Các rào cản thị trường

Một phần của tài liệu kế hoạch kinh doanh đồ gỗ (Trang 30 - 32)

a) Rào cản gia nhập thị trường.

Cầu về sản phẩm đồ gỗ là tương đối bền vững theo thời gian. Do đó đã có rất nhiều các công ty, cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh về mảng này và chiếm một phần không nhỏ thị phần. Có thể dễ dàng bắt gặp các dãy phố chuyên cung cấp các sản phẩm đồ gỗ nội thất như Đê La Thành – Đống Đa, Nguyễn Trãi – Hà Đông, Hoàng Hoa Thám – Ba Đình…và nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn. Các sản phẩm đồ gỗ thường có thời hạn sử dụng dài nên tâm lý khách hàng luôn muốn chọn một công ty có thể đảm bảo chất lượng cho họ nên những công ty tồn tại trong thời gian dài đã ít nhiều có uy tín và chiếm

được chỗ đứng trên thị trường. Khách hàng có xu hướng chọn các doanh nghiệp này hơn là các doanh nghiệp mới thành lập.

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đồ gỗ lâu năm, họ năm nhiều nguồn lực về vốn, máy móc, nhân công, tay nghề kỹ thuật, và đặc biệt là tính kinh tế theo quy mô. Do vậy họ hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian sản xuất các đơn hàng, giảm chi phí và năm quyền định giá trên thị trường.

Tâm lý khách hàng và tiềm lực và sức mạnh các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường là những rào không nhỏ cho công ty gia nhập thị trường. Chính vì vậy, mục tiêu quan trọng nhất khi công ty đi vào hoạt động là phải tạo được uy tín đối với khách hàng bằng sự thân thiện, tận tình trong phục vụ. Khách hàng không chỉ mua hàng mà còn mua người bán hàng. Do đó sự tận tình, chu đáo, cam kết dài lâu sẽ là phương hướng hoạt động của công ty trong dài hạn.

b) Khả năng của công ty

Là người đến sau nên LSF chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động liên quan đến vốn, nhân lực, máy móc thiết bị và cơ bản là kinh nghiệm. Việc nhận thức, nắm bắt các lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp đã thành công trên thị trường là rất quan trọng. Thời gian nhận thức giảm xuống bao nhiêu thì cơ hội phát triển của công ty tăng lên bấy nhiêu. Do đó công ty sẽ đưa ra những bước đi đúng đắn trong sản xuất – kinh doanh – tích lũy kinh nghiệm để tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Khó khăn nữa là sự liên kết hoạt động của các bộ phận trong công ty. Vì công ty đảm nhận khâu sản xuất và bán sản phẩm nên sẽ có những sự mâu thuẫn về thời gian, đơn hàng. LSF sẽ quán triệt chiến lược tới toàn thể nhân viên trong công ty để có được sự phối hợp ăn ý, thống nhất.

Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu và các kênh phân phối cũng là một rào cản đối với công ty. Gỗ tự nhiên là loại nguyên liệu quý vì các lợi ích nó đem lại đối với sức khỏe và tính thẩm mỹ nó mang lại. Do vậy trong nhiều năm, tình trạng khai thác rừng

diễn ra rất mạnh khiến cho vùng nguyên liệu ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động. LSF nhiều khả năng sẽ phải tiếp cận với các nguyên liệu nhập khẩu với giá thành và chi phí bỏ ngỏ.

Thiết lập hệ thống phân phối cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Trên địa bàn Hà Nội có nhiều tuyến phố tập trung bày bán sản phẩm đồ gỗ nội thất. Do đó, việc lập các cửa hàng phân phối cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Nếu không mở cửa hàng tại các tuyến phố chuyên bán đồ gỗ liệu khách hàng có để ý đến LSF khi họ thường đến các tuyến phố như vậy? Còn nếu mở cửa hàng gần họ, làm thế thế nào để thu hút khách hàng khi có cả trăm cửa hàng xung quanh? Đây là vấn đề quan trọng mà công ty không thể bỏ qua

Một phần của tài liệu kế hoạch kinh doanh đồ gỗ (Trang 30 - 32)