Văn chương “vệ Nam” và “điện Bắc”

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 64 - 70)

- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.

QUAN NIỆM VĂN HỌC VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG

3.1.2. Văn chương “vệ Nam” và “điện Bắc”

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải chú ý đến những ảnh hưởng của thời đại đối với quan niệm văn học của Nguyễn Trãi. Một đất nước luôn luôn đứng trước họa ngoại xâm như dõn tộc ta, ở thời Nguyễn Trãi điều này rất rừ nét, thì việc đề cao chức năng chính trị,đạo lý to lớn nhất của văn học không

nghĩa, vỡ dõn vỡ nước, văn chương phải bảo vệ được nền hoà bình của dõn tộc, cuộc sống “dõn giàu đủ khắp đòi phương” (BKCG 43) của muôn dõn:

Đao bút phải dùng tài đã vẹn; Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên. Vệ Nam mãi mãi ra tay thước; Điện Bắc đà đà yên phận tiên.

(BKCG 56)

Văn chương muốn “trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược; Có nhõn, có trí, có anh hùng”, muốn bảo vệ cuộc sống và khẳng định giá trị con người thì trước hết phải bảo vệ Tổ quốc, khẳng định dõn tộc. Cho nên Nguyễn Trãi đã đi tới một quan niệm cụ thể hơn về chức năng chính trị, đạo lý của văn chương. Văn học phải làm nhiệm vụ “vệ nam mói mói ra tay thước” - bảo vệ nước nhà thì đã từng mói mói ra tay thước (tay thầy thước thợ), trù mưu lập kế - để “điện bắc đà đà yên phận tiên” - đánh dẹp và trấn áp phương Bắc. Công cuộc bảo vệ nước Nam, dẹp yên giặc Bắc, Nguyễn Trãi không chỉ dùng đến mưu kế quõn sự, sức mạnh vừ trang mà ông cũn nhận thấy ở văn học một công cụ hữu hiệu. Cho nên Nguyễn Trãi đã dùng “đao bút” - “việc viết lách, việc từ hàn”, người xưa thường viết chữ bằng bút vào thẻ tre, dùng dao cạo những chữ viết sai nên gọi là đao bút (theo cách chú giải của Đào Duy Anh) - để viết các bức chỉ thư, tức là lệnh chỉ của Lê Lợi mà người đời sau gộp lại dưới cái tên Quân trung từ mệnh tập. Trong việc làm ấy, trong việc dùng văn chương để chiến đấu vì chớnh nghĩa, tập hợp lực lượng ta, tấn công lực lượng giặc, ông đã chuyên cần “ra tay thước”, tức là trổ hết tài năng của mình.

Rõ ràng là ở Nguyễn Trãi, có thể rót ra bài học cơ bản cho mọi người cầm bót ở nước ta xưa nay. Ngòi bót trước hết phải là một thứ vũ khí vì Tổ quốc, vì dân téc, vì nhân dân.

Chính vì vậy khi đọc Quân trung từ mệnh tập, chóng ta nhận thấy Nguyễn Trãi dù viết thay cho Lê Lợi song đã viết với tất cả bầu máu nóng và

sự mẫn nhuệ của trí óc mình. Ngay từ nhan đề, tập văn này đã có tính chiến đấu rõ rệt với biện pháp chiÕn đấu thích đáng: nghệ thuật tâm công. Nguyễn

Trãi đã dùng ngòi bót để đánh thẳng vào trí óc, tâm can kẻ địch, làm cho chóng hoang mang, dao động, nhụt ý chí xâm lược, rã rời hàng ngò, tiến tới phải chấp nhận con đường hoà giải, rút quân về nước. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên đã nhận xét: “[. . .] toàn bộ tập văn sắc sảo này nh mét cái thòng lọng vô hình mà mỗi bức thư là một cái nót. Cái thòng lọng vô hình Êy trải qua thời gian diễn biến theo mặt trận quân sự mà quấn chặt dần quanh cái cổ tham vọng bá quyền của giặc.” [57, 155].

Nót thắt đầu tiên giành cho quân địch chính là ngọn cờ chính nghĩa của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược. Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: chính nghĩa nhất định thắng gian tà. Ở đây chính nghĩa thuộc về quân dân ta còn giặc Minh thì tàn bạo, “dối trời hại người”: “nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng thương dân đánh kẻ có tội, kì thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, đặt ra thuế khoá nặng nề, hình phạt độc ác vơ vét của quí nhân dân ta, khiến cho dân đen trong thôn cùng xóm khó bề yên sống. Nhân nghĩa mà lại nh thế ư ?” (Bức sè 8). Mặt khác Nguyễn Trãi còn nêu cao niềm tự hào dân téc, rằng nước ta là một nước lễ nghĩa, dân téc ta là một dân téc văn minh không cần kẻ nào đến khai hoá: "Nước An Nam ta tuy xa ở ngoài nơi Ngò Lĩnh mà có tiếng là một nước thi thư, những bậc trí mưu tài thức đời nào cũng có. Vì thế phàm những việc ta làm đều theo lễ nghĩa, hợp trời thuận người” (Bức thư số 31).

Với ngọn cờ chính nghĩa sáng ngời nh trên, biện pháp chiến đấu không ngoài nghệ thuật “tâm công” nh Nguyễn Trãi đã từng đúc kết trong bài Bình Ngô đại cáo: “Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”. Ngòi bót Nguyễn Trãi đã trở thành một thứ vũ khí sắc bén, phát huy tối đa nghệ thuật “tâm công” diệu kì, phân hoá cao độ kẻ địch ngay từ thời kì đầu cho đến suốt cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Trãi đã dùng nghệ thuật hùng biện qua ngôn từ, vừa khéo léo khơi gợi tình cảm của giặc, vừa sắc bén

thuyết phục lí trí của giặc, tùy từng đối tượng mà chọn giọng văn cho phù hợp . Đối với tên ác tướng đầy tính chất vũ phu như Phương Chính, Nguyễn Trãi dùng lời văn cứng rắn bóc trần dã tâm của hắn, đặc biệt câu văn: “thế mà không biết tự mình đổi lỗi, lại còn bới bẩn cho thêm thối”(Bức thư số 5) quả thật có một giá trị như một mòi nhọn đâm thẳng vào tim đen của Phương Chính. Bọn Trần Trí, Vương Thông lại hết sức ngoan cố thì lời lẽ của Nguyễn Trãi lại hết sức linh hoạt, lúc cứng, lúc mềm, bắt bẻ có tình có lí khiến chúng cứng họng và lúng túng; khi kiên trì thuyết phục hắn; khi gay gắt để vạch rõ sự xảo trá cố hữu của chúng, mặt khác phản ánh một cách đường hoàng sự lớn mạnh của ta mà chúng không thể làm ngơ được. Trái với loại thư có lời lẽ cứng rắn, đả kích nói trên là loại thư có lời lẽ mềm dẻo, hợp tình hợp lí như thư gửi cho tướng Thái Phóc. Đây là một tướng giỏi của nhà Minh, nhưng thường bị bọn quyền thần chèn Ðp. Hiểu được điều đó, khi viết thư cho Thái Phóc, Nguyễn Trãi thường hay so sánh tâm trạng Thái Phóc với tâm trạng Bách Lý Hề ở Ngu, Lý Tả Xa ở Triệu; kêu gọi Thái Phóc nên ngả về phía nghĩa quân Lam Sơn thì sẽ được nghĩa quân quý trọng như Hàn Tín giúp Hán, hay Cơ Tử giúp Chu. Quả nhiên Thái Phóc đã tự nguyện xúc tiến việc bãi binh, trả thành Nghệ An cho nghĩa binh Lam Sơn.

Đọc Quân trung từ mệnh tập, chóng ta thực sự cảm thấy văn học đã trở thành một mặt trận, nhà văn trở thành một chiến sĩ và ngòi bót là vũ khí. Bởi văn chương Nguyễn Trãi đã góp một phần quan trọng vào sự thành công của cuộc kháng chiến chống Minh. Bằng những trang văn chính luận kiệt xuất, Nguyễn Trãi đã kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi nhanh chóng, tránh đỡ cho nhân dân nhiều mất mát hi sinh. Đồng thời Quân trung từ mệnh tập còn kế thừa được truyền thống văn chính luận của dân téc, từ Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Văn lé

bố của Lí Thường Kiệt, cho đến Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Thất trảm sớ của Chu An. Hơn thế nữa, Nguyễn Trãi còn đưa văn chính luận lên

một trình độ cao, xứng đáng là những áng văn có sức mạnh như những đạo quân, như những đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù.

Thực hiện được điều đó, Nguyễn Trãi đã hoàn thành một trong những nhiệm vụ mà ông đặt ra cho văn học: văn chương phải có chức năng chính trị, đạo lý, cụ thể ở đây là thực hiện nhiệm vô bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền dân téc khi cần thiết. Điều đó cho thấy từ quan niệm văn học đến thực tiễn sáng tác, Nguyễn Trãi luôn luôn có sự thống nhất, quan niệm văn chương là cơ sở cho sáng tác và ngược lại, các tác phẩm lại là sự soi chiếu để làm sáng rõ thêm cho quan niệm văn học.

Có thể thấy, trên nền quan niệm chung của tư tưởng Nho giáo và triết lý thời đại, Nguyễn Trãi đó tự xây dựng một quan niệm tiến bộ về chức năng chính trị đạo lý của văn học. Trong quan niệm văn học của ông, chúng ta nhận thấy vừa có sự kế thừa quan niệm của học thuyết Nho giáo (“văn (dĩ) tải đạo” - văn học phải thực hiện chức năng tuyên truyền đạo lý thánh hiền) vừa có sự áp dụng linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam. Văn học không chỉ “chở đạo, nói chí” một cách chung chung, trừu tượng, mà chức năng chính

trị, đạo lý của văn chương được thể hiện rừ nét nhất là phải bảo vệ được nền

độc lập của nước Nam, để “Vệ nam mói mói ra tay thước - Điện bắc đà đà yên phận tiên”. Chúng ta nhận thấy tính chất hướng ngoại, hành động rất đậm nét trong quan niệm văn học này của Nguyễn Trãi.

Bên cạnh đó, thông qua quan niệm văn học của Nguyễn Trãi về chức năng chớnh trị, đạo lý của văn chương, chúng ta càng nhận thấy rừ rệt hơn một đặc điểm nổi bật của văn học trung đại: đó là chịu sự chi phối mạnh mẽ của các “chức năng ngoài nghệ thuật”(1) (tôn giáo, hành chớnh, chớnh trị,…). Ban đầu, các chức năng này giữ vai trò chủ đạo trong việc quyết định mục đích sáng tác tác phẩm văn học, do đó các thể loại văn học chức năng thường nằm ở vị trí trung tõm của hệ thống văn học trung đại. Cùng với sự trưởng thành của ý thức văn học, của tư duy nghệ thuật, các thể loại chức năng dần

dần bị các thể loại mang đậm tớnh nghệ thuật thay thế, đẩy ra ngoài rỡa nền văn học. Ảnh hưởng của các “chức năng ngoài nghệ thuật” đối với các tác phẩm văn học cũng theo đó mà giảm dần. Quan niệm văn học của thời trung đại cũng chịu ảnh hưởng của quy luật đó. Quy luật này thể hiện rừ nhất ở các nền văn học lõu đời (thường được gọi là nền văn học “già”(2)), nhưng cũng để lại dấu ấn đậm nét trong các nền văn học “trẻ”(3) (ra đời muộn hơn, dựa trên sự kế thừa học tập các nền văn học “già”) mà nền văn học Việt Nam là một trong số đó. Quan niệm về chức năng chính trị, đạo lý của văn học ở Nguyễn Trãi phản ánh quy luật này ở chỗ: các “chức năng ngoài nghệ thuật” vẫn được đặt lên hàng đầu. Hơn thế nữa, Nguyễn Trãi sống ở thế kỉ XV, thế kỉ mà Nho giáo đang ngày một thịnh hành và chi phối đời sống chớnh trị - xã hội, văn hoá - tư tưởng, cho nên dễ hiểu là chức năng chớnh trị, đạo lý của văn học được đề cao.

Đó cũng là xu hướng chung trong quan niệm văn học của các tác giả cùng thời với Nguyễn Trãi, luụn cú sự kết hợp giữa chức năng núi cỏi đạo của thánh hiền và “mỹ thích, quan phong” của văn chương (ví dụ như trong lời đề tựa Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên: “đời Hán, Đường, Tống nổi tiếng về thơ, tuy có tài tô vẽ hình dạng trăng sương, miêu tả trạng thái mõy gió, song cũng nhằm thông qua đó mà xét sự thịnh suy và biết được sự mất cũn của từng triều đại…” hay của Lờ Thỏnh Tụng trong Quỳnh uyển cửu ca:

“Những ý lớn để biểu dương, những lời ca khuyến giới, đều chép đầy đủ, để cho sáng tỏ những lời ca khuyên răn của đời Đường Ngu, mà hơn hẳn lối văn chương trăng gió mây sương của đời Tống Ngụy”). Tuy nhiên đến các tác giả thế XVI, và nhất là thế kỉ XVIII, do ảnh hưởng mạnh mẽ của lý học Tống Nho, nên quan niệm về chức năng chớnh trị, đạo lý của văn học nghiêng hẳn về khía cạnh là nói cho được đạo lý của thánh hiền - mục đích hướng nội được đề cao hơn mục đích hướng ngoại là phúng thích khuyến

(( (

giới. Ví dụ như Ngụ Thì Nhậm cho rằng “thơ là để thay cho lời nói, lời nói là để tải đạo, đạo tức là trung và hiếu vậy” (Tựa Cẩm đường thi tập). Quan niệm nhấn mạnh chức năng chớnh trị, đạo lý của văn chương ở khớa cạnh văn học phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền thái bình của đất nước, mang tớnh hành động rất cao của Nguyễn Trãi sẽ còn được tiếp nối ở nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm - Đõm mấy thằng gian bút chẳng tà” (Than đạo) và nhiều nhà thơ Cách mạng thế kỉ XX của Việt Nam: “Bút lưỡi muốn xoay dòng nước lũ” (Phan Chu Trinh).

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)