Văn chương mang vẻ đẹp

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 72)

- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.

QUAN NIỆM VĂN HỌC VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG

3.2.1. Văn chương mang vẻ đẹp

Văn chương muốn thực hiện được chức năng thẩm mĩ thì trước hết bản thân văn chương phải mang vẻ đẹp. Nguyễn Trãi đã không ít lần ca ngợi vẻ đẹp của thơ ca:

Trong khi hứng động vừa đêm tuyết Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

(Ngụn chí 3)

Mai Lõm Bụ đõm được câu thần.

Khách lạ đến ngàn, hoa chửa rụng Câu mầu ngâm dạ, nguyệt càng cao.

(Thuật hứng 7)

“Cõu mầu ngõm dạ” - cõu thơ hay tuyệt diệu (“mầu” có nghĩa là diệu) ngõm để tả lòng. Không phải Nguyễn Trãi tự khen thơ mình. Điều ông muốn nói là sự ngưỡng vọng trước vẻ đẹp thần diệu của thi ca, niềm hạnh phúc khi ngõm được cõu thơ đẹp: “ngõm được cõu thần dặng dặng ca” và thi nhõn tưởng như hoa mai không chỉ gợi hứng mà chớnh là những bông mai kia “đõm nở thành thơ”: “mai Lõm Bô đõm được cõu thần”. Nguyễn Trãi nhắc tới người ẩn sĩ đời Tống, nổi tiếng với việc trồng mai và nuôi hạc, khiến chúng ta cảm nhận, phải chăng thấy được ở thơ ca vẻ đẹp thần diệu, nhà thơ đã tỡm được cho tõm hồn nhiều trăn trở của ông một chốn nghỉ ngơi, thoát khỏi bụi trần? Hơn thế nữa, cảm nhận cái đẹp của văn chương, thơ ca (qua ngôn từ, hình ảnh, tư tưởng…), người sáng tác và người thưởng thức còn có được những xúc động tâm cảnh. Và xung động tâm cảnh ấy mang lại cho con người những cảm nhận mới mẻ về thế giới thiên nhiên. Vầng trăng muôn đời nay vẫn vậy, nhưng nhờ câu thơ đẹp mà như được đẩy cao hơn vào vũ trụ sâu thẳm, bao la. Câu thơ vừa mang tính siêu thực lại vừa rất hiện thực. Sức mạnh thần diệu của thi ca (“cõu mầu”), của cái đẹp trong văn chương nghệ thuật chính là ở khía cạnh đó. Như vậy là, cái đẹp của văn chương, thơ ca không chỉ tác động vào tâm hồn con người - thế giới tiểu vũ trụ - mà cũn cú sức lan tỏa đến ngoại giới bao la - đại vũ trụ.

Khía cạnh này trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi tìm được sự đồng điệu với quan niệm của nhiều tác giả Việt Nam trước ông và cùng thời với ông. Nguyễn Tử Thành trong bài Chu trung vãn thiếu đã từng viết:

Thập thuý thu hồng quy bút để Bồng song tĩnh tọa cánh phõn luõn.

(Nhặt màu biếc, thu màu hồng, dồn vào ngọn bút, Lặng ngồi bên cửa sổ, lòng ngổn ngang).

Hay Nguyễn Phi Khanh ca ngợi vẻ đẹp của thơ ca “toả hương cùng hoa chỉ hoa lan” (Giai cú chỉ lan hương - Bồi Băng Hồ tướng công du Xuân

giang). Lờ Thỏnh Tụng khi ca ngợi vẻ đẹp của thơ mình và quần thần (Nhả

khí rực rỡ như cầu vồng, rộng vẻ sáng tươi như khuê tảo - Tựa Quỳnh uyển

cửu ca), Hoàng Đức Lương lại khẳng định vẻ đẹp kì diệu của thơ ca trên

bình diện tiếp nhận: “đến như thơ, thì lại là màu sắc ngoài mọi màu sắc, không thể ngắm bằng con mắt thông thường, là mùi vị ở ngoài mọi mùi vị, không nếm với khẩu vị thông thường” (Tựa Trích diễm thi tập).

Sau Nguyễn Trãi và các tác giả thế kỉ XV, quan niệm về vẻ đẹp của thi ca cũn được bàn đến với nhiều ý kiến phong phú và sõu sắc (ví dụ như Phùng Khắc Khoan với quan niệm: “miêu tả sắc xuõn dồn cả vào ngọn bút thơ” - Quá Quảng Bỡnh bụn thoan… ). Điều đó cho thấy quan niệm của Nguyễn Trãi nằm trong dòng chảy chung của quan niệm văn học trung đại Việt Nam về vẻ đẹp của văn chương.

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)