0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Khái niệm so sánh tu từ

Một phần của tài liệu TỪ NGỮ VÈ BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG (Trang 90 -97 )

- Khắc khoải, ông lão Chư có cảm giác mình mang nợ Ông nợ những con người lương thiện món nợ hạnh phúc Đầu mùa thu sau, để khỏi phải thấp thỏm ,

3.2.1. Khái niệm so sánh tu từ

So sánh là biện pháp tu từ dùng để đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.

Khái niệm so sánh tu từ (còn có tên gọi khác như so sánh nghệ thuật, so sánh hình ảnh) đã được các nhà phong cách học như Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Thế Linh…đề cập đến. Tuy lời lẽ có khác nhau nhưng nhìn chung cách hiểu là khá thống nhất. Chúng tôi xin trích dẫn ra định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc: “So sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa,

trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. Cần phân biệt với so sánh lý luận, trong đó cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại và mục đích của sự so sánh là xác lập tương đồng giữa hai đối tượng” [14, 154].

Biện pháp tu từ so sánh gợi đến những hình ảnh cụ thể, sinh động, cái được so sánh là những sự vật, sự việc cụ thể gần gũi với con người.

Ví dụ: Mặt tươi như hoa

Ở dạng đầy đủ so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:

- Yếu tố 1: Yếu tố được so sánh hoặc yếu tố bị so sánh tuỳ theo sự việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.

- Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh.

- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh.

- Yếu tố 4: Yếu tố được đưa ra làm chuẩn so sánh.

Do mang chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm, cảm xúc, và do cấu tạo đơn giản cho nên so sánh tu từ được sử dụng tương đối nhiều trong các phong cách ngôn ngữ, đặc biệt là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Giá trị của so sánh tu từ là ở sự liên tưởng, sự phát hiện và sự khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ, chính vì vậy, so sánh được coi là một trong những phương tiện quan trọng nhất để xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng các tín hiệu ngôn ngữ. Có lẽ vì vậy mà so sánh tu từ được rất nhiều nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình. Ma Văn Kháng cũng không phải là một ngoại lệ.

Khảo sát 35 truyện ngắn Ma Văn Kháng biện pháp so sánh tu từ được sử dụng 999 lượt, trung bình mỗi trang có 1,3 biện pháp so sánh. Những truyện dùng nhiều so sánh nhất là: Lênh đênh sông nước miền Tây với 50 lượt sử dụng; Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường với 41 lượt sử dụng; Bệnh nhân tâm thầnNgười đàn bà chơi vĩ cầm với 40 lượt sử dụng; Anh thợ chữa khoá với 37 lượt sử dụng… Ngay cả những truyện ít dùng biện pháp so sánh nhất của Ma Văn Kháng nếu so với truyện ngắn của các tác giả khác cũng đã là con số nhiều. Trung bình mỗi truyện ngắn của Ma Văn kháng có 28,5 lượt so sánh tu từ được sử dụng. So sánh số lượng biện pháp so sánh tu từ của truyện ngắn Ma Văn Kháng với một số truyện ngắn của các tác giả khác ta sẽ thấy rõ sự vượt trội về số lượng so sánh tu từ trong truyện ngắn của ông. Ví dụ:

Truyện ngắn của Sơn Nam:

- Miễu bà chúa Xứ có 11 so sánh; - Tình nghĩa giáo khoa thư có 11 so sánh

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư:

- Thương quá rau răm có 7 so sánh; - Nhà cổ có 10 so sánh…

(Theo kết quả thống kê của Lê Thị Thu Hằng trong luận văn thạc sĩ Ngữ văn “Từ ngữ và biện pháp tu từ trong Hương rừng Cà Mau và Cánh đồng bất tận”. ĐhV, năm 2009)

Có thể khẳng định, biện pháp so sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa được sử dụng thường xuyên với một mật độ dày đặc trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng.

STT Tên truyện trangSố Tổng số Tần số/ trang 1.

Vệ sĩ của Quan Châu 18 26 1.4

2.

Móng vuốt thời gian 21 22 1.0

3.

Giàng Tảng kẻ lang thang 23 35 1.5

4.

Người thợ bạc ở phố cũ 17 22 1.3

5.

Trung du chiều mưa buồn 18 18 1.0

6.

Trái chín mùa thu 20 25 1.3

7.

Ngẫu sự 20 30 1.5

8.

Heo may gió lộng 25 29 1.2

9.

Bồ nông ở biển 21 21 1.0

10.

Trăng soi sân nhỏ 21 24 1.1

11.

Thanh minh trời sáng 18 18 1.0

12.

Những người đàn bà 23 27 1.2

13.

Anh thợ chữa khoá 22 37 1.7

14.

Chọn chồng 20 18 0.9

15.

16.

Miền an lạc vĩnh hằng 20 13 0.6

17.

Nhiên, nghệ sĩ múa 19 24 1.3

18.

Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường 22 41 1.9 19.

Nợ đời 17 13 0.8

20.

Một chiều giông gió 21 33 1.6

21. Suối mơ 24 36 1.5 22. Thầy Khiển 23 28 1.2 23. Cái Bống 21 24 1.1 24. Một mối tình si 20 28 1.4 25. Con nhà làm bún 13 20 1.5 26. Cây bồ kết lá vàng 20 30 1.5 27. Đất màu 22 31 1.4 28.

San Cha Chải 22 37 1.7

29.

Dao sắc nhờ cán 19 31 1.6

30.

Cuộc đấu của gà chọi 20 32 1.6

31.

32.

Bệnh nhân tâm thần 24 40 1.7

33.

Lũ tiểu mãn ngập bờ 19 31 1.6

34.

Lênh đênh sông nước miền Tây 23 50 2.2

35.

Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm 36 40 1.1

Tổng 35 truyện ngắn 767

trang 999

TB:1,3 so sánh/ trang

Bảng 3.2. Số lượng và tần số so sánh tu từ được sử dụng trong từng truyện ngắn 3.2.2.1. Biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng xét về cấu trúc

a. Kiểu cấu trúc so sánh hoàn chỉnh

So sánh được xem là hoàn chỉnh khi có đầy đủ 4 yếu tố sau: - Yếu tố 1: Yếu tố được so sánh hoặc yếu tố bị so sánh - Yếu tố 2: Yếu tố chỉ cơ sở so sánh.

- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh. - Yếu tố 4: Yếu tố chuẩn để so sánh

Đây là kiểu cấu trúc phổ biến cho mọi so sánh do vậy trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng ta thấy đây là kiểu so sánh được sử dụng nhiều nhất với các dạng sau: + Kiểu so sánh A x như B

Trong đó: A: là cái được so sánh B: là cái chuẩn so sánh

x: là yếu tố chỉ cơ sở so sánh chung của cái được so sánh và cái chuẩn so sánh.

Kiểu so sánh này được sử dụng rất nhiều trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Ví dụ:

- Trong đêm, bốn toà nhà vây quanh cái sân lừng lững như bốn khối đá đúc [18, tr 6].

(Vệ sĩ của Quan Châu)

- Ây dà, trông rầu rĩ nhưng ngực nó nở như hai cái bánh bao à! [21, tr 251] (Những người đàn bà)

- Phát hiện ra điều ấy, tôi đã run rẩy như bắt gặp điều kỳ thú phi thường [13, tr 349].

(Nhiên, nghệ sĩ múa)

- Bốn bề trơ trống như thiếu hụt nơi hội tụ[21, tr 429].

(Một chiều giông gió) Cũng có khi có trường hợp so sánh có yếu tố thứ 3 không phải là “như” mà là "hơn". Tuy nhiên loại này rất ít. Và dưới đây là một số trường hợp hi hữu:

- Vì thật tình, xung quanh là trống không, trống không đến triệt để và tĩnh mịch nuôi dưỡng nhục cảm mầu nhiệm hơn bầu không khí ồn ào sôi động rất nhiều lần [21, tr 553].

(Cây bồ kết lá vàng)

- Tên tay sai tàn tật này gian ác, gớm guốc còn hơn chủ [11, tr 22]. (Vệ sĩ của Quan Châu)

+ Kiểu so sánh A a như B b

Trong đó: A: là cái được so sánh B: là cái chuẩn so sánh

a: là yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh.

b: là yếu tố chỉ tính chất hoặc trạng thái của cái chuẩn so sánh Loại so sánh này không nhiều nhưng nó góp phần tạo nên một sự cân đối, hài hoà trong câu văn. Ví dụ:

- Quý sợ lấy chồng như con chim sợ cành cây cong [2, tr 285].

(Chọn chồng)

- Rồi tiếp đó y nhảy bịch xuống đất, mũi khìn khịt như chó săn thấy hơi lạ [20, tr 17].

(Vệ sĩ của Quan Châu)

- Nó rình cả đêm như con mèo rình con chuột [21, tr 602].

(San Cha Chải)

- Tất nhiên bà không quên vuốt hai mép như vuốt quết trầu: Ông nhà tôi kiên quyết từ chối! [10, tr 94].

(Trung du chiều mưa buồn)

- Gái có chồng lẽ ra phải như sông có nước [8, tr 705].

Một phần của tài liệu TỪ NGỮ VÈ BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG (Trang 90 -97 )

×