Khun như ác quỷ, như người rừng [21, tr 16].

Một phần của tài liệu Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 100 - 110)

(Vệ sĩ của Quan Châu)

- Cũng là da thịt mà da thịt Giàng Tả như sắt như đồng [5, tr 47]. (Giàng Tả, kẻ lang thang)

- Không có lời ước định mà chính xác như thời tiết tuần hoàn, như việc đồng áng quay vòng [17, tr 150].

(Heo may, gió lộng)

- Ngoài cửa có những tiếng động nho nhỏ như tiếng chân người, như tiếng gõ cửa [7, tr 260].

(Những người đàn bà)

- Hai người như hình với bóng, như chập làm một, chia sẻ hết mọi niềm vui, nỗi uẩn khúc cho nhau [17, tr 162].

Ta thấy, với kiểu so sánh trùng phức này, tất cả những khía cạnh của đối tượng được so sánh đều đuợc hiện lên một cách tinh tế, ấn tượng, tự nhiên và sinh động. Đặc biệt, khi sử dụng kiểu cấu trúc so sánh trùng phức, nhà văn có thể tạo nên những cảm nhận nhiều chiều, khơi gợi những ấn tượng mới mẻ trong lòng độc giả. Thật vậy, để thể hiện sự gần gũi, đáng yêu, đáng mến của người con gái trong truyện ngắn Một chiều giông gió, có lẽ, chỉ cần so sánh cô với hình ảnh người em gái nhỏ là đủ. Nhưng tác giả đã không viết đơn giản như vậy, người con gái ấy hiện lên với bao nét dịu dàng, gần gũi, yêu thương mà nếu chỉ so sánh với người em gái thôi có lẽ chưa đủ, thế nên, tác giả đã lồng ghép một lúc hàng loạt hình ảnh so sánh:

Tay cầm cái quạt nan, như người mẹ, như người chị, như người em gái nhỏ, người nọ phẩy hơi mát cho tất cả mọi người [18, tr 422].

(Một chiều giông gió) Lúc này, hình ảnh cô gái cầm quạt phẩy hơi mát cho những người công nhân trên cung đường vắng như những hình ảnh thân thương nhất, máu thịt nhất, nét dịu dàng, nhân hậu, đáng yêu của cô gái vì thế càng hiện lên rõ nét hơn.

Nhiều A một B

Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng, kiểu cấu trúc so sánh này rất ít được sử dụng. Khảo sát 35 truyện ngắn của nhà văn này, chúng tôi thấy chỉ có 2 câu sử dụng so sánh loại này. Sở dĩ tác giả ít sử dụng kiểu so sánh này vì đây không phải là một cách so sánh dễ dàng và gần gũi, nó khó áp dụng và chỉ hợp khi so sánh cần một sự liên kết và những liên tưởng tương đồng về các đối tượng so sánh.

- Trong bà cụ, mẹ anh cũng như trong con người nói chung, vẫn đang tồn tại một bản năng sống nữa, một bản năng âm thầm và mãnh liệt [2, tr 186].

- Nghèo nàn và thiếu thốn như lưới trời giăng bủa chẳng ai có thể thoát [6, tr 132].

(Ngẫu sự) c. Dùng thành ngữ so sánh

Qua khảo sát truyện ngắn Ma Văn Kháng chúng tôi nhận thấy tac giả dùng thành ngữ so sánh là không nhiều. Tuy nhiên, qua kiểu cấu trúc so sánh của thành ngữ mà biện pháp so sánh trở nên gần gũi hơn, đậm đà màu sắc bình dân hơn. Nó góp một cái nhìn riêng cho biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng.

Trong số những thành ngữ so sánh mà tác giả sử dụng đa phần là tác giả sử dụng nguyên vẹn cấu trúc của thành ngữ. Ví dụ:

- Tỉnh như không [8, tr 19].

(Vệ sĩ của quan Châu)

- Khoẻ như vâm [7, tr 67] .

(Giàng Tả, kẻ lang thang)

- Có tai như điếc. Có mắt như mù [18, tr 41].

(Móng vuốt thời gian)

- Đỏ như son [6, tr 228].

(Thanh minh trời trong sáng)

- Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa [1, tr 288]. (Chọn chồng)

- Bạc như vôi [17, tr 337].

(Miền an lạc vĩnh hằng)

- Trơ như đá, vững như đồng [12, tr 369].

(Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường)

- Đỏ như son [14, tr 368].

- Mượt như nhung [13, tr 393].

(Nợ đời)

- Rắn như đanh [19, tr 440].

(Suối mơ)

- Ác như hùm [8, tr 715].

(Lênh đênh sông nước miền Tây) Và một trường hợp sử dụng thành ngữ so sánh khuyết yếu tố

- Như nàng tiên [24, tr 142].

(Ngẫu sự) Nguyên câu phải là đẹp như tiên.

3.3.2.2. Biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng xét về giá trị biểu hiện

Không chỉ đa dạng về cấu tạo, so sánh tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng còn đa dạng về giá trị biểu hiện. Nếu cấu trúc chỉ là cái khuôn ước định cho tất cả mọi biện pháp so sánh đi theo nó không mang nhiều giá trị riêng về phong cách và thể hiện dấu ấn trong sự lựa chọn của tác giả thì giá trị biểu hiện lại đáp ứng được tất cả những điều đó. Đây chính là phần quan trọng cho thấy dấu ấn sự lựa chọn ngữ nghĩa của tác giả nói chung và sự lựa chọn biện pháp so sánh tu từ nói riêng.

Đi vào khảo sát giá trị biểu hiện của những biện pháp so sánh tu từ được Ma Văn Kháng sử dụng trong truyện ngắn, chúng tôi nhận thấy cách sử dụng của nhà văn rất phong phú, đa dạng. Có thể nói, so sánh tu từ như một phương tiện hữu hiệu được nhà văn sử dụng để miêu tả một cách cụ thể và hình ảnh những sự vật, sự việc những đối tượng miêu tả khác nhau.

Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng, hình ảnh so sánh được sử dụng vừa quen vừa lạ. Có những hình ảnh so sánh rất chuẩn, được coi là hiển nhiên, quen thuộc và được mặc nhiên thừa nhận. Tuy vậy, bên cạnh đó cũng

có những lối so sánh rất lạ, rất riêng, rất thú vị mà không phải ai cũng có thể liên tưởng được. Với mỗi đối tượng so sánh khác nhau Ma Văn Kháng lại sử dụng những cách so sánh, những hình ảnh so sánh khác nhau.

a. So sánh thể hiện bức tranh thiên nhiên

Trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, đối tượng chính mà nhà văn hướng đến miêu tả là cuộc sống đời thường với những con người bình thường. Và dường như đối lập với cuộc sống xô bồ của con người, thiên nhiên trong truyện ngắn Ma Văn Kháng hiện lên trong trẻo, nên thơ, là nẻo đi về quen thuộc của nhân vật khi muốn tìm cho mình những khoảng lặng bình yên. Có lẽ vì thế mà trong các tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng luôn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái đặc biệt. Ông lựa chọn, gọt giũa từ ngữ để miêu tả cho thật tự nhiên, sinh động nét đẹp của thiên nhiên. Không dừng lại ở đó, nhà văn còn thường xuyên sử dụng biện pháp tu từ so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên.

Ví dụ:

- Hương sắc bản quê San Cha Chải, ấy là những triền núi vàng suộm cỏ gianh như một biển nắng chiều [8, tr 317].

(Hoa gạo đỏ) Có thể nói, trong cả câu văn chỉ có một tính từ duy nhất miêu tả cụ thể màu của triền núi, thế nhưng bức tranh thiên nhiên này không vì thế mà thiếu đi sự sinh động. Nhờ hình ảnh so sánh (biển nắng chiều), hình ảnh triền núi hiện lên mênh mông, vô tận giữa bát ngát trời mây, ngập tràn màu sắc. Có thể khẳng định, câu văn là sản phẩm sáng tạo của một nhà văn, một hoạ sĩ đầy tinh tế.

Một ví dụ khác:

Gió lướt thướt như xiêm áo những linh hồn trinh nữ trong vũ điệu yêu đương [5, tr 207].

Câu văn sử dụng lối so sánh đầy hình ảnh, gió vốn vô hình nhưng ở đây, nó vừa có hình lại vừa có hồn. Nó như dẫn dắt người ta đến với sự thanh tao tuyệt đối của cái đẹp. Phải thực sự có một tâm hồn tinh tế và một nhãn quan nhạy bén mới có thể nhận ra hình ảnh làn gió đẹp đến như vậy.

Thiên nhiên trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là thiên nhiên rất cổ điển, nó gắn với những biểu tượng đẹp và quen thuộc như nắng, gió, mưa, sương, mùa thu, chiều tà…Đi vào miêu tả một không gian vốn đã rất quen thuộc như vậy nhưng với việc sử dụng biện pháp so sánh tu từ, cách miêu tả của Ma Văn Kháng không sáo mòn mà đầy biến hoá. Với hình ảnh hạt sương, Ma Văn Kháng đã có cái nhìn chiêm nghiệm thật độc đáo “hơi sương kì ảo và nhẫn tâm như bản chất thiên địa”, hai vế so sánh tưởng như không có sự liên quan, tương đồng nhưng đến vế sau người đọc như ngỡ ngàng, thán phục khi nhà văn đưa ra lời giải rất thâm thuý, “hơi sương kì ảo và nhẫn tâm như bản chất thiên địa” bởi hơi sương “ngắt đoạn sự sống bề ngoài của mỗi chiếc lá cây”, khiến lá xanh chuyển vàng, đây là một chu trình biến đổi của tự nhiên nhưng trong cái nhìn của nhà văn nó thấm đẫm nhân tình. Cũng như vậy, trước thời khắc giao mùa, cái niên giới của thời gian được nói đến bằng hình ảnh heo may trở về như một sự báo hiệu của trời đất lúc sang thu:

- Và heo may như một linh hồn xa vắng từ cõi nào trở về, xao xác mỗi vòm lá rậm, quẫy động trong các khoảng trống vắng nơi cõi lòng [12, 150].

(Heo may gió lộng) Câu văn đầy ám gợi, nó vừa tạo nên một hình ảnh đầy mơ hồ, huyền hoặc lại vừa khuấy động tâm can.

b. So sánh thể hiện thanh âm của cuộc sống

Cuộc sống không tồn tại trong trạng thái tĩnh tại tuyệt đối mà nó tồn tại trong trạng thái động. Trong cuộc sống sôi động đó một điều không thể không nói đến đó chính là âm thanh. Âm thanh ở đây có thể là âm thanh tự nhiên

như tiếng nuớc chảy, chim kêu, sấm chớp, mưa rơi…nhưng cũng có thể là âm thanh của cuộc sống con người, do con người tạo nên như tiếng còi tàu, tiếng hát, tiếng rao… Trong truyện ngắn Ma Văn Kháng âm thanh được hiện hữu qua những so sánh rất đặc sắc. Ví dụ:

- Từ xa lắm, tiếng còi tàu văng vẳng tới như một lời giã biệt [19, tr 100]. (Trung du chiều mưa buồn) Trước cái buổi đưa ma đầy thê thiết và thảm thương, không chỉ con người không thể cầm lòng mà tạo vật cũng như đồng cảm với nỗi đau thương ấy. Trong con mắt của những người đưa tiễn cô Bịu về nơi chín suối, tiếng còi tầu cũng vang lên như một lời tiễn biệt. Tiếng còi tầu không phải xuất hiện một cách vô cớ mà nó đầy ẩn ý. Đã bao chuyến tầu đến rồi đi, đã bao lần còi tầu vang lên, cũng là bao lần Bịn mong ngóng người chị của mình trở vể nhưng người chị ấy vẫn bặt vô âm tín, người chị ấy đang bận đi nghỉ mát chứ quyết không về thăm người em gái ruột đang trong cơn hấp hối mong chờ. Tiếng còi tầu giờ đây vang lên đầy đau đớn, khắc khoải, xót xa trong lòng người đọc.

Trong truyện ngắn Hoa gạo đỏ, có một âm thanh hiện lên đầy ám ảnh, đó là âm thanh của tiếng suối. Nhưng đó không phải là thanh âm của dòng suối trong như tiếng hát xa vẫn thường được nhắc đến trong thơ văn mà là thanh âm của dòng suối hoang, của núi rừng hoang sơ đầy bất trắc:

- Và từ trong xa xăm, vẳng lên tiếng róc rách của một con suối hoang, như một ám ảnh triền miên, dai dẳng [13, tr 318].

(Hoa gạo đỏ) Như vậy, có thể nói, xét về giá trị biểu hiện, biện pháp so sánh được sử dụng trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng không chỉ có tác dụng tô đậm những nét độc đáo của thiên nhiên mà còn tạo cho những thanh âm vốn dĩ quen thuộc trong cuộc sống một ý nghĩa mới, một linh hồn mới. Đó chính là một trong những thành công của truyện ngắn Ma Văn Kháng.

c. So sánh thể hiện ngoại hình nhân vật

Nhân vật là đối tượng trung tâm của tác phẩm văn học. Trước nhân vật, yếu tố đầu tiên để người đọc cảm nhận chính là ngoại hình. Chính vì vậy việc dùng ngôn ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật như thế nào là một điều cần thiết. Như chúng tôi đã phân tích, trong các tác phẩm truyện ngắn của mình, Ma Văn Kháng đã thực sự lựa chọn và sử dụng thành công trường từ vựng chỉ ngoại hình nhân vật để xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, trong tác phẩm của mình, nhà văn còn sử dụng thường xuyên biện pháp tu từ so sánh để làm nổi bật hơn ngoại hình của nhân vật. Với mỗi kiểu nhân vật, thủ pháp so sánh lại được nhà văn sử dụng một cách linh hoạt để ngoại hình của họ được thể hiện tự nhiên nhất. Khi viết về con người miền núi, Ma Văn Kháng có những cách so sánh hết sức độc đáo, đậm chất tư duy của người dân vùng sơn cước.

Ví dụ:

- Thổ ty Vàng A Ký to, thẳng như cây phơ mu lão đại [10, tr 9]. (Vệ sĩ của Quan Châu) Đôi khi, để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của nhân vật, Ma Văn Kháng thường kết hợp cùng một lúc cả thủ pháp so sánh và thủ pháp đối lập. Chẳng hạn, khi miêu tả vẻ hóm hỉnh của thầy Khiển, nhà văn không chỉ dừng lại ở việc so sánh mà còn đối lập ngoại hình của thầy với người vợ của mình, tạo nên một bức tranh đầy hài hước.

- Và bây giờ, mới hăm tám mà thầy đã có một trai hai gái, người tóp như cành củi khô, trong khi bà vợ băm tư thìxổ ra như cái đụn rạ [17 tr 461].

(Thầy Khiển) Trong Người thợ bạc ở phố cũ, nhà văn cũng đưa ra một so sánh tương đối độc đáo như vậy:

- Cạnh những thân hình lực lưỡng bên ánh lửa đẹp như thiên thần, ông già thợ bạc bé nhỏ, còm cõi như một chú quạ già vào mùa đông giá. [14, tr 71]

(Người thợ bạc ở phố cũ) Vừa so sánh ông thợ bạc với chú quạ già vào mùa đông băng giá, lại vừa đặt ông trong thế đối lập với những thân hình lực lưỡng bên ánh lửa, cái ấn tượng về người thợ bạc khắc khổ, gầy gò, bé nhỏ vì thế như càng đậm nét hơn trong lòng người đọc.

d. So sánh thể hiện hành động, tính cách, trạng thái tâm lí của nhân vật Trong truyện ngắn hiện đại, nhà văn có thể tái hiện cả cuộc đời, một sự kiện hay một “lát cắt” trong cuộc sống của nhân vật, nhưng do dung lượng ngắn, mọi yếu tố trong tác phẩm phải được tổ chức sít sao với sự vận động của cốt truyện và tính cách của nhân vật. Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng một cách hiệu qủa ý nghĩa biểu hiện của trường từ vựng chỉ ngoại hình, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, các nhà văn còn khai thác tối đa ưu thế của biện pháp tu từ so sánh. Đôi khi, để biểu hiện một nét tính cách, một trạng thái cảm xúc nào đó của nhân vật, nếu chỉ sử dụng từ ngữ để miêu tả thôi thì chưa đủ. Những liên tưởng bất ngờ của thủ pháp so sánh là một phương tiện mà nhà văn không thể bỏ qua để lột tả toàn vẹn chân dung của nhân vật. Thật vậy, trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng, nhiều trường hợp, biện pháp so sánh tu từ đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên những dấu ấn độc đáo về tính cách, ngoại hình và nội tâm nhân vật. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Ngẫu sự, để thể hiện sự gắn kết của nhân vật Bường và người nhân tình miệng lệch, tác giả viết:

- Và đã gặp nhau là chằm bặp, vỗ về, dính kết với nhau như vốn là một cơ thể bị tách làm đôi, giờ mới lại tìm được nhau [24, tr 136].

Đọc lại câu văn trên, nếu như ta bỏ đi hình ảnh so sánh dính kết với nhau như vốn là một cơ thể bị tách làm đôi, giờ mới lại tìm được nhau thì nội dung của câu văn này vẫn được giữ nguyên, nhưng có lẽ giá trị biểu hiện của nó đã mất đi hơn một nửa. Qua hình ảnh so sánh, người ta có thể cảm nhận được một sự gắn kết khác thường, một sự gắn kết được coi như hiển nhiên, không thể chia tách của đôi tình nhân. Và trong cái sự gắn kết ấy, vẫn ẩn chứa một cái gì đó đầy oái oăm của cuộc đời.

Đôi khi, chỉ qua một hình ảnh so sánh, Ma Văn Kháng đã lột tả được toàn bộ nét đẹp trong tính cách, tâm hồn nhân vật. Trong truyện ngắn Nợ đời,

nhân vật Chị đã không ngại hi sinh chính bản thân, dâng hiến thân mình để vở kịch của chồng được công chiếu, để cứu lấy tính mạng của người chồng. Có lẽ vì thế mà viết về hành động cởi bỏ y phục của chị, nhà văn đã so sánh:

Thoạt tiên là cái khăn quàng buông xuống đất như một chiếc lá rơi

Một phần của tài liệu Từ ngữ vè biện pháp so sánh tu từ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w