0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tư tưởng Nho giáo

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI (Trang 26 -26 )

- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.

1.3. Tư tưởng Nho giáo

Giai đoạn thế kỉ X đến thế kỉ XIV ở Việt Nam, Nho giáo tuy đi sau Phật giáo nhưng có tác động ngày càng lớn đến việc hình thành quan niệm văn học của các tác giả trung đại. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng thì Nho giáo thời Lý - Trần chủ yếu mang tớnh chất của Nho giáo nguyên thuỷ và Hán Nho.

Tư tưởng Nho giáo nguyên thuỷ là tư tưởng thực tiễn, thiên về mục đích.

Khổng Tử nhìn thấy ở nghệ thuật (văn chương và õm nhạc) cái đẹp và sức mạnh cảm hoá sõu xa của nó. Nhạc Thiều đã làm ông say mê đến mức quên cả vị ngon và nói: “không ngờ õm nhạc có thể đến mức ấy”. Khổng giáo là một học thuyết chớnh trị - đạo đức không những chủ trương con người “từ thiên tử cho đến thứ nhõn ai ai cũng phải lấy tu thõn làm gốc” (Đại học) mà cũn hi vọng người quõn tử do sự tu dưỡng đạo đức mà gõy ảnh hưởng sang chớnh trị, mà thể hiện đạo đức vào hình chớnh, làm cho xã hội bình trị. Trong sự nghiệp bình trị thiên hạ “dạy tốt hơn cai trị tốt” (Mạnh Tử) cho nên cái đẹp nghệ thuật, sức cảm hoá của Lễ nhạc, văn chương được coi là phương tiện tốt nhất để giáo hóa. Tác dụng giáo hóa đó được nhìn ở hai mặt: thứ nhất, đối với từng người, văn chương có thể kích thích, động viên, nhạc có thể điều tiết làm cho tõm hướng về cái thiện, dung mạo trang kớnh, tõm hồn hoà vui. Đó là tác dụng chính tâm. Thứ hai, đối với đám đông, văn chương có tác dụng hợp quần, nhạc có tác dụng phối hợp, tổ chức, gõy nên trạng thái hài hoà, trật tự, yên vui. Đó là tác dụng di phong dịch tục: “thi khả dĩ hưng, khả dĩ quán, khả dĩ quần, khả dĩ oán, cận khả dĩ sự phụ, viễn khả dĩ

sự quõn” - Thơ có thể làm phấn khởi ý chí, có thể giúp quan sát phong tục, hoà hợp với mọi người, bày tỏ nỗi sầu oán, gần thì thờ cha, xa thì thờ vua (Luận ngữ, Dương hoá). Tác dụng đến từng cá nhõn hay tác dụng đến cả đám đông thì văn chương cũng đều nhằm giáo dục tinh thần hợp kính đồng

ái, tinh thần lễ nhượng, sự hài hòa, trật tự không chỉ là trong gia đình, trong

làng xúm mà rộng đến bốn biển, đến trời đất, đến cả quỷ thần.

Những trình bày trên đõy cho thấy, Khổng Tử coi trọng đạo đức nờn ụng nhấn mạnh nội dung cùng tác động thiết dục của văn học: “Ngụn từ đủ đạt ý là được rồi” (Luận ngữ, Vệ Linh Công).

Khổng Tử cũng như các thế hệ nhà nho về sau có ý thức rất rừ về tác động của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng đối với tõm linh, tình cảm con người, nên một mặt coi lễ nhạc thơ ca là phương diện tốt nhất để giáo hoá, đối với cá nhõn có tác dụng chính tâm, đối với đám đông có tác dụng

hợp quần, từ đó mà tạo nên chức năng di phong dịch tục, nhưng mặt khác,

lại luôn luôn đề phòng những tác phẩm nghệ thuật có dõm tính. Tổng kết

Kinh Thi, Khổng Tử nói “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi. Viết: tư vô tà”

(Ba trăm bài Kinh Thi, có thể dùng một lời mà bao quát là: suy nghĩ không lệch lạc - Luận ngữ, Vi chính), hay “thơ Quan thư vui mà không dõm, đau đớn mà không bi thương” (Luận ngữ). Khái niệm dâm ở đõy không chỉ liên quan đến nội dung đam mê sắc đẹp, phê phán những bài tình ca có liên quan đến nội dung mê sắc đẹp, dõm dật cho nên hại đức, điều mà Khổng Tử nhận thấy là mónh liệt ở con người (ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả dã) mà rộng hơn, có nghĩa là quá mức, quá độ. Quá vui, quá triền miên, gõy ra tác động mê say cũng là dâm. Cho nên đối lập với dâm là chính. Quan niệm của Khổng Tử về mặt mỹ học là không tà, là thuần chớnh, cũng là hài hoà, trật tự, bình dị mà đồng thời cũng là sự vừa phải, có mức độ, không để cho tình cảm bộc lộ quá cuồng nhiệt, quá say đắm. Cái hài hoà trở thành yêu cầu cao nhất khi đánh giá một tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi “văn chất bõn bõn”

nhưng nếu không giữ được thuộc tớnh “bõn bõn” đó thì thà “cương nghị, mộc nột” cũn hơn “xảo ngôn, lệnh sắc”.

Văn học của Nho giáo chớnh thống là một thứ văn học “chí thiện”, phải hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức, được đo bằng những thước đo đạo đức. Để bộc lộ tõm, chí, trữ tình thành nét chủ đạo trong văn học. Nhưng trữ tình không phải là bộc bạch cái tôi cảm xúc mà bộc bạch cái ta đạo lý (ngôn chí). Vì nhằm mục đích giáo hoá, văn học có chức năng truyền đạt chứ không có chức năng phát hiện, phản ánh, nhận thức. Văn chương thể hiện đạo chứ không cố gắng tỡm tòi, sáng tạo hình thức để mô tả, tái hiện thực tế. Đối với hiện thực, văn học thiên về phẩm bình, tỡm ý nghĩa đạo lý hơn là băn khoăn tỡm hiểu. Tiếp nhận văn thơ cũng vậy, không phải chỉ là thưởng thức cái hay, cái đẹp, mà phải rút ra cho được cái tác dụng thiết thực của nó: “Đọc thuộc ba trăm bài Kinh Thi, nhưng giao cho nhiệm vụ chính trị không làm được, sai đi sứ nước ngoài lại không biết độc lập tự mình ứng đáp, đàm phán, mặc dù thuộc nhiều nhưng phỏng có ích gỡ” (Luận ngữ,

Tử Lộ).

Nhìn ra trong văn chương nghệ thuật khả năng to lớn làm xúc động, cải tạo con người, Nho giáo đã dành cho nó một vị trí đặc biệt cao quý cùng những chức năng vinh dự. Nho giáo xác định văn học nghệ thuật là phương tiện giáo hoá chớnh tõm, chế dục, là công cụ chớnh trị động viên, tổ chức xã hội nhằm biến thành hiện thực sự hài hoà của Trời, sự trật tự của Đất. Vì lẽ đó, Nho giáo chỉ chấp nhận một thứ văn học nghệ thuật chí thiện, hoàn toàn hợp đạo đức. Quan niệm của Nho giáo nguyên thuỷ về văn chương như vậy khiến cho văn học nghệ thuật nhiều khi xa rời cuộc sống thực, ức chế tình cảm thực, dễ trở nên nhạt nhẽo, bằng phẳng. Điều này cản trở sự khai phóng tõm lý sáng tạo văn chương nhưng lại thúc đẩy việc coi trọng những chức năng xã hội, đạo lý, tớnh phô bày, “hướng ngoại” của văn học. Những quan niệm văn học ấy đã có ngay trong các sách kinh điển của Nho giáo, với những mệnh đề như “ôn, nhu, đôn, hậu”, “hứng, quan, quần, oán”, “tư vô

tà”, “hưng vu thi”, … Các mệnh đề đó tuy chưa thấy xuất hiện trực tiếp trong các tư liệu của giai đoạn này (X-XIV) ở văn học trung đại Việt Nam nhưng đã thấy bóng dáng của chúng trong các sáng tác của nhiều tác giả vốn xuất thõn Nho sĩ:

Duy dư thành khuyết liờn võn ngoại, Không sử hành nhõn phỳ “Thử ly”

(Chỉ trơ lại thành khuyết ngoài đám mõy dày lớp lớp, Luống khiến người qua đường ngõm thơ Thử ly) (Quá Tống đô - Trương Hán Siêu)

Hảo bả tân thi đương tấu độc, Chỉ kim ngọa bệnh vị năng triêu

(Xin đem bài thơ mới này thay cho tờ tấu

Hiện nay đang nằm trên giường bệnh chưa thể lên chầu được) (Thôn cư cảm sự Ký trình Băng Hồ tướng quân - Nguyễn Phi Khanh)

Chỉ có nhà Nho mới ngõm bài thơ trong Kinh Thi (Thử ly) để thở than về sự hưng vong, chỉ có nhà Nho mới xem bài thơ là tờ tấu… Những quan niệm này về sau sẽ được làm rừ hơn cùng với sự hưng thịnh của Nho giáo ở Việt Nam.

Nho giáo ở Việt Nam ngay từ cuối thế kỉ XIV đã bắt đầu chuyển từ Nho giáo nguyên thuỷ (và Hán Nho) sang Tống Nho. Đời Hồ, Hồ Quý Ly nỗ lực đưa Nho giáo trở lại Nho giáo nguyên thuỷ (và Hán Nho) với việc phê phán Tống Nho rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, nỗ lực của ông đã không thành cùng với sự sụp đổ của vương triều Hồ. Nho giáo tiếp tục con đường Tống hoá dưới triều Lê. Ở thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt đến đỉnh cao toàn thịnh, đõy là thời điểm đạt đến sự cõn bằng giữa tớnh chất nguyên thuỷ (và Hán Nho) với tớnh chất Tống Nho.

Nho giáo nguyên thuỷ chủ yếu là một học thuyết chớnh trị xã hội (thiên về thực tiễn). Nó gần như thiếu hẳn phần triết học bản thể. Từ đời Hán

đến đời Đường, Nho giáo tuy được tôn làm quốc giáo nhưng nó vẫn không khắc phục được khoảng trống vũ trụ luận hay bản thể luận. Đến đời Tống, các nhà Nho như Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy… nỗ lực lấp đầy khoảng trống đó bằng cách mượn và cải hoá nhiều tư tưởng, khái niệm của Phật giáo và Đạo gia vào trong Nho giáo. Bởi thế, người ta gọi Tống Nho là Tõn Nho giáo hay Đạo học. Triết học Tống Nho (lý học) “thật ra chỉ là một hỗn hợp phẩm giữa Lóo, Phật và Khổng” [22, 177-194]. Cốt lừi của Tống Nho là học thuyết lý - khí, trong đó lý là phạm trù trung tõm, quan trọng nhất. Phạm trù

lý của Tống Nho bao gồm hai mặt: thiên lý và tính lý. Thiên lý là cái lý ở

trong sự vật, chỉ quy luật và phép tắc vận hành, hoạt động của sự vật. Nó là cái nhất thể nhưng có muôn hình vạn trạng, biểu hiện trong mọi sự vật hiện tượng. Thiên lý của Tống Nho cũng tương tự như phạm trù Phật tính hay

chân như của Phật giáo và phạm trù đạo của Đạo gia. Cũn tính lý là cái thiên lý trong con người, chỉ đạo đức, luõn lý, lý tớnh. Tống Nho cho rằng, người

ta nếu đạt đến sự minh tâm, kiến tính (chữ của Phật giáo), chính tâm, thành ý (chữ của Khổng Tử) thì sẽ nắm và khế hội được với thiên lý. Xuất phát từ tư tưởng triết học đó, Tống Nho vừa kế thừa quan niệm văn chương cố hữu của Nho gia, vừa bổ sung vào đó quan niệm chú trọng yếu tố tõm lý con người (chủ yếu là nhõn tố lý tớnh). Nói khác đi, Tống Nho đã chú trọng hơn đến tớnh chủ quan của văn chương, coi văn chương là một thứ tâm học để tu dưỡng đạo đức, tớnh tình. Nếu như Nho giáo nguyên thủy chú trọng phô bày và phỳng thích thì Tống Nho chú trọng sự di dưỡng tính tình, khả năng tác động vào tâm, tính. Tống Nho chủ trương bảo tồn tớnh lý mà trừ bỏ dục vọng, làm cho tõm người được đúng đắn. Quan niệm này được Chu Hy phát biểu như sau: “Hoặc giả có người hỏi ta rằng: ‘Vì sao mà phát sinh ra thơ?’ Ta đáp: ‘Đời sống con người, lúc tĩnh là do tớnh thiên nhiên, khi có cảm xúc với sự vật mà động là do cái thị dục của tớnh vậy. Ôi! Đã có thị dục thì sao khỏi có tư lự, đã có tư lự thì lúc nói không tỏ hết những điều muốn nói; cái cũn dư ấy sẽ phát ra những giọng than thở ngõm nga, tự nhiên hợp với tiết

tấu mà không thể nào ngừng được. Đó là vì đõu mà xuất hiện ra thơ vậy” (Tựa Kinh Thi tập truyện). Thị dục của tính theo định nghĩa của các nhà Nho xưa chớnh là tình. Ở đõy, Tống Nho không ngần ngại nói đến nguồn gốc tình cảm của thơ: tình. Nhưng Tống Nho lại yêu cầu văn chương phải “ngõm vịnh cái chớnh đáng của tớnh tình”, phải đề cao tính lý. Điều này có liên quan đến quan niệm về chức năng tải đạo của văn chương nói chung. Chu Hy lí giải rất rừ rằng: “Thơ là cái dư õm của lời nói khi lòng người cảm xúc với sự vật mà nó thể hiện ra ngoài. Nhưng sự cảm xúc ấy có tà có chớnh, cho nên lúc được thể hiện ra lời nói cũng phải có thị có phi” (Tựa Kinh Thi tập

truyện). Yêu cầu của Tống Nho là lấy tình hợp với tớnh, lấy tớnh hợp với

đạo. Vì vậy, Tống Nho rất coi trọng phép tắc (pháp) và ý trong văn chương,

bởi đó chớnh là biểu hiện của lý hay nói khác đi là của đạo. Tống Nho thường chủ trương văn lấy ý làm chủ, đề cao cõu nói của Bạch Cư Dị: vịnh

tính chứ không vịnh tình… Như vậy có thể thấy, quan niệm văn học của

Tống Nho giàu lý tớnh và khá duy ý chí.

Dấu hiệu lý học trong văn chương Việt Nam đã thấy ngay từ đầu thế kỉ XV. Theo Phạm Đình Hổ: “Từ đời họ Hồ (1400-1407) trở xuống, đời Đại Bảo (1440-1442) trở lên, cũng cũn giữ được cái truyền thống của đời Trần, nhưng thể tài, khí phách ngày càng kém. Từ đời Quang Thuận (1460-1469) cho đến đời Diên Thành (1578-1585) thì lại học lối thơ đời Tống; lối thơ đời Lý, đời Trần đến đó là một bước chuyển biến” (Vũ trung tuỳ bút - Thể thơ). Trong quan niệm về văn học cũng có diễn biến tương ứng. Nếu cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, quan niệm xem văn học là phương tiện quan phong, mỹ

thích cũn tương đối đậm nét thì đến giữa thế kỉ XV, quan niệm xem văn học

như một thứ tâm học chuyên thể hiện đạo lý bên trong, ít chú ý đến tác động bên ngoài đã phổ biến và cõn bằng với quan niệm trên. Tiêu biểu cho quan niệm đó là Lê Thánh Tông và quần thần. Đề tựa tập thơ xướng họa của mình và quần thần, Lê Thánh Tông khẳng định khi sáng tác văn chương, ông chỉ chăm chú thể hiện cái tình (ở đõy là chí khí và lý tưởng) chứ ít chú ý đến tác

động của ngoại giới, đến tình cảm tự nhiên. Thơ ông là thơ của khẩu khí, là tiếng nói của đạo lý. Tất nhiên, bên cạnh đó, ông không quên nói đến khả năng biểu dương, khuyến giới của văn chương, nhưng điều đó không cũn được nhấn mạnh như trước.

Điểm qua một vài nét cơ bản nêu trên của Nho giáo nguyên thuỷ và Tống Nho để chúng ta có được cái nhìn bao quát về hệ tư tưởng mà Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng sõu sắc nhất, cũng là triết thuyết có sức tác động mạnh mẽ nhất đến quan niệm văn học của ông. Là một con người sống vào nửa đầu thế kỉ XV, Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng chủ yếu của tư tưởng Nho giáo nguyên thuỷ: “Lòng hóy cho bền đạo Khổng môn” (Tự thán 14). “Nguyễn Trãi tự coi mình là môn đệ của Khổng Tử và Mạnh Tử, vì khi học Nguyễn Ứng Long, ông đã học thẳng học thuyết của Khổng Mạnh, không học học thuyết của Tống Nho là học thuyết mà Hồ Quý Ly chê là không thiết thực” [38, 50]. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của triết lý Tống Nho (nhất là những ý kiến bàn về văn học) đối với tư tưởng và quan niệm văn chương Nguyễn Trãi.

Chúng ta cũng cần lưu ý thêm rằng, Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, nhưng đó là “một Nho giáo khoáng đạt, rộng rói, không cõu nệ và vì vậy không chỉ là gần gũi mà cũn là phong phú hơn, cao hơn […]” [24, 115]. Do đó, Nguyễn Trãi tiếp thu những khía cạnh tích cực và khả thủ của tư tưởng Nho giáo nguyên thuỷ, chịu tác động một phần nào đó của cả Tống Nho, trên cơ sở đó xây dựng quan niệm phù hợp với thời đại của ông về bản chất và chức năng của văn học, về cả vai trò của người sáng tác văn học.

Tiểu kết

Việc trình bày những đặc điểm sơ bộ của ba học thuyết ảnh hưởng đến sự hình thành quan niệm văn học của Nguyễn Trãi cho ta đi tới những kết luận sau:

Về tổng thể, ba triết thuyết nêu trên có những nét khác nhau cơ bản trên nhiều phương diện. Đạo gia cho vạn vật đều gốc ở Đạo, cuộc đời là cuộc phù võn, không bận tâm mà để chí lo nghĩ. Con người chỉ nên cùng với Đạo mà vui chơi trong tạo hóa, không cần chi đến nhõn, nghĩa, lễ, trí, miễn là được thanh tĩnh vô vi thì thôi. Phật giáo thì cho vạn tượng là do Chân như

mà ra, sắc với không cùng là một, sự sinh sinh hóa hóa là cái vọng niệm, chứ không phải là thực. Cái thực là Chõn như. Con người phải tỡm cho thấy cái thực ấy mà quay trở về gốc cũ, để thoát ra khỏi vòng sinh tử, đến cừi niết bàn, thoát khỏi mọi sự khổ nóo. Nho giáo thì cho rằng sự sinh tồn của vạn vật không ra ngoài được những điều nhõn, nghĩa, lễ, trí, con người phải theo những điều ấy mà an vui trong cuộc sinh hoá.

Do đó, Phật giáo và Đạo gia là hai học thuyết có thể gọi là xuất thế,

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI (Trang 26 -26 )

×