1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

3 tình huống nghiên cứu và đề thi môn pháp luật y tế

25 4,2K 71

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 47,97 KB

Nội dung

Tài liệu môn pháp luật y tế của khoa Luật Quốc Tế trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu gồm 3 tình huống nghiên cứu có lời giải rõ ràng và đề thi cuối kỳ của môn này.Bác sỹ A là công chức và hiện đang làm việc tại một bệnh viện của Nhà nước (bệnh viện N). Nay bác sỹ A muốn thành lập một cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản. Hỏi:

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM

TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU SỐ 1:

Bác sỹ A là công chức và hiện đang làm việc tại một bệnh viện của Nhà nước (bệnh viện N) Nay bác sỹ A muốn thành lập một cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản Hỏi:

1 Bác sỹ A có thể thành lập và đăng kí là người lãnh đạo một bệnh viện chuyên khoa phụ sản hay không? Tại sao?

Trả lời:

* Về việc bác sĩ A có được thành lập bệnh viện chuyên khoa phụ sản hay không?

Căn cứ theo khoản 13 Điều 6 Luật khám, chữa bệnh 2009 thì một trong nhữnghành vi bị cấm là “Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lậphoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnhđược thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trườnghợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước”

Và theo quy định tại Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng thì “Cán bộ, côngchức và viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý,điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công

ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học

tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Như vậy, theo các quy định trên thì bác sỹ A không được thành lập bệnh việnchuyên khoa phụ sản

* Về việc bác sĩ A có thể đăng kí là người lãnh đạo bệnh viện chuyên khoa phụ sản hay không?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 Thông tư 41/2007 của Bộ y tế về nguyên tắc đăngkí hành nghề thì “Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nướckhông được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh,chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừtrường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại

cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước”

Trang 2

Như vậy, bác sĩ A không được đăng kí là người lãnh đạo một bệnh viện chuyênkhoa phụ sản.

2 Bác sỹ A có thể góp vốn với một bác sỹ người nước ngoài để thành lập một cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản hay không? Tại sao?

Trả lời:

Bác sỹ A có thể góp vốn với một bác sỹ người nước ngoài để thành lập một cơ

sở khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản trừ bệnh viện tư nhân Bởi vì căn cứ theoquy định tại khoản 6 Điều 13 Luật Khám, chữa bệnh 2009 thì Luật chỉ cấm thành lập

cơ sở khám chữa bệnh được hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Hợp tác xã.Như vậy, Luật không cấm công chức thành lập cơ sở khám, chữa bệnh được hoạt độngtheo các văn bản pháp luật khác Tuy nhiên thành lập bệnh viện tư nhân thì không đượcvì bệnh viện thì sẽ hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Và việc thành lập cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa phụ sản phải đủ các điềukiện quy định tại Điều 25 Thông tư số 41/2011/TT-BYT về điều kiện cấp giấy phéphoạt động đối với phòng khám chuyên khoa phải thỏa mãn:

Về cơ sở vật chất quy định tại khoản 1 Điều 25

Về thiết bị y tế quy định tại khoản 2 Điều 25

Về phạm vi hoạt động chuyên môn quy định tại khoản 4 Điều 25

Về nhân sự quy định tại khoản 3 Điều 25

=> Như vậy nếu thỏa mãn các điều kiện trên thì bác sỹ A và bác sỹ người nước ngoài

có thể thành lập một cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản

3 Bác sỹ A có được phép thành lập phòng khám chuyên khoa phụ sản kế hoạch hoá gia đình hay không? Tại sao? Nếu được thành lập thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?

Trả lời:

Bác sĩ A được phép thành lập phòng khám chuyên khoa phụ sản kế hoạch hoágia đình Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Luật Khám, chữa bệnh 2009 thìLuật chỉ cấm công chức y tế thành lập cơ sở khám chữa bệnh được hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp hoặc Luật Hợp tác xã Như vậy, Luật không cấm công chức thành lập cơ

sở khám, chữa bệnh được hoạt động theo các văn bản pháp luật khác Từ những phân

Trang 3

tích nêu trên, kết luận: Ông A có thể thành lập phòng khám dưới hình thức hộ kinhdoanh.

* Điều kiện để ông A có thể thành lập phòng khám trên: Căn cứ theo quy định tại Điều

42 Luật Khám, chữa bệnh 2009 thì:

- Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

- Bên cạnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ sở của ông A cũng phải có giấyphép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y

tế cấp

Để được cấp giấy phép hoạt động thì cơ sở khám chữa bệnh và người chịu tráchnhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 43Luật Khám chữa bệnh 2009 và thông tư số 41/2011/TT-BYT:

Đáp ứng những quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữabệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh có thời gianhành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;

Có cơ sở vật chất, thiết bị y tế và nhân sự phù hợp với quy định của thông tư số41/2011/TT-BYT

4 Sau khi đã thành lập phòng khám, bác sỹ A có được phép ký hợp đồng để tham gia khám, chữa viện bệnh tại bệnh tư nhân M hay không? Tại sao?

Điều kiện trên được quy định rõ tại khoản 6 Điều 11 TT41/2011/TT-BYT,

"Người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn của một cơ sở

Trang 4

khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm việc ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữabệnh khác trên cùng địa bàn tỉnh nhưng tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200giờ theo quy định của Bộ luật lao động".

Với quy định trên, pháp luật không cấm các trường hợp người hành nghề đãđăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnhđược làm ngoài giờ tại các cơ sở khám, chữa bệnh khác Cũng như không quy địnhngười làm thêm ngoài giờ chỉ được làm thêm ở một hay nhiều cơ sở khám bệnh, chữabệnh khác, mà chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật được nêu như trên Nhưvậy bác sỹ A trong trường hợp này nếu đáp ứng đủ điều kiện trên thì sẽ được phép kýhợp đồng tham gia khám, chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân M Với các quy định trênnhằm tạo sự ràng buộc, tăng tính trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bác sỹ trongcông tác, nhiệm vụ được giao, cũng như trong các hoạt động chuyên môn làm thêmngoài giờ Đảm bảo tính chính xác, nhất là trong vấn đề bảo đảm, chăm sóc sức khỏecon người

5 Giả sử có vợ chồng anh B đến phòng khám của bác sỹ A yêu cầu áp dụng những biện pháp nhằm mục đích lựa chọn giới tính thai nhi thì phòng khám của bác sỹ A có được thực hiện những công việc theo yêu cầu của vợ chồng chị B không? Tại sao?

Trả lời:

Phòng khám của bác sĩ A không được thực hiện những công việc đó vì theoĐiều 10 Nghị định 104/2003 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh dân số thì:

Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm:

1 Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổchức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình,ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổbiến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi

2 Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệuchứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm,

3 Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sửdụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác

Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh dân số quy định:“Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giớitính thai nhi dưới mọi hình thức (tư vấn, chẩn đoán giới tính của thai nhi, phá thai ”Như vậy hành vi này vừa làm mất cân bằng giới tính vừa là hành vi bị pháp luậtnghiêm cấm nên bác sĩ A không được thực hiện

Trang 5

6 Giả sử, chị C yêu cầu phòng khám của bác sỹ A phá thai cho mình thì phòng khám có được thực hiện hay không? Tại sao?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm đ, khoản 4 Điều 25 Thông tư 41/2011/TT-BYT hướngdẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đốivới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phạm vi hoạt động của Phòng khám chuyên khoaphụ sản về nạo, hút thai thì chỉ được thực hiện: Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai

 06 tuần (từ 36 ngày đến 42 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) khi đápứng các điều kiện quy định tại chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinhsản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Như vậy, trường hợp chị C yêu cầu phòng khám của bác sĩ A phá thai cho mìnhthì cần phải xác định thai của chị C có đủ điều kiện để được phá thai mà pháp luật đãquy định ở trên hay không Nếu thai của chị C đã quá 6 tuần thì phòng khám của bác sĩ

A không được phép tiến hành phá thai cho chị C, bởi trường hợp này đã vượt quá phạm

vi hoạt động của phòng khám Ngược lại, nếu đáp ứng đủ điều kiện như đã nói ở trênthì phòng khám của bác sỹ A có thể tiến hành thực hiện phá thai cho chị C Bên cạnhcác điều kiện về sức khỏe của chị C, thì phòng khám của bác sỹ A còn phải đáp ứngcác điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế theo tiêu chuẩn quốc gia về dịch vụchăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì mới được tiến hànhthực hiện việc phá thai này

7 Giả sử do công việc kinh doanh thuận lợi, bác sỹ A có thể thành lập thêm một hoặc nhiều cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản, kế hoạch hóa gia đình hay không? Tại sao?

Trả lời:

Giả sử do công việc kinh doanh thuận lợi, bác sỹ A có thể thành lập thêm cơ sởkhám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản, kế hoạch hóa gia đình trừ bệnh viện tư nhân.Bởi vì căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Luật Khám, chữa bệnh 2009 thì Luậtchỉ cấm thành lập cơ sở khám chữa bệnh được hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặcLuật Hợp tác xã Như vậy, Luật không cấm công chức thành lập cơ sở khám, chữabệnh được hoạt động theo các văn bản pháp luật khác Tuy nhiên thành lập bệnh viện

tư nhân thì không được vì bệnh viện thì sẽ hoạt động theo quy định của Luật Doanhnghiệp

Trang 6

Tình huống số 2:

Ông A là người nước ngoài, hiện đang làm việc tại Việt Nam Ông đã được bác sỹ chỉ định cần phải được ghép thận Ông B là người Việt Nam đã đồng ý hiến thận của mình cho ông A.

1 Trong trường hợp này, cơ sở y tế Việt Nam có được phép lấy thận của ông B ghép cho ông A không? Tại sao?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì: “Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được ghép bộ phận cơ thể của người Việt Nam tại Việt Nam trong trường hợp có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với người hiến hoặc trong trường hợp người hiến đã có đơn tự nguyện hiến mà không nêu đích danh người được ghép”.

Như vậy, trong tình huống này, ta chia hai trường hợp:

+ Trường hợp một: ông A có cùng dòng máu về trực hệ

hoặc có họ trong phạm vi ba đời với ông B thì cơ sở y tế Việt Nam được phép lấy thận ông B ghép cho ông A.

Giải thích: Vì theo Khoản 1 Điều 34 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ

phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì người nước ngoài được ghép bộ phận cơ thể của người Việt Nam tại Việt Nam trong trường hợp

có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với người hiến Theo đề bài, ông A là người nước ngoài cần ghép thận, ông B là người Việt Nam đồng ý hiến thận và việc lấy,

Trang 7

ghép thận được thực hiện tại Việt Nam nên nếu ông A và ông B

có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với nhau thì theo Khoản 1 Điều 34 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, cơ sở y tế Việt Nam được phép lấy thận ông B ghép cho ông A.

+ Trường hợp hai: ông A không có cùng dòng máu về trực

hệ hoặc không có họ trong phạm vi ba đời với ông B thì cơ sở y

tế Việt Nam không được phép lấy thận ông B ghép cho ông A.

Giải thích: Vì theo Khoản 1 Điều 34 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ

phận cơ thể người và hiến, lấy xác: nếu giữa ông A và ông B không có cùng dòng máu về trực hệ hoặc không có họ trong phạm vi ba đời thì cơ sở y tế chỉ được phép lấy thận ông B ghép cho ông A khi ông B đã có đơn tự nguyện hiến mà không nêu đích danh người được ghép (tức là ông A) Nhưng theo đề bài: “Ông B là người Việt Nam đã đồng ý hiến thận của mình cho ông A”, có nghĩa là, ông B đã nêu đích danh người được ghép là ông A Do

đó, cơ sở y tế không được phép lấy thận ông B ghép cho ông A trong trường hợp này.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 34 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận

cơ thể người và hiến, lấy xác.

2 Nếu ông B cùng ông A ra nước ngoài để thực hiện việc lấy và ghép thì có được hay không? Tại sao?

Theo Khoản 2 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác: “Người Việt Nam chỉ được ra nước ngoài để hiến bộ phận cơ thể người trong trường hợp có cùng dòng máu về trực hệ hoặc

có họ trong phạm vi ba đời với người được ghép.”

Trang 8

Theo đó, ta chia hai trường hợp:

+ Trường hợp một: ông A và ông B có cùng dòng máu về

trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với nhau thì ông B được phép cùng ông A ra nước ngoài để thực hiện việc lấy và ghép thận.

Giải thích:Vì việc hiến thận thực hiện tại nước ngoài và

người hiến thận là ông B (người Việt Nam) nên theo Khoản 2 Điều 34 Luật Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì việc hiến thận này chỉ được thực hiện khi ông A và ông B có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với nhau.

+ Trường hợp hai: ông A và ông B không có cùng dòng máu

về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với nhau thì việc lấy

và ghép thận giữa ông A và ông B ở nước ngoài là không được phép.

Giải thích: Vì Khoản 2 Điều 34 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ

thể người và hiến, lấy xác quy định thì người Việt Nam chỉ được ra nước ngoài để hiến bộ phận cơ thể người khi giữa họ và người được ghép có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm

vi ba đời Những trường hợp còn lại đều không được phép Luật quy định như vậy là nhằm mục đích bảo vệ công dân Việt Nam, tránh tình trạng họ bị lợi dụng để bán nội tạng ở nước ngoài, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng bản thân, an ninh, trật tự xã hội.

Do đó, trong trường hợp này, ông A và ông B không được thực hiện việc lấy và ghép thận ở nước ngoài

Trang 9

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 34 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận

cơ thể người và hiến, lấy xác.

3 Điều kiện ông B có thể hiến thận để ghép cho ông A

Ông B phải có các điều kiện sau:

Thứ nhất, điều kiện chung: ông B phải thỏa mãn điều kiện

chung đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể.

Một là, ông B phải đủ mười tám tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Vì theo Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định về Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác” Theo đó, ông B có thể hiến thận cho người khác, tức hiến bộ phận cơ thể mình khi còn sống cho người khác, nếu ông đủ mười tám tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Hai là, ông B không mắc các bệnh thuộc danh mục bệnh mà người mắc các bệnh đó không đuợc lấy mô, bộ phận cơ thể để ghép cho người bệnh theo quy định tại Thông tư 28/2012

Thứ hai, điều kiện đặc biệt: do ông A – người nhận thận là

người nước ngoài, do đó trường hợp này ông B cần đáp ứng thêm điều kiện quy định tại Điều 34 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận

cơ thể người và hiến, lấy xác Điều 34 quy định như sau:

“1 Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được ghép bộ phận cơ thể của người Việt Nam tại Việt Nam trong trường hợp có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với người hiến hoặc trong trường hợp người hiến

Trang 10

đã có đơn tự nguyện hiến mà không nêu đích danh người được ghép.

2 Người Việt Nam chỉ được ra nước ngoài để hiến bộ phận cơ thể người trong trường hợp có cùng dòng máu về trực hệ hoặc

có họ trong phạm vi ba đời với người được ghép.”

Do đó:

+ Nếu ca ghép thận thực hiện tại Việt Nam thì ông B và ông

A phải có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi

ba đời, hoặc ông B đã có đơn tự nguyện hiến mà không nêu đích danh người được ghép (tức là ông A).

+ Nếu ca ghép thận được thực hiện ở nước ngoài thì ông B và ông A phải có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm

vi ba đời với nhau.

Thứ ba, ông A cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện đối với

người được ghép mô, bộ phận cơ thể người, quy đinh tại Điều 30 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác:

+ Có chỉ định ghép của cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người.

+ Có đơn tự nguyện xin ghép

+ Phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người quy định tại Điều 15 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

Cơ sở pháp lý: Điều 4, Điều 30, Điều 34 Luật Hiến, lấy, ghép mô,

bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

Trang 11

4.Nếu sau khi được ghép thận ông A muốn nhờ thân nhân ở nước ngoài chuyển vào Việt Nam một số loại thuốc chưa được cấp số đăng ký lưu hành ở Việt nam để điều trị cho mình có được không?

Sau khi ghép thận thì ông A có thể nhờ thân nhân ở nước ngoài chuyển vào Việt Nam một số loại thuốc chưa được cấp số lưu hành tại Việt Nam để điều trị cho mình.

Theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 20 Luật dược 2005 về những trường hợp nhập khẩu thuốc chưa đăng kí số lưu hành, nếu thuốc được nhập khẩu thuộc một trong các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch với số lượng nhất định thì có thể được nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định định 71/2002/QĐ-TTg, thuốc chữa bệnh cho người theo đường xuất khẩu nhập khẩu phi mậu dịch là nguồn thuốc chữa bệnh cho người do người Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân Việt Nam đi hợp tác lao động, hợp tác chuyên gia, công tác, học tập

ở nước ngoài, du lịch; người nước ngoài xuất, nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam mang theo khi vào Việt Nam hoặc gửi về Việt Nam và thuốc từ Việt Nam gửi ra nước ngoài hoặc mang ra nước ngoài theo người (gọi là thuốc nhập khẩu, xuất khẩu phi mậu dịch) chỉ được phép nhập khẩu, xuất khẩu để sử dụng cho bản thân và gia đình Từ đó có thể suy ra việc ông A nhờ người thân nhập khẩu thuốc vào mục đích chữa bệnh cho bản thân ông là hành vi nhập khẩu mang tính phi mậu dịch.

Trang 12

Tại Quyết định số 71/2002/QĐ-TTg về việc quản lý thuốc chữa bệnh cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và Thông tư 01/2007/TT-BYT thì thuốc mà thân nhân của ông A gửi về Việt Nam phải thoả mãn một số điều kiện sau:

Thứnhất, thuốc đó chỉ được phép nhập khẩu để sử dụng cho

bản thân ông A và gia đình ông A, không được bán ra thị trường hay sử dụng cho bất kỳ mục đích bất hợp pháp nào khác căn cứ theo khoản 1 Điều 1 quyết định 71/2002/QĐ-TTg và khoản 3 mục 1 thông tư 01/2007.

Thứ hai, thuốc đó không thuộc danh mục thuốc cấm nhập

khẩu vào Việt Nam hoặc thuốc có chứa hoạt chất nằm trong danh mục hoạt chất cấm nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ y tế ban hành căn cứ theo Điều 3 Quyết định 71/2002/QĐ-TTg, mục

2 thông tư 01/2007.

Thứ ba, nếu thuốc mà thân nhân ở nuớc ngoài của ông A gửi

về để điều trị có thuốc gây nghiện hoặc có thuốc hướng tâm thần hay tiền chất làm thuốc ( gây nghiện, hướng tâm thần) thì khi nhập khẩu phi mậu dịch phải thực hiện theo quy định của Bộ

y tế Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam ví dụ như thuốc hướng tâm thần khi nhập khẩu phi mậu dịch thì phải kèm theo đơn thuốc chuyên khoa căn cứ theo điều 2 Quyết định 71/2002, điểm b khoản 2 mục 3 Thông tư 01/2007

Ngày đăng: 30/09/2014, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w