Máy đánh giáp các loại

Một phần của tài liệu kế hoạch kinh doanh đồ gỗ (Trang 63 - 71)

loại 4 3 12 7. Bộ đục 3 2 6 8. Máy khoan 2 3 6 9. Máy mài 2 5 10 10. Các loại dụng cụ khác (lưỡi cưa, lưỡi bào, giấy giáp, mũi khoan các

loại...) _ 10 10 11. Máy vi tính 6 8 48 12. Điện thoại bàn 2 0.25 0.5 13. Bàn ghế _ 10 10 14. Thiết bị văn phòng khác (máy in, máy photo,

điều hòa, đèn, lưu trữ hồ sơ...)

_ 10 10

Tổng chi phí 162.5

Dự kiến các tài sản cố định của công ty khấu hao hết trong 5 năm nên giá trị TSCĐ mỗi năm theo phương pháp khấu hao đều là: 32.5 triệu đồng.

Dự kiến chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp năm 2015 như sau:

Đơn vị: Triệu đồng

Vị trí Tháng 1 – 6 Tháng 7 – 12 Tiền

lương Thưởng, phụ cấp lươngTiền Thưởng, phụ cấp

Giám đốc 72 0 72 0

Trưởng bộ phận kinh doanh

54 2% x 580 = 11.6 54 2% x 1270 = 25.4

Trưởng bộ phận

thiết kế - thi công 54 2% x 580 = 11.6 54 2% x 1270 = 25.4 Nhân viên

kinh doanh 48 3% x 580 = 17.4 72 3% x 1270 = 38.1

Nhân viên vận chuyển

18 0 18 3

Nhân viên thiết kế

bản vẽ 42 3 42 3

Nhân viên thi công 120 0 150 22.5

Nhân viên tư vấn 0 0 18 3

Nhân viên hỗ trợ

kỹ thuật 18 0 18 3

Nhân viên thiết kế - quản trị website

18 0 36 6

Nhân viên kế toán 18 0 18 3

Tổng 462 43.6 552 126.9

Tổng hợp chi phí sản xuất – kinh doanh năm 2015:

Đơn vị: Triệu đồng

Khoản mục Số tiền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Lương cho nhân viên 1184.4

2. Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ (23% lương

nhân viên) 272.4

3. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào 500

4. Chi phí khấu hao TSCĐ 32.5

5. Chi phí marketing 36

6. Thuê văn phòng, nhà xưởng 200

7. Dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại,

Internet) 20

8. Chi phí khuyến mãi, chiết khấu 40

9. Chi phí xây dựng website 40.83

10. Ngoại giao tiếp khách 10

11. Chi phí thành lập Doanh nghiệp 2

Tổng chi phí 2338.1

8.1.3. Lợi nhuận dự kiến năm 2015

Đơn vị: Triệu đồng

Tổng doanh thu 2231

Tổng chi phí 2338.1

Lợi nhuận (107.1)

Trong năm đầu tiên bắt tay vào sản xuất – kinh doanh, LSF có khả năng bị lỗ 107.1 triệu đồng. Điều đó có thể lý giải qua một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Là công ty mới thành lập nên công ty phải chịu một số chi phí cao trong thời gian đầu như marketing, khuyến mãi chiết khấu, xây dựng website, thành lập doanh nghiệp…Tuy không quá nhiều nhưng làm tăng chi phí cho công ty.

- Chưa có nhiều đơn đặt hàng do chưa quảng bá được hình ảnh của công ty một cách rộng rãi cũng như tiếp cận được với nhu cầu khách hàng.

- Khả năng các chi phí phát sinh ngoài mong muốn do việc tổ chức làm việc còn có các vấn đề, chưa tận dụng được tối đa khả năng của con người cũng như máy móc. - Chịu sức ép cạnh tranh về nhiều mặt.

Việc bị lỗ 107.1 triệu đồng đối với công ty trong năm đầu tiên có thể chấp nhận được. Khoản tiền này không lớn so với vốn điều lệ của công ty và rất gần điểm hòa vốn. Đặt ra mục tiêu hòa vốn trong năm 2015 là thực tế với tình hình của LSF. Công ty sẽ có những điều chỉnh dựa trên các kinh nghiệm thực tế và kiến thức có được trong những năm tiếp theo

8.2. Dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty LSF giai đoạn 2015 – 2019 2019 Đơn vị: Triệu VNĐ Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Doanh thu (DT) 2231 2677.2 3052 3754 4429.7 Tỷ lệ tăng DT (%) _ 120 114 123 118 Chi phí (CP) 2338.1 2533.3 2660 3005.8 3366.4 Tỷ lệ tăng CP (%) _ 108 105 113 112 Lợi nhuận (LN) (107.1) 143.9 392 748.2 1063.3 Tỷ lệ tăng LN (%) _ _ 272 190 142 LN sau thuế (T=22%) (107.1) 112.2 305.8 583.6 829.4 Tỷ suất LN trên CP (%) _ 4.43 11.50 19.42 24.64 Tỷ suất LN trên DT (%) _ 4.19 10.02 15.55 18.72

Kể từ năm 2016, doanh thu và chi phí của công ty sẽ có những mức tăng nhất định với tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tăng chi phí. Điều đó sẽ đem lại lợi nhuận sau thuế ngày càng lớn cho LSF ( Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 là 22% giả định sẽ giữ nguyên trong các năm tiếp theo). Việc tăng lợi nhuận là sự hoạt động có hiệu quả của công ty dựa trên 2 chỉ số là Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí và Tỷ suất lợi nhuận trên doanh

thu tăng dần qua các năm.

Doanh thu tăng do những lý do cơ bản:

- Công ty có những chính sách tiếp cận khách hàng hiệu quả làm tăng số đơn hàng trong năm.

- Quản lý công việc và thời gian có hiệu quả. - Mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí tăng do những lý do cơ bản sau:

- Tăng chế độ đãi ngộ cho công nhân viên trong công ty. - Công tác đào tạo nhân viên.

- Các chi phí sửa chữa bảo dưỡng, thay thế máy móc, chi phí nguyên liệu đầu vào do mở rộng sản xuất – kinh doanh.

CHƯƠNG 9: TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH

Để công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ 1/1/2015, thì dự án này được chia làm 2 giai đoạn với dự tính về thời gian như sau:

Giai đoạn 1 : Chuẩn bị

Giai đoạn 1 sẽ kéo dài khoảng 3 tháng bắt đầu từ 15/6/2009 và kết thúc vào ngày 15/9/2009.

Các công việc cần làm trong giai đoạn này:

TT Nội dung Thời gian

1 Tiến hành các thủ tục cấp phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.

4 tuần

2 Thực hiện việc huy động vốn, vay vốn từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

Mức vốn điều lệ: 2 tỷ VNĐ

4 tuần

3 Tìm thuê văn phòng, xưởng sản xuất 2 tuần

4 Thực hiện sửa chữa, cải thiện, trang trí các địa điểm thuê hợp lý

2 tuần

5 Mua các tài sản cần thiết cho việc sản xuất – kinh doanh 3 tuần

6 Tuyến dụng và đào tạo nhân viên 8 tuần

7 Thực hiện công việc khác (lắp điện thoại cố định, internet...) và các thủ tục hành chính với chính quyền địa

phương

Giai đoạn 2 : Đi vào hoạt động

Công ty chính thức đi vào hoạt động bắt đầu từ 01/01/2015 và không định thời gian kết thúc. Các công việc, định hướng, nhiệm vụ kinh doanh được thực hiện được thực

hiện nhất quán theo kế hoạch kinh doanh.

CHƯƠNG 10: KIỂM SOÁT RỦI RO

Phụ thuộc vào tình hình thị trường bên ngoài và khả năng tiềm lực của công ty, quyết định đưa công ty đi vào hoạt động sẽ gặp các rủi ro nhất định. Sau đây là một vài rủi ro có thể xảy ra đối với LSF và các phương án đưa ra nhằm đối phó với những rủi ro này.

10.1. Các rủi ro của dự án

- Không huy động được đủ vốn điều lệ

- Khả năng thu hút, tiếp cận khách hàng mua sản phẩm thấp hơn dự kiến

- Công tác quản lý nhân viên – sử dụng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vấp phải sự cạnh tranh mạnh từ phía các đối thủ

- Gỗ nguyên liệu có sự biến động tăng giá gây ảnh hưởng đến báo giá và khách hàng

- Hạn chế kinh nghiệm trong thi công gây giảm chất lượng thành phẩm - Doanh thu thực tế trong năm đầu thấp hơn dự kiến

- Xảy ra tranh chấp trong kinh doanh

10.2. Khả năng ứng phó với rủi ro

- Với rủi ro không huy động được đủ vốn điều lệ:

Ngoài ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty có phương án vay từ vốn từ các tổ chức khác với những điều khoản phù hợp với quy định pháp luật và tình hình công ty.

- Với rủi ro khả năng thu hút, tiếp cận khách hàng mua sản phẩm thấp hơn dự kiến:

Công ty đề ra các phương án marketing và chính sách bán hàng dự phòng. Khi việc bán sản phẩm còn thấp, công ty sẽ quan tâm nhiều hơn đến phần sửa chữa đồ gỗ để đem lại nguồn thu tạm thời.

- Với rủi ro công tác quản lý nhân viên – sử dụng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động:

Việc tuyển dụng lao động được quan tâm từ đầu, đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro liên quan đến nhận thức và khả năng nhân viên. Tiến hành các công tác kiểm tra trình độ lao đông. Thiết kế phân công lao động hạn chế thời gian “chết” và phù hợp với sử dụng máy móc, đảm bảo hoạt động đúng công suất.

- Với rủi ro vấp phải sự cạnh tranh mạnh từ phía các đối thủ:

Phương án giảm giá bán sản phẩm được tính đến. Công ty tăng ngân sách ngắn hạn cho hoạt động marketing, chiết khấu cho khách hàng. Thái độ, trách nhiệm với khách hàng được đề cao đối với mỗi nhân viên, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi đến với LSF.

- Với rủi ro gỗ nguyên liệu có sự biến động tăng giá gây ảnh hưởng đến báo giá và khách hàng:

Tìm kiếm nhà cung cấp có uy tín, khảo giá gỗ và chất lượng trên thị trường. Cam kết hợp tác dài hạn với các nhà cung cấp đạt yêu cầu để có được mức giá ổn định, hợp lý.

- Với rủi ro hạn chế kinh nghiệm trong thi công gây giảm chất lượng thành phẩm:

Tuyển dụng lao động có tay nghề, khả năng hợp tác là tiêu chí đầu tiên để lựa chọn nhân viên thi công. Việc thành phầm giảm chất lượng đối với mặt hàng đồ gỗ ảnh hưởng nhiều đến khách hàng. Tùy tình hình cụ thể, công ty đưa ra các phương án giải quyết cho khách hàng (hỗ trợ tài chính, chiết khấu, sửa chữa…).

Nếu LSF lỗ dưới 200 triệu đồng trong năm đầu tiên là con số chấp nhận được. Điều này thể hiện sự thành công phần nào trong hoạt động. Với những sự điều chỉnh thích hợp tùy thuộc vào tình hình thực tế, khả năng vào các năm tiếp theo công ty sẽ mang lại lợi nhuận là khả thi.

Nếu LSF lỗ trên 200 triệu đồng, công ty sẽ xem xét nguyên nhân của việc lỗ bắt nguồn từ đâu và đưa ra giải pháp. Không chỉ là tiết giảm chi phí không cần thiết, công ty tiến hành đầu tư về tài sản và con người, cơ cấu lại bộ máy tổ chức, quy trình sản xuất và chính sách kinh doanh.

- Xảy ra tranh chấp trong kinh doanh:

Việc thực hiện thủ tục liên quan đến thành lập và hoạt động của công ty được tiến hành đầy đủ, không thiếu sót. Hạn chế tối đa nguy cơ về pháp lý đảm bảo hạn chế tranh chấp gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

Một phần của tài liệu kế hoạch kinh doanh đồ gỗ (Trang 63 - 71)