- Kỹ thuật hóa mô miễn dịch (HMMD): dựa trên hệ phương pháp ABC (Biotin Avidin Complex) Đây là một kỹ thuật cao có sử dụng kháng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm tuổi và giớ
4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới
Tuổi mắc bệnh UTDD trong nghiên cứu nằm trong khoảng từ 39 đến 89 tuổi. Độ tuổi hay gặp nhất cho cả hai giới là > 60 tuổi (51,8%), như vậy có thể thấy UTDD có su hướng tăng cao theo tuổi, kết quả này phù hợp với kết quả của các tác giả trong nước [7, 21, 24].
Tuổi mắc bệnh trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 61,64. Kết quả này cao hơn so với kết quả của một số nghiên cứu trong nước: theo Đỗ Đức Vân, tuổi mắc UTDD trung bình là 52 [24]; Trịnh Hồng Sơn là 54,16 [21] và Phạm Duy Hiển là 53,7 [7].
Marrelli nghiên cứu trên 153 bệnh nhân UTDD đã được phẫu thuật, tuổi mắc bệnh trung bình là 69 ± 10, tuổi thấp nhất là 34 và tuổi cao nhất là 92 [77]. Theo Wanabo nghiên cứu tại Mỹ tuổi mắc trung bình ở nam là 68,4 và ở nữ là 71,9 [99]. Nghiên cứu của Mattar, tuổi mắc bệnh trung bình là 64,3 ± 10,9 [75]. Nghiên cứu của Safi, tuổi mắc bệnh trung bình là 66 [91]. Như vậy tuổi trung bình mắc UTDD của các nghiên cứu nước ngoài cao hơn so với kết quả trong nước. Điều này có thể giải thích là do tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam hiện nay đã tăng cao hơn so với những năm trước đây nhưng vẫn còn thấp hơn tuổi thọ trung bình của các nước phát triển trên thế giới.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ gặp 1 trường hợp UTDD dưới 40 tuổi (1,7%), kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước
trên 40 tuổi nếu có các biểu hiện sút cân và kém ăn kéo dài nên được nội soi để chẩn đoán UTDD” [47].
Về giới, UTDD gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, tỷ lệ nam/nữ theo các nghiên cứu trong và ngoài nước giao động từ 1,75/1 đến 2,3/1 [4, 7, 21, 24, 27, 64, 97]. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tỷ lệ nam/nữ là 1,32/1, thấp hơn so với các nghiên cứu trên.