Cả nước hiện nay có gần 2.600 doanh nghiệp tham gia vào ngành chế biến gỗ, sử dụng 170.000 lao động, chủ yếu là có quy mô vừa và nhỉ, số lượng các đối thủ cạnh tranh có quy mô tương đương với công ty rất nhiều.
Hầu hết các công ty trong ngành chưa khai thác hết công suất, năng lực của ngành dư thừa. Mặc dù kinh tế trong thời gian hiện nay gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng
đến sức mua của người tiêu dùng nhưng nhu cầu đối với sản phẩm gỗ vẫn là rất lớn. Trong các gia đình Việt thì dù ít dù nhiều cũng sử dụng một số loại sản phẩm nội – ngoại thất bằng gỗ bởi những lợi ích mà các chất liệu khác không có được đối với môi trường khí hậu Việt Nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp hiện tại vẫn chưa tiếp cận được với cầu thị trường. Trong thời gian qua với những chính sách của nhà nước về phát triển vùng nguyên liệu gỗ, có nhiều cánh rừng được trồng mới nhưng không có nhiều doanh nghiệp đủ lớn để khai thác.
Tính đa dạng của ngành là tương đối thấp. Đối với ngành khai thác và chế biến
gỗ, việc tạo ra các sản phẩm mới hay nói cách khác là sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh là rất khó khăn. Nguyên liệu gỗ không phải là quá khan hiếm cho doanh nghiệp lựa chọn. Về qui trình sản xuất của các doanh nghiệp cũng có những điểm tương đồng. Còn các sản phẩm đầu ra thường chạy theo thị hiếu nên có sự bắt chước lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong ngành hoặc có phong cách phục vụ, thiết kế giống nhau.
Nếu công ty trong ngành không làm ăn hiệu quả, muốn rút ra khỏi ngành thì phải gánh chịu chi phí rút khỏi thị trường là cao. Khi bắt tay vào việc sản xuất – kinh doanh
các mặt hàng đồ gỗ nội – ngoại thất đòi hỏi một khối lượng tài sản cố định lớn và có giá trị tương đối cao. Bên cạnh đó là nguyên liệu gỗ tự nhiên sẽ có giá thành cao hơn các nguyên liệu khác. Do đó, đối với doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh không hiệu quả thì việc rút ra khỏi ngành sẽ phải chịu những phí tổn lớn. Khó khăn có thể đến từ việc thanh lý các tài sản cố định trên không phải dễ dàng vì có thể là do giá trị cao hoặc các dụng cụ là hàng đại trà, không phải khó kiếm. Bên cạnh đó là vấn đề hàng tồn kho. Hàng tồn kho nguyên liệu hoặc thành phẩm không thể tiêu thụ gây ra những khó khăn lớn về tài chính vì khả năng thanh lý các mặt hàng này là rất thấp.
Các lý do trên làm cho mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành là khốc liệt
b) Sức mạnh thương lượng của người mua
Với số lượng lớn các công ty trong ngành, người mua có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp với chi phí chuyển đổi thấp do mức độ phụ thuộc của các công ty trong ngành đối với người mua cao. Gần như không có bất kì một sự ràng buộc nào giữa nhà
cung cấp và khách hàng đối với mặt hàng đồ gỗ. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn nhiều sản phẩm của nhiều nhà cung cấp khác nhau để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Thông tin về các nhà sản xuất trong ngành rất phổ biến, sự minh bạch của thị trường đối với người mua cao. Thề hiện ở người mua có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin
hay khảo giá sản phẩm thông qua mạng internet hoặc các phương tiện truyền thông khác. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm – dịch vụ cũng không quá khó khăn đối với họ.
Với khả năng tài chính cũng như thị trường tiêu thụ của mình, khà năng người mua của ngành có thể hội nhập về phía sau cao (tức là tìm kiếm các quyền sở hữu
nguyên liệu đầu vào, cung ứng trực tiếp một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu cho quá trình sản xuất, không thông qua nhà cung ứng khác). Khi mà giá cả là một trong những yếu tố quan trọng để đưa khách hàng tới gần với doanh nghiệp thì việc chủ động trong khâu nguyên liệu đóng vai trò quan trọng. Đảm bảo được nhu cầu nguyên liệu đều đặn, phù hợp với khối lượng sản xuất giúp doanh nghiệp giảm chi phí không cần thiết nếu thông qua các nhà cung cấp, đồng thời tận dụng tối đa được năng lực của mình, giúp việc xoay vòng của đồng vốn diễn ra hiệu quả, thuận lợi.
Tổng hợp tất cả các yếu tố trên làm cho sức mạnh thương lượng của người mua ở mức ngành cao.
c) Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp
Số lượng các nhà cung cấp nhiều, sự sẵn có của sản phẩm thay thế nhiều. Mặc dù số lượng nhà cung cấp của ngành nhiều nhưng chất lượng lại không đồng đều nhau. Do vậy chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cao, mức độ phụ thuộc của nhà cung cấp với người
mua thấp và ngược lại mức độ phụ thuộc của người mua đối với nhà cung cấp lại cao. Tổng hợp các yếu tố vừa phân tích trên, lực đe dọa từ phía các nhà cung cấp ở mức độ vừa phải.
d) Đe dọa của các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm từ gỗ có các đặc tính tối ưu như thân thiện với môi trường, có thể làm mới, có thể giữ gìn một cách tự nhiên, tối ưu cho mọi cuộc sống tiện nghi. Với các lý do đó, hiệu quả của sản phẩm thay thế là không bằng và chi phí của các sản phẩm thay thế không thấp hơn đáng kể so với các sản phẩm của ngành. Lực đe dọa của các sản phẩm thay thế là yếu.