1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương thức so sánh tu từ trong ca dao tình yêu

88 2,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 443 KB

Nội dung

Khúa lun tt nghip trờng Đại học Vinh Khoa ngữ Văn ------ ------ phơng thức so sánh tu từ trong ca dao tình yêu Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Ngôn ngữ Giáo viên hớng dẫn: T.S. Hoàng Trọng Canh Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Hạnh Vinh, tháng 5/2006 ------------ ng Th Hnh 1 Khóa luận tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Em xem việc được thực hiện luận văn này là dịp quan trọng để tập dượt và mang tính định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo của bản thân. Vì thời gian eo hẹp, hơn nữa khả năng lại có hạn, cho nên việc nghiên cứu khoa học chắc chắn còn có những thiếu sót. Do đó em mong được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo để nếu có dịp trở lại em sẽ làm tốt công việc của mình hơn. Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, em còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Hoàng Trọng Canh . Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn, thầy giáo phản biện và xin gửi đến các thầy cô giáo trong tổ bộ môn ngôn ngữ cũng như trong khoa và các bạn lời cảm ơn chân thành nhất. SV: Đặng Thị Hạnh Đặng Thị Hạnh 2 Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU TRANG 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Đối tượng, mục đích nghiên cứu 5 3. Lịch sử vấn đề 6 4. Phương pháp nghiên cứu 8 CHƯƠNG I MỘT SỐ GIỚI THUYẾT CHUNG I . Ca dao người Việt 9 1. Khái niệm về ca dao 9 2. Ca dao tình yêu 10 3. Phân biệt ca dao với tục ngữ 12 II. Phương thức so sánh 14 1. Khái niệm so sánh tu từ 14 2. Phân biệt so sánh tu từ và ẩn dụ tu từ 15 3. Phân biệt so sánh tu từso sánh lôgíc 16 4. So sánh trong ca dao của người Việt 17 CHƯƠNG II Đặng Thị Hạnh 3 Khóa luận tốt nghiệp PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TU TỪ TRONG CA DAO TÌNH YÊU I. Kết quả thống kê 19 II. Các kiểu so sánh trong ca dao tình yêu 20 1. Kiểu cấu trúc so sánh [A như B] 20 2. Kiểu cấu trúc so sánh [A là B] 29 3. Kiểu cấu trúc so sánh [A (hóa) thành B] 34 4. Kiểu cấu trúc so sánh [A hơn / thua B] 36 5. Kiểu cấu trúc so sánh [A khác gì B] 36 6. Kiểu cấu trúc so sánh [A bao nhiêu / B bấy nhiêu] 37 7. Kiếu cấu trúc so sánh [A/B] 38 III. Cấu trúc so sánh tu từ trong ca dao tình yêu 38 1. So sánh trong ca dao tình yêu đươc triển khai một cách đa dạng 38 2. Cái so sánh - vật mẫu ví là những cái cụ thể để thể hiện cái đươc 44 so sánh là những cái trừu tượng 3. Quan hệ giữa cái so sánh và cái được so sánh 45 CHƯƠNG III GIÁ TRỊ CỦA PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TU TỪ TRONG CA DAO TÌNH YÊU I. Giá trị nhận thức 47 1. Nhận thức về con người 47 2. Nhận thức về tình yêu 57 II. Giá trị biểu cảm 68 III. Giá trị thẩm mĩ 68 1. Thế giới vật thể nhân tạo 68 2. Thế giới động vật 72 Đặng Thị Hạnh 4 Khóa luận tốt nghiệp 3. Thế giới thực vật 73 4. Thế giới tự nhiên 76 5. Hình ảnh con người 77 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Ca dao là thơ ca dân gian truyền miệng, từ xưa đến nay luôn tác động mạnh mẽ đến nhận thứctình cảm thẩm mĩ đối với người đọc, người nghe. Sức mạnh ấy không chỉ nhờ sự biểu hiện cô đọng, súc tích, giàu hình tượng nhưng bình dị và biểu cảm như ngôn ngữ thơ mà còn ở những ẩn số kỳ diệu của ngôn ngữ ca dao. Trong mỗi câu ca dao, đặc biệt là ca dao tình yêu, qua nhân vật trữ tình, chúng ta đều có thể rung động trước những điều mới mẻ sâu kín trong tâm trạng, tâm hồn của nhân dân lao động. Tiếp xúc với ca dao tình yêu, hiểu ca dao tình yêu, mỗi chúng ta đều có thể tìm thấy một phần của mình trong những lời ca như thế. Tuy nhiên, ca dao tình yêu cũng là một hiện tượng đầy phức tạp (cả nội dung lẫn nghệ thuật). Để hiểu được ca dao một cách sâu sắc không phải là dễ, bởi nội dung phản ánh mà ca dao tình yêu chuyển tải không đơn giản một chút nào, nó rất phong phú và đa dạng, là sản phẩm được gọt giũa qua thời gian. Tìm hiểu ca dao nói chung, phương thức so sánh tu từ trong ca dao tình yêu nói riêng luôn luôn là vấn đề không cũ, là dịp hiểu sâu hơn nội dung và nghệ thuật, hiệu quả thẫm mỹ của ca dao tình yêu nói riêng và ca dao người Việt nói chung. Đặng Thị Hạnh 5 Khóa luận tốt nghiệp 2. So sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật vô cùng quan trọng và có hiệu quả, trở thành thói quen ngữ văn của người Việt, giúp tác giả dân gian xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp, vừa có giá trị nhận thức, vừa có giá trị biểu cảm và thẩm mỹ cao. Khảo sát phương thức so sánh trong ca dao tình yêu góp phần nhận diện, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của phương thức so sánh mà tác giả dân gian sử dụng. Đề tài này góp phần làm rõ: Nghệ thật so sánh chính là một công cụ giúp người đọc nhận thức, hiểu biết và khám phá được thế giới tình yêu phong phú của con người. 3. Lâu nay, ca dao nói chung, ca dao tình yêu nói riêng đã được nghiên cứu nhiều từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dường như ở bài viết nào, khi đề cập đến phương thức thể hiện của ca dao trong đó có ca dao tình yêu, các tác giả cũng đề cập ít nhiều đến phương thức so sánh tu từ. Nhưng với tính chất là một đối tượng khảo sát độc lập thì vấn đề: Phương thức so sánh tu từ trong ca dao tình yêu vẫn còn là vấn đề chưa được khảo sát, nghiên cứu toàn bộ hệ thống. 4. Trong chương trình Văn - Tiếng Việt ở trường phổ thông, ca dao được đưa vào dạy học với một khối lượng không nhỏ, trong đó có nhiều bài ca dao tình yêu. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu các phương thức so sánh tu từ và giá trị của nó trong ca dao là việc làm bổ ích, thiết thực không chỉ ở phương diện lý thuyết mà cả trong thực tế giảng dạy Văn và Tiếng Việt. II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng: Với những công trình sưu tập nghiên cứu về ca dao đã được công bố, có thể khẳng định rằng, ca dao Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Trong khóa luận này, đối tượng mà chúng tôi khảo sát là các phương thức so sánh tu từ được sử dụng trong ca dao tình yêu. Những bài ca dao mà đề tài khảo sát đã được sưu tập, in trong cuốn “ Kho tàng ca dao người Việt” (do Nguyễn Xuân Kính – Phan Đặng Thị Hạnh 6 Khóa luận tốt nghiệp Đăng Nhật (chủ biên) cùng Phan Đăng Tài - Nguyễn Thúy Loan – Đặng Diệu Trang biên soạn, NXB Văn hóa thông tin, HN, 1995 ). 2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua đề tài này, luận văn hướng tới các mục đích sau: - Thống kê các phương thức so sánh tu từ được sử dụng trong ca dao tình yêu của người Việt. - Miêu tả, phân loại các kiểu so sánh đã thống kê được. - Phân tích cấu trúc của so sánh tu từ trong ca dao nhìn từ góc độ hoạt động hành chức. - Chỉ ra giá trị của phương thức so sánh trong ca dao tình yêu người Việt. III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ca dao, trong đó phải kể đến ba công trình nghiên cứu có quy mô lớn. Đó là “Thi pháp ca dao”, của Nguyễn Xuân Kính, (Viện văn hóa dân gian, NXB Khoa học xã hội, HN,1992), “Bình giảng ca dao” của Hoàng Tiến Tựu (NXB Giáo dục, HN,1992) và “Các thể loại trữ tình dân gian” của Lê Chí Quế (Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, HN,1990). Trong các công trình trên, liên quan trực tiếp đến ca dao tình yêu đáng chú ý là công trình nghiên cứu của PTS Nguyễn Xuân Kính, ngoài ra không thể không nhắc đến công trình “Bình giảng ca dao” của PGS Hoàng Tiến Tựu. Ở “Bình giảng ca dao”, PGS Hoàng Tiến Tựu đã khảo sát từng bài ca dao trữ tình cụ thể, trong đó có một bộ phận là ca dao tình yêu. Theo PGS Hoàng Tiến Tựu, bộ phận lớn nhất, hay nhất, tiêu biểu nhất của ca dao truyền thống là ca dao đối đáp nam nữ. Tác giả nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng, sự sôi nổi, tình tứ… mang màu sắc mới lạ của bộ phận ca dao đối đáp này. Đặng Thị Hạnh 7 Khóa luận tốt nghiệp Trong “Thi pháp ca dao”, Nguyễn Xuân Kính đã khảo sát tổng thể những đặc trưng thi pháp của ca dao như vấn đề thời gian, không gian nghệ thuật, vấn đề dị bản, vấn đề ngôn ngữ…. Ngoài những công trình nghiên cứu trên, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ca dao trữ tình nói chung và các tiểu loại nói riêng, trong đó có ca dao tình yêu nam nữ. Với “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” [17,247] trong phần “Tình yêu nam nữ”, ông Vũ Ngọc Phan đã giới thiệu khá chung về tình yêu của các nam thanh nữ xưa qua các làn điệu dân ca. Chẳng hạn ông khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của tình yêu, tiền đề của hạnh phúc gia đình, xác định nguồn gốc nảy sinh tình yêu trai gái, khẳng định tính chất đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa nhân đạo biểu lộ trong lời ca tiếng hát về tình yêu, nhất là khi tình yêu bị ngăn cấm. Bài viết của Trần Quang Nhật [16,38] đã đề cập đến vấn đề tình yêu trong ca dao, đó là những câu ca dao đẹp nhất. Tác giả viết: “ Nói chung tình yêu trong ca dao Việt Nam là tình yêu lành mạnh, chúng ta phân biệt được cái lành mạnh với cái xấu xa, cái chân chính với cái giả dối trong cuộc sống”. Tác giả còn khẳng định: “ Ca dao tình yêu là giáo dục tưởng, tình cảm cho học sinh, quan hệ chặt chẽ giữa hạnh phúc lứa đôi với lao động sản xuất và đấu tranh xã hội, từ đó mà biết quý trọng nhân dân lao động hơn”. Đặng Văn Lung nghiên cứu về một khía cạnh nghệ thuật biểu hiện của ca dao trữ tình, trong bài “Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình” tác giả chỉ rõ sự trùng lặp về hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ được sử dụng trong các bài ca dao, xem đây là những đặc điểm của thi pháp [14,66,67]. Ngoài ra, còn có một số công trình khác của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo và của các sinh viên cũng ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề mà đề tài đặt ra tại ĐH Vinh, có thể kể đến các luận văn: Đặng Thị Hạnh 8 Khóa luận tốt nghiệp -“Yếu tố thời gian trong ca dao tình yêu đôi lứa”. (Hồ Thị Bảy, ĐHSPV, 1998). -“Một số phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong ca dao tình yêu đôi lứa xứ Nghệ”. (Nguyễn Văn Liên, ĐHSPV, 1999). -“Đặc điểm ngôn ngữ phần mở đầu trong ca dao trữ tình Việt Nam”. (Võ Hữu Vân, ĐHSPV, 2002). Qua các công trình nghiên cứu điểm trên, chúng ta thấy rằng, nghiên cứu ca dao ở góc độ ngôn ngữ không phải là một vấn đề mới. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu phương thức so sánh trong ca dao tình yêu đang còn rất nhiều khoảng trống cho những ai muốn quan tâm. Và chính gợi ý của những tác giả đi trước là định hướng cho chúng tôi đi vào nghiên cứu “ Phương thức so sánh trong ca dao tình yêu ”. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp miêu tả. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. Tùy theo nội dung và mục đích của từng phần mà chúng tôi dùng tách biệt hoặc đồng thời các phương pháp đã nêu trên. Đặng Thị Hạnh 9 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG I MỘT SỐ GIỚI THUYẾT CHUNG I. CA DAO NGƯỜI VIỆT 1. Khái niệm về ca dao Từ trước đến nay, khái niệm về ca dao được rất nhiều nhà nghiên cứu bàn đến trong nhiều công trình, bài viết khoa học nhưng cho đến nay vẫn chưa có được sự thống nhất trong quan niệm. Thời trước, ca dao còn được gọi là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại. Nhưng dần dần tên gọi phong dao ít được sử dụng, nhường chỗ cho từ ca dao. Đặng Thị Hạnh 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An, Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu, Tạp chí văn học số 6,1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu
2. Võ Bình – Lê Anh Hiền – Cù Đình Tú, Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, H, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Phan Mậu Cảnh, Ngôn ngữ học văn bản, ĐH Vinh, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học văn bản
4. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Cao Huy Đỉnh, Lối đối đáp trong ca dao trữ tình, Tạp chí văn học số 9, 1966 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lối đối đáp trong ca dao trữ tình
6. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ vănhọc
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Nguyễn Thị Hiền, Các biện pháp tu từ và đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên, ĐHSP Vinh, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp tu từ và đối lập tương phản trong thơChế Lan Viên
8. Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, NXB đạI học quốc gia Hà NộI, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp ca dao
Nhà XB: NXB đạI học quốc gia Hà NộI
9. Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật – Phan Đăng Tài - Nguyễn Thúy Loan - Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, NXB văn hóa thông tin, HN, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng ca dao người Việt
Nhà XB: NXB vănhóa thông tin
10. Đinh Trọng Lạc, Vấn đề xác định và mô tả các phương tiện tu từ, biện pháp tu từ, Tạp chí ngôn ngữ, 4. 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xác định và mô tả các phương tiện tu từ,biện pháp tu từ
11. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, H, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáodục
12. Nguyễn Thị Liên, Một số phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong ca dao tình yêu đôi lứa xứ Nghệ, ĐHSP Vinh, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong cadao tình yêu đôi lứa xứ Nghệ
13. Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục,2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
14. Đặng Văn Lung, Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình, Tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình
15. Trần Thị Mai, Ca dao tình yêu và tình cảnh con người Bình - Trị - Thiên. Về văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất và hội nghị văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, Trường ĐHSPV, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao tình yêu và tình cảnh con người Bình - Trị - Thiên. " Về văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất và hội nghị văn hóa dân gia"n" Nghệ Tĩnh
16. Trần Quang Nhật, Mấy ý kiến về giảng dạy ca dao tình yêu trong chương trình lớp 8 phổ thông,Tạp chí văn học số 3, 1969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy ý kiến về giảng dạy ca dao tình yêu trong chương trình lớp 8 phổ thông
17. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB khoa học xã hội, HN, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
18. Hoàng Tuệ, Tuyển tập ngôn ngữ học, NXB ĐH Quốc Gia TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB ĐH Quốc Gia TP HCM
19. Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình giảng ca dao
Nhà XB: NXB Giáo dục

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Số lần dựng cỏc nhúm và cỏc kiểu trong mỗi nhúm của                         kiểu cấu trỳc so sỏnh [A như B] - Phương thức so sánh tu từ trong ca dao tình yêu
Bảng 2 Số lần dựng cỏc nhúm và cỏc kiểu trong mỗi nhúm của kiểu cấu trỳc so sỏnh [A như B] (Trang 23)
Bảng 2:  Số lần dùng các nhóm và các kiểu trong mỗi nhóm của - Phương thức so sánh tu từ trong ca dao tình yêu
Bảng 2 Số lần dùng các nhóm và các kiểu trong mỗi nhóm của (Trang 23)
Qua bảng 3 về số lần dựng biện phỏp so sỏnh tu từ kiểu cấu trỳc [A là B] ở mỗi nhúm và cỏc kiểu trong mỗi nhúm, chỳng tụi nhận xột: - Phương thức so sánh tu từ trong ca dao tình yêu
ua bảng 3 về số lần dựng biện phỏp so sỏnh tu từ kiểu cấu trỳc [A là B] ở mỗi nhúm và cỏc kiểu trong mỗi nhúm, chỳng tụi nhận xột: (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w