1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

kế hoạch kinh doanh đồ gỗ

59 936 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 495,5 KB

Nội dung

Đề tài luận văn, khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên khoa quản trị kinh doanh, quản trị marketing, quản trị doanh nghiệp. Kinh doanh đồ gỗ, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ xuất khẩu, đồ gỗ cao cấp.

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1

ĐỀ TÀI: KẾ HOẠCH KINH DOANH

CÔNG TY ĐỒ GỖ LƯƠNG SƠN

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2014

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 5

1.1 Lý do chọn đề tài 5

1.2 Đối tượng kinh doanh 5

1.3 Nhiệm vụ kinh doanh 5

1.4 Mấu chốt cơ bản để thành công 6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY ĐỒ GỖ LƯƠNG SƠN 7

2.1 Tên công ty 7

2.2 Lĩnh vực kinh doanh 7

2.3 Mục tiêu và sứ mạng 8

2.4 Cam kết thương hiệu 8

2.5 Các điều kiện thuận lợi 8

CHƯƠNG 3: CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ 9

3.1 Mô tả sản phẩm – dịch vụ 9

3.2 Sự khác biệt của sản phẩm 9

3.3 Nguồn cung cấp nguyên liệu 10

3.4 Công nghệ 10

3.5 Quy trình sản xuất 11

3.5.1 Đọc bản vẽ 11

3.5.2 Chuẩn bị nguyên vật liệu 11

3.5.3 Dựng sản phẩm, lắp ráp 12

3.5.4 Sơn 12

3.5.5 Đóng gói sản phẩm 13

3.6 Bảng báo giá sơ bộ 14

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 15

4.1 Phân tích thị trường 15

4.1.1 Tình hình thị trường 15

4.1.2 Dịch vụ và sản phẩm kinh doanh 17

Trang 3

4.1.3 Sơ lược về thị trường mục tiêu và hướng kinh doanh 18

4.2 Phân tích ngành và cạnh tranh 18

4.2.1 Các rào cản thị trường 18

4.2.2 Các đặc tính nổi trội của môi trường ngành 20

4.2.3 Phân tích môi trường ngành 21

4.2.4 Vị trí của các nhóm chiến lược 23

4.2.5 Trạng thái của ngành 24

4.2.6 Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi ngành 24

4.2.7 Các kiểu phân phối 24

4.2.8 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng 25

4.2.9 Phân tích đối thủ 27

4.2.10 Triển vọng ngành và tính hấp dẫn 27

CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC VÀ THỰC HIỆN 28

5.1 Chiến lược marketing 28

5.1.1 Phân tích xu hướng môi trường marketing thời gian tới 28

5.1.2 Xác định giá trị 29

5.1.3 Sáng tạo giá trị 30

5.1.4 Cung ứng giá trị 31

5.1.5 Chương trình marketing 33

5.2 Xây dựng chiến lược – Ma trận SWOT 36

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ WEBSITE 40

6.1 Đăng kí tiên miền (Domain name) 40

6.2 Thiết kế website 40

6.2.1 Các mục cần có 40

6.2.2 Phác họa giao diện trang chủ 41

6.2.3 Chi phí thiết kế 42

6.2.4 Chi phí dự toán cho xây dựng website 42

CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ 43

Trang 4

7.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 43

7.2 Chức năng, nhiệm vụ 43

7.3 Kế hoạch nhân sự 46

7.4 Quản trị nhân sự và đãi ngộ 47

CHƯƠNG 8: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 51

8.1 Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2015 51

8.1.1 Doanh thu năm 2015 51

8.1.2 Chi phí 52

8.1.3 Lợi nhuận dự kiến năm 2015 55

8.2 Dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty LSF giai đoạn 2015 – 2019 57

CHƯƠNG 9: TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH 59

CHƯƠNG 10: KIỂM SOÁT RỦI RO 60

10.1 Các rủi ro của dự án 60

10.2 Khả năng ứng phó với rủi ro 60

Trang 5

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Công ty cổ phần đồ gỗ Lương Sơn là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanhmặt hàng đồ gỗ thị trường trong nước Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở thị trườngtrong nước trong lĩnh vực đồ gỗ hiện nay là ngày càng gay gắt, môi trường kinh doanhbiến động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro Nhưng không phải vì thế mà công ty không có

cơ hội để kinh doanh và phát triển Đối với các gia đình Việt Nam, đồ gỗ như một sảnphẩm hàng đầu cho sự lựa chọn với các sản phẩm nội – ngoại thất, do đó nếu công ty xâydựng được chiến lược hợp lý thì hoàn toàn có thể tìm được một chỗ đứng cho mình và cơhôi phát triển trong tương lai ngay cả trong thời kỳ kinh tế đang rơi vào khủng hoảng nhưhiện nay

Vì thế, ý tưởng thành lập công ty cổ phần đồ gỗ Lương Sơn xuất phát từ mongmuốn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm nội – ngoại thất chất lượng đến từ sản phẩm

gỗ tự nhiên góp phần thỏa mãn thị hiếu thẩm mỹ cũng như độ bền cao đặc biệt trong điềukiện khí hậu Việt Nam

1.2 Đối tượng kinh doanh

Công ty kinh doanh chuyên sản xuất – kinh doanh các sản phẩm nội – ngoại thất từnguyên liệu gỗ cho thị trường nội địa với chất lượng cao, đảm bảo tính thẩm mỹ Bêncạnh đó, góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu đồ gỗ Việt ra thị trường ngoài nước

1.3 Nhiệm vụ kinh doanh

Với việc thành lập và đưa vào hoạt động, công ty cổ phần đồ gỗ Lương Sơn sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

- Cung cấp các sản phẩm đồ gỗ chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đa dạng cho thị trường

- Hoạt động có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận

- Phát triển bền vững, tạo việc làm

- Xây dựng thương hiệu ở trong nước làm cơ sở để mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh ra nước ngoài

Trang 6

1.4 Mấu chốt cơ bản để thành công

Thị trường đồ gỗ trong nước còn rất lớn, nhiều tiềm năng với dân số trên 90 triệungười(năm 2014) Vì lẽ đó mà hiện nay đồ gỗ của Singapore, Thái Lan, Malaysia đã cómặt tại Việt Nam và sắp tới sẽ còn nhiều doanh nghiệp từ các nước khác tràn sang Cácdoanh nghiệp đồ gỗ trong nước thời gian qua đã chạy theo thị trường nước ngoài với việcxuất khẩu ồ ạt mà quên đi thị trường trong nước Chính vì vậy phần lớn người tiêu dùngchưa quen với thương hiệu đồ gỗ trong nước, chưa nhận diện được chất lượng sản phẩm

Do đó, điều cơ bản để đồ gỗ Lương Sơn có được sự thành công với thị trườngtrong nước là phải có được quảng bá thương hiệu, chất lượng bài bản, tạo sản phẩm chấtlượng cao Trong những năm gần đây, việc quảng bá sản phẩm bằng các kênh truyềnthống như đài, bào, truyền hình, tờ rơi…không đem lại hiệu quả, đặc biệt là khi quỹ thờigian của người Việt ngày càng hạn chế Họ thường có xu hướng tiếp cận với các sảnphẩm công nghệ cao như smartphone, laptop, máy tính bảng Nếu công ty có thể khai tháctiếp cận khách hàng qua các kênh internet, sms, thì đó sẽ là cơ hội để quảng bá sản phẩm,tiêu thụ, phát triển Vì thế, đây sẽ là kế hoạch dài hạn của công ty, gắn liền với việc giatăng chất lượng góp phần khẳng định thương hiệu Lương Sơn trên thị trường nội địa

Chất lượng tốt cũng như sự tiện dụng là những yếu tố quan trọng đưa khách hàngđến với công ty Các sản phẩm của công ty cam kết đảm bảo 7 tiêu chí sau:

- Thẩm mỹ: phù hợp với thị hiếu cũng như yêu cầu thiết kế, không gian nhà ở.

- Kinh tế: giá cả cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu của khách hàng khác nhau.

- Thương mại: có thể tháo rời, lắp ráp khi chuyên chở.

- Thiết kế phù hợp với nguyên liệu: tiết kiệm nguyên liệu.

- Công nghệ sản xuất phù hợp với máy móc hiện có

- Thị trường: các sản phẩm của công ty đúng với yêu cầu của thị trường nói chung

và khách hàng nói riêng

- An toàn: sản phẩm an toàn với người sử dụng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trang 7

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY ĐỒ GỖ LƯƠNG SƠN

Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Quốc Bảo (GĐ)

Tài khoản ngân hàng Vietcombank: 97043668 05798573 018

Tên miền website: luongsonfurniture.vn

E-mail: luongsonfurniture@ls.vn

2.2 Lĩnh vực kinh doanh

- Sửa chữa, thay mới đồ gỗ các loại

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn về chất liệu, kiểu dáng của đồ gỗ phù hợp với không gian và thẩm mỹ của khách hàng

- Đặt hàng, sản xuất, chế tác các sản phẩm đồ gỗ theo yêu cầu

2.3 Mục tiêu và sứ mạng

Từ xa xưa, gỗ được ông cha ta sử dụng làm nhiều vật dụng trong nhà như bàn thờ,phản, bàn , ghế, sàn gỗ … mang rất nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ, giúp ngôi nhà thêmsang trọng và ấm áp Nhưng tính năng đặt biệt nhất của gỗ tự nhiên là giúp sức khỏe tốthơn Chính vì lẽ đó, LSF hận hạnh mang lại các sản phẩm từ gỗ tự nhiên góp phần làmtăng thẩm mỹ cho ngôi nhà cũng như sức khỏe của gia chủ

Trang 8

Hiện nay nhu cầu về đồ gỗ nội – ngoại thất đang được duy trì ổn định bởi sự phùhợp của nguyên liệu gỗ tự nhiên với khí hậu Việt Nam cũng như những giá trị thẩm mỹ

mà những vật liệu khác không có được Nắm được nhu cầu về đồ gỗ của khách hàng,công ty sẽ làm vừa lòng khách hàng bởi những sản phẩm tốt nhất

LSF cam kết hoạt động kinh doanh với mục tiêu:

- Đảm bảo chất lượng sửa chữa, thay thế

- Lắp đặt nhanh, gọn, nhiệt tình

- Quảng bá hình ảnh đồ gỗ của Việt Nam với thế giới

- Hợp tác với các nhà cung cấp trong và ngoài nước để có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm cho khách hàng

2.4 Cam kết thương hiệu

- Đưa đến tận tay khách hàng những sản phẩm tốt nhất với mức giá hợp lý

- Cung cấp các dịch vụ sau bán hàng làm hài lòng những người khó tính nhất

- Tư vấn miễn phí, nhiệt tình, với những phương án tối ưu cho khách hàng

2.5 Các điều kiện thuận lợi

Một số thuận lợi để lựa chọn sản xuất kinh doanh đồ gỗ:

- Địa điểm: Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ công ty Văn phòng và các đại lý của công ty đặt tại Hà Nội – thành phố đang phát triển, đông dân cư là cơ hội để tiếp cận kháchhàng, phát triển thị trường

- Môi trường pháp luật vững chắc, môi trường xã hội ổn định

- Dân thành phố có tỷ lệ sử dụng điện thoại và internet cao, do đó thích hợp với các loại hình quảng cáo, tư vấn dịch vụ trực tuyến

- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ

Trang 9

CHƯƠNG 3: CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

3.1 Mô tả sản phẩm – dịch vụ

Các sản phẩm nội, ngoại thất của LSF bao gồm cửa, cầu thang, sàn, trần, vách gỗ.Bàn, ghế, giường, tủ, tủ bếp, kệ ti vi, sofa, bàn, ghế, tủ văn phòng được thiết kế dựa trêncác kích thước cơ thể và hoạt động của con người nên đảm bảo tính khoa học và đạt độthẩm mỹ cao Chúng được sản xuất bằng chất liệu gỗ tự nhiên, hoặc nhân tạo trên dâytruyền máy móc hiện đại và bàn tay khéo léo của người thợ Nguyên liệu được lựa chọn

kĩ lưỡng, đúng tiêu chuẩn đảm bảo hạn chế tối đa tác động của thời gian đến sản phẩm

Đến với công ty, khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn tận tình trong việc lựa chọnsản phẩm Các dịch vụ vận chuyển, sửa chữa, hậu mãi sẽ do công ty đảm nhiệm và chắnchắn làm hài lòng khách hàng

3.2 Sự khác biệt của sản phẩm

Việc kinh doanh đồ gỗ với các sản phẩm nội – ngoại thất không phải là mới trên thị trường Việt Nam nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng Vì vậy để có được một chỗ đứng trên thị trường, công ty sẽ tạo ra những sự khác biệt cho sản phẩm của mình Về cơ bản thị trường đồ gỗ hiện nay tương đối bão hòa từ chủng loại, mẫu mã, nguyên liệu cho đến sản phẩm Mặt khác, sự cạnh tranh về giá cũng đang diễn ra khốc liệt

do nhu cầu đồ gỗ nội địa trong thời gian gần đây đang lắng xuống Vì vậy, sự khác biệt của công ty sẽ được tạo nên dựa trên nền tảng các dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm:

tư vấn, lắp đặt miễn phí, giao hàng tận nơi với chi phí vận chuyển ưu đãi Sửa chữa nhanhchóng, tao

- Tư vấn, lắp đặt miễn phí

- Giao hàng tận nơi với chi phí vận chuyển ưu đãi

- Sửa chữa nhanh chóng ngay khi có yêu cầu, hạn chế tối đa sự bất tiện cho khách hàng

Trang 10

3.3 Nguồn cung cấp nguyên liệu

Gỗ nguyên liệu được sử dụng từ 3 – 4 bao gồm các loại chủ yếu sau: Đinh, Lim,Nghiến, Táu, Sến, Sao đen, Chò chỉ, Dổi, Re… đủ để đáp ứng nhu cầu khác nhau củakhách hàng đồng thời cũng đảm bảo chất lượng của nguyên liệu gỗ Tùy theo yêu cầu củakhách hàng mà công ty sử dụng một số nguyên liệu khác đi kèm để tạo ra sự đa dạngthẩm mỹ như kim loại, kính, đá granite…

Nguồn cung gỗ được sử dụng chủ yếu là gỗ trong nước thông qua các đại lý phânphối gỗ khai thác Ngoài ra, theo yêu cầu của khách hàng về xuất xứ nguồn gốc gỗ FSCnên công ty nhập khẩu thêm gỗ nguyên liệu từ các nước như Lào, Campuchia, Malaysia,New Zealand…Khách hàng có thể tự lựa chọn nhà cung cấp hoặc tự cung cấp nguyênliệu

3.4 Công nghệ

Tốc độ thay đổi công nghệ của ngành chế biến gỗ biến đổi không nhiều, chủ yếuthay đổi về phần cứng, máy móc thiết bị để sản xuất Đây là một thuận lợi cho công ty khibước chân vào ngành vì vòng đời của công nghệ sản xuất dài – khả năng tụt hậu do côngnghệ biến đổi thấp Do đó, với việc bắt tay vào sản xuất – kinh doanh với quy mô vừaphải, doanh nghiệp sẽ chấp nhận đầu tư mới các máy móc, trang thiết bị cần thiết vì cácđây là các tài sản cố định có thể sử dụng trong nhiều chu kì sản xuất và cũng khó bị tụthậu về công nghệ trong thời gian ngắn Công ty sẽ tập trung vào các yêu tố kiểu dáng,mẫu mã, thiết kế đối với các sản phẩm của mình, nói các khác là công tác nghiên cứu vàphát triển sẽ được đề cao để tạo sự khác biệt theo hướng tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm

và phù hợp với điều kiện, nhu cầu sử dụng của khách hàng

Trang 11

3.5.1 Đọc bản vẽ

Bước 1: Tiếp nhận nhiệm vụ và hợp đồng

- Nhận bản vẽ thiết kế

- Phản hồi về tính hợp lý trong thiết kế

- Nhận hồ sơ điều chỉnh nếu cần thay đổi cho phù hợp với thực tế sản xuất

- Khảo sát các kích thước hiện trạng

3.5.2 Chuẩn bị nguyên vật liệu

Bước 2: Thống kê vật tư

- Nhận bản vẽ thiết kế

- Trên cơ sở chất liệu và bản vẽ chi tiết, quản lý xuống thống kê vật tư

- Chuyển bộ phận kế toán gọi gỗ hoặc lấy từ kho của xưởng

- Tiếp nhận vật tư, đánh giá, phân loại vật tư theo giá thành (chi phí thấp/cao) để

áp dụng vào từng hợp đồng và phần việc cụ thể

3.5.3 Dựng sản phẩm, lắp ráp

Bước 3: Gia công sơ bộ

- Thợ tiến hành phân loại vật tư cho vào từng phần việc và đo kích thước cụ thể

- Tiến hành xẻ, phơi khô và sấy trước khi thực hiện với đồ gỗ tự nhiên

Bước 4: Gia công sản phẩm

Đọc

bản

vẽ

Chuẩn bị nguyên liệu

Lắp ráp sản phẩm

Sơn

Đóng gói thành phẩm

Trang 12

- Trên cơ sở bản vẽ chi tiết, tiến hành cắt và pha gỗ.

- Chọn vân gỗ, bề mặt gỗ để chọn vào các vị trí thích hợp

Bước 5: Chuẩn bị lắp ráp sản phẩm

- Dựng sản phẩm theo bản vẽ chi tiết

- Giám sát xưởng kiểm tra lần 1 đối với sản phẩm, độ phẳng, thẳng, kết cấu sảnphẩm, trước khi chuyển sang bộ phận sơn gỗ

- Kiến trúc sư thiết kế kiểm tra và đối chiếu với bản vẽ chi tiết về độ chính xác

và chỉnh sửa nếu cần thiết

- Thống kê phụ kiện, vật tư phụ như tay co, rây khóa, bản nề chuyển cho bộ phậnkho để cung cấp

3.5.4 Sơn

Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm

- Trưởng bộ phận sơn nghiệm thu phần thô của mộc

- Trường hợp đạt chất lượng như yêu cầu, thợ của xưởng tiến hành quy trình sơn

- Trường hợp cần điều chỉnh, quay lại phần mộc để điều chỉnh sau đó tiếp tụcbước tiếp theo (Sơn)

- Công đoạn Sơn thành phẩm

Bước 7: Kiểm tra thành phẩm

- Quản lý xưởng kiểm tra lại sản phẩm lần cuối, phối hợp với kiến trúc sư kiểmsoát độ chính xác về màu sắc và thẩm mỹ của sản phẩm

- Trong trường hợp cần điều chỉnh, thay đổi sẽ quay lại quy trình sơn để đạt được

sự hoàn hảo nhất cho sản phẩm

- Nghiệm thu sản phẩm và thông báo với bộ phận đóng gói và chuyển hàng

3.5.5 Đóng gói sản phẩm

Bước 8: Đóng gói sản phẩm

- Sản phẩm được đóng gói cẩn thận qua nhiều lớp bảo vệ tránh việc bị xây xướckhi vận chuyển

Trang 13

- Bộ phận quản lý kiểm tra sản phẩm lần 1 trước khi xuất xưởng.

- Bộ phận quản lý thông báo với bộ phận kinh doanh của công ty đặt lịch lắp đặt

Trang 14

3.6 Bảng báo giá sơ bộ

Báo giá sơ bộ các sản phẩm của LSF*

Đơn vị: Triệu đồng

Loại gỗ

Sản phẩm

Đinh hương

Trang 15

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

4.1 Phân tích thị trường

4.1.1 Tình hình thị trường

Theo số liệu thống kê, năm 2012 xuất khẩu đồ gỗ, nội thất đạt khoảng 4,6 tỉ USD.Còn số liệu từ các công ty khảo sát thị trường cũng như nhận định từ các chuyên gia trongngành, sức tiêu thụ đồ gỗ, nội thất trong nước trong năm qua là hơn 2,5 tỉ USD Tuynhiên, có một thực tế đang diễn ra là, trên 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước đangthuộc về các công ty đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việtchỉ chiếm 20% Từ những con số trên có thể thấy rằng, tiềm năng thị trường đồ gỗ, nộithất trong nước là rất lớn Vì nếu không có tiềm năng thì chẳng công ty nước ngoài, đaquốc gia nào lại cố công đầu tư, khai thác nhiều và lâu đến vậy Miếng bánh thị phần đồ

gỗ, nội thất trong nước rất ngon nhưng thời gian qua các doanh nghiệp trong nước đã lơ là

để cho các công ty nước ngoài chia hết Bây giờ đây quay về thị trường chỉ còn một phầnnhỏ, các doanh nghiệp Việt vô tình đã tự làm khó mình Lúc này cần chăm chút hơn thịtrường trong nước, bởi về trong nước là đa dạng thị trường, tránh phụ thuộc vào một thịtrường Bên cạnh đó nó sẽ hạn chế được rủi cho cho doanh nghiệp Vì hiện tại đơn đặthàng trong nước có giá trị không thua, thậm chí cao hơn đơn đặt hàng xuất khẩu Mộtđiều hiển nhiên nữa là, thị trường trong nước đã đủ lớn, đủ hấp dẫn doanh nghiệp Việt

Đồ gỗ, nội thất Việt đã đủ sức chinh phục được các thị trường vốn khó tính nhất của nướcngoài thì không lý do gì không được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng Cần quản trịtốt tại thị trường trong nước thì sự tồn tại, phát triển sẽ bền vững hơn so với việc đi tìm cơhội ở thị trường ngoài mà mình không chắc chắn Đây quả là một nhận định rất xác đángcho các doanh nghiệp trong ngành đồ gỗ, nội thất Việt hiện nay

Có lẽ vì quá say sưa với thị trường xuất khẩu, nên khi gặp sự biến động toàn cầu,các doanh nghiệp Việt quay về sân nhà đang đối diện với tình hình thị trường hết sức khókhăn Trao đổi với nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng nội thất tại khu vực TPHCM, hầunhư đơn vị nào cũng “la làng” trước tình hình kinh doanh đang ngày một khó như hiệnnay Cái khó ở đây không phải vì sự đầu tư, thiếu sản phẩm đẹp, chất lượng cao, thiếucông nghệ, nguyên vật liệu để sản xuất, mà cái thiếu lớn nhất của doanh nghiệp nội thất

Trang 16

hiện nay là “thiếu người mua” vì phần lớn người tiêu dùng chưa quen với thương hiệu,chưa nhận diện được chất lượng sản phẩm Một doanh nghiệp kinh doanh nội thất trênđường 3-2, quận 10, cho biết: “Hàng nội thất của chúng tôi bây giờ giống như bị khủnghoảng thừa Dù đã dùng đủ mọi cách như tăng giảm giá, khuyến mãi khủng…, vẫn khôngthấy khách đến Chúng tôi không thiếu chế độ hậu mãi, không thiếu sản phẩm chất lượng

mà chúng tôi đang thiếu người tiêu dùng biết sản phẩm mình, thương hiệu mình đểmua…” Không chỉ có đơn vị này mà phần lớn các đơn vị kinh doanh nội thất lớn kháctrên cả nước cũng đang trong cơn lao đao vì thị trường hiện nay So với trước đây hiện thịtrường đã tụt giảm từ 60 đến 75%, hàng làm ra để tồn kho, bán hàng chỉ mong đủ lương

để nuôi nhân viên và cầm chừng hoạt động Nhiều doanh nghiệp cho biết, nếu cách đâyvài ba năm, hầu như lúc nào cũng có đơn hàng cho các sản phẩm nội thất cao cấp, gỗ tựnhiên giá chí ít cũng từ 100 triệu đồng trở lên thì nay gần như hy hữu lắm mới có đượchợp đồng Theo các doanh nghiệp, thực tế này không phải thay đổi về thói quen tiêu dùng

mà vì khi kinh tế khó khăn ai ai cũng phải thắt lưng buộc bụng Thị trường khó, vốn vaycho phát triển kinh doanh không dễ, giá nhập nguyên vật liệu cần thiết lại cao, trong khihàng bán ra không được, xuất khẩu cũng khó cạnh tranh, trong khi hàng trăm loại chi phíkhác không hoạt động cũng phải đóng…đã làm các nhà sản xuất nội thất trong nước thật

sự đang lao đao

Một cách công bằng, nhu cầu về các sản phẩm đồ gỗ nội thất từ nguyên liệu gỗ tựnhiên luôn ổn định ở thị trường trong nước Khảo sát mới đây của Hiệp hội này đã chothấy: Đối với các khách sạn từ ba sao trở lên, mỗi năm nhu cầu về đồ gỗ vào khoảng 18-

20 triệu đồng/phòng Tại Tp.HCM, nhu cầu về đồ gỗ của các hộ gia đình trong một năm

là 6 triệu đồng, còn ở Hà Nội con số này là 3 triệu đồng Như vậy, tiềm năng của thịtrường nội địa đối với đồ gỗ nội thất là rất lớn, có thể lên tới 1 tỷ USD/năm (khoảng21.000 tỷ đồng)

4.1.2 Dịch vụ và sản phẩm kinh doanh

Nắm bắt được nhu cầu khách hàng về sản phẩm trong điều kiện kiện kinh tế khókhăn, công ty đồ gỗ Lương Sơn muốn sản xuất ra những sản phẩm chất lượng với giá cả

Trang 17

hợp lý cho khách hàng, bên cạnh đó là các dịch vụ tư vấn, sửa chữa, thay mới để thỏamãn khách hàng ở mức cao nhất.

a) Sản xuất đồ gỗ

LSF cung cấp các sản phẩm đồ gỗ nội – ngoại thất khác nhau theo thị hiếu của thịtrường nói chung và của khách hàng nói riêng Công ty có sẽ có tập trung chủ yếu vàoloại hình sản xuất theo yêu cầu Mặt khác, công ty sẽ phụ trách khâu thiết kế hoặc nhậnbản thiết kế của khách hàng để sản xuất Với hình thức sản xuất này công ty sẽ có sự sắpxếp một cách linh hoạt và giảm tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng Việc lựa chọnloại hình sản xuất này giúp công ty tránh được sự ứ đọng của nguyên vật liệu cũng nhưtạo điều kiện để thu hồi vốn nhanh

Khách hàng có nhu cầu đối với các sản phẩm gỗ có thể xem các thông tin về sảnphẩm trên website của công ty bao gồm: kiểu dáng, màu sắc, giá cả… Khách hàng cũng

có thể đến trực tiếp tại phân xưởng hoặc cửa hàng của công ty để trực tiếp để khảo giá vàđánh giá chất lượng

b) Sửa chữa thay thế các loại

Các sản phẩm đồ gỗ gia đình thường được gia chủ chọn mua kỹ lưỡng và xác định

sử dụng trong khoảng thời gian dài Vì vậy đôi khi không tránh khỏi những hư hại có thểxảy ra đối với các sản phẩm gỗ nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.LSF sẽ dành sự quan tâm đối với việc sửa chữa thay thế vì cầu thị trường đối với dịch vụnày là lớn

c) Dịch vụ tư vấn

Đến với Lương Sơn, khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình của đội ngũnhân viên bán hàng về các vấn đề: chất lượng, đặc tính kỹ thuật, giá cả, các vấn đề vềthẩm mỹ, thiết kế Công ty sẽ ngày càng hoàn thiện hệ thống dịch vụ tư vấn của mình vìđây sẽ là nền tảng để tạo nên sự khác biệt cho LSF so với các đối thủ cạnh tranh trên thịtrường

Trang 18

4.1.3 Sơ lược về thị trường mục tiêu và hướng kinh doanh

Thứ nhất, LSF xác định đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân Với

quy mô đầu tư nhỏ, công ty đồ gỗ Lương Sơn gặp những khó khăn nhất định trong việccung cấp các đơn hàng mà khách hàng là tổ chức vì đó có thể là khối lượng quá lớn, vượtquá khả năng có công ty Do đó, việc khởi đầu bằng những đơn hàng nhỏ, khách hàng cánhân và loại hình sản xuất theo yêu cầu là phù hợp với quy mô hiện tại

Thứ hai, LSF hướng thị trường của mình vào các khách hàng có thu nhập tầm

trung Mặc dù giá cả không phải là yếu tố lớn nhất quyết định đến việc chọn lựa các sảnphẩm nhưng đây luôn là một yếu tố quan trọng Vì công ty mới tham gia vào ngành nênmột điều chắc chắn là sẽ không thể sở hữu được những lợi thế về chi phí so với các đốithủ cạnh tranh trong ngành Vì vậy, việc duy trì một mức giá cả ổn định, hợp lý giúp công

ty có thể tiếp cận gần hơn với đại bộ phận khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội là cóthu nhập trung bình

Thứ ba, trong quá trình kinh doanh, LSF sẽ kết hợp việc sản xuất với các dịch vụ

tư vấn, khuyến mãi, hậu mãi nhằm giải quyết công việc một cách dứt điểm, tiết kiệm thờigian cho cả khách hàng và của chính công ty Để làm được điều này một cách hiệu quả,công ty sẽ xây dựng một đội ngũ nhân sự có chuyên môn, các lao động lành nghề Đây làđiều cốt lõi mang lại thành công cho công ty trong dài hạn

4.2 Phân tích ngành và cạnh tranh

4.2.1 Các rào cản thị trường

a) Rào cản gia nhập thị trường.

Cầu về sản phẩm đồ gỗ là tương đối bền vững theo thời gian Do đó đã có rất nhiềucác công ty, cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh về mảng này và chiếm một phần khôngnhỏ thị phần Có thể dễ dàng bắt gặp các dãy phố chuyên cung cấp các sản phẩm đồ gỗnội thất như Đê La Thành – Đống Đa, Nguyễn Trãi – Hà Đông, Hoàng Hoa Thám – BaĐình…và nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn Các sản phẩm đồ gỗ thường có thời hạn

sử dụng dài nên tâm lý khách hàng luôn muốn chọn một công ty có thể đảm bảo chấtlượng cho họ nên những công ty tồn tại trong thời gian dài đã ít nhiều có uy tín và chiếm

Trang 19

được chỗ đứng trên thị trường Khách hàng có xu hướng chọn các doanh nghiệp này hơn

là các doanh nghiệp mới thành lập

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đồ gỗ lâu năm, họnăm nhiều nguồn lực về vốn, máy móc, nhân công, tay nghề kỹ thuật, và đặc biệt là tínhkinh tế theo quy mô Do vậy họ hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian sản xuất các đơnhàng, giảm chi phí và năm quyền định giá trên thị trường

Tâm lý khách hàng và tiềm lực và sức mạnh các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thịtrường là những rào không nhỏ cho công ty gia nhập thị trường Chính vì vậy, mục tiêuquan trọng nhất khi công ty đi vào hoạt động là phải tạo được uy tín đối với khách hàngbằng sự thân thiện, tận tình trong phục vụ Khách hàng không chỉ mua hàng mà còn muangười bán hàng Do đó sự tận tình, chu đáo, cam kết dài lâu sẽ là phương hướng hoạtđộng của công ty trong dài hạn

b) Khả năng của công ty

Là người đến sau nên LSF chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạtđộng liên quan đến vốn, nhân lực, máy móc thiết bị và cơ bản là kinh nghiệm Việc nhậnthức, nắm bắt các lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp đã thành công trên thị trường làrất quan trọng Thời gian nhận thức giảm xuống bao nhiêu thì cơ hội phát triển của công

ty tăng lên bấy nhiêu Do đó công ty sẽ đưa ra những bước đi đúng đắn trong sản xuất –kinh doanh – tích lũy kinh nghiệm để tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thịtrường

Khó khăn nữa là sự liên kết hoạt động của các bộ phận trong công ty Vì công tyđảm nhận khâu sản xuất và bán sản phẩm nên sẽ có những sự mâu thuẫn về thời gian, đơnhàng LSF sẽ quán triệt chiến lược tới toàn thể nhân viên trong công ty để có được sựphối hợp ăn ý, thống nhất

Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu và các kênh phân phối cũng là một rào cảnđối với công ty Gỗ tự nhiên là loại nguyên liệu quý vì các lợi ích nó đem lại đối với sứckhỏe và tính thẩm mỹ nó mang lại Do vậy trong nhiều năm, tình trạng khai thác rừng

Trang 20

diễn ra rất mạnh khiến cho vùng nguyên liệu ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động.LSF nhiều khả năng sẽ phải tiếp cận với các nguyên liệu nhập khẩu với giá thành và chiphí bỏ ngỏ

Thiết lập hệ thống phân phối cũng là vấn đề đáng lưu tâm Trên địa bàn Hà Nội cónhiều tuyến phố tập trung bày bán sản phẩm đồ gỗ nội thất Do đó, việc lập các cửa hàngphân phối cần có sự tính toán kỹ lưỡng Nếu không mở cửa hàng tại các tuyến phố chuyênbán đồ gỗ liệu khách hàng có để ý đến LSF khi họ thường đến các tuyến phố như vậy?Còn nếu mở cửa hàng gần họ, làm thế thế nào để thu hút khách hàng khi có cả trăm cửahàng xung quanh? Đây là vấn đề quan trọng mà công ty không thể bỏ qua

4.2.2 Các đặc tính nổi trội của môi trường ngành

Quy mô ngành: Hiện nay cả nước có 1.500 – 1.800 cơ sở sản xuất đồ gỗ quy mô

nhỏ với năng lực chế biến 2 triệu m3 gỗ/năm/cơ sở và 1.200 doanh nghiệp có quy mô lớnvới công suất chế biến trên 2 triệu m3 gỗ/năm

Tốc độ phát triển của ngành: Tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam

qua các năm tăng nhưng chậm dần, từ 30 – 40% trong giai đoạn 2003 – 2006 Trongnhững năm gần đây, tốc độ này có sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầunhưng tốc độ tăng trưởng bình quân ngành chế biến gỗ trong giai đoạn 2008 – 2013 vẫnđạt được tỷ lệ khoảng 15%/năm

Thị trường khách hàng của ngành: phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh

nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia…Mức độ hội nhập dọc của ngành làthấp

Khả năng sinh lợi của ngành: Tỷ suất sinh lợi trước thuế/vốn bình quân cả nước

đạt 2.5%

4.2.3 Phân tích môi trường ngành

a) Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành

Trang 21

Cả nước hiện nay có gần 2.600 doanh nghiệp tham gia vào ngành chế biến gỗ, sử dụng 170.000 lao động, chủ yếu là có quy mô vừa và nhỉ, số lượng các đối thủ cạnh tranh

có quy mô tương đương với công ty rất nhiều.

Hầu hết các công ty trong ngành chưa khai thác hết công suất, năng lực của ngành dư thừa Mặc dù kinh tế trong thời gian hiện nay gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng

đến sức mua của người tiêu dùng nhưng nhu cầu đối với sản phẩm gỗ vẫn là rất lớn.Trong các gia đình Việt thì dù ít dù nhiều cũng sử dụng một số loại sản phẩm nội – ngoạithất bằng gỗ bởi những lợi ích mà các chất liệu khác không có được đối với môi trườngkhí hậu Việt Nam Tuy nhiên các doanh nghiệp hiện tại vẫn chưa tiếp cận được với cầuthị trường Trong thời gian qua với những chính sách của nhà nước về phát triển vùngnguyên liệu gỗ, có nhiều cánh rừng được trồng mới nhưng không có nhiều doanh nghiệp

đủ lớn để khai thác

Tính đa dạng của ngành là tương đối thấp Đối với ngành khai thác và chế biến

gỗ, việc tạo ra các sản phẩm mới hay nói cách khác là sự khác biệt so với các đối thủ cạnhtranh là rất khó khăn Nguyên liệu gỗ không phải là quá khan hiếm cho doanh nghiệp lựachọn Về qui trình sản xuất của các doanh nghiệp cũng có những điểm tương đồng Còncác sản phẩm đầu ra thường chạy theo thị hiếu nên có sự bắt chước lẫn nhau giữa cácdoanh nghiệp trong ngành hoặc có phong cách phục vụ, thiết kế giống nhau

Nếu công ty trong ngành không làm ăn hiệu quả, muốn rút ra khỏi ngành thì phải gánh chịu chi phí rút khỏi thị trường là cao Khi bắt tay vào việc sản xuất – kinh doanh

các mặt hàng đồ gỗ nội – ngoại thất đòi hỏi một khối lượng tài sản cố định lớn và có giátrị tương đối cao Bên cạnh đó là nguyên liệu gỗ tự nhiên sẽ có giá thành cao hơn cácnguyên liệu khác Do đó, đối với doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh không hiệu quả thìviệc rút ra khỏi ngành sẽ phải chịu những phí tổn lớn Khó khăn có thể đến từ việc thanh

lý các tài sản cố định trên không phải dễ dàng vì có thể là do giá trị cao hoặc các dụng cụ

là hàng đại trà, không phải khó kiếm Bên cạnh đó là vấn đề hàng tồn kho Hàng tồn khonguyên liệu hoặc thành phẩm không thể tiêu thụ gây ra những khó khăn lớn về tài chính

vì khả năng thanh lý các mặt hàng này là rất thấp

Trang 22

Các lý do trên làm cho mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành là khốc liệt

b) Sức mạnh thương lượng của người mua

Với số lượng lớn các công ty trong ngành, người mua có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp với chi phí chuyển đổi thấp do mức độ phụ thuộc của các công ty trong ngành đối với người mua cao Gần như không có bất kì một sự ràng buộc nào giữa nhà

cung cấp và khách hàng đối với mặt hàng đồ gỗ Khách hàng có thể thoải mái lựa chọnnhiều sản phẩm của nhiều nhà cung cấp khác nhau để thỏa mãn nhu cầu cá nhân

Thông tin về các nhà sản xuất trong ngành rất phổ biến, sự minh bạch của thị trường đối với người mua cao Thề hiện ở người mua có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin

hay khảo giá sản phẩm thông qua mạng internet hoặc các phương tiện truyền thông khác.Việc đánh giá chất lượng sản phẩm – dịch vụ cũng không quá khó khăn đối với họ

Với khả năng tài chính cũng như thị trường tiêu thụ của mình, khà năng người mua của ngành có thể hội nhập về phía sau cao (tức là tìm kiếm các quyền sở hữu

nguyên liệu đầu vào, cung ứng trực tiếp một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu cho quá trìnhsản xuất, không thông qua nhà cung ứng khác) Khi mà giá cả là một trong những yếu tốquan trọng để đưa khách hàng tới gần với doanh nghiệp thì việc chủ động trong khâunguyên liệu đóng vai trò quan trọng Đảm bảo được nhu cầu nguyên liệu đều đặn, phùhợp với khối lượng sản xuất giúp doanh nghiệp giảm chi phí không cần thiết nếu thôngqua các nhà cung cấp, đồng thời tận dụng tối đa được năng lực của mình, giúp việc xoayvòng của đồng vốn diễn ra hiệu quả, thuận lợi

Tổng hợp tất cả các yếu tố trên làm cho sức mạnh thương lượng của người mua ở mức ngành cao

c) Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp

Số lượng các nhà cung cấp nhiều, sự sẵn có của sản phẩm thay thế nhiều Mặc dù

số lượng nhà cung cấp của ngành nhiều nhưng chất lượng lại không đồng đều nhau Dovậy chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cao, mức độ phụ thuộc của nhà cung cấp với người

Trang 23

mua thấp và ngược lại mức độ phụ thuộc của người mua đối với nhà cung cấp lại cao.Tổng hợp các yếu tố vừa phân tích trên, lực đe dọa từ phía các nhà cung cấp ở mức độvừa phải.

d) Đe dọa của các sản phẩm thay thế

Các sản phẩm từ gỗ có các đặc tính tối ưu như thân thiện với môi trường, có thểlàm mới, có thể giữ gìn một cách tự nhiên, tối ưu cho mọi cuộc sống tiện nghi Với các lý

do đó, hiệu quả của sản phẩm thay thế là không bằng và chi phí của các sản phẩm thay thếkhông thấp hơn đáng kể so với các sản phẩm của ngành Lực đe dọa của các sản phẩmthay thế là yếu

4.2.4 Vị trí của các nhóm chiến lược

Các công ty trong ngành chia thành 3 nhóm chiến lược theo 2 tiêu chí là giá cả và

là tiền đề để các doanh nghiệp phát triển trong các năm tiếp theo

Trang 24

4.2.6 Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi ngành

Sự tăng trưởng của ngành chậm lại là một lực lượng tác động đến sự thay đổi củangành Với năng lực sản xuất dựa vào tăng trưởng cao trong quá khứ, công suất củangành hiện đang dư thừa, mức cung lớn trong khi nhu cầu không tăng như kì vọng đã làmnhiều doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất hoặc rời ngành Các công ty trong ngành cầnphải nỗ lực cải tiến không ngừng nếu muốn trở thành nhà cung cấp đúng nghĩa Với nhucầu tiêu thụ hiện tại, giá bán của ngành không thể tăng với tỷ lệ tương ứng, vì thế hiệuquả kinh doanh của ngành không cao

4.2.7 Các kiểu phân phối

LSF lựa chọn cả hình thức phân phối trực tiếp và gián tiếp Đối với sản phẩm nộithất, LSF có thể sản xuất ra các mẫu mã có sẵn, được ưa chuộng trên thị trường để đưavào các trung gian như các cửa hàng, đại lý chính thức, đại lý liên kết của công ty

Nhưng đối với các sản phẩm ngoại thất như các loại cửa, khuôn…cần có những sốliệu chính xác và các kiểu dáng phù hợp với từng không gian gia đình Do đó đối với cácsản phẩm ngoại thất, LSF sẽ trực tiếp sản xuất và phân phối đến tận nhà khách hàng Mặtkhác, nhiều khách hàng rất khó tính trong việc lựa chọn nguyên vật liệu, kiểu dáng, vậnchuyển nên kênh phân phối trực tiếp là sự lựa chọn không thể tránh khỏi Nhưng đây cũng

là cơ hội để công ty thể hiện sự khác biệt bằng cách gia tăng giá trị đối với sản phẩmbằng các công tắc lắp đặt, tư vấn…

4.2.8 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng

a) Các kiểu cạnh tranh

Thị trường đồ gỗ hiện nay được coi là cạnh tranh không hoàn hảo Thị trường đồ

gỗ hiện nay gồm nhiều người bán trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá

cả trên thị trường Đơn giản đây là cuộc cạnh tranh mà phần lớn sản phẩm của doanhnghiệp là không đồng nhất với nhau, mỗi sản phẩm nội – ngoại thất có thể có nhiều nhãnhiệu khác nhau Mỗi nhãn hiệu đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau mặc dù sự khácbiệt giữa các sản phẩm là không đáng kể Người bán có uy tín độc đáo đói với người mua

do nhiều lý do khác nhau như khách hàng quen, gây được lòng tin

Trang 25

Chính vì vậy, cạnh tranh diễn ra trên thị trường chủ yếu là giữa những người bán

và các doanh nghiệp với nhau trên các phương diện như giá cả, chất lượng sản phẩm, thiết

kế, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng…

- Về giá cả: Để cạnh tranh, điều đầu tiên các doanh nghiệp nghĩ tới là cạnh tranh về

giá cả Một doanh nghiệp có giá sản phẩm thấp hơn trung bình ngành sẽ có được

sự quan tâm nhất định từ phía khách hàng Tuy nhiên, việc hạ giá bán sản phẩmkhông phải là biện pháp cạnh tranh về lâu dài khi càng ngày càng có nhiều doanhnghiệp tham gia vào thị trường và cũng sẵn sàng hạ giá thành sản phẩm của họ đểtạo sức ép đối với thị trường Có thể nói việc cạnh tranh về giá cả là không có lốithoát đối với thị trường đồ gỗ hiện nay khi mà không doanh nghiệp nào có đủ ưuthế để khống chế thị trường, sẵn sàng hi sinh lợi nhuận dài hạn để theo đuổi chiếnlược cạnh tranh giá cả Công ty đồ gỗ Lương Sơn sẽ hạn chế sử dụng việc cạnhtranh trên phương diện giá cả đối với thị trường

- Về chất lượng sản phẩm : Chất lượng của sản phẩm gỗ luôn là mối quan tâm đối

với khách hàng Khi họ bỏ tiền mua sản phẩm đồng nghĩa với việc họ mong muốn

có một sản phẩm chất lượng xứng đáng với đồng tiền mà họ bỏ ra Nắm bắt đượcvấn đề chất lượng trong nhu cầu của khách hàng, nhiều doanh nghiệp chú trọngđầu tư vào các nguyên phụ liệu có giá trị, qui trình sản xuất đảm bảo…Việc cạnhtranh về chất lượng không phải là vấn đề mới nhưng luôn là mối quan tâm hàngđầu đối với khách hàng

- Về thiết kế và dịch vụ: Sự độc đáo trong thiết kế, phong cách và chu đáo trong dịch

vụ sẽ tạo nên sự khác biệt đối với doanh nghiệp Đối với thiết kế đồ gỗ hiện naythường dập khuôn và chạy theo thị hiếu hoặc là sự bắt chước nhau giữa các doanhnghiệp nên chưa tạo được dấu ấn về cạnh tranh Bên cạnh đó là vấn đề dịch vụ tưvấn hay sửa chữa cũng chưa có sự quan tâm đúng mức từ các doanh nghiệp Vìvậy, để có được sự khác biệt cũng như niềm tin từ phía khách hàng thì LSF sẽ tậptrung vào các thiết kế của mình sao cho thật hài hòa thẩm mỹ cũng như các dịch vụbán hàng và sau bán hàng

Trang 26

để lại dấu ấn rõ nét Phần lớn các website do các công ty lập ra chỉ dùng cho mục đíchkhảo giá, tìm hiểu thông tin, ít có khả năng phát sinh giao dịch trực tiếp Đơn giản vì đồ

gỗ tự nhiên nói chung có giá khá cao và phong cách thẩm mỹ của mỗi người khác nhau,công năng sử dụng cũng như không gian nhà ở cũng vậy

Nắm bắt được điều này, công ty đồ gỗ Lương Sơn với mục tiêu kinh doanh theohướng thương mại điện tử sẽ tập trung xây dựng hệ thống wessite, điện thoại, tin nhắmsms nhắm tiếp cận khách hàng với mục tiêu giao dịch có thể phát sinh trực tiếp trên mạngnày Tuy nhiên để khách hàng có thể đón nhận hình thức này thì công ty không chỉ tậptrung vào việc thương mại điện tử hóa trong các thông tin, giao dịch và cần trung thực,khách quan, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ cung cấp

4.2.9 Phân tích đối thủ

Các đổi thủ trong ngành và trong cùng nhóm chiến lược của LSF tập trung vàonâng cao khả năng công nghệ, cải tiến mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm Việc đa dạnghóa các sản phẩm được các công ty trong ngành rất chú trọng Tuy nhiên do năng lực thiết

kế yếu nên các mẫu mới được khách hàng chấp nhận còn hạn chế Mặc dù sản xuất hàngngoài trời mang lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng các đối thủ đang có xu hướng tăng cườngsản xuất hàng nội thất để đa dạng hóa sản phẩm và đảm bảo tính ổn định sản xuất, khắcphục tình trạng mùa vụ của hàng ngoài trời

4.2.10 Triển vọng ngành và tính hấp dẫn

Mặt hàng đồ gỗ tại thị trường Việt Nam hiện nay chỉ yếu do các công ty nướcngoài chiếm lĩnh (khoảng 80%) Do đó tiềm năng thị trường nội địa sản phẩm gỗ cho cácdoanh nghiệp Việt Nam là rất lớn Trong thời gian qua, đa số các doanh nghiệp đồ gỗ Việt

Trang 27

Nam đều tập trung cho thị trường xuất khẩu và đồ gỗ của Việt Nam rất được ưa chuộngtại các thị trường Mỹ, Châu Âu…Điều đó chứng tỏ sản phẩm gỗ của chúng ta không thuakém bất kỳ sản phẩm của các quốc gia khác Vì thế nếu biết tập trung tận dụng lơị thế,LSF hoàn toàn có thể cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài ngay trên thị trườngnội địa.

Trang 28

CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC VÀ THỰC HIỆN

5.1 Chiến lược marketing

Cạnh tranh trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi, vì vậy việc đề ra kếhoạch marketing là hết sức cần thiết Mục đích của chiến lược marketing cơ bản như sau:

- Thị trường mục tiêu của LSF sẽ hướng đến những người có nhu cầu mua mới, sửachữa đồ gỗ trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Chiếm lĩnh thị phần đồ gỗ nhất định trên thị trường, gây dựng thương hiệu và uytín đối với khách hàng

- Thu hút thợ lành nghề cho sản xuất, các nhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ

- Thu hút những lớp khách hàng mới đến với công ty

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại gỗ nguyên liệu vàcác sản phẩm Nghiên cứu các sản phẩm theo hướng phù hợp thị hiếu và điều kiện

Thị trường công nghệ và chuyển giao công nghệ chế biến gỗ của thế giới pháttriển, nguồn cung dồi dào

Nguồn nhân lực trong nước dồi dào, giá nhân công chưa cao; công tác đào tạonhân lực trong nước trong ngành chế biến gỗ đang được cải thiện

Trang 29

Đã có sự bùng nổ về nhu cầu các sản phẩm gỗ trên thị trường hướng đến các sảnphẩm mang phong cách Hàn Quốc, Châu Âu.

- Theo đặc điểm khách hàng

Khách hàng tổ chức: Gồm các công ty, văn phòng, khách sạn, nhà hàng…tỷ trọng

sản lượng tiêu thụ thông qua khách hàng này là 20% tổng sản lượng tiêu thụ

Khách hàng cá nhân: Lượng khách hàng của nhóm này chiếm khoảng 80% tổng

Ngày đăng: 29/01/2015, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w