5/ Kết cấu đề tài
3.1.2/ Hình thành và phát triển
Giai đoạn 1976 – 1995: - Những năm 1976 - 1994 chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Khánh Hoà chỉ hoạt động trong lĩnh vực cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước để cấp cho các dự án phát triển kinh tế, kỹ thuật và huy động vốn trung và dài hạn, trong và ngoài nước để cho vay trung và dài hạn là chủ yếu, không kinh doanh như một ngân hàng thương mại.
Đến năm 1995, do yêu cầu đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng như tốc độ phát triển xã hội Ngân hàng Đầu tư và Phát triển bắt đầu chuyển đổi. Sau khi tách cục đầu tư, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Khánh Hoà đã chuyển sang kinh doanh như một Ngân hàng đa năng tổng hợp theo mô hình của một Ngân hàng thương mại. Do địa bàn tỉnh có đầy đủ 4 ngân hàng thương mại quốc doanh cho nên khi chuyển sang ngân hàng thương mại Ngân hàng đã gặp không ít khó khăn, quy mô nhỏ, lực lượng còn quá yếu, kinh nghiệm chưa có, bạn hàng chưa biết đến ngân hàng nhiều, cho nên Chi nhánh đã không có nhiều lợi thế cạnh tranh và không có khả năng mở rộng quy mô hoạt động, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn vốn nhỏ bé.
- Theo số liệu thống kê của Chi nhánh thì tổng tài sản của Chi nhánh lúc đó chỉ có 54 tỷ đồng, tổng vốn huy động 8,4 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay 34,7 tỷ đồng chỉ chiếm 5% thị phần trên địa bàn lúc bấy giờ. Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các khách hàng thuộc lĩnh vực xây lắp: Công ty xây dựng cầu đường 505, 510, xí nghiệp cấp thoát nước 202, công ty vật liệu may Khánh Hoà, công ty xây dựng thuỷ lợi… Số khách hàng lớn rất ít vì đã đặt quan hệ với các ngân hàng thương mại khác.
Giai đoạn 1996 – nay: Chi nhánh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Khánh Hoà đã hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực đầu tư phát triển cho nhiều dự án, công trình trọng điểm, chương trình dự án lớn của tỉnh, chương trình phủ điện nông thôn, chương
trình phát triển nhà ở, chương trình đánh bắt xa bờ, đầu tư phát triển du lịch. Đặc biệt trong 3 năm 1999-2002 chi nhánh đã triển khai cho vay nhiều dự án lớn và tiếp tục giải ngân như dự án mía đường Cam Ranh với công suất 6000 tấn mía /ngày, nhà máy nhôm của công ty xây dựng 76 vay đầu tư nhà máy với công suất 5000 tấn/ngày, với tổng vốn vay gần 100 tỷ đồng, dự án công viên nước Phù Đổng hơn 21 tỷ đồng, công ty thương mại đầu tư vay trên 5,1 triệu USD, dự án du lịch Hòn Tre… Việc cho vay các dự án lớn có tính khả thi cao sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng trưởng tín dụng ổn định, hạn chế được rủi ro, tăng khả năng thu lãi đúng như tính toán và giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Chi nhánh đã xác định yếu tố quyết định để thực hiện chiến lược kinh doanh là phải có vốn, đây là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy biện pháp huy động vốn tại chổ là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo đủ vốn phục vụ cho khách hàng. Ngay từ đầu chi nhánh đã tiến hành mở rộng các hình thức huy động vốn như trái phiếu, tiết kiệm trong dân cư, tranh thủ nguồn vốn tài trợ của nước ngoài… Nhờ việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cho các dự án đầu tư phát triển theo định hướng của Nhà nước, của địa phương và các khoản tín dụng thương mại khác.
- Bên cạnh những dự án đem lại hiệu quả còn có một số dự án không đem lại kết quả như mong đợi. Nguyên nhân là do tính chủ quan của cán bộ thẩm định dự án đầu tư, do không tuân theo các quy định trong công tác cho vay, khả năng quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư kém, dẫn đến thất thoát tài sản, sản phẩm sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán cho ngân hàng đã tạo nên những khoản nợ lớn cho ngân hàng.
- Trong khoảng thời gian qua chi nhánh đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, và có được thành quả này là nhờ Chi nhánh vận dụng tốt các chính sách của mình vào trong hoạt động kinh doanh:
+ Luôn lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thu thập các thông tin về mức độ thỏa mãn cũng như những phàn nàn của khách hàng để không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
+ Duy trì và phát triển các sản phẩm hiện có cũng như đưa thêm các sản phẩm mới vào kinh doanh nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên địa bàn.
+ Xây dựng kế hoạch, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch trước mắt cũng như lâu dài một cách có hiệu quả.
+ Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng luôn đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
Chức năng, nhiệm vụ
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Khánh Hoà là một thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam nên thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Trung Ương giao cho. Nếu trước đây Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Khánh Hòa với nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn dưới hình thức ngắn hạn và chiết khấu thương phiếu là chính, đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp xây lắp.
Ngày nay Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Khánh Hòa là một ngân hàng mang đầy đủ tính chất của một ngân hàng thương mại, thực hiện hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng mà các ngân hàng trên địa bàn cùng thực hiện, được phép kinh doanh đa năng, tổng hợp: chức năng trung gian tín dụng trong thanh toán, cung cấp tín dụng và quản lý các phương tiện thanh toán, cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng… Ngân hàng trực tiếp giao dịch với các tổ chức kinh tế, cá nhân, doanh nghiệp… nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu đi vay. Tuy nhiên nét nổi bật của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Khánh Hòa là tập trung huy động vốn và tiến hành cho vay vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vì sự nghiệp phát triển đất nước, vì mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
* Cụ thể có một số chức năng, nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ mọi thành phần kinh tế, cá nhân, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức như tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn hay không kỳ hạn, tranh thủ nguồn vốn huy động có chi phí rẻ như nguồn vốn tài trợ của Trung Ương hay của nước ngoài. Đây là hoạt động chủ yếu của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Khánh Hòa.
- Đầu tư thông qua hình thức góp vốn cổ phần, hoặc cùng các ngân hàng khác thực hiện đầu tư liên ngân hàng.
- Cho vay: Cho vay ngắn, trung, dài hạn, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ có giá, cho vay theo chỉ định của chính phủ, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên (CBCNV).
- Thanh toán trong và ngoài nước.
- Thấu chi, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu.
- Dịch vụ ngân hàng: nhận kiểm đếm tiền mặt, chi hộ lương, mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền nhanh, thanh toán thẻ tín dụng, sec du lịch.
- Các dịch vụ khác: tư vấn đầu tư, ngân hàng tại nhà, nhận gửi tài sản quý hiếm, chứng từ có giá.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng BIDV Khánh Hòa
Nhận thức được những khó khăn và thách thức ngay từ đầu Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV trong Chi nhánh đã cùng nhau đề ra chiến chiến lược kinh doanh thích hợp để hội nhập và phát triển. Trong chiến lược kinh doanh, Chi nhánh đặc biệt coi trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, bởi con người là yếu tố quyết định, nhất là trong hoạt động ngân hàng cần phải có con người có trình độ, có năng lực phẩm chất và tâm huyết với nghề nghiệp. Hiện tại cơ cấu tổ chức và tình hình về CBCNV trong chi nhánh như sau:
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV Khánh Hòa
3.1.4. Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng BIDV Khánh Hòa
Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau:
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc ngân hàng Nhà nước chấp nhận.
+ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước. Khối quan hệ KH Phòng giao dịch: -Xóm Mới - Bình Tân - Vĩnh Hải - Thống Nhất - Lộc Thọ - Cam Ranh -Ninh Hòa BAN GIÁM ĐỐC Khối trực thuộc Các phòng QHKH: - QHKH doanh nghiệp - QHKH cá nhân Tổ TTQT (Phòng KHTH) Khối QLRR Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Phòng QLRR Phòng quản trị tác nghiệp Phòng GDKH Phòng quản lý DV ngân quỹ Phòng tài chính – kế toán Phòng TC-HC- Điện toán Phòng KH-TH
+ Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ mạnh (USD, EUR) và các hình thức huy động khác.
Hoạt động tín dụng:
+ BIDV Khánh Hòa cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Ngân hàng ĐT&PT Khánh Hòa cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:
Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ họat động sản xuất kinh doanh cho pháp nhân; cho vay sinh hoạt ,tiêu dùng, phục vụ đời sống đối với thể nhân; cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; cho vay theo chỉ định của chính phủ.
Cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh,mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. + Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh:
Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
+ Ngân hàng chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân. Đồng thời tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. Bên cạnh đó còn có hình thức thấu chi.
+ Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính thông qua các công ty cho thuê tài chính trực thuộc BIDV theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ sau:
+ Cung cấp và thực hiện các phương tiện, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước.
+ Cung cấp và thực hiện các phương tiện, dịch vụ thanh toán khác theo quy định.
+ Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ cho khách hàng. + Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
+ BIDV tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.
Các hoạt động khác
- Dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
- Góp vốn với các tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ
chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam qua hình thức đầu tư liên ngân hàng. - Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Kinh doanh ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
- Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý.
- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm, thành lập công ty trực thuộc, công ty liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Cung ứng các dịch vụ:
+ Tư vấn tài chính, tiền tệ tín dụng cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng.
+ Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
+ Dịch vụ ngân hàng: nhận kiểm đếm tiền mặt, chi hộ lương, mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền nhanh, thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch.
Các dịch vụ khác
- Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền - Dịch vụ bảo lãnh
- Hoạt động thẻ - Kinh doanh tiền tệ
- Dịch vụ thanh toán lương tự động - Dịch vụ BSMS
- Dịch vụ gạch nợ Viettel
- Dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện - Dịch vụ BIDV – Directbanking - Dịch vụ VN- Topup
- Dịch vụ bảo hiểm
3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV Khánh Hòa
Thông qua bảng trên ta nhận thấy rằng có sự thay đổi khá lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2010 – 2011 và giai đoạn 2011 – 2012.
Đối với khoản mục Tổng thu nhập, ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2011 tỷ lệ tăng thu nhập là 66,39% cao hơn nhiều so với tỷ lệ 7,55% của giai đoạn 2011 – 2012. Có sự khác biệt đó đến từ việc thay đổi tỷ lệ của lãi cho vay và kinh doanh ngoại tệ là lớn nhất. Trong giai đoạn 2010 – 2011 các ngân hàng đua nhau cạnh tranh lãi suất, đẩy lãi suất cho vay lên rất cao chính điều này đã thay đổi tỷ lệ Thu lãi cho vay rất lớn (92,11%). Đến 2011 – 2012 lãi suất được ngân hàng Nhà nước giữ vững và ổn định khiến chỉ tiêu này giảm hơn nhiều so với giai đoạn trước đó.
Cũng trong giai đoạn 2010 – 2011 các nhà đầu tư mất lòng tin vào đồng Việt Nam nên đã quay sang nắm giữ ngoại tệ (USD) và vàng, chính điều này đã giúp ngân hàng có một tỷ lệ gia tăng khoản mục Kinh doanh ngoại tệ lớn (63,74%) cao hơn nhiều với tỷ lệ (5,63%) do trong giai đoạn 2011 – 2012 giá USD cũng được ổn định và giữ vững.
Tương tự với khoản mục Tổng chi phí tỷ lệ giữa hai giai đoạn cũng có sự khác nhau rất lớn. Chi phí trong giai đoạn 2010 – 2011 có tỷ lệ gia tăng rất lớn 70,87% và điều này đến từ các khoản chi lãi, chi kinh doanh ngoại tệ, chi quản lý và chi dự phòng. Trong khi đó tỷ lệ gia tăng của chi phí trong giai đoạn 2011 – 2012 chỉ là 6,08% thấp hơn rất nhiều.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa (đvt: trđ)