2.2.Thực trạng về công tác huy động vốn của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 41 - 48)

- Xét theo kỳ hạn:

2.2.Thực trạng về công tác huy động vốn của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nộ

Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội

2.2.1.Tình hình chung về công tác huy động vốn của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội

Các ngân hàng thương mại nói chung đều coi hoạt động huy động vốn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình hoạt động, bởi nó có tác động rất lớn tới hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Đặc trưng trong hoạt động của ngân hàng thương mại đó là họ hoạt động chủ yếu bằng dựa vào nguồn vốn huy động, nguồn vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, vì vậy hoạt động huy động vốn đóng vai trò trọng tâm trong hoat động của ngân hàng thương mại. NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội là một trong những chi nhánh lớn của NHNN&PTNT Việt Nam. Chi nhánh có một vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm giữa thủ đô Hà Nội, nơi tập trung dân cư đông đúc, tập chung nhiều tổ chức, doanh nghiệp mức thu nhập đầu người và tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhất nhì trong cả nước. Thấy được tầm quan trọng của mình, cũng như công tác huy động vốn, coi nguồn vốn huy động là nguồn chính của Chi nhánh. Trong những năm qua, mặc dù còn non trẻ, song công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được những bước thành công rất đáng kể, và thu hút được nhiềun nguồn khác nhau, giúp Chi nhánh có nhiều vốn để kinh doanh. Bảng 6: Tổng nguồn vốn (tỷ đồng ) Năm 2002 2003 2004 2005 Tổng nguồn vốn 1,38 2,552 3,784 4,012

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002, 2003, 2004,2005)

Biểu 1: Tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh qua các năm

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002, 2003, 2004, 2005) Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng theo thời gian. Tổng nguồn vốn năm 2003 đạt 2,552

tỷ đồng, tăng so với năm 2002 là 1,415 tỷ đồng, với tốc độ tăng224%. Tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động hộ TW là 486 tỷ đồng theo chủ chương của tổng giám đốc. Tổng nguồn vốn năm 2004 là 3,784 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 48,4% cao hơn so với mức tăng trưởng của ngành NHNN ( 23,5%). Và bình quân tăng trưởng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn là 18,7%.

2.2.2.Các biệm pháp huy động vốn mà Chi nhánh áp dụng

Nguồn vốn huy động đóng một vai trò quan trọng và luôn luôn chiếm một tỷ trọng tương đối đáng kể trong tổng số nguồn vốn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung, và Chi nhánh đó cũng không nằm ngoài quy luật đó Cùng với sự phát triển của xã hội và của ngành kinh tế, các nhân tố trong nền kinh tế luôn tồn tại song song và có mối liên hệ, tác động lẫn nhau. Do vậy, không phải lúc nào các phương thức huy động vốn mà ngân hàng đưa ra để huy động vốn trong nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt được thành công như mong muốn..Bởi vì, hiều quả của các chính sách huy động vốn luôn chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Một công tác huy động vốn phù hợp, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần phải có sự tổng hợp, phân tích, đánh giá tất cả các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như của toàn xã hội.

Xuất phát từ việc nhìn nhận thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, cũng như việc xây dựng chính sách huy động vốn, trong những năm qua Chi nhánh đã có rất nhiều những biệm pháp khác nhau. Trong một số trường hợp, Chi nhánh kết hợp với các ngân hàng bạn trong cùng hệ thống để thực hiện khuyếch chương, quảng cáo, nhằm thu hút khách hàng đến với Chi nhánh đặc biệt là các khách hàng đến ngân hàng để gửi tiền, mua trái phiếu, hay uỷ thác đầu tư.

Trong những năm qua, Chi nhánh đã không ngừng lỗ lực đưa ra các phương thức khác nhau để đẩy mạnh công tác huy động vốn, bao gồm :

• Chính sách Marketinh : Ngày nay, không chỉ các ngân hàng thương mại, mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đều ngày càng có các đầu tư lớn hơn cho hoạt động này. Mặc dù, chưa có phòng phục vụ riêng cho chức năng Marketinh, cho nên công tác này hiện nay được giao cho phòng Kế hoạch - nguồn vốn và phòng kế toán thực hiện. Chi nhánh đã tiến hành quảng bà hình ảnh cũng như thương hiệu của mình thông qua các phương thiện thông tin đại chúng như : đài báo, ti vi… cùng với việc đẩy mạnh hoạt động Marketinh.

• Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, dịch vụ, và tiện ích: Đứng

trước sự phát triển không ngứng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng trong ngành công nghệ thông tin, Chi nhánh đã sớm nhận ra vai trò của công nghệ thông tin trong việc phát triển công nghệ ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh đã tiến hành lắp đắt mạng mày tính nộ bộ cho tất cả các phòng ban và ban Giám đốc, và nối mạng Internet , tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin với các đơn vị ngoài Chi nhánh. Ngoài ra Chi nhánh còn quan tâm tói việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên cở cở mạng Internet như tư vấn, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng với các ngân hàng trong và ngoài hệ thống. Đặc biệt, Chi nhánh còn hợp tác với các đơn vị khác trong việc cung cấp dịch vụ rút tièn tự động ( dùng thẻ rút tiền qua mạng ATM ), chính điều này đã giúp cho tính hấp dẫn của Chi nhánh tăng mạnh.

• Chính sách thu hút khách hàng : Ngay từ khi mới thanh lập Chi nhánh

đã có rất nhiều lỗ lực trong việc thu hút khách hàng. Chi nhánh luôn rất quan tâm đến việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, cũng như các khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp lớn, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế. Và phương thức thu hút chủ yếu với các khách hàng loại này là Chi nhánh luôn tạo những ưư đãi trong giao dịch tại ngân hàng như ưư đãi về mức

lãi suất đàu vào, lãi suất đầu ra đựoc tính toán một cách hợp lý, và khi khách hàng có nhu cầu thì ngân hàng sẵn sàng ưu tiên phục vụ. Hoặc trong một số trường hợp ngân hàng khuyến khích ngân hàng sử dụng các tiện ích các dịch vụ mà mình cung cấp nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh còn thiết lập các mối quan hệ với đơn vị trong và ngoài hệ thống, để từ đó nâng cao khả năng và giảm thiểu chi phí.

• Chính sách về mở rộng mạng lưới giao dịch: Với dặc trưng là ngân

hàng phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, Chi nhánh cũng như NHNN&PTNT Việt Nam luôn luôn đề cao vấn đề mở rộng mạng lưới các chi nhánh - một yếu tố không thể thiếu để Chi nhánh có thể tiếp cận với thị trường rộng lớn của mình là nông thôn. Trong những năm qua, Chinh nhánh đã xây dựng quy chế và thành lập phòng Thẩm định đến nay hoạt động của Phòng đã đi vào ổn định. Thành lập 1 Chi nhánh cấp 2 loại IV, nâng cấp 1 phòng giao dịch lên chi nhánh cấp 2 loại V và mở thêm 2 Phòng giao dịch ở những nơi có điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn, đến nay đã có 7 chi nhánh cấp hai và PGD đảm bảo cung ứng các dịch vụ ngân hàng- Đạt kế hoạch trung ương giao. Ban đầu các chi nhánh, phòng giao dịch đã phát huy tương đối tốt những lợi thế và góp phần gia tăng nguồn vốn, , ở rộng các dịch vụ Ngân hàng cho toàn chi nhánh. Mặc dù mới hoạt động nhưng bình quân vốn mỗi chi nhánh cấp 2 là 270 tỷ đồng, PGD là 30 tỷ đồng.

Có thể thấy các chi nhánh ngày càng hoạt động có hiệu quả, và tự khẳng định sự lớn mạnh của mình, cũng như khả năng tự chủ về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Đây là điều đáng mừng đối với các hoạt động huy động vốn của Chi nhánh và những hoạt động của nó sẽ là cầu nối giữa khách hàng và Chi nhánh.

• Tổ chức đào tạo cán bộ : Đội ngũ cán bộ trong hoạt động của ngân hàng là những nhân tố chủ đạo quyết định đên hoạt động của ngân hàng. Với

một ngân hàng có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, thông tạo nghiệp vụ tất yếu sẽ có được sức cạnh tranh mạnh trên thị trường, từ đó hoạt động huy động vốn cũng hiểu quả hơn. Trong những năm qua, Chi nhánh đã quan tâm cử các cán bộ đi học đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm điều hành tổ chức, các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, Chi nhánh còn thường xuyên tổ chức cho cán bộ học nghiệp vụ.

2.2.3.Kết quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh

Với rất nhiều cố gắng, và lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, Chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam nam Hà Nội đã đạt được rất nhiều bước phát triển đáng kể, đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn. Hiện nay có thể nói Chi nhánh đã thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nhiều cá nhân tổ chức, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.

Theo thời hạn huy động

Bảng 7: Bảng cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động Đơn vị: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 2003 2004 2005

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng nguồn vốn 2552 100% 3784 100% 4.012 100% 1 Không kỳ hạn 314 12.24% 720 19.03% 917 18.01% 2 Kỳ hạn<12T 640 25.10% 1444 38.18% 1651 37.23% 3 Kỳ hạn từ 12T trở lên 596 23.37% 1619 42.79% 2742 40.02% 4 Huy động hộ TW 486 19.06%

5 Vốn UTĐT 516 20.24% 10 0.9% 21 5% ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003, 2004, 2005)

Biểu 2: Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua các số liệu trong bảng trên ta có thể thấy, nguồn vốn trung và dài hạn mà NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội huy được luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được trong năm. Trong năm 2002 tổng nguồn vốn trung và dài hạn mà Chi nhánh huy động được là 733 tỷ đồng, chiếm 64,4 % tổng nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được. Và đến năm 2003, nguồn vổn trung và dài hạn huy động được của Chi nhánh đã giảm xuống 596 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng 23.37% tổng nguồn vốn, và đến năm 2004 con số này đã lên đến 1,619 tỷ đồng, chiếm 42.79%. Tuy năm 2003 nguồn vốn trung và dài hạn đã giảm đi137 tỷ, tức 19%, nhưng bước sang năm 2004 nguồn này đã tăng 132 tỷ đồng tức tăng lên9.9%. Mức tăng trưởng này cho thấy những lỗ lực của Chi nhánh trong việc huy động vốn. Trong những năm qua Chi nhánh đã không đưa ra nhiều những chính sách để huy động nguồn này như các chương trình

khuyến mại, các dịch vụ tiện ích… Từ đó nguồn này đã đạt đựoc mức tăng trưởng khá nhánh đạt hàng trăm tỷ đồng. Nguồn này có đặc điểm là mang tính chất ổn định cao, do đó nguồn này có thể đầu tư vào nhiều dự án ổn định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 41 - 48)