Tình hình thị trường

Một phần của tài liệu kế hoạch kinh doanh đồ gỗ (Trang 27 - 28)

Theo số liệu thống kê, năm 2012 xuất khẩu đồ gỗ, nội thất đạt khoảng 4,6 tỉ USD. Còn số liệu từ các công ty khảo sát thị trường cũng như nhận định từ các chuyên gia trong ngành, sức tiêu thụ đồ gỗ, nội thất trong nước trong năm qua là hơn 2,5 tỉ USD. Tuy nhiên, có một thực tế đang diễn ra là, trên 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước đang thuộc về các công ty đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt chỉ chiếm 20%. Từ những con số trên có thể thấy rằng, tiềm năng thị trường đồ gỗ, nội thất trong nước là rất lớn. Vì nếu không có tiềm năng thì chẳng công ty nước ngoài, đa quốc gia nào lại cố công đầu tư, khai thác nhiều và lâu đến vậy. Miếng bánh thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước rất ngon nhưng thời gian qua các doanh nghiệp trong nước đã lơ là để cho các công ty nước ngoài chia hết. Bây giờ đây quay về thị trường chỉ còn một phần nhỏ, các doanh nghiệp Việt vô tình đã tự làm khó mình. Lúc này cần chăm chút hơn thị trường trong nước, bởi về trong nước là đa dạng thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Bên cạnh đó nó sẽ hạn chế được rủi cho cho doanh nghiệp. Vì hiện tại đơn đặt hàng trong nước có giá trị không thua, thậm chí cao hơn đơn đặt hàng xuất khẩu. Một điều hiển nhiên nữa là, thị trường trong nước đã đủ lớn, đủ hấp dẫn doanh nghiệp Việt. Đồ gỗ, nội thất Việt đã đủ sức chinh phục được các thị trường vốn khó tính nhất của nước ngoài thì không lý do gì không được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Cần quản trị tốt tại thị trường trong nước thì sự tồn tại, phát triển sẽ bền vững hơn so với việc đi tìm cơ hội ở thị trường ngoài mà mình không chắc chắn. Đây quả là một nhận định rất xác đáng cho các doanh nghiệp trong ngành đồ gỗ, nội thất Việt hiện nay.

Có lẽ vì quá say sưa với thị trường xuất khẩu, nên khi gặp sự biến động toàn cầu, các doanh nghiệp Việt quay về sân nhà đang đối diện với tình hình thị trường hết sức khó khăn. Trao đổi với nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng nội thất tại khu vực TPHCM, hầu như đơn vị nào cũng “la làng” trước tình hình kinh doanh đang ngày một khó như hiện nay. Cái khó ở đây không phải vì sự đầu tư, thiếu sản phẩm đẹp, chất lượng cao, thiếu công nghệ, nguyên vật liệu để sản xuất, mà cái thiếu lớn nhất của doanh nghiệp nội thất

hiện nay là “thiếu người mua” vì phần lớn người tiêu dùng chưa quen với thương hiệu, chưa nhận diện được chất lượng sản phẩm. Một doanh nghiệp kinh doanh nội thất trên đường 3-2, quận 10, cho biết: “Hàng nội thất của chúng tôi bây giờ giống như bị khủng hoảng thừa. Dù đã dùng đủ mọi cách như tăng giảm giá, khuyến mãi khủng…, vẫn không thấy khách đến. Chúng tôi không thiếu chế độ hậu mãi, không thiếu sản phẩm chất lượng mà chúng tôi đang thiếu người tiêu dùng biết sản phẩm mình, thương hiệu mình để mua…”. Không chỉ có đơn vị này mà phần lớn các đơn vị kinh doanh nội thất lớn khác trên cả nước cũng đang trong cơn lao đao vì thị trường hiện nay. So với trước đây hiện thị trường đã tụt giảm từ 60 đến 75%, hàng làm ra để tồn kho, bán hàng chỉ mong đủ lương để nuôi nhân viên và cầm chừng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp cho biết, nếu cách đây vài ba năm, hầu như lúc nào cũng có đơn hàng cho các sản phẩm nội thất cao cấp, gỗ tự nhiên giá chí ít cũng từ 100 triệu đồng trở lên thì nay gần như hy hữu lắm mới có được hợp đồng. Theo các doanh nghiệp, thực tế này không phải thay đổi về thói quen tiêu dùng mà vì khi kinh tế khó khăn ai ai cũng phải thắt lưng buộc bụng. Thị trường khó, vốn vay cho phát triển kinh doanh không dễ, giá nhập nguyên vật liệu cần thiết lại cao, trong khi hàng bán ra không được, xuất khẩu cũng khó cạnh tranh, trong khi hàng trăm loại chi phí khác không hoạt động cũng phải đóng…đã làm các nhà sản xuất nội thất trong nước thật sự đang lao đao.

Một cách công bằng, nhu cầu về các sản phẩm đồ gỗ nội thất từ nguyên liệu gỗ tự nhiên luôn ổn định ở thị trường trong nước. Khảo sát mới đây của Hiệp hội này đã cho thấy: Đối với các khách sạn từ ba sao trở lên, mỗi năm nhu cầu về đồ gỗ vào khoảng 18- 20 triệu đồng/phòng. Tại Tp.HCM, nhu cầu về đồ gỗ của các hộ gia đình trong một năm là 6 triệu đồng, còn ở Hà Nội con số này là 3 triệu đồng. Như vậy, tiềm năng của thị trường nội địa đối với đồ gỗ nội thất là rất lớn, có thể lên tới 1 tỷ USD/năm (khoảng 21.000 tỷ đồng)

Một phần của tài liệu kế hoạch kinh doanh đồ gỗ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w