Khảo sát các truyện ngắn của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy số lượng từ ngữ được nhà văn sử dụng trong tác phẩm tương đối phong phú, đa dạng với nhiều lớp từ thuộc nhiều trường nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi thấy, trong số những trường nghĩa được tập hợp thì có ba trường nghĩa nổi bật hơn cả, là trường nghĩa chỉ ngoại hình, trường nghĩa chỉ tâm trạng và trường nghĩa chỉ thiên nhiên. Kết quả khảo sát từ ngữ thuộc ba trường nghĩa này thể hiện qua bảng khảo sát 3.1 sau:
TT Tên truyện Trường ngoại hình Trường tâm trạng Trường thiên nhiên 1. Vệ sĩ của Quan Châu 75 46 24
2. Móng vuốt thời gian 5 34 17
3. Giàng Tả, kẻ lang thang 111 14 45 4. Người thợ bạc ở phố cũ 52 80 26 5. Trung du chiều mưa buồn 76 68 63
6. Trái chín mùa thu 73 45 128
7. Ngẫu sự 108 31 73
8. Heo may gió lộng 66 69 39
9. Bồ nông ở biển 9 47 5
10. Trăng soi sân nhỏ 52 40 180 11. Thanh minh trời sáng 48 23 42 12. Những người đàn bà 46 31 60
13. Anh thợ chữa khoá 72 58 0
14. Chọn chồng 67 40 13
15. Hoa gạo đỏ 29 33 117
16. Miền an lạc vĩnh hằng 22 39 0 17. Nhiên, nghệ sĩ múa 71 32 0 18. Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường 42 56 3
19. Nợ đời 109 61 0
20. Một chiều giông gió 56 38 210
21. Suối mơ 110 27 89 22. Thầy Khiển 72 33 0 23. Cái Bống 22 44 17 24. Một mối tình si 56 56 0 25. Con nhà làm bún 31 7 0 26. Cây bồ kết lá vàng 74 37 48 27. Đất màu 37 71 10
28. San Cha Chải 67 31 90
29. Dao sắc nhờ cán 44 11 0
30. Cuộc đấu của gà chọi 14 34 8 31. Chim di trú vừa bay vừa ngủ 44 27 64
32. Bệnh nhân tâm thần 93 37 9
33. Lũ tiểu mãn ngập bờ 56 75 103 34. Lênh đênh sông nước miền Tây 87 22 110 35. Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm 79 63 26
Tổng số 2075 1460 1619
Bảng 3.1. Số lượng các trường nghĩa trong từng truyện ngắn
Như vậy, qua bảng thống kê, có thể thấy, số lượng các từ thuộc ba trường nghĩa xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Trong đó, các từ thuộc trường nghĩa chỉ ngoại hình xuất hiện nhiều nhất, với 2075 từ, tiếp đến là các từ thuộc trường nghĩa chỉ tâm trạng với 1460 từ và cuối cùng là các từ thuộc trường nghĩa chỉ thiên nhiên, với 1619 từ. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi đối tượng chính được Ma Văn Kháng quan tâm phản ánh, thể hiện trong tác phẩm của mình không phải thiên nhiên mà là con người.
3.1.2.1. Trường nghĩa chỉ ngoại hình
Hướng đến miêu tả cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi, sinh thành trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân, đối tượng chính mà truyện ngắn tập trung phản ánh chính là con người của hiện tại. Khác với tiểu thuyết, do dung lượng ngắn, truyện ngắn không phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận, chi tiết về tiểu sử nhân vật, về các mối quan hệ của nhân vật với các đối tượng khác, truyện ngắn thường tập trung tái hiện một đoạn đời, một sự kiện hay một "lát cắt" trong cuộc sống của con người, chính vì vậy, khắc hoạ ngoại hình nhân vật là một trong những thủ pháp quan trọng cuả các nhà văn khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình. Không cần miêu tả, kể lại một cách chi tiết tiểu sử, tính cách của nhân vật, chỉ cần thông qua một vài nét khắc hoạ ngoại hình, nhà văn đã có thể cho ta thấy rõ một nhân cách, một cá tính cụ thể.
Cũng như nhiều nhà văn khác, trong truyện ngắn của mình, Ma Văn Kháng đã khai thác tối đa hiệu quả biểu đạt của thủ pháp xây dựng ngoại hình nhân vật. Điều này được thể hiện rõ qua việc ông sử dụng một số lượng lớn các từ có tác dụng miêu tả ngoại hình nhân vật. Qua khảo sát 35 truyện ngắn của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy, trường từ vựng chỉ ngoại hình nhân vật là trường có số lượng từ cao nhất trong các truờng nghĩa nổi bật được Ma Văn Kháng sử dụng (2075 từ). Những truyện có nhiều từ ngữ chỉ ngoại hình xuất hiện là Giàng Tả, kẻ lang thang với 111 từ; Suối mơ 110 từ;
Nợ đời 109 từ; Ngẫu sự 108 từ; Bệnh nhân tâm thần 93 từ; Lênh đênh sông nước miền Tây 87 từ…Trong thế giới nhân vật đông đảo được Ma Văn Kháng tái hiện, từ nhân vật chính tới nhân vật phụ, từ nhân vật có tên đến nhân vật không tên, tất cả dù tập trung khắc hoạ hay chỉ thoáng qua thì cũng đều có một diện mạo nhất định.
Chẳng hạn để khắc hoạ nhân vật Khun - một con người nhưng mang bản năng mạnh hơn cả loài vật, Ma Văn Kháng đã xây dựng chân dung dị hình dị tướng với những đường nét, khối hình mang đậm cái hoang sơ, mông muội, man dại.
- Bây giờ thì nhìn vóc dáng, tướng mạo Khun, người ta băn khoăn không hiểu là quỷ sứ hiện hình vào Khun hay chính Khun là quỷ sứ cỡ siêu đẳng. Thấp, lùn,hai chân đã cái cao cái thấp lại khuệnh khoạng, vòng kiềng. Một mắt lép, một tai không vành. Cả cái mặt cũng nham nhởnhư đầu lâu bị khoét, gặm dở dang vì chỗ nào cũng thấy có vết sẹo, vết xây xướt, vết dao chém. Cái sọ người gớm guốc ấy cuối cùng lọt thỏm vào đám tóc, râu,lông lá rậm bù, hôi rình [20, tr 13].
(Vệ sĩ của Quan Châu) Ngược lại, để lột tả vẻ đẹp của Giàng Tả trong tác phẩm Giàng Tả, kẻ lang thang, Ma Văn Kháng đã phác hoạ nên chân dung một con người sức vóc, là biểu tượng của vẻ đẹp khoẻ khoắn, thuần phác, mộc mạc của con người miền sơn cước.
- Cũng là da thịt mà da thịt Giàng Tả như sắt như đồng. Vai Giàng Tả
rộng gấp rưỡi vai người, ngực phồng như hai quả gò, bả vai nổi u xương. Cái cổ, cái đầu còn lạ hơn, thẳng đơ một đường không biết gục xuống chịu luỵ ai, lúc nào cũng như quyết giữ thẳng, bành ra, to bằng mặt, trông thẳng như một khối đúc liền, với và ba nét mắt, miệng, mũi ngắn nhỏ đơn sơ [5, tr 47].
(Giàng Tả, kẻ lang thang) Có thể nói, trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, dù chỉ là những nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm nhưng thông qua những nét phác hoạ ngoại hình, nhà văn đã thực sự tạo cho nhân vật những dấu ấn đặc biệt
khó quên trong lòng người đọc. Đó là sự đểu cáng, ranh mãnh, lừa lọc, cơ hội của lão Khiêu trong truyện ngắn Cái Bống:
Như cái lão Khiêu trọc đầu, mắt to mắt nhỏ, chân đi chữ bát, xuất thân chỉ là thằng xé vé chợ rồi lên làm nhân viên ở phòng thương binh xã hội huyện, quân lường gạt chuyên ăn quỵt tiền của thân nhân gia đình liệt sĩ, bị tù ba năm, giờ lại thấy nó về nghê nga quán này quán nọ, dụ dỗ gái non, đàn bà trẻ ra tỉnh làm nhà hàng, trai tơ đi xuất khẩu [19, tr 488].
Hoặc vẻ thô bỉ, vô học toát lên từ vóc dáng của Khoản trong Một mối tình si:
Lái xe là một gã đàn ông tên Khoản bốn mươi lăm tuổi, to lớn, vai u, cổ rụt, râu rậm, mắt sâu, môi thâm, da sần sùi như là dính nhọ nồi [19, tr 513].
Có một điều đặc biệt là khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Ma Văn Kháng luôn dành cho người phụ nữ trong tác phẩm của ông một sự ưu ái đặc biệt. Hầu hết những người phụ nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng luôn hiện lên với một diện mạo đẹp. Đó có thể là cái đẹp thuần khiết, sáng trong của Bống trong Cái Bống:
Hoa tóc cặp, mặt trái xoan sáng bong, vai tròn, da dẻ óng chuốt tuổi dậy thì, phong phanh một cái áo gió trắng bong, lập khập đôi guốc cao,…Mặt Bống lúc nào cũng sáng trưng như vừa được cọ rửa. Hai con mắt Bống giống mẹ, đen láy và lấp lánh niềm vui [19, tr 490].
Đó là vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm của nhân vật Chị trong tác phẩm
Nợ đời.
Cái đẹp còn lưu dấu, không bao giờ nhàm cũ ở vóc hình, ở gương mặt
chị. Đẫy ra vì nuôi con, vì chống trả với cuộc đời đầy cơ cực, nhưng thân mình chị vẫn khuôn trong những nét uốn lượn đầy nữ tính, đặc biệt là ở bờ ngực, vùng eo, những đường cong mềm mại, tinh tế và uyển chuyển còn xôn
xao niềm lạc thú cho thị giác trần gian. Khuôn mặt chị hình chiếc lá đào, đặc sắc ở cái cằm hơi lẹm, cặp mắt lớn nhưng trầm lắng, mượt như nhung, ánh xạ một tâm hồn sâu sắc, với những ý nghĩ đẹp bất ngờ và một niềm trắc ẩn khôn nguôi [5, tr 393].
Hoặc vẻ đẹp gợi tình, gợi cảm của Seo Ly - người con gái nơi rẻo cao xa xôi trong truyện ngắn Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường:
Nổi bật trên cơ thể nàng là những khuôn hình eo hông mượt mà và
bầu ngực tràn trề sinh lực phồn thực. Chúng uyển chuyển khi nàng bước đi. Và cùng hoà phối với chúng, mắt nàng biếc xanh mầu núi lung liêng,
môi nàng hé mở đầy vẻ mời mọc, gợi tình… Nhô cái cổ như một cọng hoa
ra khỏi lớp vàng bạc sáng choang, nàng hơi nheo mắt nhìn cảnh sắc ngoài trời… Và nàng, rõ ràng đường nét da thịt, rõ ràng bụng tròn lưng nở như một thực thể đàn bà, mà thần thái lại quái kiệt yêu kiều, như từ huyền thoại, cổ tích bước ra [26, tr 371].
Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng, ngoại hình của nhân vật thường được nhìn từ hai chiều đối lập. Đối với nhân vật nữ, nhà văn thường chú ý khắc hoạ vẻ đẹp ngoại hình của họ, nhưng đằng sau vẻ đẹp ấy là cả một cuộc đời đau khổ, bất hạnh. Nhân vật Tỉnh trong Những người đàn bà,
Chị trong Nợ đời, chị Hằng và Bống trong Cái Bống, Quý trong Chọn chồng, …là những nhân vật có cuộc đời như thế. Ngược lại, với hầu hết các nhân vật nam, ngoại hình của họ thường chính là “trang lí lịch”, là nhân cách, là toàn bộ con người họ. Sự man rợ của Khun trong Vệ sĩ của quan Châu, sự bỉ ổi của Khoản trong Một mối tình si, sự đểu cáng, lươn lẹo của Kiến trong
Chọn chồng,… tất cả đều đã được nhà văn khắc hoạ ở ngoại hình, ở khuôn mặt của họ.
Có thể nói, mỗi nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng luôn hiện lên với một vẻ đẹp riêng, một ấn tượng riêng, không thể lẫn lộn. Sở dĩ có
được thành công này là bởi nhà văn đã biết khai thác, chọn lọc và sử dụng những từ ngữ chỉ ngoại hình một cách có hiệu quả. Ngoài ra, các từ ngữ chỉ ngoại hình được Ma Văn Kháng sử dụng để miêu tả nhân vật luôn được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, có tác dụng phụ trợ, bổ sung cho nhau làm cho vẻ đẹp của nhân vật luôn hiện lên một cách tự nhiên, sinh động. Điều này cho ta thấy cách nhìn vô cùng tinh tế và tài năng sử dụng ngôn ngữ của Ma Văn Kháng.
3.1.2.2. Trường nghĩa chỉ tâm trạng
Trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, lớp từ chỉ tâm trạng cảm xúc tuy không chiếm số lượng nhiều nhất nhưng tác giả đã sử dụng chúng như một phương tiện hữu hiệu để thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình trong miêu tả, khắc hoạ hình tượng nhân vật. Khảo sát 767 trang Truyện ngắn Ma Văn Kháng chúng tôi thu được 1460 từ thuộc trường nghĩa chỉ tâm trạng cảm xúc. Những truyện ngắn sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tâm trạng cảm xúc nhất là Người thợ bạc phố cũ với 80 từ; Lũ tiểu mãn ngập bờ với 75 từ; Đất mầu với 71 từ; Heo may gió lộng với 69 từ; Trung du chiều mưa buồn với 68 từ…
Cũng như những từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ ngoại hình nhân vật, những từ thuộc trường nghĩa chỉ tâm trạng cảm xúc trong truyện ngắn Ma Văn Kháng được sử dụng rất linh hoạt, có tác dụng khắc hoạ rõ nét những diễn biến tình cảm, những trạng thái cảm xúc đa dạng, phức tạp của nhân vật. Chẳng hạn, cái cảm giác lâng lâng vui sướng khi giúp được người khác một việc tốt của ông lão trong Người Thợ Bạc ở Phố Cũ:
- Nỗi sung sướng thần diệu ấy đã biến đổi tâm tính con người, đến nỗi ông lão thợ bạc từ hôm ấy bỗng trở nên một kẻ xa lạ với chính bản thân mình. Ông hay lạc ý, lạc thần. Lai láng trong ông, đến mức không kiềm chế được, một cảm xúc thiêng liêng về giá trị con người mình. Lâng lâng vui
sướng, từ trong thâm tâm, ông đón đợi những khách hàng mới của mình [2, tr 78].
Và tâm trạng thấp thỏm, băn khoăn của ông khi đợi mãi mà cô gái người Tày không đến nhận lại món quà kỉ niệm mà ông muốn dành tặng cho cô trong ngày cưới: