Đến quan niệm “thi dĩ tình đạt đạo” của Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 42)

- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.

2.1.2. Đến quan niệm “thi dĩ tình đạt đạo” của Nguyễn Trã

Quan niệm nêu trên ở sáng tác thơ ca thế kỉ XIII, XIV trong văn học trung đại Việt Nam còn được tiếp nối qua nhiều thế kỉ sau. Sang thế kỉ thứ XV, chúng ta vẫn bắt gặp quan niệm này trong sáng tác của Nguyễn Trãi với một bước chuyển mới. Từ quan niệm “thi ngụn chớ” trong tư tưởng văn học trung đại, Nguyễn Trãi đã đi đến quan niệm “thi dĩ tình đạt đạo”. Trong bài

Thu dạ dữ Hoàng giang Nguyễn Nhược Thuỷ đồng phú ông viết:

Cao trai độc tọa hồn vô mị Hảo bả tân thi hướng chớ luân.

(Buồng cao ngồi một mình vẫn không ngủ

Hãy làm bài thơ mới mà nói đến cỏi chớ của mình.)

Hai cõu thơ cho thấy, trong quan niệm văn chương của Nguyễn Trãi có tồn tại quan niệm thơ núi chớ. Vậy, ở bài thơ này, chúng ta nên hiểu như thế nào về ba chữ thơ núi chớ của Nguyễn Trãi? Để hiểu cho đúng, người đọc cần đặt hai cõu thơ trong chỉnh thể toàn tác phẩm. Sỏu cõu thơ đầu, nhà thơ miêu tả một thiên nhiên đêm thu giá lạnh, vắng vẻ: lá đỏ chồng ở sõn, trúc ôm lấy cửa; đầy thềm trăng sáng lúc chạng vạng rồi; móc trong chín tầng mõy thấm ướt ba canh; dế lạnh ở bốn vách kêu ran suốt đêm; tiếng sáo trời báo tin thu khiến cõy cỏ kinh động. Riêng chi tiết “sao Ngọc thằng xuống thấp ở Ngõn hà, càn khôn chuyển vần” cho thấy trời đã gần về sáng, thi nhõn đã thức trọn vẹn một đêm không ngủ. Con người nơi buồng cao, cô đơn suốt đêm ôm gối không ngủ, làm một bài thơ để nói lên cỏi chí của mình. Cái chí ấy chớnh là cỏi tình của thi nhõn, là nỗi lòng của Ức Trai trong một đêm thu cô đơn, chỉ có thiên nhiên làm bạn. Như vậy, ở Nguyễn Trãi cú quan niệm về thơ núi chớ, nhưng trước hết ở bài thơ này, chúng ta nên hiểu chữ chí là cái tình của thi nhân trong đêm “buồng cao ngồi một mình vẫn không ngủ”. Thống kê 99 bài thơ trong Ức Trai thi tập (theo bản của tác giả

Đào Duy Anh) chúng tôi nhận thấy số lượng bài thơ có nhan đề cảm tác,

cảm hứng, hữu cảm, mạn hứng, ngụ hứng, tức hứng, vãn hứng, hoài cổ

không phải là ít, có 16 bài, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 16%.(1) Đến Quốc âm thi tập, chúng tôi nhận thấy có 21 bài được xếp vào mục Ngụn chí. Đõy là cách phõn loại đã được tác giả Dương Bá Cung đưa ra trong tập Ức Trai di tập. Trong bài tựa viết cho Ức Trai di tập, Dương Bá Cung nói: “Tôi không tự xét mình là người thô lậu, đem các bài đã thu thập được chia ra từng loại, xếp lại thành tập”. Như vậy, việc ông xếp 21 bài thơ Quốc õm của Nguyễn Trãi vào một mục chung là Ngụn chí thi (thơ nói chí) là việc làm có suy nghĩ chu đáo. Dương Bá Cung chia ra làm bốn loại lớn: Vô đề (những bài không nói rừ là gì), Thời lệnh môn (bao gồm những bài thơ nói về bốn mùa), Hoa mộc môn (bao gồm những bài thơ nói về hoa, cõy cỏ), Cầm thú môn (bao gồm những bài thơ nói về các loài cầm thú). Trong loại Vô đề, Dương Bá Cung lại chia làm nhiều loại khác nhau như Thủ vĩ ngâm, Ngụn chí, Mạn thuật, Trần tình,

Thuật hứng… gồm mười bốn loại. Như vậy, chúng ta hiểu rằng, Dương Bá

Cung không coi tất cả thơ đều là núi chí, vậy những bài được xếp vào loại nói chí này có nội dung như thế nào? Có thể nói túm tắt rằng: đó là những bài thơ nói về tõm sự riêng của nhà thơ, nội dung những bài này thực ra không xa với nội dung những bài được xếp vào các loại khác trong Quốc âm

thi tập như Mạn hứng, Trần tình, Tự thán, Thuật hứng… Ở đõy, chúng ta

không bàn đến cách phõn loại của tác giả Dương Bá Cung đã khoa học chưa (lúc chia theo thể loại văn học, lúc chia theo nội dung của thơ) mà chỉ thấy rằng, quan niệm thơ nói chí của ông chưa thật rộng rói, chưa phù hợp với quan niệm của Nguyễn Trãi. Chúng ta không thể khẳng định rằng, trong số 254 bài thơ chữ Nôm (rộng ra là cả 99 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi) chỉ có 21 bài là nói về tình cảm riêng tư của nhà thơ. Quan niệm thơ núi chớ của Dương Bá Cung chỉ là một phần nhỏ trong quan niệm thơ núi chớ của Nguyễn Trãi.

Với quan niệm nguồn gốc của thơ là tình cảm, bản chất của thơ là nói cái tình, Nguyễn Trãi nhận ra dù “văn chương tự cổ đa vi lụy” - từ xưa văn chương thường làm lụy nhiều, thì “thi tửu tùng kim thả phóng hoài” - nhưng đến nay ta vẫn cứ thơ rượu thả lòng cho tự do (Tặng Khổng Nhan Mạnh tam

thị tử tôn giáo thụ Thái Bình). Biết gắn với văn chương là khổ, vậy mà

Nguyễn Trãi vẫn yêu thơ bởi văn chương với cái gốc, với bản chất tình cảm của nó, mới đủ sức “cởi buồn”, “giải sầu” cho thi nhõn:

Nào của cởi buồn trong thuở ấy Có thơ đầy túi rượu đầy bình.

(Tự thán 16)

Cõu thơ cho thấy một phương diện khác trong quan niệm văn chương của Nguyễn Trãi, đó là quan niệm về vai trò, chức năng của thơ ca. Vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày ở phần tiếp theo của luận văn. Tuy nhiên, qua dẫn chứng này, chúng ta cũng nhận rừ, văn chương muốn thực hiện được chức năng “cởi buồn”, giải mối sầu thì trước hết, tác phẩm đó, lời thơ đó phải được sáng tác từ tấm lòng chõn thành của thi nhõn, cũng tức là phải có cái gốc tình cảm vững chắc, phải mang bản chất tình cảm.

Quan niệm này chúng ta cũn bắt gặp trở lại trong bài thơ Thuật hứng

14: “Say mựi đạo, chè ba chén - Tả lòng phiền, thơ bốn cõu”. Những cõu thơ

như thế này cho thấy Nguyễn Trãi tuy sống cách chúng ta sỏu thế kỉ nhưng quan niệm của ông về văn chương nghệ thuật lại rất gần với bạn đọc hôm nay. Thơ “tả lòng phiền”, đó không chỉ là nêu lên chức năng của thơ, đó cũn là sự khẳng định nguồn gốc và bản chất của thơ ca, văn chương là xuất phát từ tình cảm.

Và có nhiều khi, thơ viết xong rồi mà tình chưa cạn, thơ chưa nói hết được tình cảm của nhà thơ:

Trì thử tặng quân hoàn tự cảm, Thi thành ngã diệc lệ triờm khõm

Thơ làm xong ta cũng nước mắt áo đầm đìa)

(Đề Hà hiệu uý bạch vân tư thân) Qua cõu thơ trên cũng có thể thấy, tình cảm trong thơ không phải chỉ là những tình cảm bình thường, mà phải đạt đến chỗ mónh liệt, kết tinh. Với bản chất trữ tình như thế, những lúc chia tay, bài thơ có thể trở thành vật kỉ niệm. Đọc hai cõu thơ này, chúng ta lại nhớ tới hai cõu trong bài Thu nhật lưu biệt Hồng giang Kiểm chính của Nguyễn Phi Khanh: “Sầu tứ bằng bôi

đoạn - Tõn thi cát lệ truyền” (Mối sầu nhờ chén rượu mà khuõy khoả, Cõu thơ vừa viết gạt lệ trao đưa). Cũng có khi, đứng trước thiên nhiên bao la, bát ngát, con người “gạt hết õu sầu” để cừi lòng đạt đến độ thanh tĩnh vô vi, vậy mà tình thơ vẫn không nói hết được cái vô cùng vô tận của “sắc nước”:

Bất tận nhàn sầu độc ỷ bồng Thuỷ quang diểu diểu tứ hà cùng

(Gạt hết õu sầu, một mình tựa mui thuyền Sắc nước mênh mông tứ nói sao hết được)

(Quá hải)

Cái gốc tình cảm của thơ Nguyễn Trãi sõu sắc, mónh liệt, dồi dào là như vậy, thơ ông không chỉ nói cái chí “kinh bang hoa quốc”, thơ ông cũn xuất phát từ những tình cảm rất riêng tõy: “Hứng bện lầu thơ khách ngại rằng - Thấy cảnh lòng thơ càng vấn vít” (Thơ tiếc cảnh 8). Điều đó không chỉ được thể hiện qua sáng tác mà cũn được khẳng định trong quan niệm văn chương của ông về bản chất của thơ ca, thơ núi chớ cũng chính là thơ núi

tỡnh. Chỉ có điều, ta cần chú ý: cỏi tỡnh mà Nguyễn Trãi quan niệm là tình

cảm hết sức rộng lớn, nó bao quát cả tình cảm với dân, với nước, với cả cảnh vật và con người. Quan niệm thơ nói chí của Nguyễn Trãi (ở phương diện đề cập tới nguồn gốc, bản chất của văn học là nói lên tình cảm) có lẽ là quan niệm thơ thể hiện ước vọng của ông đối với cuộc sống. Thơ Chu An, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Du… tuy mức độ có khác nhau nhưng đều là thơ núi

tỡnh mà đạt đạo. Nói như vậy để thấy rằng, ở khớa cạnh này (bản chất của

thơ ca, văn chương là khởi phát từ tình cảm của con người), quan niệm của Nguyễn Trãi không phải là một phát hiện, đột biến. Quan niệm của ông là sự kế thừa quan niệm nhiều tác giả và nhà lí luận văn học đi trước (bao gồm cả Trung Hoa và Việt Nam), điều này chúng tôi đã đề cập đến ở phần đầu, và vẫn sẽ được thể hiện ở nhiều tác giả cùng thời và sau ông. Hồ Nguyên Trừng, một tác giả của thế kỉ XV, khi bình bài Sơn phòng mạn hứng của

Trần Nhõn Tông viết: “ở đõy, cái trong trẻo, tuyệt vời, một màu bát ngát, tình thơ thanh thoát, ý thú siêu quần” (Nam ễng mộng lục, Thi ý thanh tân). Lê Thánh Tông cũng nhiều lần nói đến tình thơ trong lời dẫn các bài thơ của mình: “ngày 7 tháng 2 năm Hồng Đức thứ hai (1471), buổi sáng ra đi từ sông Phi Lai, đường đi vừa qua núi Chiếu Bạch, chỉ thấy núi xanh soi mặt nước, nước biếc in mõy trời, cảnh đẹp thanh kỳ, tình thơ lai láng, bốn cất bước đến tận nơi, nhã hứng xốn xang, lay động cõu thơ chõu ngọc của trẫm; đạo và tõm đều đẹp đẽ dệt thành lời văn lụa là, bốn đề vào vách đá rằng” (Đề Chiếu

Bạch Sơn tịnh tự). Chu Xa trong bài Biểu dâng tập thơ Việt âm, cũng đã đề

cập đến chữ tình nhưng đặt nó trong quan hệ với chữ đạo: “Từ Hán, Đường đến Tống, Nguyên chẳng những lắm khách làng thơ ngõm trăng vịnh gió, các nhà danh nho tài tử đem văn giúp nước cũng nhiều. Dẫu bảo rằng do tình cảm của người ta phát ra cõu văn, nhưng cũng bởi chớnh trị của người trên gõy thành dõn tục”. Vì là một bài biểu nên Chu Xa không dám đưa chữ tình lên trước chữ đạo, nhưng vẫn không làm giảm cái ý coi trọng yếu tố tình cảm trong thơ của ông. Đến thế kỉ XVIII, chữ tình xuất hiện ngày càng nhiều trong các ý kiến bàn về thơ. Ngô Thì Sĩ khẳng định: “thơ để nuôi tình là việc lý thú xưa nay” (Tựa Mĩ Đình thi tập). Phạm Nguyễn Du thừa nhận: “thơ khởi phát từ tình” (Tựa Tây hỗ mạn hứng)…Và Lê Quý Đôn tổng kết lại các ý kiến trên bằng nhận định: “làm thơ có ba điểm chớnh: một là tình, hai là cảnh, ba là sự” (Vân Đài loại ngữ, Văn nghệ, điều 48). Cùng thời với Lê Quý Đôn, Lê Hữu Kiều càng nhấn mạnh hơn yếu tố tình cảm trong thơ: “Thơ nói

chí. Sau ba trăm bài thơ trong Kinh thi, các nhà thơ đều ngõm vịnh tớnh tình cả, duy người xưa tớnh tình chõn thật, cho nên điệu cười, tiếng nói cũng có thể thành văn chương, tình và cảnh đều thấu đáo, thơ như thế thật là trác việt không thể theo kịp được” (Tàng chuyết thi tập tự). Ở đõy, cũng cần phải

nhắc đến một cụm từ mà các tác giả trung đại hay dùng là “ngõm vịnh tớnh tình”. “Tớnh tình” cũng là để chỉ thế giới tình cảm, tư tưởng của con người nói chung, có thể xem là một biểu hiện của quan niệm trên.

Nhìn chung, quan niệm thơ núi chớ là thơ núi tỡnh, quan niệm về bản chất của văn chương là khởi phát từ tình cảm của Nguyễn Trãi (cũng như nhiều nhà Nho trước và sau ông) không chỉ tồn tại trong giai đoạn văn học trung đại mà cũn tiếp tục được khẳng định giá trị đúng đắn của nó trong thời hiện đại. Quan niệm này có tác dụng giải phóng nhà thơ ra khỏi những ràng buộc của giáo điều Nho giáo, dám nói thật những cảm xúc của mình trước thời thế, trước cảnh vật và quan hệ con người trong xã hội. Qua đó, quan niệm này làm cho tớnh chất hiện thực của nền văn học cổ nước nhà thêm phong phú. Đó là yếu tố tích cực của quan niệm thơ núi tỡnh, bản chất của thơ là thể hiện tình cảm của Nguyễn Trãi cũng như nhiều tác giả nhà Nho khác mà chúng ta nên ghi nhận.

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)