CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển sản phẩm mới là một bộ phận sống còn trong chiến lược tăng trưởng và cạnh tranh của doanh nghiệp 3 do liên tục phải đối mặt với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, với sự thay đổi nhu cầu, với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Không có nhà sản xuất nào có thể tồn tại mà không phát triển sản phẩm mới. Thực tế đã chỉ ra rằng, một tỷ lệ lớn lượng bán của các doanh nghiệp là thu được từ các sản phẩm mới. Chẳng hạn như, 40% doanh số bán hàng của Gillette đến từ các sản phẩm hoàn toàn mới được giới thiệu trong vòng 5 năm, Hewlett Packard có được 50% doanh thu từ các sản phẩm được giới thiệu trong vòng 2 năm 10. Trong khi đó, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, có rất nhiều sản phẩm mới đã bị thất bại và không được khách hàng chấp nhận. Người ta tính toán rằng khả năng thất bại của sản phẩm mới là 33% 70%. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp muốn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn mức trung bình đều phải nhờ vào các sản phẩm mới vàhoặc thị trường mới 10. Như vậy, trong bối cảnh công nghệ và nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi, phát triển sản phẩm mới được người tiêu dùng chấp nhận là một nhiệm vụ rất quan trọng, song ẩn chứa nhiều khó khăn. Do đó, một chương trình marketing sản phẩm mới được xây dựng trên cơ sở những kiến thức về hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng sẽ là nhân tố then chốt đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới được thành công. Xuất phát từ thực tế đó, hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đã và đang là một chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các nhà khoa học đã lựa chọn bối cảnh nghiên cứu khác nhau để tìm ra nguyên nhân thúc đẩy và cản trở hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng. Từ đó, gợi ý cho các doanh nghiệp các giải pháp tăng khả năng thành công của sản phẩm mới thông qua sự chấp nhận của người tiêu dùng. Hành vi chấp nhận sản phẩm mới bắt đầu được quan tâm bởi Rogers vào năm 1962. Rogers (1962) đã tìm thấy năm đặc điểm cơ bản của sản phẩm ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới là tính phức tạp, tính tương thích, khả năng quan sát, khả năng thử nghiệm, và lợi thế tương đối. Ostlund (1974) đã phát hiện thêm một biến tác động thứ sáu đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới là rủi ro được nhận thức. Rủi ro được nhận thức và thái độ liều lĩnh tiếp tục được thảo luận trong những nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, Rogers (1995) chỉ ra mối liên hệ giữa thái độ chấp nhận rủi ro và chấp nhận sự đổi mới. Smith và Andrews (1995) giải thích rằng khi cảm nhận về rủi ro của sự đổi mới tăng lên sẽ có tác động tiêu cực đến đánh giá về sản phẩm, và việc chấp nhận sự đổi mới. Ngoài ra, một xu hướng nghiên cứu khác đã tập trung vào ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học của người tiêu dùng đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng, các đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới và cho thấy người chấp nhận sản phẩm mới thường có công việc tốt hơn, thu nhập và học thức cao hơn, trẻ tuổi hơn. Hướng nghiên cứu này có thể giúp các doanh nghiệp xác định các thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm mới chính xác, và thiết kế chiến lược truyền thông hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, đã có một cuộc tranh luận rằng tính đổi mới của người tiêu dùng có tác động đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới hay không. Trên thực tế, kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tính đổi mới của người tiêu dùng và hành vi chấp nhận sản phẩm đã đưa ra những bằng chứng rất khác nhau, từ một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ (Foxall và Bhate, 1991; Goldsmith và cộng sự, 1995; Wood và Swait, 2002; Paswan và Hirunyawipada, 2006; Ho và Wu, 2011), đến một mối quan hệ rất yếu (Im và cộng sự, 2003; Chao và cộng sự, 2010, 2012). Như vậy, tính đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu này đều tập trung vào sự ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm, đặc điểm nhân khẩu học và tính đổi mới đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới mà đã bỏ qua một yếu tố quan trọng, đó là văn hóa cá nhân. Lý thuyết về cấu trúc văn hóa cá nhân được học giả Schwartz đưa ra vào năm 1992. Mặc dù vậy, cho đến này chưa có công trình nào đo lường và kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới thông qua dữ liệu thực tiễn. Thực tế trong thời gian qua cho thấy văn hóa cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi chấp nhận các sản phẩm điện tử của người tiêu dùng tại Việt Nam được phản ánh qua doanh thu bán hàng. Bằng chứng là các yếu tố văn hóa cá nhân như sự độc đáo, sự khác biệt, cá tính, sành điệu, thể hiện bản thân, sự năng động, tự do lựa chọn thường được nhấn mạnh trong các thông điệp quảng cáo các sản phẩm điện tử dùng cho cá nhân để thuyết phục người tiêu dùng. Chẳng hạn như, thông điệp “Cùng teen thể hiện cá tính” của điện thoại Touch BEAN 452c 11; trong chiến dịch “Think Different” của Samsung, tính cá nhân được khai thác thông qua tính độc đáo, cách nghĩ khác, hành động khác so với những người khác; trên tạp chí “Hoa học trò” có thể dễ dàng tìm thấy mẩu quảng cáo với thông điệp như “Tôi chọn màu vàng sáng tạo” của Samsung, phản ánh tính độc đáo và tự do lựa chọn của tính cá nhân 14,... Kết quả là, doanh thu tiêu thụ các sản phẩm điện tử tại Việt Nam trong thời gian qua có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là các sản phẩm điện tử dùng cho cá nhân. Theo công ty nghiên cứu thị trường GFK, doanh thu 3 quý đầu năm 2013 của các sản phẩm điện tử tiêu dùng tại Việt Nam đạt xấp xỉ 75,31 ngàn tỉ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2012 12. Trong các nhóm hàng điện tử tiêu dùng, các sản phẩm điện tử dùng cho cá nhân gồm điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính xách tay đã đóng góp lớn vào mức tăng trưởng ấn tượng của thị trường này. Đáng chú ý nhất là tốc độ tăng trưởng của máy tính bảng và máy tính xách tay trong quý 3 so với cùng kỳ năm 2012 là 16,7%, của điện thoại di động là 36,6%. Trọng tâm của thị trường điện năm 2013 là sản phẩm điện thoại thông minh. Tốc độ tăng trưởng sản lượng quý 1 đến quý 3 so với cùng kỳ năm 2012 của điện thoại thông minh tại Việt Nam tăng 156%, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á 12.
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạOBộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Trờng đại học kinh tế quốc dân cao thị thanh NGHIÊN CứU ảNH HƯởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của ngời tiêu dùng khu vực nội thành Hà nội (nghiên cứu nhóm hàng điện tử dùng cho cá nhân) Chuyên ngành: quản trị kinh doanh (marketing) Chuyên ngành: quản trị kinh doanh (marketing)Chuyên ngành: quản trị kinh doanh (marketing) Chuyên ngành: quản trị kinh doanh (marketing) Mã số: 62340102 Mã số: 62340102Mã số: 62340102 Mã số: 62340102 Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS trơng đình chiến Hà Nội 2014 i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS. TS Trương Đình Chiến, người hướng dẫn khoa học của luận án, đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người! Tác giả Cao Thị Thanh ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội (nghiên cứu nhóm hàng điện tử dùng cho cá nhân)” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn được thu thập từ thực tế, chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực và khách quan. Hà Nội, tháng 7 năm 2014 Tác giả Cao Thị Thanh iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 5 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 5 1.4. Khái quát về phương pháp nghiên cứu 6 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu 6 1.4.2. Quy trình nghiên cứu 7 1.5. Những đóng góp mới của luận án 9 15. 1. Về mặt lý luận 9 1.5. 2. Về mặt thực tiễn 10 1.6. Bố cục của luận án 10 Tóm tắt chương 1 11 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ VĂN HÓA CÁ NHÂN ĐẾN HÀNH VI CHẤP NHẬN SẢN PHẨM MỚI 12 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành vi chấp nhận sản phẩm mới 12 2.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới 12 2.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam 24 2.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi chấp nhận sản phẩm mới 25 2.2.1. Khái niệm 25 2.2.2. Đo lường hành vi chấp nhận sản phẩm mới 28 iv 2.3. Cơ sở lý thuyết về văn hóa và văn hóa cá nhân 29 2.3.1. Khái niệm văn hóa và các cấp độ văn hóa 29 2.3.2. Cấu trúc văn hóa cá nhân 33 2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 36 2.4.1. Mô hình nghiên cứu và các biến trong mô hình 36 2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu 45 Tóm tắt chương 2 48 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49 3.1. Nghiên cứu định tính 49 3.1.1. Mục tiêu của phỏng vấn sâu 49 3.1.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu 50 3.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính 51 3.1.4. Mô hình nghiên cứu chính thức và thang đo nháp 2 54 3.2. Nghiên cứu định lượng 58 3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ 58 3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức 66 Tóm tắt chương 3 73 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 74 4.1. Tình hình chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội 74 4.1.1. Thống kê mô tả mẫu 74 4.1.2. Tình hình chấp nhận sản phẩm điện tử mới 79 4.2. Kết quả đánh giá thang đo chính thức 83 4.2.1. Đánh giá dạng phân phối của thang đo chính thức 83 4.2.2. Đánh giá giá trị của thang đo chính thức 85 4.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức 88 4.3. Kết quả kiểm định ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới 92 4.3.1. Kết quả kiểm định hệ số tương quan 92 4.3.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 95 4.3.3. So sánh hai mô hình nghiên cứu 102 v Tóm tắt chương 4 104 CHƯƠNG 5. BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của luận án 105 5.1.1. Tình hình chấp nhận sản phẩm điện tử mới 106 5.1.2. Kết quả phân tích EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo 106 5.1.3. Kết quả kiểm định giả thuyết 107 5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu 109 5.2.1. Ảnh hưởng của tính cá nhân 110 5.2.2. Ảnh hưởng của sợ rủi ro 111 5.2.3. Ảnh hưởng của tính đổi mới 112 5.3. Hàm ý đề xuất cho các nhà quản trị 114 5.3.1. Cá biệt hóa các sản phẩm điện tử dùng cho cá nhân 114 5.3.2. Hạn chế rủi ro đối với sản phẩm điện tử mới 115 5.3.3. Truyền thông sản phẩm điện tử mới 117 5.3.4. Xác định đặc điểm của người tiêu dùng tiên phong 118 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 119 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu 119 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo 120 Tóm tắt chương 5 121 KẾT LUẬN 122 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO 125 PHỤ LỤC 131 Phụ lục 1: Tổng quan các nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới 132 Phụ lục 2: Dàn bài phỏng vấn sâu 135 Phụ lục 3: Bảng câu hỏi chính thức 139 Phụ lục 4. Kết quả phân tích dữ liệu trong nghiên cứu chính thức 145 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Ý nghĩa 1 CB Cán bộ 2 CĐ Cao đẳng 3 ĐH Đại học 4 EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) 5 NV Nhân viên 6 NVVP Nhân viên văn phòng 7 PTTH Phổ thông trung học 8 QL Quản lý 9 SPSS Phần mềm phục vụ cho công tác thống kê (Statistical Package for the Social Sciences) 10 TRA Mô hình hành vi hợp lý 11 VDPF Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 12 USD Đô la Mỹ vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phương pháp nghiên cứu của luận án 6 Bảng 2.1: Cấu trúc văn hóa cá nhân của Schwartz (1994) 34 Bảng 2.2: Thang đo tính cá nhân, tính tập thể 40 Bảng 2.3: Thang đo sợ rủi ro 42 Bảng 2.4: Thang đo tính đổi mới 43 Bảng 2.5: Thang đo hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới của người tiêu dùng 44 Bảng 3.1: Thông tin về đối tượng tham gia phỏng vấn sâu 50 Bảng 3.2: Điều chỉnh cách diễn đạt thang đo 53 Bảng 3.3: Thang đo nháp 2 và mã hóa thang đo nháp 2 56 Bảng 3.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nháp 2 62 Bảng 3.5: Kết quả đánh giá lại độ tin cậy của thang đo sợ rủi ro và tính đổi mới 63 Bảng 3.6: Thang đo hoàn chỉnh và mã hóa thang đo 64 Bảng 4.1: Kết quả thu thập bảng câu hỏi 74 Bảng 4.2: Kết quả sàng lọc bảng câu hỏi 75 Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu theo giới tính 76 Bảng 4.4: Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi 76 Bảng 4.5: Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập 77 Bảng 4.6: Thống kê mô tả mẫu theo trình độ học vấn 77 Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 78 Bảng 4.8: Tần suất mua máy tính mới trong 3 năm vừa qua 79 Bảng 4.9: Tần suất mua máy tính bảng mới 2 năm vừa qua 80 Bảng 4.10: Tần suất mua điện thoại di động mới trong 2 năm vừa qua 81 Bảng 4.11: Thời điểm mua sản phẩm điện tử mới 82 Bảng 4.12: Dịp mua sản phẩm điện tử mới 83 Bảng 4.13: Mô tả thống kê các thang đo 84 Bảng 4.14: Ma trận nhân tố xoay 87 Bảng 4.15: Độ tin cậy của thang đo chính thức 90 viii Bảng 4.16: Ma trận hệ số tương quan (với biến phụ thuộc ý định mua sản phẩm điện tử mới) 93 Bảng 4.17: Ma trận hệ số tương quan (với biến phụ thuộc tần suất mua sản phẩm điện tử mới) 94 Bảng 4.18: Kết quả hồi quy giữa một số yếu tố văn hóa cá nhân và ý định mua sản phẩm điện tử mới 96 Bảng 4.19: Kết quả hồi quy giữa một số yếu tố văn hóa cá nhân và tần suất mua sản phẩm điện tử mới 99 Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết 108 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 8 Hình 2.1: Quá trình chấp nhận sản phẩm mới của Rogers (1962) 12 Hình 2.2: Mô hình lý nghiên cứu sự ảnh hưởng của thái độ tiêu dùng đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới 15 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Im và cộng sự (2003) 18 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Im và các cộng sự (2007) 20 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Chao, Reid và Mavondo (2010, 2012) 22 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Ho và Wu (2011) 23 Hình 2.7: Các cấp độ văn hóa 31 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu sơ bộ của luận án 39 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu chính thức của luận án 55 Hình 4.1: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (mô hình 1) 97 Hình 4.2: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (mô hình 2) 102 [...]... tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội - Hai là, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tính cá nhân, tính tập thể, sợ rủi ro, tính đổi mới của người tiêu dùng đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội - Ba là, dựa vào kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới của người tiêu dùng khu vực nội thành. .. "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội (nghiên cứu nhóm hàng điện tử dùng cho cá nhân) " được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu của luận án là khám phá một số yếu tố văn hóa cá nhân (tính cá nhân, tính tập thể, sợ rủi ro, tính đổi mới của người tiêu dùng) ảnh hưởng. .. thành Hà Nội để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ chấp nhận sản phẩm điện tử mới tại Hà Nội Câu hỏi nghiên cứu: - Một là, hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội như thế nào? 5 - Hai là, các yếu tố văn hóa cá nhân có ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội hay không và mức độ ảnh hưởng? ... tốc độ chấp nhận sản phẩm điện tử mới tại Hà Nội? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: - Hành vi chấp nhận và thang đo hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới của người tiêu dùng - Lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội. .. hưởng đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới; đo lường hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới của người tiêu dùng; xây dựng mô hình diễn tả sự tác động của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới Cụ thể là: - Một là, phát triển thang đo hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới; hoàn chỉnh các thang đo tính cá nhân, tính tập thể, sợ rủi ro và tính đổi mới của người tiêu. .. biến trong tất cả các nghiên cứu về hành vi chấp nhận sản phẩm mới Vì các tác giả cho rằng hành vi chấp nhận sản phẩm mới không chỉ bao gồm hành động mua sản phẩm mà còn liên quan đến khía cạnh về thời gian chấp nhận sản phẩm mới [32] 14 2.1.1.2 Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới Để thúc đẩy hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới của người tiêu dùng, cần phải xác... Phạm vi nghiên cứu • Về nhóm sản phẩm nghiên cứu Trong khu n khổ của một đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ, vi c nghiên cứu đối với tất cả các nhóm hàng hóa tiêu dùng là một tham vọng lớn, do đó cần lựa chọn nghiên cứu một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới đối với một nhóm hàng điển hình Do đó, các sản phẩm điện tử dùng cho cá nhân (máy tính xách tay, máy tính bảng, điện. .. CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ VĂN HÓA CÁ NHÂN ĐẾN HÀNH VI CHẤP NHẬN SẢN PHẨM MỚI 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành vi chấp nhận sản phẩm mới 2.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới 2.1.1.1 Các quan niệm về chấp nhận sản phẩm mới a Quan niệm chấp nhận sản phẩm mới là một quá trình Năm 1974, Robertson cho rằng chấp nhận sản phẩm mới là một quá trình và đưa ra khái niệm Chấp nhận sản phẩm mới. .. kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này Hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới có thể chịu sự tác động bởi các yếu tố như độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp, tư tưởng lãnh đạo, thái độ tiêu dùng, quảng cáo, nhận thức về thuộc tính của sản phẩm mới và tính đổi mới của người tiêu dùng Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới được trình bày thông... ưu tiên sản phẩm công nghệ cao ảnh hưởng tích cực đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới Trong nghiên cứu này, Wang và cộng sự (2006) cũng phát hiện đặc điểm nhân khẩu học vừa điều tiết mối quan hệ, vừa ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới Độ tuổi ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới, trong khi thu nhập và trình độ học vấn ảnh hưởng tích cực đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới (hình . tiến sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội (nghiên cứu nhóm hàng điện tử dùng cho cá nhân) ”. NGHIÊN CứU ảNH HƯởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của ngời tiêu dùng khu vực nội thành Hà nội (nghiên cứu nhóm hàng điện tử dùng cho cá nhân) . của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội (nghiên cứu nhóm hàng điện tử dùng cho cá nhân) " được lựa chọn để tiến hành