- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.
2.1.1. Từ quan niệm “thi ngụn chớ” trong tư tưởng văn học trung đạ
Bản chất của văn chương là biểu hiện tình cảm của con người bằng nghệ thuật ngôn từ. Điều này đã được thể hiện ngay trong tư tưởng văn học của người Trung Hoa cổ đại khi bàn đến phạm trù khí. Lưu Hiệp đã nói lại ý của Vương Sung trong Luận hành bằng hình ảnh ẩn dụ: “khi gió nổi trên trời cao thì sóng cuộn ở dưới thấp” (Văn tõm điờu long). Ở đõy đại ý muốn nói “sự tuỳ thuộc giữa trạng thái chung của vũ trụ và tinh thần văn học của thời đại, giữa các cơn lốc khí thế giới và những cơn xung động cảm hứng sáng tạo thơ thể hiện không giống nhau ở những người khác nhau vào những thời
điểm khác nhau” [35, 58]. Mặt khác trong tư duy của người Trung Hoa cổ đại, trái tim được xem là tiêu điểm của năng lượng khí, một thứ năng lượng sống tuần hoàn trong cơ thể con người. “Sự xung động của đạo thõm nhập vào tim và làm cho khí của nó chuyển động, trong dạt dào của khí, những cái
chí và ý nghĩ của con người xuất hiện, nhờ đó nhà thơ như bay lên trên vũ trụ
và chỉ một chút nữa thôi là chúng biến thành những vần thơ” [35, 71]. Chớnh trái tim trong thực thể tinh thần của nó từ thời cổ xưa đã được xem là cội nguồn của ngôn từ thơ. Thơ núi chớ, chúng ta đọc thấy trong Kinh thư và các tác phẩm cổ khác, và nhận thấy rằng chữ chí tượng hình viết với kí hiệu trái tim. Ở trong tim là chí, thể hiện ra lời là thơ - Bài Đại tự của Kinh thi cắt nghĩa suy nghĩ của sách Kinh thư cổ xưa. Một cách hiểu như vậy về nguồn gốc của văn chương, thơ ca, cũng có thể gọi là bản chất của văn chương nghệ thuật, đã tồn tại ở Trung Hoa hàng bao thế kỉ. Và vì ngôn từ thơ được xem như là “vọt ra từ trái tim”, nên tự nhiên nhiều tác phẩm về văn học đã bắt đầu sự trình bày tư tưởng đó (Lục Cơ mở đầu Văn phú nổi tiếng của mình bằng những lời về dụng tâm, cũn Lưu Hiệp thì đưa chữ tâm vào ngay tên gọi tác phẩm của ông Văn tõm điờu long).
Nói tóm lại, trong quan niệm văn học của người Trung Hoa cổ đại, tồn tại một quan niệm cho rằng, nguồn gốc, bản chất của văn chương là xuất phát
từ tình cảm của con người, bởi cảm hứng văn chương như là sự thực hiện
xung động của đạo tác động qua trái tim con người và nạp đầy khí cho nó. Tư tưởng này cũng đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tác giả văn học trung đại Việt Nam, trong đó có Nguyễn Trãi. Ông, cũng như nhiều tác giả trước, cùng thời và sau ông, đều chịu ảnh hưởng của quan niệm: “Thi (dĩ) ngụn chớ”.
Trước khi đi vào tỡm hiểu cụ thể quan niệm văn học của Nguyễn Trãi về vấn đề này, chúng ta cần phải dừng lại để bàn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của quan niệm thi (dĩ) ngụn chớ.
Phần Thuấn điển trong Kinh thư có chép lời của vua Thuấn mệnh lệnh cho một người tên là Quỡ: “Quì! Mệnh nhữ điển nhạc, giao trụ tử, trực nhi ôn, khoan nhi lật, cương nhi vô ngược, giản nhi vô ngạo.Thi ngụn chớ, ca vĩnh ngôn, thanh ỷ vĩnh, luật hoà thanh. Bát õm khắc hài, vô tương đoạt luõn, thần nhõn dĩ hoà” (Quì! Mệnh lệnh cho nhà ngươi duy trì điển nhạc, dạy thái tử và công tử, thẳng thắn nhưng ôn hoà, khoan dung nhưng nghiêm khắc, cương quyết nhưng không tàn bạo, đơn giản nhưng không ngạo mạn.Thơ nói chí, ca làm cho lời dài, ngũ thanh nhờ đó cũng lõu dài, lục luật hoà hợp với ngũ thanh. Bát õm hài hoà, không cái nào trội hơn cái nào, thần và người cũng hài hoà). Nếu cõu nói trên đúng là lời của vua Thuấn thì quan niệm “thi ngôn chí” đã có từ thời Trung Quốc cổ, nhưng “thanh” và “luật” là những khái niệm ra đời muộn, vì vậy ba chữ “thi ngụn chớ” khó nói là lời vua Thuấn, hơn nữa Kinh thư là cuốn sách đã được các nhà nghiên cứu Trung Hoa xác minh được viết từ thời Tõy Hỏn về sau. Phần Nhạc ký trong
sách Lễ ký cũng có chép: “Thi ngôn kỳ chí dã, ca vịnh kỳ thanh dã, vũ động kỳ dung dã”. Sách Lễ ký cũng đã được xác minh có sớm nhất cũng chỉ thời Tõy Hán.
Nhưng quan niệm “thi ngụn chớ” chắc chắn có trước đời Tõy Hỏn. Tả
truyện, Tương nhi thập thất đã cú cõu: “Thi dĩ ngụn chớ”. Trang Tử, thiên Thiên hạ cũng cú cõu: “Thi dĩ đạo chớ”. Tuân Tử, thiên Nho hiệu cũng cú
cõu: “Thi ngôn thị kỳ chớ dó, Thư ngôn thị kỳ sự dã” (Cái mà Kinh thi nói lên là cỏi chớ của họ, cái mà Kinh thư nói lên là sự việc của họ). Tả truyện, Trang
Tử, Tuân Tử đều là những cuốn sách có trước đời Tõy Hỏn mấy thế kỉ. Xác
định điều này giúp chúng ta tránh được việc ngộ nhận “thi dĩ ngụn chớ” là biểu hiện của “văn dĩ tải đạo”(1). Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hiểu rằng, chữ chí trong ngôn ngữ cổ đại không phải chỉ bao gồm lý trí thuần tuý, hoặc ngược lại trữ tình phải được hiểu không phải chỉ là qua tâm trạng mà còn qua suy cảm.
(1) Hai công thức này chí ít cũng cách xa nhau mười lăm thế kỉ, bởi quan niệm “văn (dĩ) tải đạo” xuất hiện vào đời Tống (960-1279).
Về sau nhà Nho Trung Quốc khi bàn về thơ đều nhắc đến thơ núi chớ,
nhưng thơ núi chớ bao hàm nội dung cụ thể như thế nào thì ở từng thời kỳ, từng trường phái văn học khác nhau, tuy họ đều giương ngọn cờ kinh điển, nhưng hoặc do nhận thức, hoặc do động cơ không giống nhau, họ có những quan niệm khác nhau, thậm chí có khi đối lập hẳn nhau như nước với lửa.
Ngày nay, khi chúng ta hiểu ba chữ thơ nói chí thường là hiểu từ phương diện nhiệm vụ của thơ: thơ nói lên cái gì? - Thơ nói chí! Nhưng quan niệm cổ nhất về ba chữ “thơ núi chớ” lại từ phương diện định nghĩa cho thơ: thơ là gì? - Thơ là chí! Chữ thi cổ của Trung Hoa gồm hai chữ ghép lại: đó là chữ “ngụn” - là nói - và chữ “chí” - có nghĩa là cỏi chớ đó đến, ghộp cả hai chữ lại thành chữ “thi” sẽ có nghĩa: núi cỏi chớ đã đến. Vệ Hồng, một nhà lí luận thơ nổi tiếng cũng định nghĩa về thơ rằng: “Thơ là do cái chí mà đến, ở trong lòng là chí, nói ra lời là thơ”, ở đõy khái niệm thơ và khái niệm chí cũng được đặt ngang nhau. Thuyết văn giải tự, một trong những bộ tự điển cổ nhất của Trung Quốc cũng đã định nghĩa cho thơ như sau: “Thi, chí dã”, nghĩa là thơ là chí… Như vậy, lúc đầu người ta coi thơ là chí. Nhà Nho Trung Quốc cũng đều công nhận định nghĩa này là đúng, nhưng trong định nghĩa này có một khái niệm chưa được thuyết minh, đó là: chí là gì? Giải thích chí là gì thực chất cũng là giải thích một phần của vấn đề nguồn gốc của thơ, của văn chương là gì? Về vấn đề này ý kiến của nhà Nho Trung Quốc rất phong phú, rất tỉ mỉ, khó ai có thể tường thuật lại hết, nhưng trên đại thể có thể chia làm ba loại ý kiến lớn: loại thư nhất chủ trương chí là đạo, loại thứ hai chủ trương chí là tình, loại thứ ba chủ trương chí bao gồm cả
đạo lẫn tình.
Ở phần một của chương hai này, chúng ta chỉ bàn đến khía cạnh chí là
tỡnh.
Thơ nơi chí tức là thơ ghi tình đã được nói đến trong quan niệm “thi
duyên tình” - thơ diễn đạt tình cảm - của Lục Cơ ở thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều. Ông nói: “Thơ diễn đạt tình cảm nên cần phải đẹp, phú miêu tả sự việc
nên cần phải sáng sủa” (Văn phú). Lưu Hiệp trong tác phẩm Văn tõm điêu long cũng khẳng định: “trong tim là chí, phát ra lời là thơ” (tại tõm vi chí,
phát ngôn vi thi), “người có bảy tình, tiếp xúc với vật mà cảm động, cảm động ngõm ngợi ý chí, đó là tự nhiên vậy” (Minh thi). Đến đời Đường, Bạch
Cư Dị đã đưa ra một cách nhìn thật toàn diện: “Cái gọi là thơ, thì gốc rễ là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là thanh õm, quả của nó là ý nghĩa […]. Không ai nghe thanh õm mà không phản ứng, không ai giao tiếp với tình cảm mà không được cảm hoá” (Thư gửi Nguyên Chẩn). Một nhà lý luận thơ nữa cũng rất nổi tiếng là Viên Mai, một mặt dương ngọn cờ kinh điển: “Từ ngàn xưa chưa ai bàn về thơ nổi tiếng như vua Thuấn, vua Thuấn dạy ông Quì coi việc õm nhạc có nói rằng, thơ nói chí, ca làm cho lời dài…”. Nhưng mặt khác, Viên Mai đả kích một cách sõu cay những kẻ huyênh hoang về việc làm thơ để nói chí khí, ông viết: “Ngạc Tõy Lõm đời Thanh khi làm chức Thị vệ, ngày mồng một năm Tõn sửu có cõu thơ: “Ngắm gương người sắp già, mở cửa cỏ chưa mọc” và trong bài Vịnh hoài có câu : “Xem đõy bốn chục cũn như thế, thì đến trăm năm cũng biết rồi”, xem ý cõu thơ thì hình như ông ta không hề nghĩ rằng sau này mình sẽ làm nên tướng văn tướng vừ. Nhưng đến khi làm chức Kinh lược bảy tỉnh rồi thì khí tượng khác ngay, trong thơ ngang nhiên cho rằng mình là Gia Cát Vừ hầu tái thế” (Tuỳ Viên
thi thoại). Viên Mai chủ trương thơ là sản phẩm của “tớnh linh”, tức tình
cảm sõu kín của con người mà phản đối kiểu thơ của các nhà lý học. Cũng trong Tuỳ Viên thi thoại, ông viết: “Người gần đõy quý lý học mà khinh rẻ thơ phú, thảng hoặc có làm đôi bài cũng chỉ là thể ngũ lục hoặc bài giảng có vần mà thôi”, và ông mỉa mai: “Viên đại học sĩ là Lưu Kiện đời Minh, tớnh ưa lý học mà ghét kẻ làm thơ, thường nói: “Chúng mày làm thơ dù có đến được như Đỗ Phủ thì cũng chỉ là một anh nghiện rượu mà thôi”. Ôi! Lễ ký có cõu: “Bất năng thi, ư lễ mậu”, trong Luận ngữ, Khổng Tử dạy người làm thơ đến mười một chỗ mà ông Lưu lại nói thế”.
Trên cơ sở “thơ nói chí”, không những Viên Mai bàn đến vấn đề “chí” ở đõy là “tình”, ông cũn bàn đến cả nguồn gốc sõu xa hơn của cảm hứng. Có điều, Viên Mai có lúc đã quá nhấn mạnh yếu tố tình cảm trong thơ, nên lại rơi vào thuyết bẩm sinh mà ông gọi là “ thiên tính về tình”. Ông nói: “Vương An Thạch và Tăng Tử Cố ngẫu nhiên làm bài ca nhỏ, người đọc cười ngã ra, cũng vì thiên tớnh của họ ít về tình”, hoặc nói: “Vương An Thạch làm văn hễ hạ bút là cổ kớnh, khi làm thơ, lại hễ mở miệng là sai lầm” (Tuỳ Viên thi thoại). Thực ra, Vương An Thạch không những là một nhà văn mà cũn là một nhà thơ đời Tống nhiều người biết tiếng. Mặt khác, tuy Viên Mai chủ trương thơ phải miêu tả tình cảm, nhưng thơ ông không phải bài nào cũng là tình cảm đơn thuần như ông nói. Hai cõu thơ của ông:
Túc dạ bất vong duy trúc bạch, Lập thõn tối hạ thị văn chương
mà nhà yêu nước của chúng ta là Phan Bội Chõu rất thích cũng khó nói là hai cõu thơ thuần tình cảm.
Những trình bày ở trên cho thấy văn chương thể hiện quan hệ giữa tự
nhiên và lòng người, tức quan hệ giữa vật và tâm, cho nên thơ nói lên cỏi chớ
là để nói lên cỏi tỡnh, dự thơ có để tả cảnh cũng để ngụ tình. Loại thơ thuần tuý tả cảnh như thơ sơn thuỷ của Vương Duy đời Đường bề ngoài có vẻ khách quan cực điểm mà thực chất chỉ là khách quan giấu mặt. Ngay từ thời Lý - Trần ở ta, các nhà sư, cỏc nhõn sĩ đã từng làm các bài thơ kệ, bài văn bia, bài minh khắc ở chuông, ở đỉnh, ở vạc… cũng đều để gửi gắm cỏi chớ, cỏi tỡnh của mình với người đời. Ý nghĩa “thị chỳng” - nói với mọi người, “thị đệ tử” - nói với học trũ… chính là ở đó. Đến thế kỉ XIV, Phạm Ngũ Lóo đó viết:
Ngưỡng quan khuê tảo từ phi dật, Ngư thuỷ tình thâm kiến vịnh thi.
(Ngước nhìn ánh sáng sao Khuê, lời không thái quá Tình sõu cá nước hiện ra ở lời thơ vịnh)
(Vãn thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại vương)