Nguyễn Thị Châu Hà Khoa tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ TÓM TẮT Nhu cầu giao tiếp của sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên Tiếng Anh Thương Mại TATM tại trường
Trang 1NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN
TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI NĂM II: NHU CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ
IMPROVING COMMUNICATIVE SKILLS FOR THE SECOND-YEAR STUDENTS OF BUSINESS ENGLISH:
STUDENTS‟ COMMUNICATIVE NEEDS AND PROPOSALS
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Báu
Lớp: 08CNATM03, khoa Tiếng Anh Chuyên Ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ
GVHD: ThS Nguyễn Thị Châu Hà
Khoa tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ
TÓM TẮT
Nhu cầu giao tiếp của sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên Tiếng Anh Thương Mại (TATM) tại trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng nói riêng là rất lớn.Trong khi đó các hoạt động dạy và học ở trường lại chưa đáp ứng đủ các điều kiện giúp sinh viên TATM phát triển những kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai Do đó, bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc phản ánh nhu cầu giao tiếp thực tế của sinh viên TATM khoa Tiếng Anh Chuyên Ngành, đề ra phương thức để tổ chức những hoạt động nâng cao năng lực giao tiếp hiệu quả bằng hoạt động ngoại khoá, đồng thời nêu lên những kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho sinh viên TATM có một môi trường học tâp ngoại ngữ tốt hơn tại trường Đại học Ngoại Ngữ, Đà Nẵng
ABTRACT
It is widely recognized that learners’ communication needs are in great demand especially
to students of business English (SBE) at the department of ESP, College of Foreign Languages, the University of Da Nang However, teaching and learning activities within language classes are not satisfactory enough to help SBE develop their necessary language skills for their future job in the international business world The aim of this paper is to focus on the analysis of students’ communicative needs, from that some extracurricular communicative activities are suggested to provide more real communicative opportunities for SBE and help them have more chance to acquire the language better with their own learning strategies outside classroom Moreover, some proposals are made to build confidence for learners in English learning as well as to improve their communicative competence in business contexts
1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, một trong ba yêu cầu tuyển dụng được ưu tiên hàng đầu cho các ứng cử viên đó là kỹ năng giao tiếp thành thạo ngoaị ngữ Thực vậy, giao tiếp là vấn đề sống còn của tất cả mọi người đặc biệt là sinh viên ngoại ngữ Nhưng đáng buồn thay, theo Việt báo chỉ ra có 40% sinh viên „câm‟ và 50% „điếc‟, sau bốn năm đại học nhiều bạn sinh viên thậm chí không thể giao tiếp một cách trôi chảy và thành công Cũng theo cùng nguồn báo, các chuyên gia thường chỉ ra rằng thách thức chính của một sinh viên mới ra trường là không có kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong môi trường tiếng nước ngoài; họ thiếu năng lực giao tiếp do thiếu những hoạt động giao tiếp thực tế ngay lúc còn ngồi trên giảng đường, từ
đó khả năng phản xạ của họ trong môi trường thực gần như bị hạn chế Trong khi đó, sinh viên TATM được xem là chiếc cầu nối của những doanh nghiệp trong và ngoài nước Tuy
Trang 2nhiên, những “hạt giống tương lai” ấy có đang được đào tạo trong một môi trường ngôn ngữ tích cực, năng động và hiệu quả hay chưa thì còn đang là một vấn đề cần xem xét, đó cũng là khúc mắc khiến cho một sinh viên TATM năm II như tôi luôn trăn trở Đi tìm lời giải đáp cho vấn đề ấy là động lực khiến tôi thực hiện bài nghiên cứu này
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trước hết, đề tài tập trung phân tích nhu cầu học giao tiếp qua tình huống thực của sinh viên TATM năm II khoa Tiếng Anh Chuyên Ngành, từ đó đề ra phương thức giao tiếp hiệu quả- cụ thể là vai trò của hoạt động ngoại khoá Đồng thời thông qua các hoạt động này, sinh viên có thể hình thành nên những chiến lược giao tiếp hữu hiệu cho riêng mình
Đề tài cũng nêu ra những khuyến nghị trực tiếp đến cho người học và nhà trường nhằm tạo điều kiện cho sinh viên TATM hình thành năng lực giao tiếp thực tế giúp ích cho công việc sau này khi ra trường
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên TATM năm II – Đại học Ngoại Ngữ, Đà Nẵng
2 Nội dung
2.1 Khái niệm phân tích nhu cầu người học và vai trò của việc phân tích nhu cầu người học trong việc học TATM - Tiếng Anh Chuyên Ngành
2.1.1 Khái niệm:
Phân tích nhu cầu người học có được hiểu là quy trình thu thập và xử lý thông tin
về nhu cầu người học hay theo Brown (1995:35) là những hoạt động liên quan đến việc thu thập thông tin phục vụ cho việc phát triển chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu học một nhóm người cụ thể Về căn bản, phân tích nhu cầu liên quan đến việc tìm hiểu xem người học đã biết gì và cần cái gì
2.1.2 Vai trò
Theo tác giả Trịnh Thị Nha Trang (2006) thì một chương trình Tiếng Anh chuyên Ngành phải được thiết kế dựa trên những đặc điểm riêng biệt của từng nhóm người học, được tìm hiểu thông qua nhu cầu người học, phân tích nhu cầu người học là khởi đầu để thiết kế chương trình Tiếng Anh Chuyên Ngành Theo Richard (2001:53) mục đích phân tích nhu cầu người học là giúp quyết định xem khoá học hiện có, có thực sự thoả mãn nhu cầu người học hay không, phát hiện những vấn đề cụ thể mà người học đang phải đối mặt
và điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu người học
2.2 Một số quan điểm về việc dạy kỹ năng giao tiếp và hoạt động giao tiếp
Có nhiều quan điểm trong việc dạy học theo đường hướng giao tiếp (Commnunicative Language Teaching) Trong đó vai trò của người học được khẳng định
rõ ràng Theo Littlewood (1981) vai trò của người học không những tiếp nhận ngôn ngữ
mà còn chủ động tích cực trong việc học ngôn ngữ Chính vì vậy, tổ chức những hoạt ngoại khoá thực sự cần thiết trong việc giảng dạy ngôn ngữ thành công Thực vậy, theo
Harmer (1983) thì communication outputs ám chỉ đến những hoạt động mà người học sử
dụng ngôn ngữ làm một phương tiện giao tiếp và mục đích chính của người học là hoàn
Trang 3Những tình huống giao tiếp cụ thể; Roleplay; Làm việc theo nhóm; Questionaires; Bài viết phản hồi từ sinh viên và nhân xét của giáo viên về hoạt động được tổ chức
Tiếp cận vấn đề theo một hướng khác, thì tác giả Savignon (2001) đã đề cập trong lý
thuyết dạy giao tiếp về 4 yếu tố cấu thành nên năng lực giao tiếp: năng lực về ngôn ngữ (Grammatical Competence), năng lực về văn hoá và xã hội (Sociocultural Competence), năng lực về ngôn bản (Discourse Competence) và năng lực về chiến lược giao tiếp (Strategic Competence) Trong đó tác giả nhấn mạnh vào vai trò của các chiến lược giao tiếp hay năng lực giao tiếp “Strategic Competence” trong việc học ngoại ngữ Nó cần thiết ngay từ lúc ban đầu học ngoại ngữ và là một trong thành phần cấu tạo nên một nền tảng cần thiết để xây dựng năng lực giao tiếp cùng với những năng lực khác Theo Savignon, việc đề xuất các hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm để tạo ra môi trường học ngôn ngữ đa dạng sẽ giúp cho người học có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình học, từ đó xây dựng động cơ học tích cực, chủ động, tạo niềm tin và hứng thú cho bản thân trong việc học giao tiếp Nói một cách khác, thông qua thực hành và kinh nghiệm trong những những ngữ cảnh và sự kiện xã hội thực tế (social interaction activities), người học dần dần mở rộng năng lực giao tiếp của họ
Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên TATM năm II có những nhu cầu gì trong việc học TATM?
- Sinh viên cảm thấy như thế nào về những hoạt động ngoại khoá giúp họ nâng cao năng lực giao tiếp? Hiệu quả của các biện pháp này được đánh giá ra sao?
- Những kiến nghị giúp tạo ra một môi trường học TATM tốt hơn tại trường?
2.3 Phương pháp nghiên cứu : định tính và định lượng
2.3.1 Cách thức tiến hành:
- Tổ chức một chuyến đi thực nghiệm đến một địa điểm xác định (Hội An) để tiến hành những hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao năng lực giao tiếp
Hoạt động tiến hành:
1 Questionaire #1 (Student Needs): Được phát cho sinh viên trước khi khởi hành chuyến
đi để khảo sát về nhu cầu học giao tiếp của sinh viên TATM tại trường (3 hoặc 4 tuần trước chuyến đi)
2 Roleplay: Các sinh viên được chia thành nhóm gồm 4 người Mỗi nhóm có người đóng
vai tourist guide và những thành viên còn lại đóng vai du khách tham quan Đồng thời mỗi nhóm được phân chủ đề để hướng dẫn tại mỗi điểm đến (tourist attractions), những người còn lại được yêu cầu chuẩn bị câu hỏi cho người hướng dẫn viên
3 Face to face conversation : Toàn thể sinh viên được chia ra thành từng nhóm 2 người
tản ra trong phố cổ để gặp gỡ nói chuyện và giao lưu với người nước ngoài Đó là cơ hội được giao lưu trực tiếp với du khách nước ngoài đến từ các quốc gia khác nhau đặc biệt những du khách đến từ quốc gia sử dụng ngôn ngữ mục tiêu Trước cuộc hành trình mỗi sinh viên được phát cho những chủ đề nên nói và không nên nói trong cuộc hội thoại với những du khách cũng như những bí quyết giúp thành công trong giao tiếp với họ
4 Reflective journals: Hoạt động cuối cùng sau khi đi thực nghiệm, sinh viên được yêu
cầu viết về cảm nghĩ bản thân cũng như những khó khăn thách thức mà họ gặp phải trong
Trang 4quá trình giao tiếp, đồng thời đưa ra những kiến nghị cũng như mong đợi của họ cho những hoạt động về sau
5 Questionaire #2: Được phát sau chuyến đi để đánh giá về hiệu quả của các hoạt động
ngoại khóa đối với việc nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên TATM, trường ĐHNN,
ĐHĐN
3 Kết quả và phân tích
Tổng số sinh viên tham gia: 20 sinh viên - lớp 08CNATM03 trường Đại Học Ngoại Ngữ -TP Đà Nẵng
3.1 Nhu cầu chung của sinh viên Tiếng Anh Chuyên Ngành
Từ kết quả có được từ bảng Questionaire#1 ta thấy có đến 73% sinh viên đồng ý
rằng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải trong quá trình học giao tiếp là thiếu kỹ năng giao
tiếp.Bên cạnh đó, 61.5% đồng ý rằng những hoạt động giảng dạy ở trường không cung cấp nhiều những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết và hữu ích cho nghề nghiệp tương lai của họ Có đến 97.5% số lượng sinh viên thừa nhận ít tham gia những hoạt động giao tiếp thực tế bên ngoài lớp học Trong khi đó có đến 84% số lượng sinh viên có mong muốn trở thành những người sử dụng ngôn ngữ thành thạo trong môi trường làm việc Qua đó ta có thể thấy rằng nhu cầu muốn hoàn thiện năng lực giao tiếp của sinh viên là rất lớn nhưng môi trường học tại trường là chưa đáp ứng đủ
3.2 Hoạt động ngoại khoá và những chuyến đi thực nghiệm trong việc học giao tiếp đối với sinh viên
Từ kết quả có được từ bảng Questionaire#2 cho thấy có 87% đồng ý rằng họ thực
sự thỏa mãn sau chuyến đi thực nghiệm vì hầu hết thừa nhận rằng sau chuyến đi đầy bổ ích
đó, không những kỹ năng giao tiếp của sinh viên được cải thiện mà vốn sống của họ cũng tăng Các địa điểm được chọn đều là những di sản văn hoá cho nên trong quá trình chuẩn
bị cho phần thuyết trình vô tình vốn kiến thức lịch sử của họ từ đó cũng được mở rộng Hơn thế nữa, họ cảm thấy thích thú khi được áp dụng những điều được truyền đạt trên lớp
từ thầy cô vào hiện thực cuộc sống và đó cũng là một cách để thư giản sau quá trình học tập đầy căng thẳng
Thêm vào đó, các sinh viên nghĩ rằng những hoạt động này thực sự hữu ích giúp họ
mở rộng kiến thức nghề nghiệp; trong đó 52.2% đồng ý là kỹ năng nói và nghe là những mặt họ có thể nhận thấy sự cải thiện rõ rệt nhất Trước đây việc nghe và nói luôn là nỗi ám ảnh của sinh viên, phần do tâm lý e ngại của các bạn trong quá trình giao tiếp và thiếu tương tác xã hội thực tế nên những kỹ năng trên của các bạn thường bị hạn chế Tuy nhiên, sau chuyến đi các bạn đều hào hứng với kết quả mà họ đạt được, các bạn phần nào đã cảm thấy tự tin hơn trong quá trình tương tác với đối tác của mình và cũng từ đó các chiến lược giao tiếp đã được hình thành rõ rệt Chẳng hạn bước đầu các bạn đã biết thế nào là cách
mở thoại trong giao tiếp, những chủ đề nào nên được áp dụng và không nên được áp dụng khi tiếp chuyện với các du khách đến từ những nền văn hóa khác Ngoài ra các bạn cũng biết chỉ nên đề cập những chủ đề chung chung khi mới tiếp xúc với người nước ngoài lần đầu tiên, có thể là thời tiết, sở thích, văn hoá, quê hương, môi trường và thể thao…Các sinh
Trang 5cách tiếp cân riêng Ví dụ với người Mỹ, Anh hỏi về những điều riêng tư như tuổi tác, tiền lương, vấn đề chính trị là điều cấm kỵ; ngược lại với người Úc thì có thể thảo luận bất cứ điều gì mà bạn quan tâm nhưng phải làm cho cuộc hội thoại mình thú vị đủ để lôi cuốn họ
Kết quả thu được từ chuyến đi thực sự vượt quá mong đợi khi có đến 100% sinh viên cảm thấy thích thú với tất cả những hoạt động được tổ chức Tất cả họ đồng ý rằng mỗi hoạt động giúp họ phát triển những mặt ngôn ngữ chuyên biệt như làm một hướng dẫn viên du lịch giúp họ tự tin hơn khi nói và khả năng phản xạ tăng lên khi đối mặt với những câu hỏi bất ngờ từ du khách của mình, thông qua các hoạt động đó thì kỹ năng làm việc nhóm và cặp (teamwork and pairwork) của họ cũng được nâng cao, các bạn đã biết cách phối hợp với nhau như thế nào để đạt được mục tiêu chung Trên hết, thông qua hoạt động đối thoại trực tiếp với du khách, khả năng tương tác với người nước ngoài bằng ngoại ngữ của các sinh viên được cải thiện đáng kể, các bạn vận dụng một cách thành công cách thức giải quyết những vấn đề nảy sinh trong giao tiếp như việc cố gắng giải thích cho đối tác hiểu được những ý tưởng của mình có thể bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ (body language) Mỗi hoạt động đều đem đến cho các bạn những trải nghiệm thú vị
Tuy nhiên, thiếu chiến lược giao tiếp trong một số trường hợp chuyên biệt vẫn là trở ngại lớn nhất đối với họ trong quá trình giao tiếp với đối tác Ví dụ trong quá trình tương tác, các bạn đã gặp một số trường hợp hiểu lầm về mặt ý tưởng (communication breakdowns), đa số sinh viên thường tỏ ra lúng túng, một số bạn chỉ cười, số khác lắc đầu,
có một vài bạn cố gắng giải thích nhưng không thành công Hay một số trường hợp mặc dù ngôn ngữ được yêu cầu là tiếng Anh nhưng các bạn lại sử dụng tiếng Việt để làm rõ ý mình Những trở ngại trên đây cho thấy người học cần phải được trang bị thêm những chiến lược để chỉnh sửa hiểu lầm trong giao tiếp (negotiations of meaning) và cần được rèn luyện nhiều hơn trong quá trình đào tạo tại trường Qua đó ta có thể nhận thấy rằng những hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng trong việc dạy giao tiếp đối với sinh viên TATM
4 Khuyến nghị
4.1 Về phía sinh viên
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá để nâng cao năng lực giao tiếp, ví dụ tích
cực tham gia những chuyến đi thực nghiệm do trường lớp tổ chức, các hoạt động xã hội nếu có cơ hội
- Không ngừng chủ động tìm kiếm cơ hội để rèn luyện bản thân như luôn chủ động tham gia các câu lạc bộ liên quan đến ngành học hoặc giao lưu với người nước ngoài để có cơ hội thực hành vốn kiến thức mình đã học tại trường, hay là chủ động trong việc tìm gặp giáo viên khi cần đến sự hướng dẫn để nâng cao năng lực bản thân, không ngừng ngại trao đổi xin góp ý của giáo viên để hoàn thiện khả năng của mình
- Luôn có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức để thực hành bất cứ khi nào có thể
- Sẵn sàng có những khuyến nghị trực tiếp đến nhà trường nếu có những khúc mắc cần giải quyết để từ đó tìm ra hướng giài quyết cho vấn đề nan giải trong quá trình đào tạo ngôn ngữ tại trường
Trang 64.2 Về phía nhà trường
- Nhà trường phải quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của sinh viên TATM, thuộc khoa Anh Chuyên Ngành, trường ĐHNN, ĐHĐN có thể là tổ chức những cuộc giao lưu định kỳ giữa khoa và sinh viên để tìm hiểu thêm những nhu cầu bức thiết của sinh viên cũng như những bức xúc của họ trong quá trình học tập tại trường
- Tổ chức nhiều và thường xuyên hơn các hoạt động ngoại khoá tương tự giúp sinh viên phát triển kỹ năng của mình
- Có những hỗ trợ tài chính nhằm tạo điều kiện cho tất cả sinh viên có cùng cơ hội tham gia đặc biệt là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
- Phổ cập rộng rãi về những hoạt động ngoại khoá để thu hút nhiều sinh viên hơn nữa tham gia
-Có những thông báo cụ thể về những cuộc giao lưu văn hoá quốc tế để sinh viên có cơ hội giao lưu với sinh viên nuớc ngoài
5 Kết luận
Kỹ năng giao tiếp (communicative skills) cũng như sử dụng các chiến lược giao tiếp là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng của sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên TATM năm II nói riêng Có thể nói rằng nhu cầu học của sinh viên TATM là rất lớn, trong khi đó các hoạt động dạy TATM trong trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu đó, cũng như chưa mang đến cơ hội thực hành cho sinh viên TATM Để có được những kết quả như đã nói trên thì đòi hỏi có sự nổ lực từ hai phía nhà trường cũng như là sinh viên TATM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Brown, D.J (1995) The element of language curriculum Heinle & Heinle Publishers [2] Harmer, J.(1983), The practice of English language teaching New York: Longman [3] Littlewood, W (1983) Communicative Language Teaching: An Introduction
Cambrige University Press
[4] Richards, J.C (2001) Curriculum development in language teaching OUP
[5] Savignon, Sandra J (ed.) (2002) Interpreting Communicative Language Teaching:
Contexts and concerns in teacher education New Haven: Yale University Press
[6] Trịnh Thị Nha Trang (2006), Phân tích nhu cầu người học trong thiết kế chương trình
tiếng Anh Chuyên Ngành Tạp chí khoa học ngoại ngữ- Trường Đại Học Ngoại Ngữ
Hà Nội, số 9
[7] http://vietbao.vn/giaoduc/svchuyenngu-cam-50va-diec-40/70065100/202/.(T7, 14 thang 10/2006, 10:53 GMT+7)