọng, tha thiết
được trở lại cuộc sống trong một xã hội bằng phẳng. Dấu nối của sự phát triển tính cách đó của Chí Phèo được Nam Cao miêu tả qua hai quá trình đó là bảy, tám năm ở tù về. Qua đó, tác giả cho chóng ta thấy hiện tượng Chí Phèo có mức độ phổ biến, mặt khác góp phần giải thích được sự hình thành tính cách Chí Phèo.
Chí có nhiều kiểu giọng mà tuỳ từng trường hợp để mang ra đối phó. Giọng bên trong của Chí là độc thoại nội tâm, độc thoại (đó là những đoạn văn miêu tả những toan tính của Chí trước cụ Bá, những hành vi bóp chân cho bà Ba) và giọng bên ngoài. Giọng của tiếng chửi, giọng tỏ tình với Thị Nở, giọng của con người sợ sệt khi hơi rượu đã tan, giọng dõng dạc của con người đòi lương thiện… Chỉ bấy nhiêu giọng cũng đủ ghi nhận tính chất cơ cùng, lạc lõng của kiếp người này.
Xây dựng nhân vật Bá Kiến, Nam Cao tập trung làm nổi bật bản chất giai cấp, bản chất xã hội của nhân vật, đồng thời khắc hoạ đầy Ên tượng những nét tính cách sinh động: Nam Cao chủ yếu tập trung đi sâu, soi vào tâm địa thâm hiểm, để làm nổi bật bản chất giai cấp của nhân vật. Bản chất giai cấp của Bá Kiến chủ yếu thể hiện trong mối quan hệ với người nông dân bị áp bức. Bản chất Êy Nam Cao không để cho nhân vật thể hiện trực tiếp bằng hành động mà chủ yếu bằng những suy nghĩ thầm kín trong nội tâm.
Trong tác phẩm, Nam Cao dành 8/45 trang để “cụ tiên chỉ” làng Vũ Đại độc thoại nội tâm về “cái nghề làm quan”, “nghề tổng lý”, cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu. Bá Kiến đã lặng lẽ suy nghĩ về nghề thống trị, rót ra từ “bốn đời làm tổng lý” những phương châm, thủ đoạn khôn ngoan cùng với nhiều chính sách dùng người, trị người thâm độc: “Nhưng cụ không phải là một người ưa than thở… Cụ Bá Kiến không cần than thở: Trị không lợi thì cụ dùng. Cụ nghĩ bụng cũng cần phải có
những thằng đầu bò chứ? Không có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị những thằng đầu bò”
Ngòi bót Nam Cao thì hình tượng Bá Kiến không hề đơn giản mà trái lại rất sinh động, đa dạng, phức tạp thể hiện qua giọng nói ngọt nhạt, cái cười Tào Tháo…Qua những lần đối phó, lợi dụng Chí Phèo: “… Cụ cất