Mối quan hệ, tác động qua lại mang tính thẩm mĩ giữa văn chương và cuộc sống

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 75 - 79)

- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.

QUAN NIỆM VĂN HỌC VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG

3.2.3. Mối quan hệ, tác động qua lại mang tính thẩm mĩ giữa văn chương và cuộc sống

và cuộc sống

Chức năng thẩm mĩ của văn học còn được Nguyễn Trãi đề cập đến thông qua mối quan hệ, tác động qua lại mang tính thẩm mĩ giữa văn học và cuộc sống: văn chương giúp cho cuộc sống đẹp hơn, ngược lại cuộc sống làm cho văn chương phong phú hơn.

Trong bài Hý đề, Nguyễn Trãi đã gọi những cảnh sắc thiên nhiên là “thi liệu phú”; hay trong bài Vọng doanh, ông lại nhắc tới khái niệm “thi cảnh”: “Thi cảnh liêu nhõn vón hứng khiên” (Cảnh thơ ghẹo người hứng buổi chiều hôm lôi kéo). Qua đó có thể thấy, trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi, cuộc sống, thiên nhiên chớnh là nguồn thi liệu dồi dào, là cảnh thơ gợi hứng cho người sáng tác. Như vậy, không chỉ văn chương giúp con

người nhìn hiện thực cao rộng hơn mà chớnh cuộc sống cũng mang lại sự phong phú cho văn học.

Và trong mối quan hệ đó, văn học thực hiện nhiệm vụ thẩm mĩ: biến nguồn “thi liệu dồi dào” ấy thành thơ ca, dùng văn chương để nõng cuộc sống lên một tầm cao mới:

Khách đến vườn còn hoa lác Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.

(Mạn thuật 13)

Bài thơ vừa làm xong thì thấy trăng bước vào nhà, thế là thơ đã gọi trăng vào. Điều đó cho thấy giữa cái đẹp của tâm cảnh với cái đẹp của ngoại cảnh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong tâm thế của thi hứng dạt dào, người sáng tác không chỉ viết nên những câu thơ đẹp. Điều quan trọng là bản chất thẩm mĩ của thi ca còn vượt thoát khỏi khuôn khổ của câu chữ để vươn ra với thế giới bên ngoài, tác động vào thế giới bên ngoài, làm cho thế giới ấy sinh động hơn, có hồn hơn, dạt dào sức sống hơn. Cho nên thiên nhiên vốn vô tri mà hóa thành người bạn của con người: “Thơ nên cửa thấy nguyệt vào”. Ý thơ đẹp không chỉ dành để thưởng thức mà còn có thể và phải nâng cuộc sống lên một tầm cao mới chính là như thế. Vẻ đẹp thần diệu đó của thơ ca cũn được Nguyễn Trãi nhắc đến trong một ý thơ khác:

Khách lạ đến ngàn, hoa chửa rụng Câu thần ngâm dạ, nguyệt càng cao.

(Thuật hứng 7) Hay trong bài Chu trung ngẫu thành 2:

Ngư ca tam xướng yên hồ khoát

Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao.

(Ba cõu hỏt ụng chài, hồ khói rộng thêm ra;

“Hồ rộng thêm ra vì làn dõn ca toả ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáo vút thẳng lên bầu trời, không biết dừng lại ở đõu. Tả lời hát, tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca nghe nhạc, ý tứ thật hàm súc. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chớnh cũng là tõm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn chương có thể và phải nõng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là như thế” [32a].

Nguyễn Trãi về cơ bản là một nhà Nho, luôn luôn đề cao chức năng chớnh trị - đạo lý của văn học. Nhưng không vì thế mà ông phủ nhận tác dụng thẩm mĩ của văn chương. (Cũng cần lưu ý, ngay trong sự biểu hiện chức năng chính trị - đạo lý, Nguyễn Trãi - cũng như tất cả các tác giả văn học trung đại nói chung - đều quan niệm rằng điều đó cũng có vẻ đẹp riêng, cũng là sự biểu hiện của cái đẹp). Khẳng định vẻ đẹp của thơ ca, khẳng định khả năng thơ ca giúp con người nhìn cuộc sống phong phú và sõu sắc hơn, đồng thời thấy được mối quan hệ giữa văn chương và cuộc sống dựa trên nguyên tắc thẩm mĩ, đó chính là sự cách tân, là đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi vào nền lí luận văn học dân tộc, dù sự đóng góp này không được trình bày dưới dạng lý luận. Quan niệm này đã được một số tác giả trước Nguyễn Trãi đề cập, đến Nguyễn Trãi được biểu hiện rừ rệt hơn và sau ông cũn được nhiều tác giả văn học trung đại Việt Nam bàn luận tới, bổ sung và hoàn thiện. Đó là một hệ quả tất yếu của một trong những quy luật tồn tại ở thời trung đại: ảnh hưởng của các “chức năng ngoài nghệ thuật” đối với tác phẩm văn học ngày càng giảm dần, thay vào đó là sự khẳng định của những chức năng nghệ thuật. Nguyễn Trãi, bằng quan niệm đề cao chức năng thẩm mĩ của văn chương, đã góp phần không nhỏ vào bước chuyển mình ấy của văn học trung đại dân tộc.

Trong quan niệm của Nguyễn Trãi về chức năng của văn học, ông đề cập đến hai chức năng cơ bản: chớnh trị - đạo lý và thẩm mĩ. Và những ý kiến bàn về hai chức năng này ở Nguyễn Trãi chưa nhiều, chưa mang tớnh hệ thống. (Đó là một hệ quả tất yếu, bởi một phần do các sáng tác của ông thất truyền nhiều, phần khác là do yếu tố thời đại. Giai đoạn thế kỉ XV và bốn thế kỉ trước đó, văn học trung đại Việt Nam chưa có nhiều ý kiến bàn luận về văn học, về những ý kiến như bản chất của văn chương, về người làm văn, về chức năng của văn học. Nếu có, những ý kiến mới chỉ ở dạng đơn lẻ, tản mạn). Tuy nhiên, điều cần khẳng định ở phương diện này chính là tính cách tân trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi so với bốn thế kỉ văn học trước ông. Ức Trai đã rất chú trọng đến vấn đề văn chương gắn liền với

cái đẹp. Điều ngạc nhiên là những ý kiến của ông về chức năng thẩm mĩ của

văn chương đến hôm nay vẫn còn vẹn nguyên sức hấp dẫn, tính thời đại. Phải chăng đó là một trong những lí do khiến Ức Trai tuy sống cách chúng ta hơn sáu trăm năm mà vẫn luôn là: “người xưa của ta nay”? Do vậy những đóng góp của Nguyễn Trãi vào nền lí luận văn học dõn tộc thời trung đại là điều chúng ta không thể phủ nhận. Nhờ những cố gắng của ông và nhiều tác giả khác, đến thế kỉ XVIII, XIX, văn học dõn tộc mới có sự nở rộ những quan niệm bàn về văn chương, đặc biệt là bàn về chức năng thẩm mĩ của văn học.

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)