Người làm văn chươn g “Đao bút phải dùng tài đã vẹn”

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 54 - 58)

- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.

2.2.3. Người làm văn chươn g “Đao bút phải dùng tài đã vẹn”

Với quan niệm như trên về tõm lí sáng tác, yêu cầu đối với người sáng tác, chúng ta có thể đi tới một kết luận sơ bộ, ở Nguyễn Trãi, ý thức về người làm văn đã được khẳng định. Vậy thái độ của ông đối với công việc này như thế nào? Chúng ta đều biết rằng quan niệm nổi tiếng của Viên Mai: “Túc dạ bất vong duy trúc bạch - Lập thõn tối hạ thị văn chương” đến tận cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX vẫn có sức ảnh hưởng lớn lao tới nhiều tác giả Việt Nam

(ví dụ như quan niệm “lập thõn hốn nhất ấy văn chương” của Phan Bội Chõu). Nhưng Nguyễn Trãi, ngay từ thế kỉ XV đã rất tự hào khi được làm một nhà thơ:

Nhãn để nhất thì thi liệu phú Ngõm ông thùy dữ thế nhân đa

(Trước mắt một buổi thi liệu dồi dào, Nhà thơ với người đời thì ai thú hơn?)

(Hý đề)

Hai cõu cuối của bài thơ cũn có một cách dịch khác, đó là: “Trong đáy mắt một lúc nguồn thi liệu dồi dào - Nhà thơ và người đời ai có nhiều hơn ai”. Tuy nhiên, dù sử dụng cách dịch nào, ý thơ vẫn cho thấy một quan niệm của Nguyễn Trãi về người sáng tác. Ông ý thức được người làm văn khác với mọi người nói chung. Và sự khác biệt ấy là do người nghệ sĩ có được sự phong phú, giàu đẹp về mặt tõm hồn. Bởi chỉ có trong con mắt của nhà thơ - “thi nhón” - núi ấy, nước ấy, chim ấy, hoa ấy mới có được vẻ đẹp diễm lệ như thế (núi là “ngọc khuê ngọc bích”, nước là “muôn khoảnh trong như pha lê”, chim hót là “đàn sáo rộn rịp”, hoa nở là “gấm vóc rực rỡ”). Từ ý thức đó, Nguyễn Trãi đi tới niềm tự hào: mình là một nhà thơ, một người nghệ sĩ: “nhà thơ với người đời thì ai thú hơn”, “nhà thơ và người đời ai có nhiều hơn ai”. Cõu hỏi ở đõy là một sự khẳng định: sự phong phú, giàu đẹp về mặt tõm hồn của người sáng tác văn chương.

Niềm tự hào đó một lần nữa lại được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài

Trần tình 6:

Mua được thú màu trong thuở ấy Thế gian hay một khách văn chương.

Tự gọi mình là “khách văn chương”, chúng ta nhận ra ở Nguyễn Trãi không chỉ có ông quan, cũn có bóng hình một khách thơ, một người nghệ sĩ tài hoa tài tử, có phần kiêu bạc: “thế gian hay một khách văn chương”.

Tuy vậy, ở Nguyễn Trãi mẫu hình nhà Nho hành đạo cứu đời vẫn là chủ đạo. Cho nên, tự hào là một nhà thơ nhưng nhà thơ đó luôn luôn gắn liền với trách nhiệm, bổn phận của một ông quan giúp dõn, giúp nước. Chỉ có điều, Nguyễn Trãi đã tỡm được một sự cộng hưởng, dung hòa giữa hai con người đó:

Thừa chỉ ai rằng thời khó ngặt Túi thơ chứa hết mọi giang san.

(Tự thán 2)

Trước khi là một nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Trãi là một vị quan “thừa chỉ” thực hiện nhiệm vụ phò vua giúp nước. Nhưng trách nhiệm công dõn ấy không gõy cản trở cho con đường sáng tác thơ văn của ông, “túi thơ” Nguyễn Trãi vẫn “chứa hết mọi giang san”. “Túi thơ” ấy trước hết là túi thư đựng công văn giấy tờ giao thiệp với quõn tướng nhà Minh. Nhưng trong đó cũn có cả những bài văn, bài thơ bộc lộ tõm sự riêng của Nguyễn Trãi. Ý thơ hàm ẩn niềm tự hào vì trong cả hai công việc: hành đạo và sáng tác, tõm hồn Nguyễn Trãi luôn luôn ôm chứa cả giang sơn đất nước. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thường trực trong cả hai con người: con người công dân và người nghệ sĩ Nguyễn Trãi.

Có lẽ là quá vội vàng nếu từ cõu thơ này, chúng ta đi đến kết luận: ở Nguyễn Trãi đã xuất hiện quan niệm nhà văn - chiến sĩ. Tuy nhiên, trong quan niệm của ông, con người chức năng - phận vị không cản trở sự khai phóng của con người sáng tác. Hai phương diện đó cùng song hành, tồn tại, bổ sung cho nhau, để chúng ta có được một con người tài năng trên nhiều phương diện như Nguyễn Trãi. Hai cõu thơ trong bài Tự thán số 2 gợi cho chúng ta nhớ đến ý thơ của nhà thơ - chiến sĩ cách mạng Tố Hữu sau này:

Làm bí thư hoài cú bớ thơ

Những nhà thơ và chiến sĩ cách mạng cuối thế kỉ XIX, trong thế kỉ XX là những người đã kế thừa xuất sắc quan niệm của Nguyễn Trãi, nõng lên thành một vai trò, một sứ mạng thiêng liêng của nhà văn: văn học nghệ thuật là một mặt trận và người nghệ sĩ phải là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

Bàn về vấn đề người làm văn chương, Nguyễn Trãi không phát biểu thành những ý kiến có tớnh chất lý luận. Ông chỉ kín đáo thể hiện quan niệm văn học thông qua những tác phẩm. Tuy mới chỉ dừng lại ở những ý kiến đơn lẻ, nhưng Nguyễn Trãi đã đề xuất được những kiến giải thấu đáo về vấn đề cảm hứng trong sáng tác, yêu cầu đối với người làm văn phải tỡm thấy nguồn thi liệu từ cảnh trí thiên nhiên đất nước (qua đó, cũng ý thức được phần nào mối quan hệ giữa văn chương và cuộc sống) và từ đó đi đến thái độ tự hào, hạnh phúc khi được làm “khách văn chương”. Tất cả những điều này đều xuất phát từ cơ sở, đến Nguyễn Trãi, mẫu hình tác giả mới đã xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam. “Trước Nguyễn Trãi văn học Việt Nam dường như mới chỉ có kiểu tác giả - tăng lữ, tác giả - nhà Nho, tác giả - vua quan, tướng lĩnh… […] Con người chức năng của tác giả chi phối sự cảm nhận con người chức năng của đối tượng phản ánh […] Đến Nguyễn Trãi, bên cạnh kiểu tác giả nhà Nho, văn học dõn tộc xuất hiện một kiểu tác giả mới, trước đó dường như chưa thấy: kiểu tác giả - nghệ sĩ” [86, 45].

Tiểu kết

Những ý kiến của Nguyễn Trãi bàn về bản chất của văn học, về nhà văn còn đơn lẻ và chưa mang tớnh hệ thống. Tuy nhiên điều đáng ghi nhận ở đõy là, quan niệm của ông về vấn đề: văn học khởi phát từ tình cảm, hứng trong sáng tác, thái độ tự hào khi được làm một nhà văn, đã đóng góp vào xu hướng chung của văn học dõn tộc đang cố gắng thoát khỏi những “chức năng ngoài nghệ thuật”. Bằng chứng là từ thời văn học Lý Trần, khái niệm

văn bên cạnh hàm nghĩa rộng vốn có cũn có nghĩa là văn chương, văn học

(điều này chúng tôi sẽ trở lại bàn luận cụ thể trong chương ba). Và đến Nguyễn Trãi, ý thức mình là “khách văn chương”, kiểu tác giả - nghệ sĩ xuất hiện, cùng những quan niệm văn học được phát biểu trực tiếp càng khẳng định rừ rệt hơn cho quy luật tất yếu đó. Do vậy, quan niệm văn học của Nguyễn Trãi trên phương diện này đã hòa vào dòng chảy chung của nền lí luận văn học dõn tộc thời trung đại, là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống đó.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)