Mối liên quan CEA, CA19–9 và CA72–4 với UTDD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về protein BCL–2, CEA, CA19–9 và CA72–4 ở bệnh nhân ung thư dạ dày (Trang 33 - 38)

- Kỹ thuật hóa mô miễn dịch (HMMD): dựa trên hệ phương pháp ABC (Biotin Avidin Complex) Đây là một kỹ thuật cao có sử dụng kháng

1.5.2. Mối liên quan CEA, CA19–9 và CA72–4 với UTDD.

- Năm 1989: Noriaki Ohuchi và cộng sự nghiên cứu trên 56 bệnh nhân UTDD kết quả cho thấy huyết thanh dương tính với CA72–4, CA19–9 và CEA tương ứng là 48%, 29% và 52%, còn trên 45 bệnh nhân UT đại trực tràng cho kết quả huyết thanh dương tính với CA72–4, CA19–9 và CEA tương ứng là 67%, 54% và 60% . Nhưng nếu kết hợp cả 3 dấu ấn ung thư trên với nhau sẽ tăng tỷ lệ dương tính lên 68% và 84% tương ứng ở UTDD và UT đại trực tràng [86].

- Năm 1990: D.J.Byrne và cộng sự nghiên cứu giá trị của các markers ung thư trên bệnh nhân UTDD, kết quả cho thấy độ đặc hiệu là 95% và độ nhạy của CEA, CA19–9 và CA72–4 lần lượt là 25%, 41% và 94%. CA72–4 có giá trị chẩn đoán tốt hơn ở giai đoạn sớm (I,II) của UTDD, đồng thời cũng đánh giá tốt hơn với di căn hạch và độ xâm lấn của u. Như vậy sơ bộ đánh giá CA72–4 là dấu ấn ung thư đáng tin cậy đối với

chẩn đoán giai đoạn bệnh, cần có những nghiên cứu nhiều hơn để khẳng định giá trị của CA72–4 [48].

- Năm 1991: Fiorella Guadagni và cộng sự nghiên cứu trên 194 bệnh nhân (94 bị UTDD, 100 lành tính) cho kết quả như sau: Tỷ lệ bệnh nhân UTDD có huyết thanh dương tính với CA72–4, CA19–9 và CEA tương ứng là 42,6% ; 31,9% và 20,2%. Các phân tích cho thấy tỷ lệ dương tính của các marker ung thư này cũng tăng cao ở giai đoạn tiến triển (III, IV) hơn là giai đoạn sớm (I, II). Fiorella Guadagni theo dõi sau 3 năm nhận thấy những bệnh nhân UTDD có huyết thanh dương tính với CA72–4, CA19–9 và CEA tương ứng bị tái phát là 7; 5 và 2 bệnh nhân, ông kết luận CA72–4 có giá trị theo dõi và tiên luợng bệnh UTDD hơn 2 markers ung thư kia [53].

- Heptner và Marrelli cho rằng CA72–4 có liên quan mạnh mẽ đến kích thước của khối u, tỷ lệ dương tính của CA 72–4 trong UTDD là 59% so với CEA là 25% và CA 19–9 là 52%. Khi kết hợp 2 dấu ấn khối u CA 72–4 và CA 19–9 u tỷ lệ dương tính lên đến 70%, khi kết hợp 3 dấu ấn khối u tỷ lệ dương tính lên đến 98%[61, 77].

- Nồng độ của CA72–4 và CA19–9 trong huyết thanh có liên quan chặt chẽ với thời gian sống thêm của bệnh nhân, điều này đã được nhiều tác giả khẳng định. Marrelli [77] nhận thấy tỷ lệ sống 5 năm ở những bệnh nhân có CA19–9 âm tính là 65%, trong khi tỷ lệ này chỉ có 25% ở những bệnh nhân có CA19–9 dương tính. Đối với bệnh nhân có CA72–4 dương tính và âm tính tỷ lệ này tương ứng là 29% và 59%.

- Năm 2002: Carpelan–Holmstrom M và cộng sự tại Phần Lan nghiên cứu trên 161 bệnh nhân u lành và 125 bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, kết quả cho thấy độ nhạy của CA72–4, CA19–9 và CEA tương

ứng trong UTDD là 41%; 41% và 25% còn trong ung thư đại trực tràng là 25%; 36% và 54% [41].

- Năm 2008: Edip Ucar và cộng sự nghiên cứu trên 95 bệnh nhân UTDD được phẫu thuật , kết quả các marker ung thư được xét nghiệm cho thấy tỷ lệ dương tính của CA72–4, CA19–9, CEA và AFP tương ứng trong UTDD là 32,6%; 41%; 24,2% và 8,4%. Trong đó CEA hay gặp dương tính ở bệnh nhân di căn gan; CA19–9 hay gặp dương tính ở bệnh nhân di căn hạch, màng bụng và xâm lấn thành dạ dày; CA72–4 hay gặp dương tính ở bệnh nhân có di căn hạch, màng bụng và gan [51].

Ngoài ra còn một số tác giả đã tìm hiểu mối liên quan giữa các markers ung thư CEA, CA19–9 và CA72–4 với tổn thương đại thể và vi thể trong UTDD nhưng chưa phát hiện được mối liên quan có ý nghĩa thống kê [75, 77, 91].

- Năm 1989: Nguyễn Kim Dung và cộng sự đã định lượng CEA 36 bệnh nhân có ung thư khác nhau bằng phương pháp miễn dịch men. Kết quả cho thấy ung thư đại tràng có nồng độ CEA cao nhất (150,3ng/ml). Theo chúng tôi đây là một trong các nghiên cứu đầu tiên về CEA trong lâm sàng ở Việt Nam.

- Năm 1992: Mai Trọng Khoa, Phạm Văn Duyệt đã thông báo về nồng độ CEA trong máu ở 73 người Việt Nam trưởng thành khoẻ mạnh bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ định lượng với kit của BaLan. Kết quả cho thấy nồng độ CEA chung cho cả 2 giới là 3,986 ± 1,026 ng/ml, không có sự khác biệt giữa nam và nữ với p > 0,05 [14].

- Năm 1997: Phạm Duy Hiển, Nguyễn Thanh Tâm nghiên cứu trên 26 bệnh nhân UTDD và 16 bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã cho thấy độ nhạy

của xét nghiệm CEA với từng loại bệnh, mối liên quan của xét nghiệm CEA với khả năng phẫu thuật, sự thay đổi nồng độ CEA trước và sau mổ và khi có tái phát. Song nghiên cứu này chỉ đưa ra kết luận dựa trên những số liệu có tính chất định tính [8].

- Năm 1998–1999: Nguyễn thị Nga và cộng sự qua nghiên cứu: Đánh giá sơ bộ ban đầu giá trị của các Tumour markers trong việc chẩn đoán ung thư đường tiêu hoá và ung thư tuyến tiền liệt đã cho thấy độ nhạy của xét nghiệm CEA trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng là 54,5% (ngưỡng CEA > 10ng/ml) [16].

- Năm 1997–2000: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Tâm và cộng sự trong đề tài: Nghiên cứu một số kỹ thuật miễn dịch hiện đại xét nghiệm dấu ấn ung thư vào chẩn đoán và theo dõi diễn biến ung thư tuyến tiền liệt, gan và đại trực tràng đã cho thấy giá trị CEA bình thường ở người Việt Nam trưởng thành, giá trị trung bình, độ nhạy của xét nghiện CEA với bệnh ung thư đại trực tràng. Công trình chưa nêu được mối liên quan giữa CEA với giai đoạn, kích thước u cũng như giá trị theo dõi phát hiện tái phát sau mổ của dấu ấn này [22] .

- Năm 2000: Hoàng Văn Sơn, Đỗ Đức Vân và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá vai trò chẩn đoán của CEA, CA19–9 và CA72–4 trong 127 trường hợp ung thư biểu mô đường tiêu hóa trong đó có 42 trường hợp là UTDD đã cho kết quả như sau: Trong chẩn đoán UTDD thì CA19–9 có độ nhạy là 45% và độ đặc hiệu là 89%; CA72–4 có độ nhạy là 59% và độ đặc hiệu là 100%. Nếu kết hợp CA72–4 với CEA hoặc CA19–9 thì độ nhạy tăng lên [20].

ung thư đại tràng trước và sau phẫu thuật đã cho rất nhiều thông tin về CEA với bệnh lý ung thư đại tràng. Nghiên cứu đã nêu được mối liên quan của CEA với giai đoạn bệnh, khả năng phẫu thuật, mức độ di căn, sự thay đổi nồng độ CEA trước và sau mổ với những số liệu có tính chất định lượng rõ ràng [23].

* Như vậy ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến giá trị lâm sàng của CEA, CA19–9 và CA72–4 đối với một số loại ung thư và đặc biệt là UTDD. Các nghiên cứu về Bcl–2 chưa được đề cập nhiều và các nghiên cứu còn rất hạn chế, chưa nêu được hết mối liên quan giữa các dấu ấn khối u này với đặc điểm tổn thương bệnh học UTDD. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để góp phần làm sáng tỏ hơn mối liên quan của các dấu ấn khối u (protein Bcl–2, CEA, CA19–9 và CA72–4) đối với bệnh lý UTDD.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về protein BCL–2, CEA, CA19–9 và CA72–4 ở bệnh nhân ung thư dạ dày (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)