a) Các kênh phân phối
- Kênh phân phối trực tiếp
Trong thời gian đầu hoạt động LSF sẽ mở 1 cửa hàng chính thức trên địa bàn thành phố dựa trên sự tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để đảm bảo khách hàng lưu tâm đến cửa hàng và hoạt động kinh doanh được thuận lợi.
- Kênh phân phối gián tiếp
Công ty liên kết, chào hàng đến một số cửa hàng khác với giá cả cạnh tranh và các điều kiện hợp tác khác để đảm bảo đôi bên cùng có lợi và mở rộng kênh phân phối. Việc thiết lập các kênh phân phối gián tiếp sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho công ty ( nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn, tiền thuê cửa hàng…)
b) Quản trị kênh phân phối
Trong thực tế việc lựa chọn các kênh phân phối dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có những khó khăn và rủi ro nhất định bởi mỗi kênh phân phối đều có ưu, nhược điểm nhất định. Trong việc lựa chọn kênh phân phối, công ty sẽ xem xét đánh giá và lựa chọn các kênh phân phối về thâm niên trong nghề, những mặt hàng họ bán, mức lợi nhuận và phát triển, khả năng trả nợ, khả năng hợp tác và uy tín.
- Đối với kênh phân phối trực tiếp
Đối với kênh phân phối trực tiếp, việc quản lý sẽ tương đối đơn giản vì nó thuộc quyền quản lý trực tiếp của công ty, các nhân viên là nhân viên của công ty. Do đó, công ty sẽ có các chính sách tuyển chọn, đào tạo kĩ lưỡng về nghiệp vụ đối với đội ngũ này vì đó là hình ảnh công ty. Các quy định chặt chẽ cũng là cần thiết trong
bán hàng để việc thu chi được rõ ràng. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ lập các chính sách khích lệ, động viên các nhân viên bán hàng theo số sản phẩm họ bán.
- Đối với kênh phân phối gián tiếp
Có thể thấy rõ ưu điểm của các kênh phân phối gián tiếp khi công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí bán hàng như đây rõ ràng cũng la sự đánh đổi bởi việc quản lý trở nên khó khăn vì công ty chỉ có thể can thiệp một mức nhất định đến các kênh phân phối này. Do đó, việc quan hệ với các cửa hàng, đại lý thực chất là tìm kiếm sự hợp tác lành mạnh, dài lâu. Việc quan trọng cần có được những ràng buộc về mức lợi nhuận, thu hồi vốn, thời gian giao hàng…Song song với đó là các biện pháp tạo động lực thúc đẩy tích cực như mức lời cao, những thỏa thuận đặc biệt, tiền thưởng, bớt giá vì hợp tác quảng cáo, trưng bày hàng và tổ chức thi bán hàng.
Với việc hợp tác thành công sẽ làm mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các kênh phân phối gián tiếp lên một mức cao hơn là cộng tác. Công ty sẽ hướng đến việc cộng tác lâu dài với các kênh phân phối đem lại thành công nhất định cho công ty. Lúc này công ty đã có tầm ảnh hưởng nhất định đến kênh phân phối. Vì vậy, công ty sẽ xây dựng một hệ thống quan điểm rất rõ ràng đối với các nhà phân phối về mặt bao quát thị trường, đảm bảo mức dự trữ, triển khai marketing, công tác kế toán, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật, và thông tin thị trường. Công ty sẽ lựa chọn những người phân phối chấp thuận những chính sách đó và có chế độ thù lao thích đáng cho những người thực hiện tốt các chính sách của mình.
Mặt khác đối với các đại lý, cửa hàng không đem lại lợi ích cho công ty, công ty sẽ xem xét ngừng sử dụng các đại lý, cửa hàng này làm kênh phân phối. Đây là điều khó tránh khỏi khi họ không thể bán các sản phẩm của công ty.
Để việc hoạt động của kênh phân phối trực tiếp cũng như hợp tác với các kênh phân phối gián tiếp được diễn ra có hiệu quả, công ty sẽ lập kế hoạch phân phối bằng cách xây dựng một hệ thống marketing có kế hoạch được quản trị theo đúng chức năng và kết hợp được những nhu cầu của công ty và kênh phân phối. LSF sẽ lập ra một bộ phận hoạch định quan hệ với trung gian phân phối nhằm xác định các nhu cầu của người phân
phối và xây dựng những chương trình bán hàng để giúp những người phân phối hoạt động ở mức tốt nhất. Bộ phận này và những người phân phối cùng nhau dự kiến các chỉ tiêu bán hàng, mức dự trữ, các mặt hàng và kế hoạch trưng bày hàng, các yêu cầu trong việc huấn luyện bán hàng, các kế hoạch quảng cáo và khuyến mãi.