Văn chương “chộp cõu thỏnh”, “phải đạo trung”

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 58)

- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.

QUAN NIỆM VĂN HỌC VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG

3.1.1. Văn chương “chộp cõu thỏnh”, “phải đạo trung”

Quan niệm văn học này ở Nguyễn Trãi (và nhiều tác giả trong văn học trung đại Việt Nam) chịu ảnh hưởng của quan niệm: “văn (dĩ) tải đạo”, “thi (dĩ) ngụn chớ” của triết thuyết Nho giáo. Trước khi đi vào tỡm hiểu cụ thể quan niệm về chức năng chớnh trị đạo lý của văn chương Nguyễn Trãi, chúng ta cần phải làm rừ ba khái niệm: Văn là gì?; Đạo là gì? Và chí được hiểu như thế nào?

Nhiều nhà nghiên cứu văn học là nhà nho đã nhấn mạnh, khái niệm

văn của Nho giáo bao gồm một trường nghĩa rất rộng, và trong các văn cảnh

cụ thể, được sử dụng hết sức khác nhau.

Bản thõn Khổng Tử đã sử dụng khái niệm văn với những ý nghĩa rất khác nhau như vậy. Trong mệnh đề: “quõn tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ”- Người quõn tử học rộng ở văn, tự giới hạn ở lễ (Luận ngữ, Ung Dã)… văn

đồng nghĩa với tri thức, với sự hiểu biết nói chung. Khi Khổng Tử chia học trò mình ra làm bốn hạng: đức hạnh, ngôn ngữ, chớnh sự, văn học (Luận ngữ, Tiên tiến)… văn dường như được hiểu là tri thức về văn hoá, về lịch sử.

Nhưng trong cõu nói nổi tiếng: “Chất thắng văn, tất dã, văn thắng chất, tất sử, văn chất bõn bõn, nhiên hậu quõn tử” (chất thắng văn thì quê kệch, văn thắng chất thì dễ lèo lá, chỉ khi văn và chất tương xứng với nhau, mới được coi là quõn tử - Luận ngữ, Ung Dã), văn lại được hiểu như là sự biểu hiện hình thức, cái được thể hiện ra bên ngoài. Khổng Tử cũn nói đến một thứ

văn khác mà ông thường diễn đạt kốm thành chữ tư văn (cái văn đó). Trong

trường hợp này, văn cùng loại với đức, cũng có nghĩa là đạo, chớnh xác hơn, sự lưu hành của đạo. Với ý nghĩa đó, văn mang một ý nghĩa linh thiêng, cao cả, bởi đó là lời của Thánh nhõn, có liên hệ đến Thiên đạo, thiên lý.

Tuy nhiên, ngay từ thời Khổng Tử, văn đã được sử dụng không chỉ là với nghĩa rộng nhất mà cũn là với nghĩa hẹp hơn, đó là văn học. Nhưng đó không phải là văn học mà ngày nay chúng ta quen hiểu mà là thứ văn học trong ý nghĩa sơ khai của từ, tức là tất cả những gì được ghi lại bằng chữ, tức là chữ Hán. Khái niệm văn bao gồm tất cả, chưa phõn chia văn học nghệ thuật và học thuật, văn và thơ, thơ và ca, ca và nhạc. Văn trong thời đại Khổng Tử được lí giải một cách chủ quan như là một tài liệu triết học hay chớnh trị, đạo đức. Tuy vậy “trong suốt ba mươi thế kỉ, từ Khổng Phu Tử cho tới Hàn Dũ đời Đường đã diễn ra sự thu hẹp dần thuật ngữ, từ yếu tố văn minh nói chung, xuyên qua việc chỉ tất cả những gì được viết ra bằng văn tự đến khái niệm văn, ngôn từ (phõn biệt với sách kinh điển, triết học và lịch

sử), ngôn từ trau chuốt, văn xuôi có nhịp điệu, và cuối cùng, đi đến chỉ một phong cách văn học nhất định và thể tài nhất định” [35, 51-52].

Tình hình cũng diễn ra tương tự ở Việt Nam. Vào giai đoạn Lý - Trần, văn cũng được hiểu hết sức rộng rãi: văn hoá, văn minh, học thuật, văn tự...

Văn dùng để chỉ văn hoá, văn minh như cõu: “Văn phong phi phất dương

phõn phức - Giáo vũ lõm ly bát thuý õm” (Làn gió văn minh phe phẩy tỏa hương thơm, trận mưa giáo hóa tràn trề gieo xanh tốt) (Hạnh đàn, Phạm Nhữ Dực). Chữ “văn” ở cõu thứ nhất có thể hiểu là văn hoá hay văn minh, đối với chữ “giáo” ở cõu thứ hai có nghĩa là giáo hóa hay giáo dục. Cũng có khi văn để chỉ học thuật nói chung: “Y dư! Thánh triều sùng văn thịnh thế; thiên hạ nhất thống hề, an nhiên vô sự; túng hữu thị kiếm hề, tương yên dụng bỉ” (Ôi! Triều thánh sùng chuộng học thuật nhõn cuộc thái bình; thiên hạ về một mối, an nhiên vô sự; dù có thanh kiếm này, cũng chẳng biết dùng vào đõu) (Trảm

xà kiếm phú, Sử Hy Nhan). Hay có lúc dùng từ văn để chỉ văn tự: “Phú vị

tất, khách nạn chi viết: Sinh văn minh chi thần giả, bất đàm uy chi công; đăng ung hy chi triều giả, bất ngôn chiến phạt chi sự. Quyết kim thánh triều thăng bình cực trị, hỗn tứ hải ư nhất gia, đồng xa thư ư văn quỹ, bao can qua dĩ hổ bì, tiêu phong đớch vi nông khí…” (Bài phú làm chưa xong, khách bẻ rằng: Kẻ sống dưới thời văn minh, không nói tới công uy vừ; kẻ bước vào triều yên trị, không bàn đến chuyện chiến binh. Nay thánh triều đang lúc thái bình thịnh trị, gộp bốn biển lại một nhà, quy lằn, chữ về một mối, dùng da hổ để gói giáo gươm, lấy lưỡi mác mũi tên làm nông cụ… - Trảm xà kiếm phú,

Sử Hy Nhan). Cõu “đồng xa thư ư văn quỹ” là viết theo thành ngữ “thư đồng văn, xa đồng quỹ” (sách dùng một thứ chữ, xe cùng một lằn bánh); chữ văn ở đõy có nghĩa là chữ viết, là văn tự.

Nhưng bên cạnh hàm nghĩa rộng như trên, khái niệm văn thời Lý - Trần cũn được bắt đầu hiểu theo một nghĩa hẹp, gần đồng nhất với từ thơ văn hoặc văn học mà ngày nay chúng ta thường dùng. Ví dụ như văn dùng với nghĩa văn thơ: “Nam triều nhõn vật tổng năng văn” - Nhõn vật triều Nam

thường vẫn giỏi thơ văn (Tống Đại Minh quốc sứ Dư Quý, Phạm Sư Mạnh);

văn dùng với nghĩa văn học: “Luận văn mỗi hướng giao tình thượng - Hứa

dữ tương kỳ khí khái trung” (Bàn về văn học, thường hướng trên tình giao du; Đồng lòng hẹn nhau trên khí khái - Lý Hạ Tề lai phỏng, phú thử vận dĩ

đáp, Phạm Sư Mạnh); có khi dùng hẳn từ văn chương để chỉ thơ văn: “Bỡnh

sinh sự nghiệp chân nan trợ - Hậu thế văn chương bỉnh phượng nghi” (Sự nghiệp bình sinh thật khú giỳp cho đời, Nhưng văn chương để lại đời sau rực rỡ như dáng chim phượng - Liễu hầu miếu, Nguyễn Trung Ngạn); hoặc dùng chớnh ngay từ văn học để chỉ văn học: “Diễn chõu nhõn Hồ Tông Thốc thiếu niên đăng khoa phả hữu thi danh […] Hậu dĩ văn học vi nhõn sư tượng” (Hồ Tông Thốc người Diễn Chõu, thi đỗ từ hồi cũn trẻ, rất có tài danh […] Về sau dùng tài văn học làm thầy thợ cho người) (Nam Ông mộng lục, Thi tửu

kinh nhân, Hồ Nguyên Trừng).

Khái niệm văn có hai cách hiểu rộng và hẹp như vậy, cũn khái niệm

đạo được người xưa hiểu như thế nào?

Đạo theo nghĩa gốc là con đường, sau chuyển nghĩa dần thành đạo lí.

Trong lí luận văn học cổ Trung Quốc, đạo được hiểu theo hai nghĩa: đạo là quy luật khách quan và đạo là giỏo lớ của đạo Nho. Ở đõy chúng tôi không bàn đến cách hiểu thứ nhất vì không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. Cũn với cách hiểu thứ hai, chúng tôi nhận thấy ngay từ thời Khổng Tử đã tồn tại quan niệm thơ ca là công cụ tuyên truyền giáo lý: “gần thì thờ cha, xa thì thờ vua” (Luận ngữ, Thiên Dương hóa). Nhưng ta cũng nên lưu ý rằng ông không cực đoan hoá vấn đề như Tống Nho sau này, mặc dù rất nhấn mạnh công dụng này của thơ song Khổng Tử vẫn chú ý đến yếu tố tình cảm của thơ: “thơ có thể làm cho người ta vui, có thể làm cho người ta hợp quần, có thể làm cho người ta biết điều oán giận”. Khổng Tử còn đưa ra thuyết vô tà:

“Ba trăm bài thơ trong Kinh thi, nói một câu có thể thâu tóm được, đó là: tư vô tà”, vô tà tức chính đạo. ễng còn núi: “bất học thi, vô dĩ ngụn” (Luận ngữ,

có nghĩa tương tự như đạo. Vậy cái gọi là “Bất học thi vô dĩ ngụn” của Khổng Tử sẽ có nghĩa: “bất học thi vô dĩ ngôn đạo”. Mạnh Tử và Tuân Tử cũng có quan niệm như vậy: “Thánh nhõn là kẻ làm cho cái đạo được sáng tỏ; đạo của thiên hạ, đạo của trăm vua cũng thế. Cho nên nói thi, thư, lễ, nhạc, đều quy về đạo. Thơ là để nói lên cái đạo đó” (Tuân Tử, Thiên Nho

hiệu). Đến đời Tống, đạo hoàn toàn dựa vào kinh bổn của thánh hiền. Tống

Nho không chỉ trọng đạo mà cũn vụ đạo, cho nên công thức “văn dĩ tải đạo” mới chớnh thức ra đời từ đõy: “văn là để chở đạo, cũng như xe để chở vật, bánh và cần xe được trang hoàng mà không dùng đến, đó là trang hoàng phí công, huống chi là xe không” (Thông thư, Văn từ, Chu Đôn Di).

Do đó, ở quan niệm “thi (dĩ) ngụn chớ”, chữ chí có thể được hiểu là

đạo, thơ nói chí là thơ nói đạo (đạo là gỡ đó được giải thích ở trên): “ẩn chi

tắc vi đạo, bố chi tắc vi thi” - ẩn ở trong là đạo, bày ra ngoài là thơ (Tân ngữ

thận vi, Lục Giả). Bên cạnh đó cũn tồn tại quan niệm chí bao gồm cả đạo lẫn tình. Liễu Miện, nhà lí luận văn học đời Đường nói rõ quan hệ giữa đạo và tình: “Trời sinh ra người, người sinh ra tỡnh, cỏc bậc thánh hiền đều có tình

ở trong từ lâu [...] Người quân tử chí ở đạo cho nên viết sách nói rõ cái đạo ấy, đó là hợp với tình, tận với lễ” (Đỏp Hình nam Bùi Thượng thư luận văn

thư). Hay Lưu Hiệp trong thiên Minh thi của tác phẩm Văn tõm điờu long

cũng nói: “thơ nói chí, ca làm cho lời dài […] Ở trong lòng là chí, nói ra lời là thơ […] Thơ tức là gửi, nó gửi tình cảm, tớnh tình con người”. Quan niệm của Lưu Hiệp cho thấy thơ bắt nguồn từ đạo và biểu hiện ra bằng tình. Chủ trương thơ nói chí là thơ phải thông qua tình cảm nhà thơ để nói lên cái đạo mà nhà thơ đương theo đuổi có khớa cạnh khả thủ. Tuy vậy những người chủ trương ý kiến này thường lại nặng về phần đạo (đạo trọn vẹn của nhà Nho).

Những trình bày ở trên đã cho thấy, ở lí luận văn học trung đại (Trung Hoa và Việt Nam), khái niệm văn dù có trường nghĩa rất rộng thì trong đó đã tồn tại một ý nghĩa: văn là văn chương. Trong chương một, khi trình bày về học thuyết Nho giáo, chúng tôi đã nhận thấy rằng, triết thuyết này tỡm thấy ở

văn chương nghệ thuật một công cụ hữu hiệu để giáo hoá chớnh tõm, chế dục, động viên, tổ chức xã hội nhằm biến thành hiện thực sự hài hoà của Trời, sự trật tự của Đất. Do đó, Khổng Tử và các học trò của ông rất đề cao

chức năng chính trị, đạo lý của văn chương. Quan niệm này được cụ thể hoá

thành hai mệnh đề quen thuộc: “văn (dĩ) tải đạo”; “thi (dĩ) ngôn chí”. Đến đời Hán, Đường, tớnh chất hướng ngoại này của văn chương càng được khẳng định thông qua việc đề cao tác dụng “mỹ thích” (ca ngợi và phỳng giỏn chính sự), “quan phong” (xem xét phong tục). Điều này càng thể hiện rừ hơn chức năng chớnh trị, đạo lý của văn thơ. Tất cả quan niệm này đều có những ảnh hưởng sõu sắc tới nhiều thế hệ tác giả trung đại Việt Nam. Ngay từ thế kỉ XIV, Trương Hỏn Siờu trong Quá Tống đô đã đề cao tác dụng “quan phong, mỹ thích” của thơ ca: “Duy dư thành khuyết liờn võn ngoại - Không sử hành nhõn phỳ thử ly” (Chỉ trơ lại thành khuyết ngoài đám mây dày lớp lớp, Luống khiến người qua đường ngâm thơ Thử ly); hay Nguyễn Phi Khanh trong bài Giang hành thứ Hồng Châu kiểm chính vận cũng vậy:

“Bằng trượng tân thi tác đồ chí - Hành quan tứ hải quỹ văn đồng” (Xin nhờ bài thơ mới này làm bức họa đồ ghi lại, Rồi sẽ thấy bốn biển chung một kiểu xe, chung một thứ chữ). Có thể thấy ở những cõu thơ này bóng dáng quan niệm văn học của Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn, cũng như của Hán Nho, đề cao tác dụng “quan phong, mỹ thích” có tớnh chất hướng ngoại.

Nguyễn Trãi cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Trong các quan niệm văn học của Nguyễn Trãi, chúng tôi nhận thấy ông rất đề cao chức năng chớnh trị, đạo lý của văn học. Điều này cho thấy, Nguyễn Trãi đó hấp thu những khía cạnh khả thủ của quan niệm “văn (dĩ) tải đạo”, “thi (dĩ) ngôn chớ”. Ở ông ta thấy xuất hiện quan niệm văn với hàm nghĩa hẹp - văn chương, văn phải chở được đạo thánh hiền:

Văn chương chép lấy, đũi cõu thỏnh; Sự nghiệp tua gìn, phải đạo trung. Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược;

Có nhân cú trớ cú anh hùng.

(BKCG 5)

“Đòi” theo cách chú giải của tác giả Đào Duy Anh là nhiều, là theo, là đòi hỏi. Dù được hiểu theo nghĩa nào, cõu thơ trên vẫn thể hiện rừ nét một quan niệm văn học của Nguyễn Trãi: văn chương phải “chép lấy”, ghi lấy nhiều “cõu thánh”, nhiều lời dạy của thánh nhõn mà cụ thể ở đõy là những lời giáo huấn của triết lý Nho gia; cũng giống như trong sự nghiệp, mỗi bậc quõn tử phải giữ được cái đạo trung dung mà Khổng Tử đã truyền dạy. Ở đây, Nguyễn Trãi đó gắn văn chương với sự nghiệp, gắn nhiệm vụ làm văn với bổn phận làm người. Văn chương gắn liền với hành động “trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, văn chương gắn liền với phẩm chất “cú nhõn, cú trớ, cú anh hựng”. Như vậy, có thể thấy rằng, ở phương diện này, quan niệm văn học của Nguyễn Trãi không có gì mới mẻ, đó chỉ là sự lặp lại quan niệm quen thuộc của Nho giáo: “văn (dĩ) tải đạo”, “thi (dĩ) ngụn chớ”, văn chương phải làm nhiệm vụ ghi chép và truyền thụ giáo lý Nho gia. Chỉ xột riêng Quốc âm thi tập, chúng ta cũng nhận thấy sự biểu hiện của quan niệm này ở văn thơ Nguyễn Trãi là rất rõ nét. Ông hay nhắc tới những mệnh đề như trung, hiếu, đức - tài, đạo, nghĩa, danh, khí tiết, cương thường, trung dung trong thơ, cho thấy ý thức dùng văn chương làm phương tiện răn dạy đạo lý thánh hiền ở Nguyễn Trãi khỏ đậm nét. Đó cũng là hệ quả tất nhiên vì về cơ bản, Nguyễn Trãi là Nho chứ không phải Phật hay Đạo, cho dù chúng ta không phủ nhận tầm ảnh hưởng của hai triết thuyết này đối với tư tưởng của ông.

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)