1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về protein BCL–2, CEA, CA19–9 và CA72–4 ở bệnh nhân ung thư dạ dày

85 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong các loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới [27, 34, 35]. Theo ước tính của Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) thì UTDD đứng đầu trong các ung thư đường tiêu hoá, xếp hàng thứ tư trong các loại ung thư và khoảng 2/3 các trường hợp UTDD mới mắc xảy ra ở các nước đang phát triển. UTDD có tỷ lệ mắc bệnh cao ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc; ngược lại bệ nh chiếm tỷ lệ thấp ở Bắc Mỹ [10]. Tại Việt Nam, UTDD đứng thứ hai trong các ung thư ở nam giới sau ung thư phổi; đứng thứ ba ở nữ giới sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung [1]. UTDD có tiên lượng rất xấu, thời gian sống sau 5 năm của người bệnh UTDD chỉ đạt dưới 25% ngay tại các nước phát triển [66, 84]. Vì vậy việc hiểu biết về cơ chế b ệnh sinh và yếu tố nguy cơ của UTDD là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa và giảm tỷ lệ tử vong của căn bệnh này. Có nhiều yếu tố nguy cơ UTDD như chế độ ăn chứa nhiều muối, thực phẩm có chứa nitrosamin, viêm dạ dày mạn tính, nhiễm HP, nhóm máu A, đột biến gen,…Tuy nhiên vai trò của từng yếu tố cũng như sự tác động qua lại giữa các yế u tố này trong quá trình phát sinh và phát triển UTDD còn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Trên Thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ liên quan đến UTDD như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), vai trò của các gene liên quan đến phát triển khối u như p53, Bcl–2 ,… Nghiên cứu về protein P53 và nhiễm Epstein–Barr virus đã được nhắc đến trong một số nghiên cứu tại Việt Nam, một số gene liên quan đến sự phát triển khối u khác như Bcl–2, Bax chưa được đề cập đến nhiều. Bcl–2 là một gene tiền ung thư, nó liên quan đến ức chế sự chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Việc tìm hiểu về gene Bcl–2 và sản phẩm của nó (protein Bcl–2) là một trong những vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Sự biểu lộ protein Bcl–2 liên quan nhiều đến thời gian sống thêm và tiên lượng của UTDD. Ngoài ra, bên cạnh Bcl–2 là các dấu ấn khối u trong UTDD như CA19–9, CA72–4. Năm 1969, Thomson và cộng sự đã báo cáo về sự liên quan giữa d ấu ấn khối u CEA trong huyết thanh và các giai đoạn ung thư đường tiêu hoá. Nghiên cứu này đã mở ra một lĩnh vực mới về các dấu ấn khối u, các dấu ấn này có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng ung thư. Gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa các dấu ấn khối u với bệnh UTDD như CEA, CA19–9, CA72–4,… Những nghiên cứu về d ấu ấn khối u và Bcl–2 ở bệnh nhân UTDD tại Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt mối liên quan giữa sự biểu lộ của các dấu ấn khối u và protein Bcl–2 với MBH ở bệnh nhân UTDD hiện nay chưa được đề cập nhiều, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm hai mục tiêu: 1. Tìm hiểu tỷ lệ biểu lộ protein Bcl–2, CEA, CA19–9 và CA72–4 ở bệnh nhân ung thư dạ dày. 2. Nhận xét mối liên quan giữa s ự biểu lộ protein Bcl–2, CEA, CA19–9 và CA72–4 với một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học khối u.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ***** NGUYỄN ĐỨC CHÍNH NGHIÊN CỨU VỀ PROTEIN BCL–2, CEA, CA19–9 VÀ CA72–4 Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hμ néi – 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ***** NGUYỄN ĐỨC CHÍNH NGHIÊN CỨU VỀ PROTEIN BCL–2, CEA, CA19–9 VÀ CA72–4 Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA MÃ SỐ: 60.72.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NGỌC ÁNH Hμ néi – 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong các loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới [27, 34, 35]. Theo ước tính của Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) thì UTDD đứng đầu trong các ung thư đường tiêu hoá, xếp hàng thứ tư trong các loại ung thư và khoảng 2/3 các trường hợp UTDD mới mắc xảy ra ở các nước đang phát triển. UTDD có tỷ lệ mắc bệnh cao ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc; ngược lại bệ nh chiếm tỷ lệ thấp ở Bắc Mỹ [10]. Tại Việt Nam, UTDD đứng thứ hai trong các ung thư ở nam giới sau ung thư phổi; đứng thứ ba ở nữ giới sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung [1]. UTDD có tiên lượng rất xấu, thời gian sống sau 5 năm của người bệnh UTDD chỉ đạt dưới 25% ngay tại các nước phát triển [66, 84]. Vì vậy việc hiểu biết về cơ chế b ệnh sinh và yếu tố nguy cơ của UTDD là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa và giảm tỷ lệ tử vong của căn bệnh này. Có nhiều yếu tố nguy cơ UTDD như chế độ ăn chứa nhiều muối, thực phẩm có chứa nitrosamin, viêm dạ dày mạn tính, nhiễm HP, nhóm máu A, đột biến gen,…Tuy nhiên vai trò của từng yếu tố cũng như sự tác động qua lại giữa các yế u tố này trong quá trình phát sinh và phát triển UTDD còn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Trên Thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ liên quan đến UTDD như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), vai trò của các gene liên quan đến phát triển khối u như p53, Bcl–2 ,… Nghiên cứu về protein P53 và nhiễm Epstein–Barr virus đã được nhắc đến trong một số nghiên cứu tại Việt Nam, một số gene liên quan đến sự phát triển khối u khác như Bcl–2, Bax chưa được đề cập đến nhiều. 2 Bcl–2 là một gene tiền ung thư, nó liên quan đến ức chế sự chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Việc tìm hiểu về gene Bcl–2 và sản phẩm của nó (protein Bcl–2) là một trong những vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Sự biểu lộ protein Bcl–2 liên quan nhiều đến thời gian sống thêm và tiên lượng của UTDD. Ngoài ra, bên cạnh Bcl–2 là các dấu ấn khối u trong UTDD như CA19–9, CA72–4. Năm 1969, Thomson và cộng sự đã báo cáo về sự liên quan giữa d ấu ấn khối u CEA trong huyết thanh và các giai đoạn ung thư đường tiêu hoá. Nghiên cứu này đã mở ra một lĩnh vực mới về các dấu ấn khối u, các dấu ấn này có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng ung thư. Gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa các dấu ấn khối u với bệnh UTDD như CEA, CA19–9, CA72–4,… Những nghiên cứu về d ấu ấn khối u và Bcl–2 ở bệnh nhân UTDD tại Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt mối liên quan giữa sự biểu lộ của các dấu ấn khối u và protein Bcl–2 với MBH ở bệnh nhân UTDD hiện nay chưa được đề cập nhiều, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm hai mục tiêu: 1. Tìm hiểu tỷ lệ biểu lộ protein Bcl–2, CEA, CA19–9 và CA72–4 ở bệnh nhân ung thư dạ dày. 2. Nhận xét mối liên quan giữa s ự biểu lộ protein Bcl–2, CEA, CA19–9 và CA72–4 với một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học khối u. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. DỊCH TỄ HỌC UNG THƯ DẠ DÀY 1.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh Trên thế giới UTDD là bệnh phổ biến đứng thứ 2 sau ung thư phổi. Mặc dù trong vài thập niên gần đây tỷ lệ UTDD giảm ở các nước phương Tây và châu Mỹ nhưng ca bệnh mới mắc và tử vong vẫn rất lớn [27, 29, 59, 64, 85, 88]. Năm 2000, trên thế giới ghi nhận 867.000 ca mới mắc (8,7% trường hợp ung thư mới m ắc) và 647.000 ca tử vong (10,4% các trường hợp tử vong do ung thư) [93, 101]. Năm 2007, tại Mỹ có 21.260 ca mới (13.000 nam; 8.260 nữ) đã được chẩn đoán và 11.210 bệnh nhân (6.610 nam; 4.600 nữ) chết vì bệnh này. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ở nam giới là 29,8/100.000 và ở nữ giới là 12,9/100.000 [1]. 1.1.2. Phân bố theo tuổi và giới UTDD thường xuất hiện ở tuổi trung niên và người già [6, 45, 61], bệnh ít gặp ở tuổi trước 40 (khoảng 5%), những trường hợp b ệnh ở tuổi dưới 30 rất hiếm gặp và UTDD ở người trẻ thường gặp ở nữ giới và vị trí tổn thương ở đoạn gần của dạ dày [90]. Tỷ lệ mắc UTDD ở nam giới thường cao hơn nữ giới [64]. Nhiều nghiên cứu dịch tễ cho thấy UTDD gặp nhiều hơn ở tầng lớp dân cư có điều kiện kinh t ế xã hội thấp, nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố phối hợp [30, 37, 80, 98]. 4 1.1.3. Bệnh sinh và một số yếu tố nguy cơ của UTDD 1.1.3.1. Yếu tố môi trường và chế độ ăn uống Trong các yếu tố môi trường, thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh UTDD [65, 71, 97]. Chế độ ăn uống hợp lý, nhiều rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin C có vai trò bảo vệ chống lại nguy cơ mắc UTDD [88]. Các chất chống ô xy hoá có trong các loại rau quả sẽ ức chế các gốc tự do có khả năng sinh ung thư [72, 84]. Ngược lại, chế độ ăn nhiều muối, nhiều Nitrate sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh [3, 76, 87, 94]. Thuốc lá: Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ của UTDD, tuy nhiên chỉ có một nghiên cứu tìm thấy được sự liên quan giữa lượng thuốc lá tiêu thụ và nguy cơ UTDD [93]. 1.1.3.2 Yếu tố gia đình, di truyền và nhóm máu UTDD có tính chất gia đình chiếm khoảng 1% đến 15% các tr ường hợp ung thư. Yatsuya (2001) nghiên cứu yếu tố gia đình thấy những gia đình có từ hai thành viên trở lên mắc UTDD có nguy cơ mắc bệnh rất cao cho cả hai giới và nguy cơ tử vong do UTDD cũng cao hơn so với các trường hợp không có tiền sử gia đình [104]. Nhóm máu A có thể có liên quan với tăng tỷ lệ mắc UTDD [50]. 1.1.3.3. Các tổn thương tiền ung thư Polyp dạ dày: polyp tuyến dạ dày hiếm gặp và thường là các loại tăng s ản lành tính nhưng cũng có một tỷ lệ nhỏ phát triển thành UTDD (5% - 25%) [3, 84, 92]. Bệnh Menetrier: Các nghiên cứu trong y văn cho thấy nguy cơ UTDD của bệnh Menetrier là 14,3% [3, 84, 92, 93]. 5 Bệnh thiếu máu ác tính: dựa vào mổ tử thi, Zamcheck và cộng sự đã kết luận khoảng 10% bệnh nhân thiếu máu ác tính phát triển thành UTDD [74, 85, 93]. Dạ dày đã phẫu thuật có nguy cơ UTDD cao gấp 2–8 lần so với nhóm chứng, nguy cơ này là 2,8 lần trong 20 năm đầu và 5,5 lần trong những năm tiếp theo [64, 100]. Viêm loét dạ dày mạn tính cũng làm tăng nguy cơ UTDD [90]. 1.1.3.4. Các biến đổi sinh học phân tử trong UTDD Trong UTDD cũng như trong các loại ung thư khác, người ta đề c ập đến một số biến đổi sinh học phân tử như sự tăng hoạt tính của các gene phát triển ung thư, đột biến gene ức chế phát triển khối u, sự tăng methyl hóa của gene E- Cadherin và p16, sự ổn định của các tiểu vệ tinh [29, 62]. C- met (gene tiền ung thư, là một cơ quan thụ cảm với sự tăng trưởng tế bào gan) tăng lên đáng kể trong UTDD. Sự thay đổi của các gene tpr và C- met được báo cáo trong nhi ều trường hợp UTDD. K- sam (cơ quan thụ cảm của yếu tố tăng trưởng fibroblaste) và gene c- erbB2 cũng được quan sát thấy trong UTDD [39, 68]. Đột biến gene p53 và p16 được quan sát thấy trong cả UTDD týp ruột và týp lan toả, đột biến gene APC thường gặp trong UTDD týp ruột. Đột biến gene p53 gặp trong 30%- 40% các trường hợp UTDD, đột biến gene APC gặp trong 30% các trường hợp UTDD [29, 38, 39,63]. Catonin phối hợp với gene E- Cadherin là các yếu tố cần thiết để duy trì sự kết dính các phân tử bên trong t ế bào. Sự đột biến gene E- Cadherin gặp trong 50% UTDD týp ruột [62]. 6 Sự xuất hiện của các tiểu vệ tinh không ổn định gặp trong 20%- 30% các trường hợp UTDD týp ruột và thường gặp ở vùng hang vị [64, 79, 93]. Sự tăng hoạt tính của các nhiễm sắc thể đã được báo cáo ở nhiều bệnh lý trong đó có UTDD. Trong quá trình phân chia tế bào, các nhiễm sắc thể bị thu ngắn, hiện tượng này có tác dụng ngăn ngừa sự nhân lên của nhiễm sắc thể, duy trì tính ổn định củ a nhiễm sắc thể. Các tế bào không trải qua sự biến đổi sinh lý này thường dẫn đến biến đổi ác tính [79]. Bcl–2 là gene tiền ung thư, nó liên quan đến ức chế sự chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Đã có những nghiên cứu về vai trò của Bcl–2 trong các bệnh ung thư: Melanoma, vú, tiền liệt tuyến, phổi [30]. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về vai trò của gene Bcl–2 cũng như sản phẩm của nó là protein Bcl–2 trong bệnh lý dạ dày nói chung nh ư dị sản ruột, viêm dạ dày mạn tính,…và đặc biệt trong UTDD nói riêng. 1.1.3.5.Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) Helicobacter Pylori (HP) là một loại xoắn khuẩn với các lông ở đầu cực, chúng chuyển động và xâm nhập vào niêm mạc dạ dày. HP có đặc tính hóa hướng động dương tính với urê, H 2 CO 3 và một số acid amin khác. HP sản xuất một lượng lớn Urease có tác dụng phân hủy urê có trong dịch dạ dày tạo thành ammonia và carbonate. Các sản phẩm này làm nâng cao pH và tạo một lá chắn bảo vệ HP với môi trường acid của dạ dày. Ngoài ra HP còn kích hoạt nang lympho tại chỗ, sản xuất ra interferon tác dụng tăng phức hợp phù hợp mô loại II trên bề mặt tế bào, tạo nên vị trí cố định của xoắn khuẩn vào tế bào bi ểu mô [3]. Nhiễm HP làm tăng nguy cơ UTDD, đặc biệt là chủng HP có các yếu tố gây bệnh (người mang HP có gene CagA, VacA) [3, 33, 40, 44, 62]. 7 Ở Việt Nam, Phạm Quang Cử nghiên cứu về mối liên quan giữa nhiễm HP với một số tổn thương tiền ung thư và UTDD, phát hiện tỷ lệ nhiễm HP là 59,6%- 74,2% [4]. Theo Trần Văn Hợp, tỷ lệ nhiễm HP phát hiện bằng mô bệnh học trong UTDD là 56,8% [6]. Trong nghiên cứu của Trần Ngọc Ánh năm 1995, tỷ lệ nhiễm HP trong UTDD là 62,2%- 70,7% [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vinh trên 118 trường hợp UTDD phát hiện tỷ lệ nhiễm HP qua test Urese và xét nghi ệm huyết thanh là 63,56%- 93,22% [25]. . 1.2. GIẢI PHẪU BỆNH VÀ PHÂN LOẠI UTDD 1.2.1. Vị trí ung thư UTDD có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của dạ dày nhưng hay gặp nhất là vùng hang vị- môn vị (60%- 70%), sau đó là vùng BCN (18%- 30%), các vùng khác ít gặp hơn như BCL (3%), tâm vị (9,5%), ung thư toàn bộ dạ dày (8%- 10%) [7, 21, 24, 34]. Theo nghiên cứu gần đây ở Nhật Bản và Châu Âu thì ung thư vùng tâm vị có chiều hướng tăng lên, tỷ lệ ung thư tâm vị là 25%- 55%, ung thư thân vị, hang v ị- môn vị là 45%- 75% [26, 88]. 1.2.2. Phân loại đại thể Hiện nay phân loại đại thể (hình ảnh tổn thương trên nội soi dạ dày tá tràng) được sử dụng nhiều nhất là theo phân loại của Hiệp hội nội soi tiêu hóa Nhật Bản và theo phân loại của Borrman (1926). 1.2.2.1. Phân loại của Hiệp hội nội soi tiêu hoá Nhật Bản * Tổn thương đại thể được chia thành 6 týp: - Týp 0: khối u khu trú ở niêm mạc, hạ niêm mạc hoặc nhô lên, hoặ c phẳng, hoặc lõm xuống nhẹ, chia thành 3 thứ týp: 8 + Thứ týp 0I (dạng lồi): u có dạng polyp, dạng cục hay nhú nhung mao phát triển nổi lên trên niêm mạc. + Thứ týp 0II (dạng phẳng): gồm phẳng gồ (0IIa), phẳng dẹt (0IIb) và phẳng lõm (0IIc). + Thứ týp 0III (dạng loét): - Týp I (sùi): tổn thương có giới hạn rõ, phát triển vào trong lòng dạ dày, có loét trợt, có thể có xước trên mặt u. U có cuống hoặc đáy rộng xâm lấn thành dạ dày. - Týp II (loét): ổ loét hình đĩa, loét ở giữa, bờ rõ và nhô cao. Có sự xâm lấn tối thiểu củ a bờ ổ loét hay đáy ổ loét. - Týp III (loét xâm lấn): loét không có giới hạn, bờ ổ loét lẫn với niêm mạc bên cạnh, đáy ổ loét xâm lấn dạ dày và niêm mạc bên cạnh. - Týp IV (xâm lấn lan toả): còn gọi là ung thư xơ cứng dạ dày. U phát triển không có giới hạn rõ, lan toả toàn bộ hay phần lớn dạ dày. Trên vùng ung thư có thể gặp loét nông hay sâu, nhưng bờ ổ loét không rõ. - Týp V (không xếp loại): * Đây là phân loại khá chi tiết và có thể chia thành 2 giai đ oạn rõ ràng, theo đó: Týp 0 là những tổn thương ở giai đoạn sớm, khối u thường có kích thước ≤ 3cm, sự xâm lấn chủ yếu giới hạn ở niêm mạc hoặc dưới niêm mạc nhưng chưa xâm lấn vào lớp cơ. Týp I–týp V là những tổn thương ở giai đoạn muộn, khối u thường có kích thước lớn, phát triển xâm nhập vào lớp cơ thành dạ dày, có thể tới thanh mạc và xâm lấ n các tạng lân cận và di căn hạch [9]. [...]... lệ sống 5 năm ở những bệnh nhân có CA19–9 âm tính là 65%, trong khi tỷ lệ này chỉ có 25% ở những bệnh nhân có CA19–9 dương tính Đối với bệnh nhân có CA72–4 dương tính và âm tính tỷ lệ này tương ứng là 29% và 59% - Năm 2002: Carpelan–Holmstrom M và cộng sự tại Phần Lan nghiên cứu trên 161 bệnh nhân u lành và 125 bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, kết quả cho thấy độ nhạy của CA72–4, CA19–9 và CEA tương... trong mô ung thư Hình 1.3 Mối liên quan giữa các gene điều khiển, sự tăng sinh tế bào và chết tế bào theo chương trình trong ung thư (Theo Roadnottaken 03/2007) 1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BCL–2, CEA, CA19–9 VÀ CA72–4 1.5.1 Liên quan Bcl–2 với UTDD * Giá trị chẩn đoán của Bcl–2 ở bệnh nhân UTDD Trong nghiên cứu của Muller W và cộng sự trên 413 bệnh nhân UTDD, thấy Bcl–2 biểu lộ ở 11,4% các khối u và đáng... một bệnh ác tính nào đó ở hệ tiêu hoá, có thể là ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư tụy tạng hay ung thư gan mật,….Nếu kết hợp trên những bệnh nhân có biểu hiện sụt cân và đau bụng,… thì độ nhạy cho chẩn đoán bệnh ung thư là 62% với độ đặc hiệu là 97% * CA72–4 (Cancer Antigen 72–4) = TAG–72 (Tumor Associated Glycoprotein 72) - Năm 1981 một báo cáo đã được công bố bởi Colcher và cộng sự về. .. thì protein Bcl–2 dương tính ở 2 (8,7%) trong số 23 bệnh nhân HP dương tính và ở 1 (11,1%) trong số 9 bệnh nhân HP âm tính, nói cách khác thì Bcl–2 được tìm thấy nhiều hơn ở bệnh nhân HP âm tính so với ở bệnh nhân HP dương tính có viêm teo dạ dày mạn tính Ngoài ra, viêm teo và dị sản ruột hiện diện cùng nhau ở 2 bệnh nhân có Bcl–2 dương tính và HP dương tính Bcl–2 được thấy dương tính nhiều hơn ở dị... 41%; 41% và 25% còn trong ung thư đại trực tràng là 25%; 36% và 54% [41] - Năm 2008: Edip Ucar và cộng sự nghiên cứu trên 95 bệnh nhân UTDD được phẫu thuật , kết quả các marker ung thư được xét nghiệm cho thấy tỷ lệ dương tính của CA72–4, CA19–9, CEA và AFP tương ứng trong UTDD là 32,6%; 41%; 24,2% và 8,4% Trong đó CEA hay gặp dương tính ở bệnh nhân di căn gan; CA19–9 hay gặp dương tính ở bệnh nhân di... bụng và xâm lấn thành dạ dày; CA72–4 hay gặp dương tính ở bệnh nhân có di căn hạch, màng bụng và gan [51] Ngoài ra còn một số tác giả đã tìm hiểu mối liên quan giữa các markers ung thư CEA, CA19–9 và CA72–4 với tổn thư ng đại thể và vi thể trong UTDD nhưng chưa phát hiện được mối liên quan có ý nghĩa thống kê [75, 77, 91] - Năm 1989: Nguyễn Kim Dung và cộng sự đã định lượng CEA 36 bệnh nhân có ung thư. .. 1.5.2 Mối liên quan CEA, CA19–9 và CA72–4 với UTDD - Năm 1989: Noriaki Ohuchi và cộng sự nghiên cứu trên 56 bệnh nhân UTDD kết quả cho thấy huyết thanh dương tính với CA72–4, CA19–9 và CEA tương ứng là 48%, 29% và 52%, còn trên 45 bệnh nhân UT đại trực tràng cho kết quả huyết thanh dương tính với CA72–4, CA19–9 và CEA tương ứng là 67%, 54% và 60% Nhưng nếu kết hợp cả 3 dấu ấn ung thư trên với nhau sẽ... quả của nghiên cứu này, ngược lại với ung thư vú và ung thư phổi, biểu lộ Bcl–2 chưa được đánh giá nhiều trong tiên lượng UTDD [81] * Sự biểu lộ của Bcl–2 và Bax trong UTDD và các tổn thư ng tiền ung thư: - Một nghiên cứu trên 70 trường hợp viêm loét dạ dày mạn tính, 49 trường hợp dị sản ruột, 64 trường hợp loạn sản và 81 trường hợp UTBM tuyến dạ dày, kết quả cho thấy: Tỷ lệ dương tính của Bcl–2 và Bax... dị sản ruột và loạn sản, tỷ lệ dương tính của Bcl– 2 và Bax cao hơn trong viêm loét dạ dày mạn tính và UTBM tuyến dạ dày Kết luận của nghiên cứu: sự biểu lộ của protein Bcl–2 có thể tạo điều kiện phát hiện sớm UTDD, protein Bax đối kháng với protein Bcl–2 và sự phát hiện ra protein Bcl–2 cũng như protein Bax có thể có giá trị trong dự báo sớm bệnh UTDD cũng như những tổn thư ng tiền ung thư [102] *... tiên lượng của Bcl–2 và p53 trong UTDD: Nghiên cứu của Hyeon Kook Lee và cộng sự trên 308 bệnh nhân ung thư dạ dày, thấy Bcl–2 biểu lộ dương tính ở 39 trường hợp (12,7%) và không thấy sự liên quan với mức độ xâm lấn và di căn hạch P53 biểu lộ 29 dương tính ở 105 trường hợp (34,1%) và có liên quan với mức độ xâm lấn, di căn hạch, di căn xa và týp ruột Tỷ lệ sống sau 5 năm ở những bệnh nhân với Bcl–2 dương . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ***** NGUYỄN ĐỨC CHÍNH NGHIÊN CỨU VỀ PROTEIN BCL–2, CEA, CA19–9 VÀ CA72–4 Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY LUẬN. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ***** NGUYỄN ĐỨC CHÍNH NGHIÊN CỨU VỀ PROTEIN BCL–2, CEA, CA19–9 VÀ CA72–4 Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY CHUYÊN NGÀNH:. CA19–9 và CA72–4 ở bệnh nhân ung thư dạ dày. 2. Nhận xét mối liên quan giữa s ự biểu lộ protein Bcl–2, CEA, CA19–9 và CA72–4 với một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học

Ngày đăng: 02/02/2015, 16:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w