Từ thông tục

Một phần của tài liệu Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 65 - 78)

2.2.3.1. Khái niệm

Theo Đinh Đinh Trọng Lạc trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ thì từ thông tục là những từ chỉ được dùng trong lời nói miệng thoải mái, thậm chí thô lỗ, tục tằn [32; 24].

Khi nói đến từ khẩu ngữ ta không thể bỏ qua một loại đơn vị quan trọng của nó là từ thông tục. Đây là lớp từ kiêng dùng trong văn chương nhưng cũng chính là lớp từ thể hiện rõ nhất tính khẩu ngữ. Vì vậy đi vào tìm hiểu từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ của tác phẩm nào đó chúng ta không thể bỏ qua lớp từ này.

2.2.3.2. Từ thông tục trong truyện ngắn Ma Văn Kháng

Trong truyện ngắn của mình, Ma Văn Kháng đưa lớp từ này vào nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật riêng. Khi thể hiện bức tranh phồn tạp của cuộc sống đời thường bằng ngôn ngữ thì không thể không có những từ nói miệng thô lỗ tục tằn này. Nó có tác dụng làm chân thực hoá đối tượng miêu tả, làm cho đối tượng trở nên sinh động hơn, đời hơn.

Qua khảo sát 767 trang truyện ngắn Ma Văn Kháng chúng tôi thu được 446 lượt dùng từ thông tục, chiếm 25.5% tổng số các lớp từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ trong truyện ngắn của ông. Trong đó chúng tôi thấy từ thông tục chủ yếu xuất hiện trong các truyện ngắn: Những người đàn bà, với 52 lượt từ, chọn chồng, với 33 lượt từ, Nhiên, nghệ sĩ múa, với 30 lượt từ, Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm, với 25 lượt từ, Con nhà làm bún, với 18 lượt từ,

Một nét riêng trong cách sử dụng từ thông tục của Ma Văn Kháng là hầu hết những từ thông tục xuất hiện trong truyện ngắn là ở những đoạn chửi nhau, ở những đoạn đối thoại suồng sã thân mật của những người đàn bà.

Từ thông tục trong truyện ngắn Ma Văn Kháng được sử dụng khá bao quát từ cách xưng hô, chửi thề cho đến cách nêu sự vật, hành động, tính chất… Chẳng hạn:

+ Biểu thị qua cách xưng hô

Một biểu hiện sinh động của từ thông tục đó là qua cách xưng hô bỗ bã. Ngoài những từ xưng hô quen thuộc như: mày, tao hắn, thằng, đứa, con, ả, lão…còn có những từ xưng hô không kiêng dè, thậm chí lỗ mãng như:

- Họ gọi chồng là lão hói, lão cận, lão hâm đơ, lão móm, lão xún [11, tr 504].

(Một mối tình si) Nhờ thủ pháp liệt kê, một loạt xú danh được đưa ra dồn dập để chỉ những cái xấu xí, xoàng xĩnh của những ông chồng già. Phải nói Ma Văn Kháng rất hiểu tình cảm và lề thói của những người đàn bà mới có thể đưa ra những lời nhận xét như vậy. Câu văn cho thấy cái lối yêu thương suồng sã nhưng vẫn rất thân tình, nó thực thà không mầu mè, giả tạo. Điều này đặt vào trong truyện ngắn Mội mối tình si có một hiệu quả đặc biệt. Những người phụ nữ khác luôn dè bỉu, chê bai và cười cợt về những tính xấu của các đức ông chồng của họ nhưng họ vẫn gắn bó với những đức ông chồng có nhiều khiếm khuyết đó đến già. Còn Oanh - người phụ nữ luôn tôn thờ và sùng kính người chồng hoàn mĩ, chưa bao giờ nói xấu chồng, ấy vậy lại nhanh chóng rời bỏ người chồng hoàn mĩ ấy khi anh ta bị tai nạn và anh không còn hoàn mĩ. Chị cặp kè với người lái xe cho chồng và cũng là học trò của chồng. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng đã gợi lên nhiều điều về tình người, tình đời.

(Bồ nông ở biển)

Con mẹ khọm già ở đây là từ mà con dâu dùng để gọi mẹ chồng. Chỉ qua cách gọi ta cũng đã biết được mối quan hệ căng thẳng của mẹ chồng nàng dâu, hai ngưòi đàn bà gắn bó bằng bao quan hệ gia đình thân tình nhưng lúc nào cũng như kẻ thù, lúc nào cũng sẵn sàng nhảy bổ vào nhau, chửi mèo quèo chó, nhiếc móc rỉa rói nhau đến kì cùng.

- Tiên sư thằng đĩ đực, thằng dê già [13, tr 251].

(Những người đàn bà) Cả một câu văn toàn dùng từ thông tục, trong đó nổi lên hai xú danh

thằng đĩ đực, thằng dê già. Đây là những từ ngữ có hàm ý khinh miệt chỉ người có thói dâm dê, chỉ biết có chuyện ái ân tình tự. Như vậy, bằng những tên gọi thô tục này ta đã thấy rõ bản chất, tính xấu của con người phần nào được bộc lộ.

+ Biểu thị qua những từ chửi thề

Đây là những từ mang đậm tính khẩu ngữ, thông thường chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ nói, khi chửi nhau hay tức giận thậm chí là khoái trá.

- Mẹ mày, cả đời ta đói khổ, cực nhọc, nhưng tay làm chừng nào ăn chừng nấy, chưa biết ăn bớt của ai một hào, một miếng thịt, một miếng cơm nhé [16, tr 90].

(Giàng Tả, kẻ lang thang) Một câu chửi của một người ngay thẳng, chất phác nên ngoài từ mẹ mày không xuất hiện thêm từ thông tục nào khác. Mẹ mày do vậy như kèm theo nó là thái độ tức giận cùng cực của người nói. Một người ngay thẳng, thật thà như Giàng Tả mà cũng phải chửi thề, chửi bậy chứng tỏ sự tức giận đã lên đến đỉnh điểm.

- Tiên sư nó chứ, chết như nó cũng sướng [8, tr 106].

Tiên sư là một câu chửi thề, nó mang nghĩa khâm phục, tán đồng, khoái trá. Như trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao khi đọc đến đoạn nói về cái tài của Tào Tháo, Hoàng đã khoái trá kêu lên “tiên sư thằng Tào Tháo”. Còn ở đây, Ma Văn Kháng dùng từ tiên sư nó để chỉ sự khoái trá ghen tị của cô chị với cái chết của cô em khi đọc thư người em rể. Dù cho người em rể giàu lòng tự trọng đã không nói sự thật về cái chết của vợ nhưng trước cái chết của người em gái duy nhất mà cô chị có thể thốt lên những lời bỡn cợt như vậy thật là bất nhẫn.

- Đ. mẹ, vú như vú lợn ấy mà cũng đòi [19, tr 763].

(Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm)

Đ.mẹ là câu chửi thề có tần số xuất hiện cao trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Nó là câu chửi thô thiển và được những con người không ra gì dùng như tay Đác trong câu trên, hay cô cave Kim Mùa trong truyện ngắn Con nhà làm bún. Như vậy ta cũng thấy rõ sự lựa chọn ngôn ngữ tài hoa của tác giả. Với mỗi loại nhân vật là mỗi loại ngôn ngữ thể hiện khác nhau. Với những người thô lỗ, trơ tráo thì ngôn ngữ không thể là nghiêm cẩn, đứng đắn. Mà có thể nói người thô lỗ chỉ có thể dùng những từ thô lỗ, thậm chí thô thiển.

+ Những từ ngữ biểu thị sự vật, hành động, tính chất - Rẻ cái l. mẹ mày [17, tr 247]

(Những người đàn bà) Những từ quá thô tục đã được nhà văn né tránh trên trang viết bằng cách viết tắt chữ cái đầu. Đây là việc làm cần thiết để vừa đạt được mục đích miêu tả vừa giữ gìn sự trong sáng trong tác phẩm văn chương. Những từ này có khi chỉ là cách nói chuyện suồng sã, gần gũi không câu nệ như câu Rẻ cái l. mẹ mày nhưng chủ yếu đó là cách xưng hô của những người ít học, của đối tượng là dân giang hồ, như các cô ca ve trong truyện ngắn Con nhà làm bún. Ngôn ngữ thông tục đã “hạ thấp, lộn trái” đối tượng miêu tả, phơi bày tất cả mặt xấu, mặt trái của con người. Chẳng hạn chỉ qua một câu nói, một lời nhận

xét của nhân vật Kính trong truyện ngắn Nhiên, nghệ sĩ múa ta đã nhận thấy một sự bạo liệt, lỗ mãng trong con người mà như chính Ma Văn Kháng đã viết về hắn trước đó. “Tiếng nói oang oang. Đã phũ miệng, tợn tạo, lại suồng sã, buông tuồng. Hắn thành thạo về đàn bà và chẳng mấy khi nhã nhặn với họ”.

- Chứ còn, xin lỗi em, cái con Sấn, nó có đeo vàng vào bướm thì cũng vứt [20, tr 357].

(Nhiên, nghệ sĩ múa) Một câu nói thô lỗ và bạo liệt hết mức, câu văn nằm trong thế so sánh của hai câu, câu trên là lời khen dành cho Nhiên “Em có cái cao sang của một mệnh phụ phu nhân, một lady quyền quý”. Câu dưới là một sự phỉ báng, sự hạ thấp Sấn để nhằm làm nổi bật hơn hình ảnh của Nhiên. Quả là hai người phụ nữ này đáng để so sánh, Nhiên thì đẹp người đẹp nết, Sấn thì vừa xấu người vừa xấu tính. Nhưng so sánh thô lỗ như Kính thì quả thật là khủng khiếp. Đem và gọi thẳng cái bộ phận giới tính của đàn bà ra để so sánh thì không có gì bất nhã bằng. Không chỉ bất nhã với Sấn mà cả với Nhiên người được so sánh. Chỉ qua một câu nói của Kính mà ta đã nhận thấy rõ sự tài ba và nhất quán trong việc miêu tả của nhà văn. Một con người phũ miệng, tợn tạo, lại suồng sã, buông tuồng thì hành động và ngôn ngữ cũng thật phũ miệng, tợn tạo, lại suồng sã, buông tuồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đ. mẹ, không có tau nằm ngửa ra đấy thì lấy c.đổ vào mồm à! [7, tr 536].

(Con nhà làm bún) Một câu văn với xuất hiện rất nhiều từ thông tục vừa biểu thị sự vật vừa biểu thị hành động, hành động nằm ngửa qua đó đã ám chỉ nghề nghiệp của cô cave có cái tên rất kêu Kim Mùa.

- Hai đứa lột quần áo nhau, đú đởn đủ trò bẩn thỉu ở ngay nhà Quý [10, tr 290].

(Chọn chồng) Một chữ lột quần áo đã lột tả luôn cả cái dâm ô trong hành động của Kiến và ả đàn bà xưng là mẹ Kiến, và nó cũng bóc trần cái quan hệ mờ ám, nhơ nhớp được giấu sau cái vỏ mẹ con của hai người.

- Tôi đi thì có xe đưa xe đón, chứ lại phải nhờ đến cái xe cởi truồng nhà chú! [18, tr 90].

(Trung du chiều mưa buồn) Đây là câu văn có khẩu khí rất hay, rất khẩu ngữ, Nó thể hiện cái kênh kiệu của bà Nhàn với người em rể nghèo. Một bên là xe đưa xe đón sang trọng đài các như một mệnh phụ phu nhân. Bên kia là xe cởi truồng nghe đến thảm hại, cởi truồng có nghĩa là đã lột hết mọi thứ bên ngoài, không còn gì cả.

Xe cởi truồng là xe không còn gì ngoài cái khung, lốp và xích trần trụi đến tội nghiệp. Ấy vậy nhưng người chị có xe đưa xe đón ấy lại không dám rời bước theo lời cầu khẩn của người em rể về thăm người em gái ruột thịt sắp chết của bà thì thật là tàn nhẫn.

- Mùi đ. gì mà chua phát tởm thế, ông Nhớn? [6, tr 532].

(Con nhà làm bún) Ngôn ngữ của cô cave Kim Mùa trong truyện ngắn Con nhà làm bún được nhà văn đặc tả bằng một loạt những từ thông tục thậm chí là rất thô tục. Ta có cảm tưởng như cô không nói thì thôi còn hễ cô mở miệng là “nhả ngọc phun châu” với toàn những từ mà ngay tác giả cũng không dám viết thẳng ra mà phải viết tắt chữ cái đầu như đ. mẹ. c. ở câu trên và đ. gì ở câu này.

2.2.4. Thành ngữ

2.2.4.1. Khái niệm

Theo Đinh Trọng Lạc trong 99 Phương tiện và biện pháp tu từ thì thành ngữ là những đơn vị định danh biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể [32; 37].

2.2.4.2. Thành ngữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng

Thành ngữ là sản phẩm tinh thần của nhân dân ngàn đời nay tạo nên, nhiều nhà thơ, nhà văn đã vận dụng phương tiện này một cách hữu hiệu trong diễn đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm. Mỗi tác giả có một cách vận dụng riêng thể hiện cá tính sáng tạo trong sử dụng ngôn từ nghệ thuật. Nếu như Trần Thuỳ Mai sử dụng thành ngữ chủ yếu để miêu tả tâm trạng cảm xúc [52; 40] thì Ma Văn Kháng chủ yếu lại vận dụng thành ngữ để tạo tính đưa đẩy, sự gần gũi và tính triết lí dân gian cho câu nói. Thành ngữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng chủ yếu được sử dụng trong những đoạn chửi nhau rất độc đáo. Trong mảng viết về cuộc sống đời thường, Ma Văn Kháng đưa rất nhiều lời chửi vào đặc biệt là các truyện ngắn như: Bồ nông ở biển, Heo may gió lộng, Những người đàn bà, Con nhà làm bún…Trong đó truyện ngắn Bồ nông ở biển là truyện ngắn miêu tả về cơn nộ khí xung thiên của hai người đàn bà - của mẹ chồng và nàng dâu một cách sắc sảo nhất. Truyện ngắn này sử dụng nhiều thành ngữ nó làm cho lời chửi trở nên vần vè, độc đáo, gần gũi và vô cùng sắc sảo.

- Này già rồi đừng có ăn không nói có, đừng để trẻ mỏ nó khinh cho nhé! [12, 175].

- Con nào ăn gian nói dối thì trời chu đất diệt[14, 175].

(Bồ nông ở biển) Lời chửi nhau bình thường nếu văng toàn lời thông tục sẽ tạo nên cảm giác quá thô bỉ, nhưng chửi nhau mà dùng thành ngữ như truyện ngắn Bồ nông ở biển thì phải nói là quá đặc sắc, nó vừa tạo được sự vần vè trong câu chửi, làm cho câu chửi đưa đẩy hơn và đặc biệt là rất gợi. Thành ngữ ăn không nói có là chê người đặt chuyện nói xấu mà ở đây là cô con dâu chê mẹ chồng đặt điều nói xấu mình. Còn ăn gian nói dối lại là lời khẳng định của mẹ chồng mình không phải là kẻ có thói quen nói dối, nếu nói dối thì trời chu đất diệt nghĩa là trời đất

không tha cho tội nói dối của mình. Như vậy là lời hô và lời đáp đều rất vần vè và logic, thể hiện rất rõ một truyền thống ngữ văn riêng của người Việt.

- Tao muốn vạch mặt mày. Mày là quân mèo đàng chó điếm. Mày là quân cơm hàng cháo chợ [6, tr 190].

(Bồ nông ở biển) Ở đây, để vạch tội người con dâu, bà mẹ chồng đã sử dụng tiếp những thành ngữ rất hình ảnh, mèo đàng chó điếm là thành ngữ chỉ những kẻ vô lại không nhà cửa chuyên đi lang thang làm bậy. Còn cơm hàng cháo chợ là nói đến cảnh đi ăn uống dọc đường. Như vậy với nội dung hàm ý nói người con dâu là người chuyên làm điều sai quấy, không chăm lo đến gia đình, thành ngữ cùng với hình thức điệp cú pháp mày là quân có tác dụng nhấn mạnh khẳng định hơn.

Phải nói, Ma Văn Kháng là nhà văn nắm bắt rất giỏi tâm lí đàn bà, tâm lí con người trong cuộc sống đời thường đặc biệt là nơi chốn thị thành xô bồ phức tạp. Trong truyện ngắn Những người đàn bà, để nói về cái bản chất đĩ thoả của mụ Chí, chị Nhi chửi:

- Mày ấy à, quân trốn chúa lộn chồng. Đồ đĩ dài đĩ rạc! [16, tr 244]. (Những người đàn bà)

Quân nàyđồ kia là một lối dùng quen thuộc trong các câu chửi. Quân

trốn chúa lộn chồng là có ý chê người đàn bà không đứng đắn, nay lấy người này, mai lấy người khác. Còn đồ đĩ rài đĩ rạc là thành ngữ chỉ sự đĩ thoả một cách trâng tráo của người đàn bà này. Kết hợp liên tiếp nhau hai câu thành ngữ đã bổ sung nghĩa cho nhau làm cho nội dung càng được khẳng định.

Ngoài ra, Ma Văn Kháng cũng dùng thành ngữ để miêu tả, giúp ông nói được nhiều hơn điều muốn nói về đối tượng, bởi bản thân những thành ngữ ấy rất hàm xúc.

- Ba mươi tuổi cô Sẹc mặt hoa da phấn, mắt phượng mày ngài, thắt đáy lưng ong, thần thái cao sang như rồng như phượng [21, tr 329].

(Miền an lạc vĩnh hằng) Trong một câu văn mà có tới 4 thành ngữ được dùng để miêu tả khiến cho đối tượng miêu tả là sắc đẹp của cô Sẹc mang một vẻ đẹp chuẩn mực vĩnh hằng như một giai nhân phong kiến. Tả sắc đẹp người phụ nữ mà sử sụng toàn thành ngữ như mặt hoa da phấn (nói người phụ nữ da trắng trẻo, đẹp), mắt phượng mày ngài

(tả người phụ nữ có mắt đẹp trong xã hội cũ), thắt đáy lưng ong (tả người phụ nữ có dáng hình thon thả, ăn mặc gọn gàng), như rồng như phượng (vẻ cao quý sang trọng) thì không ai có thể nghĩ đó là một nhan sắc tầm thường mà phải là một thứ

Một phần của tài liệu Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 65 - 78)