Từ láy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng xét về cấu tạo và nghĩa biểu trưng

Một phần của tài liệu Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 25 - 45)

nghĩa biểu trưng

2.1.1.1. Một số vấn đề về từ láy

Từ láy là lớp từ được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Việt. Từ láy có mặt trong ngôn ngữ đời sống cũng như trong tác phẩm văn học. Lớp từ này được xem là phương tiện ngôn ngữ có sức biểu đạt hết sức tinh tế và phong phú ý nghĩa của sự vật và hiện tượng được đề cập đến. Chính vì rất giàu tính tạo hình, giàu tính biểu cảm bởi tính hoà phối âm thanh và khả năng biểu trưng nghĩa mà từ láy đã không ngừng phát huy khả năng, hiệu quả biểu đạt đặc biệt của nó trong ngôn ngữ văn chương. Nếu như đặc trưng đầu tiên của lời văn trong tác phẩm văn học là tính hình tượng thì từ láy là lớp từ có khả năng tái hiện thế giới hình tượng, tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc về đối tượng được miêu tả.

Như vậy, trong các lớp từ của tiếng Việt, từ láy có vai trò rất lớn đối với sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Ngoài những nét nghĩa cụ thể, từ láy còn có thêm những nét nghĩa trừu tượng, tạo nên liên tưởng về sự vật, hiện tượng làm cho trí tưởng tượng vốn rất phong phú của con người cất cánh, thăng hoa. Tuy nhiên, việc lựa chọn lớp ngôn từ phù hợp (vừa phù hợp với đối tượng vừa phù hợp với ý tưởng, cá tính sáng tạo, vừa phù hợp với thể loại văn chương) để tạo ra những câu văn chính xác, sinh động không phải là việc dễ dàng với bất kì người cầm bút nào. Công việc ấy đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt, tài hoa của nhà văn về mặt sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ góp phần không nhỏ vào sự thành công và sức sống của tác phẩm. Trong ngôn ngữ nghệ thuật, từ láy đã đảm nhiệm những vai trò khó có thể thay thế ở một số ngữ cảnh.

Tuy nhiên từ láy không phải là một hiện tượng giản đơn mà đầy phức tạp. Nghiên cứu hiện tượng này quả là khó khăn nhưng cũng đầy thú vị. Từ láy tiếng Việt là đơn vị ngày càng thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều người. Nó không những được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm mà còn được nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới bàn đến và đi sâu nghiên cứu trong một thời gian rất dài.

Xung quanh khái niệm và tên gọi từ láy, trước đây có nhiều quan niệm khác nhau. Về tên gọi: từ lấp láy, từ láy âm, từ trùng điệp, từ ngữ kép phân thức. Còn về cơ chế cấu tạo có ba hướng quan niệm chính về từ láy:

a. Coi láy là phụ tố.

Tiêu biểu cho quan niệm này là L. Bloomfield trong công trình mang tên languege (1983), tác giả coi láy là phụ tố biểu hiện ở hình thái cơ sở được lặp lại trong từ láy.

Ở Việt Nam, Lê Văn Lý (1972) cũng theo quan niệm này, ông gọi từ láy là “từ ngữ kép phân thức”. Trong cuốn Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam ông viết: “Láy là từ ngữ được lặp đi lặp lại trong những yếu tố thành phần của chúng”.

b. Coi láy là ghép

Nguyễn Tài Cẩn (1975) cho rằng: “Từ láy âm là loại từ ghép trong đó các yếu tố thành tố trực tiếp kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm”. Cùng quan niệm còn có các tác giả khác như: Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Nguyễn Văn Tu (1976) cũng gọi chung những từ láy âm là từ ghép vì thực chất chúng được tạo ra bởi một từ tố với bản thân nó.

c. Coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá

Các nhà nghiên cứu: Trần Trọng Kim (1953), Đinh Trọng Lạc (1964) đều cho rằng: “láy là sự hoà phối ngữ âm”, trong hiện tượng láy có sự chi phối của “luật hài âm” và “hài thanh”.

Hoàng Tuệ (1978) cũng quan niệm: “Nếu hiểu láy là phương thức cấu tạo những từ mà trong đó có sự tương quan âm nghĩa nhất định. Tương quan ấy có

tính chất tự nhiên, trực tiếp nhưng tương quan ấy tinh tế hơn nhiều và có thể nói là đã được cách điệu hoá. Sự cách điệu ấy chính là sự biểu trưng hoá ngữ âm, giá trị của từ láy”. Đồng tình với quan niệm này của Hoàng Tuệ, giáo sư Hoàng Văn Hành đã nghiên cứu từ láy một cách toàn diện theo hướng này xem: láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá. Đây cũng là xu hướng chung phổ biến hiện nay của giới Việt ngữ khi nghiên cứu hiện tượng láy của tiếng Việt.

Khi thừa nhận láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá như vậy cũng có nghĩa chúng ta coi láy là một cơ chế. Theo giáo sư Hoàng Văn Hành thì “quá trình cấu tạo từ láy tiếng Việt chịu sự chi phối của xu hướng hoà phối ngữ âm trong láy biểu hiện ở quy tắc điệp và đối. Quy trình cấu tạo từ láy bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp vừa đối, hài hoà với nhau về âm, về nghĩa, lại có giá trị biểu trưng hoá” [15; 27].

Cũng theo Hoàng Văn Hành, “hình vị cơ sở để nhân đôi gọi là tiếng gốc, còn tiếng được tạo ra trong quá trình láy gọi là tiếng láy. Hệ quả của quá trình nhân đôi là tạo ra thế điệp giữa hai tiếng. Đồng thời với quá trình nhân đôi khi tạo ra tiếng láy cũng diễn ra quá trình biến đổi và tiếp hợp ở những bộ phận nhất định trong tiếng láy, nhờ đó mà có thế đối bên cạnh thế điệp”. Với quan niệm như vậy giáo sư Hoàng Văn Hành đã kết luận: “Với tư cách là một phương thức cấu tạo từ, cơ chế láy là một quá trình diễn ra những sự hoạt động của một hệ những quy tắc ngữ âm, ngữ nghĩa chi phối việc tạo ra những từ mà các tiếng của chúng vừa nằm trong thế điệp, vừa nằm trong thế đối, nằm trong sự hoà phối ngữ âm và ngữ nghĩa, có giá trị biểu trưng hoá” [15; 26].

Đi theo quan niệm thứ ba, chúng tôi rút ra các kiểu từ láy xét về cấu tạo và tính chất biểu trưng như sau:

(1) Các kiểu từ láy xét về cấu tạo (1a) Từ láy bậc một (từ láy đơn)

Từ láy bậc một chính là từ láy đôi. Đó là những từ mà khi cấu tạo, tiếng gốc được nhân đôi một bước sao cho giữa tiếng gốc và tiếng láy có được sự hoà phối ngữ âm thể hiện ở quy tắc điệp và đối. Nếu trong quá trình nhân đôi ấy, tiếng láy lặp lại hoàn toàn tiếng gốc dưới một hình thái nào đó, kiểu như

lăm > lăm lăm, xanh > xanh xanh…thì chúng ta sẽ có từ láy hoàn toàn. Còn nếu như trong quá trình nhân đôi, tiếng láy chỉ lặp lại một phần tiếng gốc, như

đỏ > đỏ đắn, bềnh > bập bềnh… thì chúng ta sẽ có từ láy bộ phận.

- Từ láy hoàn toàn: có hai loại từ láy hoàn toàn điệp vần và từ láy hoàn toàn đối vần

+ Từ láy hoàn toàn điệp vần: có 2 kiểu sau:

Kiểu 1: Đăm đăm, đùng đùng, rề rề, lâng lâng, khăng khăng…

Đặc trưng của những từ láy này là điệp phụ âm đầu, khuôn vần và thanh. Trong trường hợp đó trọng âm trở thành nét dị biệt trong quan hệ giữa tiếng gốc và tiếng láy và là yếu tố tạo nên thế đối trong từ.

Kiểu 2: Đo đỏ, ra rả, ha hả, ri rỉ,đau đáu, phơi phới…

Đặc trưng của loại này là điệp phụ âm đầu và khuôn vần, thanh điệu

+ Từ láy hoàn toàn đối vần: cũng có 2 kiểu:

Kiểu 1: chúm chím, tung tăng, khề khà, móm mém, thủng thẳng…

Đặc trưng của từ láy thuộc loại này là điệp phụ âm đầu và thanh, đối khuôn vần (âm chính).

Kiểu 2: cầm cập, nơm nớp, phăng phắc, anh ách, dằng dặc, san sát…

Đặc trưng của từ láy này là điệp phụ âm đầu, đối khuôn vần (âm cuối và thanh đệu).

- Từ láy bộ phận

+ Từ láy bộ phận điệp vần (còn gọi là láy vần)

Đặc trưng của từ láy loại này là điệp khuôn vần và thanh, đối phụ âm đầu Ví dụ: bùi ngùi, lòng thòng, khúm núm, khéo léo, bảng lảng…

+ Từ láy bộ phận đối vần (còn gọi là láy phụ âm đầu)

Đây là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc, vừa bảo tồn phụ âm đầu vừa kết hợp một khuôn vần mới từ ngoài vào tiếng láy để tạo thế vừa điệp vừa đối.

Ví dụ: thật thà, long lanh, lập loè, bập bềnh, chí choé, tha thẩn…

(1b) Từ láy bậc hai (từ láy kép): từ láy bậc hai bao gồm từ láy ba và láy tư. Các từ này đều là kết quả của hai bước nhân đôi tiếng gốc theo quy tắc điệp và đối.

- Từ láy ba: Sát sàn sạt, lờ tờ mờ, khít khìn khịt, xốp xồm xộp, dửng dừng dưng, đứ đừ đừ, tẻo tèo teo…

- Từ láy tư: vội vội vàng vàng, bập bà bập bềnh, hấp ta hấp tấp, bổi hổi bồi hồi, lúc la lúc lỉu…

(2) Các kiểu từ láy xét về tính chất biểu trưng

Từ láy là sự hoà phối ngữ âm, có giá trị biểu trưng hoá ngữ nghĩa. Xét kết hợp âm và nghĩa, hình vị chia từ láy thành ba cấp độ biểu trưng hoá ngữ âm:

(2a) Từ láy biểu trưng hoá ngữ âm giản đơn:

Đó là những từ trực tiếp mô phỏng âm thanh tự nhiên

Ví dụ: róc rách, bộp bộp, ầm ầm, ào ào, bình bịch, đì đùng …

(2b) Từ láy biểu trưng hoá ngữ âm cách điệu:

Đây là những từ mà nghĩa của yếu tố gốc thường đã mờ nghĩa, nghĩa của từ không chỉ thể hiện đặc điểm tính chất sự vật mà còn thể hiện trạng thái tâm lí con người.

Ví dụ: Tần ngần, thướt tha, đủng đỉnh, lác đác, bâng khuâng…

(2c) Từ láy vừa biểu trưng hoá ngữ âm vừa chuyên biệt hoá về nghĩa: Đây là những từ mà nghĩa của nó có thể giải thích được qua nghĩa của yếu tố gốc và cấu tạo của khuôn vần (quen gọi là từ láy biểu thái).

Dựa vào những kiến thức lý thuyết trên, chúng tôi áp dụng vào việc tìm hiểu từ láy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng để thấy được sự lựa chọn ngôn từ tài tình của nhà văn.

2.1.1.2. Từ láy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng xét về cấu tạo

Trong truyện ngắn Ma Văn Kháng chúng tôi thấy tác giả đã sử dụng từ láy như một phương tiện quan trọng, có vị trí đặc biệt làm cho thế giới hình tượng trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thêm phong phú và sinh động. Qua khảo sát 35 truyện ngắn in trong Truyện ngắn Ma Văn Kháng do nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2008, chúng tôi thống kê được 5259 lần xuất hiện từ láy, trong đó có 1047 lần xuất hiện từ láy hoàn toàn, 3373 lần xuất hiện từ láy phụ âm đầu và 839 lần xuất hiện từ láy vần. Ta có bảng 2.1 sau:

STT Loại láy Tần số Tỉ lệ %

1. Láy hoàn toàn 1047 19,9 %

2. Láy vần 839 16,0 %

3. Láy phụ âm đầu 3373 64,1 %

Tổng 767 trang 5259 TB: 6,9 từ/ trang

Bảng 2.1. Tần số và tỉ lệ các loại từ láy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng xét về cấu tạo

Nhận xét:

Qua khảo sát 767 trang truyện ngắn Ma Văn Kháng chúng tôi thu được 5259 lần xuất hiện từ láy, trung bình mỗi trang có 6,9 từ láy (xấp xỉ 7 từ/trang). Đây là một con số rất cao. Trong các tác giả văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nguyễn Thi được xem như là một nhà văn xuất sắc, trong đó từ láy là loại phương tiện được ông ưa dùng. Nếu so sánh truyện ngắn Ma Văn Kháng với truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi mà Nguyễn Thị Nga Khảo sát trong khoá luận Đặc điểm ngôn ngữ truyện

ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi [39; 41]. Ta thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Thi tác giả đã sử dụng khá nhiều từ láy, nhưng cũng chỉ có 1860 lượt lần từ láy xuất hiện trong 18 truyện ngắn, trung bình mỗi trang có 4 từ láy thì ta thấy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng tần số 7 từ trên 1 trang truyện ngắn là một tần số rất cao. Điều đó chứng tỏ từ láy trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là lớp từ được tác giả ưa dùng, tiêu biểu cho sự lựa chọn ngôn từ của tác giả.

Số lượng cụ thể lần xuất hiện các loại từ láy trong từng truyện biểu hiện qua bảng 2.2 như sau:

STT Loại láy Tên truyện Láy hoàn toàn Láy phụ âm đầu Láy vần Tổng số Tần số 1. Vệ sĩ của Quan Châu 34 54 14 102 5,7 2. Móng vuốt thời gian 17 47 11 70 3,3 3. Giàng Tả, kẻ lang thang 30 56 28 114 5,0 4. Người thợ bạc ở phố cũ 38 64 24 126 7,4 5. Trung du chiều mưa buồn 33 91 22 136 7,5 6. Trái chín mùa thu 57 72 25 154 7,7

7. Ngẫu sự 25 72 25 122 6,1

8. Heo may gió lộng 34 146 31 211 8,4 9. Bồ nông ở biển 33 116 26 149 7,1 10. Trăng soi sân nhỏ 35 105 28 168 8,0 11. Thanh minh trời sáng 25 69 26 120 6,7 12. Những người đàn bà 34 105 23 162 7,3 13. Anh thợ chữa khoá 29 96 40 165 7,5

14. Chọn chồng 26 79 26 131 6,5

15. Hoa gạo đỏ 22 60 19 101 5,5

16. Miền an lạc vĩnh hằng 17 99 9 125 6,2 17. Nhiên, nghệ sĩ múa 23 113 23 159 8,4

18. Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường 18 86 14 118 4,9

19. Nợ đời 15 113 18 146 7,7

20. Một chiều giông gió 42 134 33 199 9,5

21. Suối mơ 41 156 40 237 9,9 22. Thầy Khiển 30 129 32 191 8,3 23. Cái Bống 31 107 27 165 8,7 24. Một mối tình si 27 105 18 150 7,5 25. Con nhà làm bún 22 50 8 80 4,7 26. Cây bồ kết lá vàng 38 106 27 171 8,6 27. Đất màu 45 117 29 191 8,7

28. San Cha Chải 31 94 14 139 6,3 29. Dao sắc nhờ cán 12 85 28 125 6,6 30. Cuộc đấu của gà chọi 29 81 19 129 6,5 31. Chim di trú vừa bay vừa ngủ 24 84 20 128 6,7 32. Bệnh nhân tâm thần 40 95 32 167 7,0 33. Lũ tiểu mãn ngập bờ 37 117 35 189 9,9 34. Lênh đênh sông nước miền Tây 61 107 44 213 9,3 35. Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm 25 163 30 218 6,1

Bảng 2.2. Số lượng và tần số các loại từ láy xét về cấu tạo trong từng truyện ngắn

Nhận xét: Nhìn vào 2 bảng số liệu thống kê trên ta thấy có sự chênh lệch khá lớn trong cách sử dụng từ láy nói chung và sự lựa chọn từng loại từ láy ở từng truyện ngắn của tác giả. Truyện ngắn sử dụng nhiều từ láy với tần số cao tính theo trung bình trang là truyện: Suối mơ, và Lũ tiểu mãn ngập bờ với 9,9 từ/trang. Truyện ngắn sử dụng ít từ láy nhất là truyện:

Móng vuốt thời gian với trung bình 3,3 từ/trang. Sự chọn lựa từ láy như vậy thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả trong từng truyện ngắn.

Xét về cấu tạo các kiểu láy xuất hiện trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy láy ba, láy tư xuất hiện rất ít, chỉ có 3 từ láy

ba xuất hiện trong hai truyện ngắn: Suối mơtrần trùng trục [7,tr 436] và truyện ngắn Chim di trú vừa đi vừa ngủ là: tạch tạch tạch…cọt cọt cọt [19,tr 652] dùng để mô phỏng âm thanh chiếc máy đánh chữ và 34 từ láy 4 xuất hiện rải rác trong các truyện ngắn chiếm 0,65%, trong đó nhiều nhất là truyện ngắn Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm với bốn từ láy 4:

- Cương từ trại cai nghiện về, sống vất va vất vưởng như người bên âm, rất hay bỏ nhà đi qua đêm, một lần biệt tích ba ngày liền [21, tr 745].

- Hay là tẩm ngẩm tầm ngầm mà đánh chết voi, định mở một triển lãm riêng tận bên Mĩ, bên Pháp đấy? [13, tr 749].

- Hôm nào giờ thể dục phải môn tập chạy cứ lúc la lúc lỉu đến khổ. [14, tr 750].

- Chỉ vài lá cao dán vào chỗ đấy thôi, là các cơ thịt lại trương căng,

hai bắp vế lại núc ních nình nịch, máu huyết và sinh lực lại dồn về chan

Một phần của tài liệu Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 25 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w