So sánh tu từ với tiếng cười trong truyện ngắn nguyễn công hoan

74 607 2
So sánh tu từ với tiếng cười trong truyện ngắn nguyễn công hoan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học Vinh Khoa ngữ văn *******o0o******* Lê Thị thu hà Khoá luận tốtnghiệp So sánh tu từ với tiếng cời trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Niên khóa 2000-2005 Vinh-2005 1 Lời cảm ơn Để hoàn thành khoá luận này, chúng tôi đã trải qua một qúa trình làm việc cật lực và rất nghiêm túc; đồng thời đợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hớng dẫn Hồ Thị Thanh Mai, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn trờng Đại học Vinh cùng gia đình và bạn bè đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Khoá luận này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng tôi rất mong đợc sự góp ý của tất cả những ai tham khảo công trình này. Vinh, tháng 5 năm 2005 Sinh viên: Lê Thị Thu Hà Mục lục Trang Mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài 4 2 2. Lịch sử vấn đề 6 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 9 4. Phơng pháp nghiên cứu 9 5. Nhiệm vụ và những đóng góp của khoá luận 10 6. Cấu trúc của khoá luận 10 Chơng 1: Một số vấn đề chung. 12 1.1. So sánh tu từ 12 1.1.1. Khái niệm. 12 1.1.2. Cấu trúc. 13 1.1.3. Hình thức của so sánh . 14 1.1.4. So sánh tu từ trong các phong cách tiếng Việt. 15 1.2. Quan niêm nghệ thuật về tiếng cời và cuộc đời của Nguyễn Công Hoan . 16 1.2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật 16 1.2.2. Những vấn đề lí luận về tiếng cời . 17 1.2.3. Quan niệm nghệ thuật về tiếng cời của Nguyễn Công Hoan . 20 1.2.4. Cuộc đời từ góc nhìn hài hớc. 23 Chơng 2: Nghệ thuật tạo tiếng cời trong so sánh tu từ của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan . 28 2.1. Cấu trúc của so sánh tu từ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan . 28 2.2. Nghệ thuật gây cời trong so sánh tu từ của Nguyễn Công Hoan . 32 Chơng 3 : Tiếng cời và các thang độ của tiếng cời qua so sánh tu từ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan . 51 3.1. Đối tợng của tiếng cời . 52 3.2. Các thang độ của tiếng cời . 57 3.2.1. Khôi hài, dí dỏm. 57 3.2.2. Châm biếm, mỉa mai. 59 3.2.3. Đả kích, lên án, tố cáo. 63 3.2.4. Xót thơng cho những con ngời nghèo khổ. 68 Kết luận. 73 Tài liệu tham khảo 75 3 so sánh tu từ với tiếng cời trong truyện ngắn nguyễn công hoan Mở đầu 2. Lí do chọn đề tài: 4 Nói tới văn học Việt Nam 1930 1945, không thể không nhắc đến Nguyễn Công Hoan một cây bút dồi dào sức sáng tạo. Nguyễn Công Hoan đợc xem là ng- ời đi đầu mở đờng cho dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ngay từ những tác phẩm đầu tiên, Nguyễn Công Hoan đã chinh phục đợc độc giả khắp nơi trong cả nớc và gây đợc sự chú ý của các nhà phê bình nghiên cứu đơng thời. Với tài năng và phong cách độc đáo, Nguyễn Công Hoan đã từng bớc khẳng định mình và giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong trong nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho tàng văn học nớc nhà một di sản khá đồ sộ. Ông sáng tác trên rất nhiều thể loại nh: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch song những tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắntruyện dài là có giá trị hơn cả. Với hơn hai trăm truyện ngắn và khoảng ba mơi truyện dài, nhà văn đã khẳng định đợc chỗ đứng của mình trong lòng độc giả. Tuy nhiên phải thấy rằng, Nguyễn Công Hoan ít thành côngtruyện dài dù so với các nhà văn cùng thời ông viết khá nhiều. Nói đến Nguyễn Công Hoan, trớc hết phải nói đến một trong những tác giả nổi tiếng nhất về truyện ngắn của nớc ta từ trớc đến nay. Ngời đọc nhớ tới Nguyễn Công Hoan bởi những sáng tác của ông rất giàu chất hiện thực, đậm ý nghĩa phê phán và còn bởi nghệ thuật viết truyện điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật trào phúng hấp dẫn, đặc sắc .Truyện ngắn trào phúng chính phần tinh tuý nhất làm nên g- ơng mặt độc đáo của nhà văn, A.Niculin nhà phê bình văn học Việt Nam ngời Xô Viết đã nhận xét : Chính trong loại truyện trào phúng đó, thiên tài xuất sắc của nhà văn đợc nảy nở hết sức mạnh mẽ [ ]. Nếu Nguyễn Công Hoan xứng đáng đợc coi là bậc thầy, một tài năng lớn thì có thể nói tài năng lớn của Nguyễn Công Hoan chủ yếu thể hiện ở thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan đã mở ra một thế giới nghệ thuật mới lạ, hấp dẫn. Ông nhạy bén tạo nên tiếng cời từ những phát hiện hết sức tinh vi ở những sự việc, hiện tợng tởng nh nhỏ nhặt, tủn mủn. Từ đó, bằng nghệ thuật trào phúng hấp dẫn, ông đã khái quát và liên hệ với những vấn đề đang diễn ra một cách nóng bỏng, gay gắt trong xã hội. Đối tợng trào phúng của Nguyễn Công Hoan cũng 5 rất phong phú: Từ bọn địa chủ quan lại, bọn ngời t sản, nhà giàu đến những ngời thuộc tầng lớp nhà nho lỗi thời và có khi những ngời dân lao động nghèo khổ cũng trở thành đối tợng để cời. ở mỗi đối tợng, tiếng cời lại có những tính chất, thang độ khác nhau thể hiện thái độ của tác giả. Tiếng cời có khi hài hớc dí dỏm, lúc lại giễu cợt, châm biếm hoặc đả kích sâu cay và không ít lần tiếng cời xót xa cay đắng cho những kiếp ngời khốn khổ, bị vùi dập phải bật lên Về mặt ngôn ngữ, Nguyễn Công Hoan có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Có mặt trên văn đàn từ khi văn xuôi quốc ngữ còn chập chững non trẻ, những tác phẩm văn học của ông là một bằng chứng điển hình sinh động cho sự trởng thành nhanh chóng kì diệu và ngày càng hoàn thiện của ngôn ngữ văn xuôi quốc ngữ. Đọc truyện của ông, ta thấy cách sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt. Chính nghệ thuật sử dụng ngôn từ là một trong những yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất làm nên thành công cho truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan. Trong tác phẩm của ông có cả một kho tàng thủ pháp tạo tiếng cời bằng ngôn ngữ nh : đa ngôn ngữ bình dân, suồng sã vào truyện; cách nói mập mờ , nớc đôi đa nghĩa; lối chơi chữ ;nghệ thuật so sánh ví von Chính bởi những lẽ đó truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan đã đợc đông đảo bạn đọc trong và ngoài nớc hào hứng đón nhận, yêu thích và ngỡng mộ. ở trong nớc, các tập truyện của ông đã đợc xuất bản rất nhiều lần. ở nớc ngoài, theo thống kê của nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh, ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã đợc chọn lọc, dịch và giới thiệu ra nhiều thứ tiếng nh : Anh, Pháp, Nga, Bungari, Hungari, Anbani, Cộng hoà dân chủ Đức, ấn Độ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Tiệp Khắc và cả quốc tế ngữ. Có thể khẳng định Nguyễn Công Hoan là một nhà văn đầy tài năng, giàu tâm huyết, một cây bút lực lỡng, dũng khí, lạ lùng (chữ của Tô Hoài ). Truyện ngắn trào phúng của ông là một đặc sảncủa nền văn học hiện thực Việt Nam, góp phần làm nên sự đa dạng ,đặc sắc cho văn học dân tộc . Chính vì vậy, Nguyễn Công Hoan đợc hầu hết các nhà nghiên cứu đánh giá là nhà văn bậc thầy, có biệt tài về trào phúng với nhiều tác phẩm đạt đến giá trị cổ điển. 6 Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiếng cời trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan ở mọi phơng diện : kết cấu cốt truyện, lời văn, ngôn ngữ, tính kịch Các công trình này tuy phần lớn đều khẳng định giá trị cao về nội dung và nghệ thuật của những truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan nhng vẫn có nhiều ý kiến cha thống nhất . Do vậy cần có một công trình đi sâu hơn vào nghiên cứu tiếng cời trong truyện ngắn của ông để đi đến một kết luận đầy đủ, toàn diện và chính xác nhất. Mặt khác, ở góc nhìn ngôn ngữ, lời văn, các nhà nghiên cứu đã nói tới các thủ pháp nghệ thuật, các biện pháp tu từ trong đó có so sánh, song lại cha xem nó là vấn đề trung tâm, cha đi sâu nghiên cứu một cách kĩ lỡng từng thủ pháp. Các ý kiến nêu ra còn chung chung, cha sâu sắc. Với đề tài này, chúng tôi sẽ tìm hiểu, nghiên cứu thủ pháp so sánh tu từ một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn và có hệ thống chặt chẽ, hoàn chỉnh . Chúng tôi sẽ xem so sánh tu từ là một đối tợng trung tâm, là cơ sở để khám phá tiếng cời . Đây là một đề tài rất mới mẻ, do vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đợc sự góp ý của tất cả những ai đã tham khảo khoá luận này. 2 lịch sử vấn đề. Tiếng cời trào phúng Nguyễn Công Hoan luôn gây đợc sự chú ý của d luận trong và ngoài nớc. Ngời đọc tìm đến truyện của ông để đợc chia sẻ, đợc thoả mãn nhu cầu khám phá hiện thực xã hội qua ngôn ngữ, đợc thởng thức những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Các nhà nghiên cứu cũng quan tâm tới văn của ông để tìm hiểu phong cách, tài năng của một nhà văn hiện thực, một bậc thầy về truyện ngắn . Sau tập Kép T Bền (1935) cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đợc công bố rộng rãi. Mỗi công trình là một cách đánh giá, nhìn nhận từ các phơng diện khác nhau nh: - Kĩ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ( Lê Thị Đức Hạnh ). - Chất hài trong câu văn của Nguyễn Công Hoan ( Nguyễn Thanh Tú). - Chất trí tuệ của tiếng cời và óc châm chọc tinh quái của Nguyễn Công Hoan ( Trần Văn Hiếu). - Chất kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ( Nguyễn Văn Đẩu). 7 - Thi pháp truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan ( Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Tú). Còn rất nhiều công trình nghiên cứu mà chúng tôi không thể kể ra hết ở đây. Điều đó cho thấy tiếng cời trào phúng Nguyễn Công Hoan đã để lại nhiều ấn tợng mạnh mẽ cho độc giả nói chung. Bên cạnh những đánh giá ngợi khen tiếng cời Nguyễn Công Hoan thì vẫn có những ý kiến không tán đồng nó. Nhìn chung các ý kiến vẫn còn có sự cha thống nhất . Nhóm tác giả cuốn thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 cho rằng một số truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cái cời tầm thờng thô kệch ( thí dụ nhà văn dùng cứt làm một yếu tố để gây cời ), cời không đúng chỗ, cời những cái không đáng cời hoặc không nên cời đã làm hỏng nhiều tác phẩm của Nguyễn Công Hoan . Tác giả Trơng Chính trong cuốn Lợc thảo lịch sử văn học Việt Nam tập 3 nhận xét gay gắt : Trong các truyện ngắn của ông, có những truyện kể ra hết sức thơng tâm, chẳng hạn nh một thằng ăn cắp lăn vào ăn để đợc bữa no bụng đã quên rằng đang đợc bị một bữa no đòn. Một ngời nông dân vì trốn nợ phải nằm trong cũi chó rồi phải chui qua lỗ chó chui Thế mà ông cũng cời đợc và làm cho ngời khác cùng cời với mình bằng cách cờng điệu phóng đại là môn sở trờng của ông . Thật là quá quắt ! Trong một bài viết khác, tác giả cho rằng Hầu hết truyện nào ông cũng xen yếu tố hài hớc vào. Ông đặt nhân vật vào những cảnh ngộ buồn cời để rồi đi đến những kết thúc ngộ nghĩnh làm cho ngời ta không thể nhịn cời đợc. Ông lại dùng thoải mái những thủ thuật của truyện tiếu lâm không sợ phóng đại, không tránh cái tục, khi cần thì thoá mạ không tiếc lời. Cũng nh truyện tiếu lâm, ông thích nói truyện quan hệ nam nữ, vì truyện quan hệ nam nữ cũng dễ gây cời. Mục đích của ông là đánh ngã kẻ thù và gây tiếng cời, cách nào cũng tốt cả. Thành thử truyện nào ông cũng xây dựng thành hài kịch . Tác giả Vũ Ngọc Khánh trong Thơ văn trào phúng Việt Nam nhận xét : Thủ pháp quen thuộc và độc đáo của Nguyễn Công Hoan là hay làm cho bộ mặt đối tợng trở nên méo mó hơn, lố bịch hơn để bản chất ti tiện của nó đợc nổi rõ hơn. Tuy 8 vậy, nụ cời phũ phàng này nhiều lúc cũng rơi vào những đối tợng không đáng châm biếm, hoặc rơi vào chủ nghĩa tự nhiên ngoài ý muốn của tác giả. Nhà nghiên cứu và phê bình văn học Phong Lê đã nhận định về tiếng cời Nguyễn Công Hoan là một thứ vũ khí. Ông đứng lên trên tất cả mà cời. Cời với mọi cung bậc: hả hê, khoái chá, chua chát, chế giễu, khinh bỉ, đau xót, căm giận Có cái cời ra nớc mắt của một tấm lòng u ái, nhân hậu nhng lại có cái cời để mà cời của một ngời vô tính hoặc vô tâm thậm chí có khi lạc điệu. Cho nên cần thấy nét đặc sắc trong cái cời của Nguyễn Công Hoan, nhng cũng phải thấy không phải cái cời nào của ông cũng đúng chỗ và có ý nghĩa. Vũ Ngọc Phan khẳng định : Cái cời của Nguyễn Công Hoan là cái cời sặc sụa, cái cời hả hê của ngời sung sớng và ngoài cuộc . Tác giả Lê Thị Đức Hạnh ngời dành nhiều tâm huyết và công bố nhiều công trình nhất về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã đánh giá: Tiếng cời của Nguyễn Công Hoan vừa phong phú, đa dạng vừa có một bản sắc riêng, khó lẫn với tiếng cời của một nhà văn nhà thơ nào khác Tiếng cời của ông có nhiều nhịp độ, cung bậc, lúc thì cời phá lên giòn giã, vui đùa thoải mái, lúc lại châm biếm sâu cay, phũ phàng Trong điều kiện có thể, ông đã nhiều lần sử dụng cái cời phũ phàng, phẫn nộ nh những lời lên án đanh thép và ngay cả khi sử dụng những hình thức bóng gió, ngụ ngôn ông cũng trêu cợt, chỉ trích kẻ địch nhiều đòn khá đau. Nhng dù sao, ông cũng là một nhà giáo, nên vẫn giữ t thế nghiêm trang, nửa kín nửa hở, và dù muốn cũng không dám và không thể đi quá nụ cời tinh nghịch hoặc trào lộng Cái cời của Nguyễn Công Hoan đã phần lớn trở thành vũ khí của cái thiện, thành sức mạnh tấn công cái cũ lui về quá khứ. Và dĩ nhiên từ đó cái tích cực thêm điều kiện nảy nở, chứ không phải nh có ngời đã nhận định về tiếng cời của ông : làm dịu mát nỗi chua xót, đánh tan mất nỗi lòng căm phẫn (trích Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ). Nh vậy đã có rất nhiều ý kiến đánh giá về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nói chung và tiếng cời trào phúng nói riêng. Trong các ý kiến này phần lớn là đánh giá cao sáng tạo của ông nhng cũng còn có nhiều ý kiến cha thống nhất . 9 Một điểm nữa cần chú ý là các công trình nghiên cứu từ trớc đến nay về truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan tuy đã đề cập rất nhiều tới giá trị nội dung và nghệ thuật của những sáng tác của ông nhng cha thể nói là đầy đủ, triệt để đợc. Đặc biệt, khi nghiên cứu truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan ở góc độ ngôn ngữ thì mặc dù các nhà nghiên cứu nói tới các thủ pháp ngôn ngữ gây cời nh: ngôn ngữ bình dân suồng sã, chơi chữ, nghịch nghĩa, cách nói mập mờ, đa nghĩa, so sánh ví von song các công trình trớc đây chỉ mới tìm hiểu một cách khái quát, chung chung tất cả các thủ pháp nghệ thuật kể trên mà cha có công trình nào đi sâu khai thác một cách kĩ lỡng từng thủ pháp một . Những nhận thức trên đây đã thúc đẩy chúng tôi muốn đi vào nghiên cứu một cách chặt chẽ, sâu sắc từng thủ pháp. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian, khả năng còn hạn chế và phạm vi của khoá luận nên chúng tôi chỉ đi sâu vào một thủ pháp, đó là nghệ thuật so sánh tu từ. Hi vọng sau này sẽ có nhiều điều kiện để chúng tôi đợc tiếp tục đi tiếp những vấn đề còn lại . 3. phạm vi nghiên cứu của đề tài . Thực hiện khoá luận này, chúng tôi đi vào nghiên cứu tiếng cời và các trờng hợp so sánhtiếng cời của Nguyễn Công Hoan trong các truyện ngắn trớc và sau cách mạng: 1. Nguyễn Công Hoan . Truyện ngắn chọn lọc T1. NXB Hội nhà văn .2002 . 2. Nguyễn Công Hoan . Truyện ngắn chọn lọc T2. NXB Hội nhà văn .2002 . 4. phơng pháp nghiên cứu. ở khoá luận này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phơng pháp sau đây: - Phơng pháp thống kê phân tích để phân loại tài liệu theo từng đặc trng cụ thể . - Phơng pháp vận dụng những tri thức ngôn ngữ học về phong cách học: từ vựng, cú pháp. Đây là phơng pháp chủ yếu đợc sử dụng để nghiên cứu. Trong khoá luận này chúng tôi luôn ý thức kết hợp chặt chẽ các tri thức về các lĩnh vực lí luận văn học , văn học sử, ngôn ngữ để làm nổi bật vấn đề . 5. nhiệm vụ và những đóng góp mới của khoá luận . 5.1. Nhiệm vụ . 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan