Các triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về protein BCL–2, CEA, CA19–9 và CA72–4 ở bệnh nhân ung thư dạ dày (Trang 62 - 63)

- Kỹ thuật hóa mô miễn dịch (HMMD): dựa trên hệ phương pháp ABC (Biotin Avidin Complex) Đây là một kỹ thuật cao có sử dụng kháng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.4. Các triệu chứng lâm sàng

Đau thượng vị là triệu chứng phổ biến, trong nghiên cứu của chúng tôi thì 91,4% có biểu hiện đau thượng vị với các mức độ khác nhau, không liên quan đến ăn uống. Đây là lý do chính khiến người bệnh đến khám, tuy nhiên rất khó phân biệt với các bệnh lý vùng thượng vị khác và thường được điều trị theo hướng viêm loét dạ dày. Tỷ lệ này cao hơn so với một số tác giả nước ngoài như Folli (65%) [54] và Cassell (72%) [42]. Theo các nghiên cứu trong nước thì đau thượng vị là biểu hiện thường gặp với tỷ lệ 91% - 97% [7, 21]. Như vậy có thể nói triệu chứng đau thượng vị thường gặp hơn ở bệnh nhân Việt Nam so với các nước phát triển, có thể vì đa số các bệnh nhân của ta được chẩn đoán muộn và đau là triệu chứng thường xuất hiện khi bệnh đã xâm lấn tới lớp cơ, thanh mạc và các tổ chức xung quanh. Trong khi ở các nước tiên tiến nhiều bệnh nhân được phát hiện sớm thì trong nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy phần lớn UTDD ở giai đoạn III– IV [21, 42, 54, 85].

Gầy sút cân gặp trong 60,3% trường hợp trong nghiên cứu, tỷ lệ này thấp hơn so với một số tác giả như Trịnh Hồng Sơn (92,2%) [21]; Phạm Duy Hiển (89,1%) [7]. Đây là dấu hiệu chủ quan của người bệnh, do sự quan tâm đến sức khỏe của từng cá nhân khác nhau, bệnh nhân chỉ thực sự quan tâm đến bệnh khi có các triệu chứng đã gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sức lao động của bản thân. Có thể lý giải điều này với sự ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe của mình mà người bệnh đi khám bệnh sớm hơn trước đây nên gặp nhiều trường hợp chưa có biểu hiện gầy sút cân.

Trong nghiên cứu này dấu hiệu chán ăn gặp trong 60,3 % trường hợp, kết quả này thấp hơn so với kết quả của Trịnh Hồng Sơn (92,2%) [15],

Biểu hiện nôn gặp trong 20,7% trường hợp, thấp hơn so với các nghiên cứu của Phạm Duy Hiển (38,9%) [7], Nellson (41%) [83]. Đó là do số bệnh nhân hẹp môn vị trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, mà trong UTDD thường có nôn khi u gây hẹp môn vị.

Sờ thấy khối u thượng vị gặp trong 10,3% các trường hợp, kết quả này thấp hơn của các nghiên cứu trong nước, khi sờ thấy khối u thượng vị là bệnh ở giai đoạn muộn [21].

Xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện như nôn ra máu hoặc ỉa phân đen với các mức độ khác nhau gặp trong 15,5% các trường hợp, kết quả này cao hơn của Trịnh Hồng Sơn (11,1%) [21] và thấp hơn của Phạm Duy Hiển (19,9%) [7].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về protein BCL–2, CEA, CA19–9 và CA72–4 ở bệnh nhân ung thư dạ dày (Trang 62 - 63)