1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng

117 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ======***====== LÊ THỊ MINH TÂM TỪ NGỮBIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC số : 602201 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS HOÀNG TRỌNG CANH Vinh, 2010 === MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ là đơn vị cơ bản cấu tạo nên các đơn vị dùng giao tiếp trong các loại phong cách chức năng khác nhau. Khi đi vào tìm hiểu một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, đơn vị đầu tiên để ta tri nhận nó là từ ngữ. Trong lao động nghệ thuật mỗi nhà văn có cách tích luỹ ngôn từ và tiến hành sáng tác không giống nhau. Việc sử dụng từ ngữ trong sáng tác của nhà văn vừa là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên thành công cho tác phẩm vừa là yếu tố bộc lộ phong cách sáng tác riêng của nhà văn. Vì vậy hướng nghiên cứu tác phẩm văn học từ phương diện từ ngữ là một hướng đi quan trọng, cần thiết. 1.2. Ma Văn Kháng là một nhà văn có sức sáng tạo dẻo dai và bền bỉ, gần 50 năm trụ vững với nghề cầm bút ông đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hàng chục cuốn tiểu thuyết, trên 200 truyện ngắn, và mới đây là một cuốn hồi kí gây được nhiều tiếng vang - Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương. Trong đó, truyện ngắn của ông là bức tranh toàn cảnh về cuộc đời với nhiều tầng mảng khác nhau của hiện thực. Có thể khẳng định sau những cuốn tiểu thuyết để lại nhiều dấu ấn như Mùa lá rụng trong vườn hay Đám cưới không giấy giá thú thì truyện ngắn Ma Văn Kháng thực sự là một thương hiệu gây được nhiều chú ý, nó thể hiện sự đều tay hơn cả trong sáng tác của nhà văn. Cho nên nghiên cứu ngôn ngữ truyện ngắn của ông là góp phần nghiên cứu phong cách tác giả Ma Văn Kháng. 1.3. Nghiên cứu về truyện ngắn Ma Văn Kháng là một đề tài thú vị, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở những bài nghiên cứu rời rạc chưa thành hệ thống và hầu hết là từ phương diện văn học, còn địa hạt ngôn ngữ chưa thực sự được chú ý. Gần đây đã có một số đề tài tìm hiểu về ngôn 2 ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng nhưng là ở bình diện dụng học. Tìm hiểu truyện ngắn Ma Văn Kháng dưới góc độ ngôn ngữ nói chung và trên phương diện từ ngữ nói riêng là một việc làm cần thiết. Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Từ ngữbiện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng với hi vọng góp thêm một cái nhìn khái quát và toàn diện hơn đối với những đóng góp đặc sắc của ông về ngôn ngữ truyện ngắn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng bắt đầu từ trước 1975, với các truyện ngắn trong các tập Xa phủ, Người con trai họ Hạng, Bài ca trăng sáng, Mùa mận hậu,…Đây là những tác phẩm viết về những năm tháng “ba cùng” với đồng bào dân tộc miền núi. Nhưng như chính tác giả tâm sự: “Hơn hai mươi năm, khoảng thời gian viết Xa phủ chỉ là thải loại, không cần kể, non nớt, ấu trĩ, ngây ngô, nhầm lẫn, kém cỏi, có thể nói tất cả đều là những nguyên nhân của những thứ phẩm đó”. Năm 1976, Ma Văn Kháng từ Lào Cai chuyển về Hà Nội và phải đến năm 1982 tiểu thuyết miền xuôi đầu tiên là Mưa mùa hạ ra đời thì tên tuổi Ma Văn Kháng mới bắt đầu được khẳng định. Tác phẩm đã gây ra ít nhiều tranh cãi, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Từ đây xuất hiện nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng dưới nhiều góc độ. 2.2. Nghiên cứu Ma Văn Kháng từ góc độ lý luận phê bình văn học Ngày 29/1/1993, Viện văn học và Nhà xuất bản Lao động tổ chức một cuộc thảo luận về Mưa mùa hạ với sự tham gia trao đổi, nhận xét của nhiều nhà văn, nhà phê bình. Một số bài viết tiêu biểu như: - Thiếu Mai Chỗ mạnh và chỗ yếu trong Mưa mùa hạ (Văn nghệ 1983, số 15). - Đặng Trần Xuyên Một cách nhìn cuộc sống hiện nay (Văn nghệ 1983, số 15). - Trần Cương Điểm sáng mưa mùa hạ (Tạp chí văn học 1982, số 05). 3 Năm 1985 Mùa lá rụng trong vườn xuất hiện. Tiểu thuyết này được độc giả bàn luận sôi nổi. Những nhân vật như chị Lý, chị Phượng, ông Đông được bạn đọc công nhận là có trong đời sống tác phẩm và trong cuộc đời. Một nữ độc giả ở Hà Nội viết: “Tuy đang mệt tôi đã thức đến hai giờ sáng để đọc cho đến cuối truyện. Sau đó tôi lại đọc lại từng đoạn để được cảm thụ và hiểu sâu hơn. Càng đọc càng hay, Những nhân vật phụ nữ vô cùng hấp dẫn. sao anh hiểu tâm lý phụ nữ đến thế…”. Mùa lá rụng trong vườn một thời là đề tài để các nhà phê bình thường xuyên khai thác. Có những bài viết tiêu biểu về tác phẩm này như: - Trần Cương: Mùa lá rụng trong vườn - Một đóng góp mới của Ma Văn Kháng (Nhân dân, 1985). - Hoàng Sơn: Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn (Tiền phong, số 46). - Trần Bảo Hưng: Mùa lá rụng trong vườn và những vấn đề của cuộc sống gia đình hôm nay (Phụ nữ Việt Nam, 1986). - Nguyễn Văn Lưu: Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn (Văn Nghệ, 1986, số 06). - Lê Thành Nghị: Mấy ý nghĩa về Mùa lá rụng trong vườn (Văn nghệ quân đội, 1986, số 06). Các tác giả tập trung khai thác những vấn đề như đề tài gia đình, số phận con người, cuộc sống hiện đại và đạo lý cần vươn đến…tác phẩm cũng đã thu hút những người làm phim, tiểu thuyết được chuyển sang kịch truyền hình. Giải thưởng loại B của hội nhà văn Việt Nam là phần thưởng quý báu dành cho Ma Văn Kháng với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn. Đến năm 1986 tác giả cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết Đám cưới không giấy giá thú và Côi cút giữa cảnh đời. Đám cưới không giấy giá thú ra đời tạo ra một cuộc tranh luận khá dài trên báo chí và trên bàn hội thảo. 4 Ngày 11/1/1990 tuần báo văn nghệ tổ chức một cuộc hội thảo về cuốn sách này với sự tham gia của các nhà phê bình: Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Huy Phương, Nguyễn Kiên… Các báo, tạp chí: Lao động, Văn nghệ, Người giáo viên nhân dân, Tiền phong, Hà Nội mới, Văn nghệ quân đội… đều đăng bài giới thiệu về cuốn sách. Năm 1996, tuyển chọn các truyện ngắn trong khoảng thời gian từ 1980 - 1992, Ma Văn Kháng cho in Truyện ngắn Ma Văn Kháng gồm 26 tác phẩm tiêu biểu. Truyện ngắn là thể loại đánh dấu sự đóng góp quan trọng của Ma Văn Kháng cho nền văn học Việt Nam sau 1975. Tác giả tâm sự: “Tôi rất mê truyện ngắn, tôi hết lòng với nó, tôi cặm cụi với nó, tôi yêu âm điệu trữ tình và độ sâu thẳm của nó. Có lẽ tôi đã có được chút duyên riêng ở thể loại tự sự cỡ nhỏ này”. Những phần thưởng quý giá ông đã gặt hái được ở thể loại truyện ngắn như: Tặng thưởng hội đồng văn xuôi hội nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ; giải thưởng cây bút vàng trong cuộc thi truyện ngắn 1998. Tuyển tập Truyện ngắn Ma Văn Kháng ra đời đã xuất hiện một số bài phê bình, nghiên cứu về tập truyện này. Tiêu biểu là bài viết của PGS. TS Lã Nguyên: Khi nhà văn đào bởi bản thể ở chiều sâu tâm hồn, năm 1999, in ở trang đầu tiên của tuyển tập truyện này. Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề khái quát về đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng như nội dung đề tài, kết cấu, một số đóng góp về thể loại như: đưa truyện ngắn xích lại gần tiểu thuyết, tính công khai bộc lộ chủ đề cố ý tô đậm chân dung tính cách nhân vật… Bài viết có tác dụng rất lớn, góp phần định hướng gợi mở nhiều vấn đề cho độc giả suy ngẫm, tìm hiểu. Tuy nhiên đây chỉ là bài viết có tính chất giới thiệu chung. 2.3. Nghiên cứu Ma Văn Kháng từ góc độ ngôn ngữ học Những bài nghiên cứu trên hầu hết mới chỉ xem xét truyện ngắn Ma Văn Kháng dưới góc độ lý luận phê bình văn học chứ chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tác phẩm của ông ở bình diện ngôn ngữ học. Gần đây cũng 5 đã có một số công trình nghiên cứu về truyện ngắn Ma Văn Kháng dưới góc độ ngôn ngữ như: - Ngô Trí Cương: Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng (Luận văn thạc sĩ, ĐhV, 2004). - Nguyễn Thị Quý Lân: Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng (Luận văn thạc sĩ, ĐhV, 2005). - Hoàng Thị Hồng Vân: Khảo sát hành vi chê và hồi đáp chê trong tác phẩm của Ma Văn Kháng (Luận văn thạc sĩ, ĐhV, 2008). Những công trình này đều xem xét truyện ngắn Ma Văn Kháng trên bình diện dụng học, đây là một hướng đi mới mẻ. Tuy nhiên việc nghiên cứu ngôn ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng trong phạm vi dụng học chưa bao quát hết được các đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Vì vậy, với luận văn này chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn về ngôn ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng từ phương diện đầu tiên của nó là từ ngữ. Như vậy, đề tài Từ ngừbiện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là công trình độc lập đầu tiên nghiên cứu về truyện ngắn Ma Văn Kháng từ góc độ từ ngữ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ma Văn Kháng có một số lượng tác phẩm đồ sộ với hơn 200 truyện ngắn, nhưng trong phạm vi đề tài này chúng tôi không có điều kiện khảo sát toàn bộ truyện ngắn của ông chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu một số đặc điểm từ ngữ nổi bật qua 35 truyện ngắn tiêu biểu trong gần hết chặng đường sáng tác của ông từ sau 1975 cho đến nay được in trong tập: Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng do Nhà xuất bản Hội nhà Văn tuyển chọn và giới thiệu năm 2008. Đó là những truyện: 1. Vệ sĩ của quan châu 2. Móng vuốt thời gian 6 3. Giàng Tả, kẻ lang thang 4. Người thợ bạc ở phố cũ 5. Trung du chiều mưa buồn 6. Trái chín mùa thu 7. Ngẫu sự 8. Heo may gió lộng 9. Bồ nông ở biển 10. Trăng soi sân nhỏ 11. Thanh minh trời trong sáng 12. Những người đàn bà 13. Anh thợ chữa khoá 14. Chọn chồng 15. Hoa gạo đỏ 16. Miền an lạc vĩnh hằng 17. Nhiên, nghệ sĩ múa 18. Seo Ly, Kẻ khuấy động tình trường 19. Nợ đời 20. Một chiều giông gió 21. Suối mơ 22. Thầy Khiển 23. Cái Bống 24. Một mối tình si 25. Con nhà làm bún 26. Cây bồ kết lá vàng 27. Đất màu 28. San Cha Chải 29. Dao sắc nhờ cán 7 30. Cuộc đấu của gà chọi 31. Chim di trú vừa bay vừa ngủ 32. Bệnh nhân tâm thần 33. Lũ tiểu mãn ngập bờ 34. Lênh đênh sông nước miền Tây 35. Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có hai nhiệm vụ chính: - Chỉ ra các lớp từ ngữ có giá trị biểu đạt cao và một số biện pháp tu từ nổi bật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thể hiện sự lựa chọn của tác giả. - Phân tích, miêu tả đặc điểm các lớp từ ngữbiện pháp tu từ nổi bật qua cách dùng của tác giả và hiệu quả của cách dùng đó. 5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi sử dụng đồng thời nhiều phương pháp và thủ pháp trong đó có một số phương pháp chính sau: 5.1. Thủ pháp thống kê Các ngữ liệu cần thiết theo yêu cầu cụ thể của từng chương, từng mục trong luận văn sẽ được tập hợp bằng sự khảo sát kĩ lưỡng và thống kê đầy đủ. Đó là cơ sở để làm rõ các vấn đề trọng tâm. 5.2. Phương pháp phân tích miêu tả Trên cơ sở kết quả thống kê, chúng tôi lựa chọn phương pháp phân tích miêu tả dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm đã nêu, từ đó rút ra kết luận nhất định. 5.3. phương pháp so sánh Chúng tôi vận dụng phương pháp này để tiến hành so sánh về ngữ liệu và kết quả phân tích, tổng hợp giữa đối tượng nghiên cứu với một số tác giả 8 khác có liên quan nhằm khẳng định nét riêng của phong cách ngôn ngữ tác giả trong việc sử dụng từ ngữ. 6. Cái mới của đề tài Đây là đề tài đầu tiên tìm hiểu tương đối đầy đủ đặc điểm từ ngữbiện pháp tu từ nổi bật trong truyện ngắn Ma Văn kháng, chỉ ra sự lựa chọn, dụng ý nghệ thuật của nhà văn và hiệu quả của việc sử dụng đó đối với tác phẩm. Do đó một số nét dấu ấn về phong cách ngôn ngữ tác giả trong truyện ngắn cũng được thể hiện rõ. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Các lớp từ nổi bật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng Chương 3: Các trường từ vựng ngữ nghĩa nổi bật và biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng 9 Chương 1 MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm truyện ngắn và đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn 1.1.1. Khái niệm truyện ngắn Bàn về truyện ngắn, giáo sư văn học người Pháp D. Grônôpki viết: “Truyện ngắn là một thể loại muôn hình muôn vẻ biến đổi khôn cùng. Nó là một vật biến hoá như quả chanh của lọ lem. Biến hoá về khuôn khổ: ba dòng hoặc ba mươi trang. Biến hoá về kiểu loại tính chất: trào phúng, kì ảo, hướng về biến cố thật hay tưởng tượng, hiện thực hoặc phóng túng. Biến hoá về nội dung: thay đổi vô cùng vô tận. Muốn có chất liệu để kể, cần có một cái gì đó xảy ra, dù đó chỉ là một sự thay đổi chút xíu về sự cân bằng, về các mối quan hệ. Trong thế giới truyện ngắn, cái gì cũng thành biến cố. Thậm chí sự thiếu vắng tình tiết, diễn biến cũng gây hiệu quả vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng hụt” [39; 11]. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã giải thích về khái niệm truyện ngắn như sau: “Trước hết ta nên phân biệt thế nào là truyện ngắn thế nào là truyện dài. Loại truyện viết theo nghệ thuật Tây Âu là loại mới có trong văn học Việt Nam, từ ngày ta chịu ảnh hưởng của văn học Pháp. Ngày xưa ta chỉ có truyện kí bằng miệng hoặc văn vần. Những truyện Muỗi nhà, muỗi đồng; Hai ông phật cãi nhau trong Thánh Tông di cảo là viết theo nghệ thuật Á đông. Hoàng Lê nhất thống chí là lịch sử kí sự chứ không phải lịch sử tiểu thuyết. Cho nên loại truyện viết theo nghệ thuật Tây Âu ta theo Trung Quốc gọi là tiểu thuyết, và cái nào viết trong vài trang gọi là đoản thiên, cái nào viết trong hàng ngàn trang gọi là trường thiên tiểu thuyết. Năm 1932 báo Phong Hoá dịch đoản thiên truyện ngắn ra tiếng ta là truyện ngắn rồi từ đó trường thiên tiểu thuyết gọi là truyện dài và trung thiên tiểu thuyết gọi là truyện vừa” [23; 165]. 10 . ngôn ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng từ phương diện đầu tiên của nó là từ ngữ. Như vậy, đề tài Từ ngừ và biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Các lớp từ nổi bật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng Chương 3: Các trường từ vựng ngữ nghĩa nổi bật và biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng

Ngày đăng: 22/12/2013, 14:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tần số và tỉ lệ các loại từ láy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng xét về cấu tạo - Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng
Bảng 2.1. Tần số và tỉ lệ các loại từ láy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng xét về cấu tạo (Trang 30)
Bảng 2.1. Tần số và tỉ lệ các loại từ láy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng  xét về cấu tạo - Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng
Bảng 2.1. Tần số và tỉ lệ các loại từ láy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng xét về cấu tạo (Trang 30)
Bảng 2.2. Số lượng và tần số các loại từ láy xét về cấu tạo trong từng truyện ngắn - Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng
Bảng 2.2. Số lượng và tần số các loại từ láy xét về cấu tạo trong từng truyện ngắn (Trang 32)
Bảng 2.2. Số lượng và tần số các loại từ láy xét về cấu tạo trong từng  truyện ngắn - Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng
Bảng 2.2. Số lượng và tần số các loại từ láy xét về cấu tạo trong từng truyện ngắn (Trang 32)
Tần số và tỉ lệ của các loại từ mang tính khẩu ngữ thể hiện qua bảng 2.3 sau: - Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng
n số và tỉ lệ của các loại từ mang tính khẩu ngữ thể hiện qua bảng 2.3 sau: (Trang 53)
Bảng 2.4. Số lượng các lớp từ mang phong cách khẩu ngữ trong từng truyện ngắn - Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng
Bảng 2.4. Số lượng các lớp từ mang phong cách khẩu ngữ trong từng truyện ngắn (Trang 56)
Bảng 2.4. Số lượng các lớp từ mang phong cách khẩu ngữ trong từng   truyện ngắn - Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng
Bảng 2.4. Số lượng các lớp từ mang phong cách khẩu ngữ trong từng truyện ngắn (Trang 56)
Bảng 3.2. Số lượng và tần số so sánh tu từ được sử dụng trong từng truyện ngắn 3.2.2.1 - Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng
Bảng 3.2. Số lượng và tần số so sánh tu từ được sử dụng trong từng truyện ngắn 3.2.2.1 (Trang 95)
Bảng 3.2. Số lượng và tần số so sánh tu từ được sử dụng trong từng truyện ngắn 3.2.2.1 - Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng
Bảng 3.2. Số lượng và tần số so sánh tu từ được sử dụng trong từng truyện ngắn 3.2.2.1 (Trang 95)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w