Sau khi gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới – WTO, nhiều nhà đầu tư, trong đó gồm rất nhiều các doanh nghiệp lớn đã có những hành động để thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Thị trường trở nên sôi động, hàng hóa ngày càng đa dạng, với mỗi nhu cầu, khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn.Điều này tất yếu dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà cung cấp. Từ đó các doanh nghiệp phải nỗ lực tối đa để tăng sức cạnh tranh thông qua việc định hướng, phát triển chiến lược dài hạn, nâng cấp bộ máy quản trị và việc tiêu thụ hàng hóa trở thành yếu tố then chốt để tạo đột biến trên thị trường.Vai trò của hoạt động quản trị bán hàng được ưu tiên hơn bao giờ hết. Với việc thực hiện tốt hoạt động này, doanh nghiệp sẽ có khả năng hoạch định chiến lược, thực hiện các công việc kinh doanh đạt kết quả cao, cụ thể là tổ chức bộ máy bán hàng hiệu quả, có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, tối ưu hóa chi phí, lợi nhuận…
Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA MỤC LỤC Đỗ Văn Quân 1 Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Đỗ Văn Quân 2 Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA LỜI NÓI ĐẦU Sau khi gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới – WTO, nhiều nhà đầu tư, trong đó gồm rất nhiều các doanh nghiệp lớn đã có những hành động để thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Thị trường trở nên sôi động, hàng hóa ngày càng đa dạng, với mỗi nhu cầu, khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn.Điều này tất yếu dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà cung cấp. Từ đó các doanh nghiệp phải nỗ lực tối đa để tăng sức cạnh tranh thông qua việc định hướng, phát triển chiến lược dài hạn, nâng cấp bộ máy quản trị và việc tiêu thụ hàng hóa trở thành yếu tố then chốt để tạo đột biến trên thị trường. Vai trò của hoạt động quản trị bán hàng được ưu tiên hơn bao giờ hết. Với việc thực hiện tốt hoạt động này, doanh nghiệp sẽ có khả năng hoạch định chiến lược, thực hiện các công việc kinh doanh đạt kết quả cao, cụ thể là tổ chức bộ máy bán hàng hiệu quả, có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, tối ưu hóa chi phí, lợi nhuận… Nằm trong giai đoạn này, lại là một doanh nghiệp vẫn còn nhiều biến động, công ty cổ phẩn SMC Hà Nội đã không ngừng thay đổi để đi lên và gặt hái được nhiều thành tích đáng khích lệ góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại SMC trong xu thế hiện nay. Trong quá trình thực tập và làm việc tại công ty SMC Hà Nội, em đã được tìm hiểu, quan sát những vấn đề về hoạt động sản xuất, hoạt động thương mại cũng như những thách thức mà công ty phải đối mặt trong công tác quản trị bán hàng. Dựa trên những gì đã được học tại khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học kinh tế quốc dân, với mong muốn được góp thêm những ý kiến của mình để giúp Công ty ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa, em xin phép lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Công ty cổ phẩn SMC Hà Nội” cho bài luận văn của mình. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần SMC Hà Nội Đỗ Văn Quân 3 Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA Chương 2: Thực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần SMC Hà Nội Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần SMC Hà Nội. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như kỹ năng nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô giáo và các anh chị trong công ty để em hoàn thiện đề tài. Đỗ Văn Quân 4 Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SMC HÀ NỘI 1.1 Giới thiệu chung về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần SMC Hà Nội Tên viết tắt: SMCHN Tên giao dịch: Công ty cổ phần SMC Hà Nội Địa chỉ công ty: Lô số 47, Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội. SĐT: 04-35251523 Fax : 04 35251526 Website: www.smc.vn Các ngành nghề kinh doanh: • Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thép xây dựng: CT2, CT3,TQ, xà gồ, thép cuộn… • Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thép lá: thép cán nóng, cán nguội, mạ kẽm, mạ màu, thép không gỉ. • Gia công cắt xẻ thép thành nhiều loại theo yêu cầu khách hàng. 1.2 Quá trình hình thành, phát triển Để có được thành tựu như bây giờ, ít ai biết được con đường phát triển của doanh nghiệp là cả một chặng đường lịch sử với nhiều biến động. Công ty cổ phần SMC Hà Nội, tiền thân là Công ty cổ phần Hải Việt, được thành lập ngày 28 tháng 2 năm 2008 do Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc cấp với diện tích hơn 10ha tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc với số vốn đầu tư trên 30 tỉ đồng. Trong 3 năm đầu tiên Công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến, phân phối thủy hải sản tại thị trường Hà Nội và một số vùng lân cận ở Miền Bắc. Sản phẩm của công ty nhanh chóng thâm nhập vào thị trường trong thời gian ngắn. Tuy nhiên công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn ở giai đoạn này dưới tác động của nền kinh tế, sản lượng tiêu thụ chỉ tăng mạnh trong năm đầu và có xu hướng không biến động trong những năm tiếp theo. Tháng 2 năm 2011, sau khi huyện Mê Linh được sáp nhập vào Hà Nội, đại diện công ty nộp đơn lên Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội yêu cầu thay đổi một số nội dung về đăng ký kinh doanh. Theo đó, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần SMC Hà Nội và là thành viên của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Đỗ Văn Quân 5 Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA SMC với tổng vốn đầu tư hơn 32 tỉ đồng. Ngành nghề kinh doanh của công ty được chuyển sang buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng, bán buôn kim loại và quặng kim loại, sản xuất gang, thép cùng các cấu kiện kim loại khác. Từ năm 2012 đến nay, công ty hoàn thành việc lắp đặt rất nhiều máy móc tiên tiến, hiện đại trong đó phải kể đến hệ thống Coil-center từ Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại SMC, nhờ vậy lĩnh vực kinh doanh được hoàn thiện trong việc sản xuất, gia công các mặt hàng thép xây dựng, thép lá. Khả năng đáp ứng đơn hàng gia tăng đáng kể góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn công ty. Không những vậy, công ty đang ngày càng hoàn thiện việc xây dựng thương hiệu SMC uy tín trên thị trường phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Ngoài việc củng cố, cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh thì công y luôn luôn chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực – nhân tố quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh, vị thế của công ty trên thị trường. Trải qua nhiều thời khắc khó khăn nhưng nhờ sự năng động của bộ máy quản lý, cùng sự cố gắng, đồng lòng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty, công ty đang không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. 1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 1.3.1Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần SMC Hà Nội Công ty cổ phần SMC Hà Nội tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng. Công ty được thiết lập trực tuyến từ trên xuống dưới, các mối quan hệ chức năng và quan hệ phối hợp giữa các phòng ban cho toàn hệ thống. Bộ máy tổ chức quản lý được xây dựng khoa học phù hợp với đặc thù kinh tế kỹ thuật của công ty, đồng thời có sự linh hoạt trong việc tách rời, xác nhập trong từng thời kỳ phù hợp với yêu cầu đặt ra Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần SMC Hà Nội Đỗ Văn Quân 6 Đại Hội Đồng Cổ Đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA Nguồn: phòng hành chính-nhân sự 1.3.2Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau: - Thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ. - Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị. - Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần. - Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị. Đỗ Văn Quân 7 Phòn gkinh doanh Phòng sản xuất Phòng hành chính- nhân sự Phòng tài chính- kế toán Phân xưởng Tổ đội cẩu hàng Tổ đội chặt tấm Tổ đội xẻ băng Tổ đội đóng gói Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA - Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; phê chuẩn việc Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc. - Các quyền khác được quy định tại Điều lệ. Ban kiểm soát Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản lý và điều hành của Công ty. Hoạt động của Ban kiểm soát phải đảm bảo khách quan, trung thực, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ chính sách nhà nước, Điều lệ, quy chế của Công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. - Ban kiểm soát có nhiệm vụ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoặt động của Công ty. - Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến vấn đề quản lý điều hành hoạt động của Công ty theo đúng thẩm quyền; - Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị và người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông; - Báo cáo Đại hội đồng cổ đông chính xác trung thực hợp pháp của việc ghi chép lưu trữ chứng từ và lập hồ sơ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác của Công ty - Kiến nghị biện pháp bổ sung sửa đổi cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty; - Ban kiểm soát và tất cả các cán bộ liên quan có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích các chứng từ, tài liệu khi kiểm tra, giám sát. Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế bảo mật, không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi Đỗ Văn Quân 8 Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA chưa được Hội đồng quản trị cho phép. Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Trưởng ban kiểm soát nếu có ý bỏ qua hoặc bao che những hành vi, vi phạm về nghị quyết, quyết định, quy chế của Công ty và các vi phạm khác - Ban kiểm soát làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ trách nhiệm của từng thành viên Ban kiểm soát. Trưởng ban kiểm soát trực tiếp chủ trì kiểm tra những vụ việc phức tạp và có trách nhiệm tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để thực hiện các nhiệm vụ được Hội đồng quản trị giao, mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao trước Trưởng ban và Hội đồng quản trị Công ty Hội đồng quản trị Hội đồng Quản trị họp thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển của nhóm công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách chi trả cổ tức và các vấn đề doanh nghiệp quan trọng khác.Hội đồng Quản trị tổ chức họp định kì hàng quý nhằm đánh giá kết quả hoạt động từng quý của nhóm công ty và thảo luận những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Quản trị. Ban Giám đốc : Gồm 1 Giám đốc công ty và 1 phó giám đốc Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất của đơn vị, là người quản lý chung, đề ra các phương hướng sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định một cách đúng đắn, linh hoạt, kịp thời để nhằm đạt được hiệu suất cao nhất trong sản xuất kinh doanh. Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm hoàn toàn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty. Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc hoàn thành công việc được giao, chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc thực hiện. Khi giám đốc đi công tác, được ủy quyền thay giám đốc để điều hành các phòng ban của công ty. Thêm vào đó, phó giám đốc còn đóng vai trò tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý hàng chính, nhân sự, bố trí công việc cho người lao động. Phòng hành chính, nhân sư Là phòng chuyên môn, tham mưu cho giám đốc về công tác: tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng lực lượng cán bộ công nhân viên, thực hiện các chế độ chính Đỗ Văn Quân 9 Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA sách đối với người lao động, công tác định mức trả lương sản phẩm. Công tác lễ tân tiếp khách. Đảm bảo các công việc về hành chính quản trị, bảo vệ và y tế cơ quan Thực hiện các nhiệm vụ lien quan đến các chức năng của phòng như soạn thảo và trình bày các văn bản, quy trình nghiệp vụ và sổ tay nghiệp vụ lien quan đến nghiệp vụ của phòng. Xây dựng kế hoạch phát triển nghiệp vụ của phòng. Phối hợp, hướng dẫn các phòng chức năng của công ty, thực hiện các công việc trong phạm vi chức năng phòng. Xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo trong toàn công ty.Lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của công ty. Phòng tài chính kế toán Thực hiện các chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán, các chính sách về quản lý tài chính. Lập kế hoạch cân đối tài chính, tính toán hiệu quảhoạt động kinh doanh., tổ chức hạch toán kế toán, thu thập phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của phòng là soạn thảo và ban hàng các văn bản, quy trình nghiệp vụ và sổ tay nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ của phòng. Tổ chức hạch toán kế toán, thu thập phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Tổ chức đánh giá lập báo cáo kết quả triển khai các nhiệm vụ của phòng định kỳ.Lưu trữ và quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của phòng. Phòng sản xuất Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất tại các phân xưởng. Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty bảo đảm kỹ thuật đầu ra. Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, để xuất sản phẩm không phù hợp, tiến hàng tổng kết, đánh giá chất lượng hàng tháng, tím ra nguyên nhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục. Phòng kinh doanh Là bộ phận có vai trò quan trọng trong công ty.Đảm bảo đầu vào và đầu ra cho Công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường.Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng. Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện của phòng sản xuất và phân xưởng đảm bảo đúng thời hạn với khách hàng và kịp thời đưa ra các phương án sản xuất hiệu quả Đỗ Văn Quân 10 [...]... QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY SMC HÀ NỘI 2.1 Quy trình bán hàng tại công ty 2.1.1 Sơ đồ quy trình bán hàng Sơ đồ2.1 : Quy trình bán hàng với các mặt hàng thép lá tại công ty Tìm hiểu thông tin khách hàng Tiếp xúc đàm phán, ký kết hợp đồng Đề xuất hạn mức dư nợ Thực hiện quá trình bán hàng Phê duyệt hạn mức dư nợ Thực hiện các nghiệp vụ chứng từ Theo dõi công nợ Đánh giá và đề xuất phương thức bán hàng. .. khách hàng - Bộ phận kế toán lưu lại các hồ sơ sau : + Phiếu đề nghị bán hàng (2 liên) 2.1.3 Thực trạng thực hiện quy trình bán hàng tại công ty Nhìn chung, công tác tổ chức bán hàng theo quy trình tại công ty diễn ra một cách nghiêm túc, tuân thủ theo quy định Bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều vướng mắc Nhân viên trong công ty chưa thực sự quan tâm về công tác kiểm tra, đánh giá quy trình bán hàng .Công ty. .. 2.2 Công tác quản trị hoạt động bán hàng của công ty 2.2.1 Công tác quản trị các quá trình công nghệ bán hàng tại công ty • Công tác nghiên cứu thị trường Với quá trình hình thành và phát triển như đã được trình bày ở chương 1, công ty đang có những chuyển đổi trong ngành nghề kinh doanh, bởi vậy, công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều khó khăn, tuy nhiên vì đã được thành lập được nhiều năm nên vấn... hạn chế 2.2.2 Công tác xây dựng và tổ chức lực lượng bán hàng 2.2.2.1 Xây dựng lực lượng bán hàng Cơ cấu lực lượng bán hàng • Bảng2.5: Cơ cấu lực lượng bán hàng tại công ty SMC giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: Người Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2013 so với 2011 1.Tổng số lao động bán hàng -Nhân viên bán hàng 5 8 8 4 7 7 3 75 -Nhân viên quản lý 1 1 1 0 0 -Nam 3 5 5 2 67 -Nữ 1 2 2 1 50 -Đại... Mặt khác, Công ty tiếp tục tiến hành việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới, tiến hành tổ chức quản lý lực lượng đạt hiệu quả cao nhất, đưa Công ty ngày càng phát triển • Xác định quy mô lực lượng bán Tổng số lao động bán hàng là 8 trong khi đó 7 người là nhân viên bán hàng Công ty sử dụng lực lượng bán hàng từ đội ngũ có sẵn của mình và hoạt động với quy mô nhỏ Do vẫn áp dụng công nghệ bán hàng theo... thức bán lẻ là chủ yếu nên lực lượng bán hàng đang gặp nhiều trở ngại trong việc mở rộng thị phần • Quy hoạch lực lượng bán hàng Có 3 cách để quy hoạch lực lượng bán hàng là: - Phân bổ lực lượng bán theo khu vực thị trường mà Công ty tiếp cận - Quy hoạch lực lượng bán hàng theo kế hoạch - Quy hoạch lực lượng bán hàng hỗn hợp Do nhu cầu của khách hàng ngày càng cao cộng với nhiều chủng loại mặt hàng. .. phú, Công ty Cổ phần SMC Hà Nội phải quy hoạch linh hoạt đội ngũ nhân viên bán hàng có trình độ cao, chuyên môn giỏi, có kỹ thuật và nghệ thuật bán hàng để đáp ứng được hầu hết khách hàng Mục tiêu quy hoạch cụ thể của Công ty: Đỗ Văn Quân 34 Chuyên đề thực tập - GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA Đối với khách hàng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, các loại sản phẩm phải đảm bảo chất lượng và nhân viên bán hàng. .. viên bán hàng giỏi chuyên môn, nhanh nhẹn, linh hoạt, giàu sức sáng tạo và lịch sự là một vấn đề đặt ra hàng đầu đối với công ty cổ phần SMC Hà Nội nói riêng và các công ty kinh doanh khác nói chung Bởi vậy, trong tương lai công ty vẫn cần tuyển dụng thêm đội ngũ bán hàng trẻ, linh hoạt, tài năng, có năng lực bán hàng Và để làm được điều đó ngay từ trong việc xác định nhu cầu tuyển dụng, công ty cần... nhân viên bán hàng Trong trung và dài hạn, Công ty tập trung phát triển các điểm phân phối tại nhiều tỉnh thành phía Bắc Hiện nay phòng kinh doanh kết hợp với phòng sản xuất để lập kế hoạch marketing cụ thể cho từng quý • Hình thức bán hàng của công ty Bảng 2.2 : Tỷ trọng trong doanh số bán các hình thức bán hàng của công ty giai đoạn 2012-2013 Đơn vị: triệu đồng ST T Hình thức bán hàng 1 Bán lẻ Năm... Trong ngắn hạn, công ty đi sâu vào các mặt hàng kinh doanh và giá cả của chúng, việc xác định giá dựa trên giá thành sản xuất và chi phí bán hàng Giá bán = giá thành sản xuất + chi phí bán hàng+ lợi nhuận kỳ vọng Đỗ Văn Quân 29 Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA Giá thành sản xuất = chi phí vật tư + năng lượng +khấu hao + chi phí sửa chữa Chi phí bán hàng = Chi phí bảo quản hàng tồn + chi . kiến của mình để giúp Công ty ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa, em xin phép lựa chọn đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Công ty cổ phẩn SMC Hà Nội cho bài luận văn. về Công ty cổ phần SMC Hà Nội Đỗ Văn Quân 3 Chuyên đề thực tập GVHD: Ths ĐẶNG THỊ KIM THOA Chương 2: Thực trạng công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần SMC Hà Nội Chương 3: Giải pháp hoàn. ty: Công ty cổ phần SMC Hà Nội Tên viết tắt: SMCHN Tên giao dịch: Công ty cổ phần SMC Hà Nội Địa chỉ công ty: Lô số 47, Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội. SĐT: