1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh

139 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---eee---NGÔ BÁ DIỄN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ PHỤC H

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-eee -NGÔ BÁ DIỄN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO

NGƯỜI TÀN TẬT TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-eee -NGÔ BÁ DIỄN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO

Trang 3

HÀ NỘI, 2014

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Bản luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành là sự nỗ lực, nhận thức

chính xác, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn)

Nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và

chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực

hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều

được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Ngô Bá Diễn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi

đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các giáo viên hướng dẫn, củacác tập thể, cá nhân, sự động viên của bạn bè và gia đình

Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Giám đốc Học viện nông nghiệpViệt Nam, Viện đào tạo Sau đại học, khoa Kinh tế & PTNT, Bộ môn Kinh tế

đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GVC.TS.Nguyễn Phúc Thọ, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốtthời gian tôi học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cácTrung tâm dạy nghề đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệukhách quan giúp tôi hoàn thành luận văn

Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôihoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Ngô Bá Diễn

Trang 6

2.1.4 Vai trò, ý nghĩa dạy nghề cho người khuyết tật 172.1.5 Nội dung dạy nghề đối với người khuyết tật 182.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật

22

2.2.1 Thực trạng công tác dạy nghề cho người khuyết tật trên thế giới 312.2.2 Kinh nghiệm dạy nghề cho người khuyết tật ở Việt Nam 34

Trang 7

2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ công tác dạy nghề cho người khuyết tật

3.2 Giới thiệu về Trung tâm dạy nghề và phục hồi chức năng cho

3.2.2 Tình hình cơ sở vật chất và nguồn lực của Trung tâm 46

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 51

4.1 Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trung tâm dạy

nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh 54

4.1.1 Khái quát tình hình đào tạo tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức

4.1.2 Chất lượng trong dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm 65

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công dạy nghề cho người khuyết tật

tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật

Trang 8

4.2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác dạy nghề cho NKT

79

4.2.3 Trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên và giáo viên của Trung tâm

874.2.4 Nhận thức của cộng đồng đối với người khuyết tật 904.2.5 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở dạy nghề 914.2.6 Sự phối hợp và hỗ trợ của chính quyền, doanh nghiệp và các tổ

chức xã hội trong công tác dạy nghề cho người khuyết tật của

4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật

tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật

4.3.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp phát triển đào tạo nghề tại Trung tâm 954.3.2 Định hướng phát triển đào tạo nghề cho NKT tại Trung tâm 1004.3.3 Các giải pháp phát triển đào tạo nghề tại Trung tâm 103

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

4.1 Thực trạng công tác dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung

4.2 Kết quả công tác dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm

dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh,

4.8 Đánh giá của Trung tâm đối với chất lượng dạy nghề 78

4.9 Ảnh hưởng của chính sách, quy định pháp luật đối với chất

4.10: Chất lượng học viên khuyết tật tại Trung tâm Dạy nghề

phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh 86

4.11: Ảnh hưởng của chất lượng giáo viên đối với chất lượng dạy nghề

4.12 Định hướng phát triển dạy nghề của Trung tâm Dạy nghề

phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh đến năm

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GVDN : Giáo viên dạy nghề

HĐND-UBND : Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dânHTX : Hợp tác xã

NKT : Người khuyết tật

TTDN : Trung tâm dạy nghề

Trang 11

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới có hơn 600 triệu người có khiếm khuyết về thể chất, cảmgiác, trí tuệ hoặc tâm thần dưới các hình thức khác nhau Con số này tươngđương với khoảng 10% dân số thế giới Quốc gia nào cũng có người khuyếttật (NKT), hơn 2/3 trong số đó sống ở các nước đang phát triển

Có thể nói mối liên hệ giữa khuyết tật, nghèo đói và tình trạng bị côlập với xã hội là không thể phủ nhận Việc từ chối các cơ hội việc làm côngbằng cho người khuyết tật chính là một trong những nguyên nhân gốc rễ dẫnđến sự nghèo đói và tình trạng bị phân biệt đối xử cho nhiều người trong sốnhững người khuyết tật Có nhiều bằng chứng cho thấy người khuyết tật dễvấp phải những bất lợi, bị đứng ngoài lề và bị phân biệt đối xử trên thịtrường lao động và cả ở những nơi khác nữa Hậu quả là tỷ lệ người khuyếttật không có việc làm cao hơn tỷ lệ những người khác Kể cả khi họ có việclàm, đó cũng thường là những việc không thuộc thị trường lao động chínhthức với đồng lương rẻ mạt và những vị trí đòi hỏi kỹ năng thấp, có ít hoặckhông có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp Người lao động khuyết tậtthường được làm việc ít hơn những người khác

Theo thống kê năm 2011, Việt Nam có khoảng 6,1 triệu người khuyếttật, tương đương 7,8% dân số Người khuyết tật ở độ tuổi lao động từ 16-55(đối với nữ) và từ 16-60 (đối với nam), chiếm khoảng 70% Đa số NKT sốngcùng gia đình và có mức sống nghèo hoặc trung bình Chính vì vậy tạo điềukiện cho người khuyết tật hoà nhập với xã hội là một trong những chính sách

mà Nhà nước và Chính phủ đang quan tâm, trong đó công tác đào tạo nghề vàtạo việc làm cho người khuyết tật cũng được Nhà nước đặc biệt chú trọng

Nhìn lại bức tranh học nghề và tạo việc làm của NKT ở Việt Nam trongnhững năm qua, chúng ta thừa nhận là đã có một bước tiến bộ hết sức tíchcực Nhận thức của xã hội về NKT đã đổi mới, không còn coi NKT là những

Trang 12

người ít có khả năng Công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT được quantâm hơn rất nhiều và có những thay đổi đáng kể.

Hiện nay, với cơ cấu ngành nghề đa dạng cùng với nhu cầu tuyển dụngngày càng lớn đã mở ra nhiều hướng tiếp cận cho người lao động Nhưng đối vớingười lao động là NKT thì việc làm vẫn đang là một vấn đề lớn chưa có lời giảihữu hiệu Đa số NKT mang mặc cảm tự ti, với chương trình đào tạo ngắn hạn(3-5 tháng) và kinh phí hạn hẹp thì chỉ đủ cho người khuyết tật tạm biết việc chứkhông thể sống bằng nghề đào tạo

Các doanh nghiệp từ chối nhận NKT vào làm ở các cơ sở của mình với lý

do vì hạn chế ngoại hình, nghe nói cũng như sự vận động đi lại của NKT Mặc

dù Đảng và Nhà nước ta đã ban hành cả một hệ thống văn bản chính sách đốivới doanh nghiệp trong việc tiếp nhận NKT vào làm việc nhưng thực tế, nhiềudoanh nghiệp còn rất thờ ơ hoặc thiếu thông tin về vấn đề này

Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tỉnh Bắc Ninhđược sự quan tâm của các cấp chính quyền đã có nhiều thành tựu trong côngtác dạy nghề cho người tàn tận, với nhiều nghề được đào tạo phù hợp vớinăng lực của người khuyết tật Tuy nhiên, trung tâm đang gặp phải những khókhăn nhất định trong vấn đề định hướng và phát triển nghề nghiệp cho NKT

Câu hỏi đặt ra là làm gì để dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết

tật hiệu quả hơn Chính vì lý do đó tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Giải

pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 13

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tậttại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninhtrong thời gian tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp nâng cao chấtlượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chứcnăng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác đào tạo, dạy nghề cho

người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tậttỉnh Bắc Ninh

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nghề cho

người khuyết tật tại Trung tâm Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng chongười tàn tật tỉnh Bắc Ninh trong 3 năm 2011-2013

- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tại Trung tâm Trung tâm

dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâmdạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh những nămqua như thế nào?

Trang 14

- Yếu tố nào tác động đến chất lượng dạy nghề người khuyết tật tạiTrung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh?

- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tậttại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninhtrong thời gian tới?

Trang 15

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm nghề

Theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định, cho đếnnay thuật ngữ “Nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.Dưới đây tôi xin đưa ra một số khái niệm

Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa như sau: Nghề là một loại hoạtđộng đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn

Khái niệm nghề được định nghĩa ở Pháp: Nghề là một loại lao động cóthói quen về kỹ năng, kỹ xảo của con người để từ đó tìm được phương tiện sống

Ở Anh, nghề được định nghĩa: Nghề là một công việc chuyên môn đòihỏi một sự đào tạo trong khoa học, nghệ thuật

Còn ở Đức, khái niệm nghề được định nghĩa: Nghề là hoạt động cầnthiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo

Một là: Nghề là hoạt động, là công việc lao động của con người được lặp

đi lặp lại

Hai là: Nghề là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.

Trang 16

Ba là: Nghề là phương tiện để sinh sống.

Bốn là: Nghề là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi

trong xã hội, đòi hỏi phải có quá trình đào tạo nhất định

Nghề biến đổi một cách mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triểnkinh tế xã hội của đất nước

2.1.1.2 Khái niệm đào tạo nghề

Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức,nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tháiđộ,…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vàođời hành nghề một cách có năng xuất và hiệu quả

Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằmthay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đápứng tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn

Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độchuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một côngviệc nhất định Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội nhữngkiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một côngviệc nào đó trong tương lai

Đào tạo nghề là những hoạt động giúp cho người học có được các kiếnthức về lý thuyết và kỹ năng thực hành một số nghề nào đó sau một thời giannhất định người học có thể đạt được một trình độ để tự hành nghề, tìm việclàm hoặc tiếp tục học tập nâng cao tay nghề theo những chuẩn mực mới

Luật dạy nghề năm 2006 định nghĩa: “Dạy nghề là hoạt động dạy vàhọc nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết chongười học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoànthành khóa học” Có thể thấy, về cơ bản khái niệm đào tạo nghề và dạy nghềkhông có sự khác biệt nhiều về nội dung

Trang 17

Đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội, trước hết là phươnghướng phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập nghềnghiệp để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

2.1.1.3 Khái niệm về người khuyết tật

a) Khái niệm

Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực

hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày1

Còn Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA

- Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa người khuyết tật là

người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến mộthay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống Cũng theo ADA những ví

dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm: khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói vànghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể

về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, cácbệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu chứng hoặckhông có triệu chứng) Có sự thống nhất tương đối về định nghĩa thế nào là

khuyết tật của hai đạo luật này

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là:

khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap) Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của

cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý Khuyết tật chỉ đến sựgiảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết Nhiều tổchức trên thế giới đã cố gắng đưa ra những định nghĩa về khuyết tật Dựa trênmột nghiên cứu về các định nghĩa khác nhau, chúng tôi nhận thấyrằng những định nghĩa này có liên quan nhiều đến lịch sử và nhận thức của xãhội, nhưng trên hết, chúng phụ thuộc nhiều hơn vào những yếu tố văn hóa

1 http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_khuy%E1%BA%BFt_t%E1%BA%ADt

Trang 18

Cân nhắc vấn đề này cũng như ghi nhận rằng các định nghĩa về khuyết tật chủyếu do các nước phát triển phương Tây đưa ra, chúng tôi thấy rằng một địnhnghĩa toàn diện về khuyết tật và cho tất cả các trường hợp là không thể tồn tại.

Đối với đa số người Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ chỉ cùng một

khái niệm.Từ năm 2009 trở về trước người ta vẫn dùng cả 2 từ trên phương tiệntruyền thông đại chúng và văn bản pháp quy Trong các pháp lệnh trước đây của

Nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng Ngày

17-6-2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho người tàn tật trong Luật Người Khuyết Tật cũng như trong các bộ luật ban hành có liên quan “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều

bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiếncho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”

b) Phân loại khuyết tật

Để dễ thống kê điều tra cơ bản, thường người ta chia khuyết tật ra 3 nhóm:1) Khuyết tật do rối loạn tâm thần, kể cả trẻ em bị chậm phát triển trí tuệ2) Khuyết tật thể chất, bao gồm:

- Khuyết tật do bệnh cơ quan vận động:

+ Spastics: liệt cứng do tổn thương não;

+ Bại liệt do tổn thương ở tuỷ;

+ Các bệnh về cơ;

+ Liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên

- Khuyết tật do các cơ quan giác quan:

+ Do các bệnh về mắt;

+ Các bệnh về cơ quan thính giác;

+ Các bệnh ảnh hưởng đến ngôn ngữ;

- Khuyết tật do bệnh các cơ quan nội tạng: là người có một hoặc nhiều

cơ quan mất chức năng ngăn cản người đó thực hiện vai trò của mình trong xãhội như:

+ Các bệnh về tim mạch;

Trang 19

+ Các bệnh sinh dục, tiết niệu ;

+ Các bệnh về nội tiết ;

3) Đa khuyết tật: là người mắc 2 khuyết tật trở lên

Các nhà khoa học trước đây đã chia thành hàng chục loại khuyết tật,nhưng hiện nay người ta thu gọn vào 6 loại khuyết tật chính sau đây:

- Khuyết tật về mặt thể lý: sự khiếm khuyết, suy yếu về mặt thể lý, hoặc

những bệnh tật mang tính vĩnh viễn làm suy yếu khả năng thể lý hay kỹ năngvận động của một người

- Khiếm thính: những người khuyết tật thuộc nhóm này là những người

yếu kém khả năng nghe nên cần phải có những dụng cụ trợ thính để giúp họnghe được tiếng nói của người khác; vì không nghe được nên khả năng nóicủa họ cũng rất yếu kém

- Khiếm thị: những người rất yếu kém khả năng nhìn, dù đã đeo kính,

khiến hạn chế hoạt động cần nhìn bằng mắt

- Khuyết tật về tinh thần (những bệnh nhân tâm thần): là người suy yếu

về cảm xúc, suy nhược tinh thần hoặc mắc bệnh tâm lý khiến cho những nhucầu của cá nhân và những nhu cầu mang tính xã hội của họ bị hạn chế

- Khuyết tật về sự phát triển trí não: những người khuyết tật dạng này

có sự suy yếu hay chậm phát triển trí não như những người bại não, độngkinh, tự kỷ, và những rối loạn tương tự khác

Phân loại theo mức độ: người khuyết tật được phân loại thành 3 nhóm:

Theo điều 3 của Luật NKT, người khuyết tật được chia theo những mức độsau đây:

- Khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự

thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

- Khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện

một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

Trang 20

- Khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định

tại điểm a và điểm b khoản này

- Khuyết tật hỗn hợp: đây là dạng khuyết tật bắt nguồn từ nhiều nguyên

nhân chưa xác định rõ ràng nhưng lại gây nên hậu quả tai hại cho con ngườinhư nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân bị virus độc huỷ hoại, do thựcphẩm, thuốc men có nhiều hoá chất độc hại tạo nên những di chứng thần kinhhoặc những khuyết tật bắt nguồn từ những nguyên nhân mà ta gọi là tâm linh

c) Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật

1) Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

- Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

- Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

- Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề,việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giaothông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khácphù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

2) Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định

d) Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật

Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về ngườikhuyết tật Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạnthương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật

Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáodục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình côngcộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chínhsách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi

Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triểnkinh tế - xã hội Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi

Trang 21

chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng Đàotạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.

Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật Tạo điều kiện để tổchức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động

Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trongviệc trợ giúp người khuyết tật

Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quyđịnh của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

2.1.2 Đặc điểm người khuyết tật

2.1.2.1 Trình độ văn hóa hạn chế

Với sự giới hạn của ở người khuyết tật về trí tuệ hoặc cơ quan thu nhậncảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp thu tri thức là khá khó khăn,khuyết tật vận động thì bị ảnh hưởng ít hơn Người khuyết tật cần một hìnhthức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của mình - điều nàyđôi khi yêu cầu đầu tư về cơ sở vật chất nhiều hơn so với giáo dục thông thường,

do đó nếu sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan giáo dục và bản thân gia đìnhkhông tốt, việc duy trì học tập tiếp lên cao hầu như là bất khả thi

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên HiệpQuốc 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đưa đếntrường Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc thì cho biết 30% số thanh niên đườngphố là trẻ khuyết tật Về trình độ học vấn nghiên cứu củaChương trình hỗ trợphát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) thực hiện năm 1998 tỉ lệ biết đọc, biếtviết ở người trưởng thành bị khuyết tật trên toàn cầu là dưới 3%, ở phụ nữkhuyết tật chỉ 1% Ở những nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh

tế (OECD), sinh viên khuyết tật có trình độ cao vẫn chưa nhiều mặc dù con sốnày đang có xu hướng tăng

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, trình độ học vấncủa người khuyết tật ở Việt Nam rất thấp 41% số người khuyết tật chỉ biết

Trang 22

đọc biết viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyênnghiệp hay chứng chỉ học nghề, và ít hơn 0.1% có bằng đại học hoặc caođẳng Nhìn chung, chỉ có khoảng 3% được đào tạo nghề chuyên môn, và chỉhơn 4% người có việc làm ổn định Hiện có hơn 40% người khuyết tật sốngdưới chuẩn nghèo

2.1.2.2 Việc làm

Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xin việc,trình độ học vấn chung của người khuyết tật thấp hơn tương đối so với cộngđồng Ngoài ra một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết tật khóthực hiện tốt được, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách tránh nhữngviệc liên quan đến hạn chế của mình, chẳng hạn khuyết tật ở chân thì khôngnên tìm những việc phải đi lại quá nhiều Một số khác thì yêu cầu ngoại hình

và sức khỏe tốt, đây cũng là những công việc mà họ khó có thể tiếp cận

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO-InternationalLabour Organization) có khoảng 386 triệu người trên thế giới trong độ tuổilao động bị khuyết tật Tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật ở một số quốcgia lên đến hơn 80% Thông thường người sử dụng lao động cho rằng ngườikhuyết tật không thể làm việc

Năm 2004, cuộc điều tra ở Hoa Kỳ cho thấy chỉ có 35% người khuyếttật trong độ tuổi lao động đang có việc làm (mặc dù con số này cũng đã khátốt so với các nước khác), trong khi đó 78% người không khuyết tật trong độtuổi lao động có việc làm Hai phần ba trong số người khuyết tật thất nghiệpnói rằng họ muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc

Nghiên cứu của Đại học Rutgers năm 2003 cho biết 1/3 số người sử dụnglao động được khảo sát cho rằng, người khuyết tật có thể không có hiệu quả thựchiện công việc theo yêu cầu nhiệm vụ Thứ hai, lý do phổ biến nhất cho việckhông thuê người khuyết tật là sự sợ hãi phải đầu tư các thiết bị tốn kém

Trang 23

2.1.2.3 Hôn nhân

Người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường, điều này cónhiều nguyên nhân Theo nguyên lý chung thì con người có xu hướng lựachọn bạn đời có bộ gien tốt, do vậy người khuyết tật thường bị cho là lựachọn "dưới tiêu chuẩn", bằng chứng là 17% người được hỏi ở Thái Bình, 16%

ở Quảng Nam - Đà Nẵng và 25% ở Đồng Nai còn có ý nghĩ rằng ngườikhuyết tật chỉ nên kết hôn với người khuyết tật - một quan điểm thể hiện

sự phân biệt đối xử hết sức rõ ràng Thứ nữa nếu một người lành lặn yêungười khuyết tật, gia đình - đặc biệt là bố mẹ của người không khuyết tậtthường phản đối vì họ sợ rằng nếu lấy con họ sẽ khổ Ngoài ra là những lo

sợ về di truyền, khả năng chăm sóc con cái yếu kém và khó khăn sau này dobệnh nặng thêm, kinh tế khó khăn, xấu hổ với xã hội Người khuyết tật cũngthường có mặc cảm mình làm khổ người yêu với suy nghĩ sai lầm kiểu như:Đáng ra anh (cô) ấy sẽ hạnh phúc hơn nếu yêu và lấy người lành lặn Dư luận

xã hội nói chung có cách nhìn phiến diện, dư luận cho rằng sẽ là đôi đũalệch nếu như một cô gái khỏe mạnh lấy một chàng trai khuyết tật (hoặc ngượclại) và nghĩ rằng họ đến với nhau vì một lý do khác chứ không phải tình yêu

Sự thực thì đúng là có những khó khăn nhất định nhưng hạnh phúc gia đìnhkhông chỉ phụ thuộc duy nhất vào việc người nào đó có khuyết tật hay không

Sự kỳ thị thậm chí được thể hiện cả trong giới tính, và như thường lệ, phụ nữvẫn là người chịu thiệt thòi nhiều hơn - cùng bị khuyết tật nhưng nam giới cókhả năng lập gia đình cao hơn nữ giới nhiều, theo một báo cáo của ViệnNghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) thực hiện thì có đến 70% người khuyếttật nam 15 tuổi trở lên ở Thái Bình kết hôn, trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ khoảng20%, tính ra mức chênh lệch là hơn 3 lần Tại Quảng Nam, Đà Nẵng cũng cómức chênh lệch về tỷ lệ người khuyết tật không kết hôn khá lớn (59% là nữ,33% là nam); Đồng Nai (nữ 66%, nam 51%) Khoảng một nửa số người khuyết

Trang 24

tật ở Thái Bình và Đồng Nai được hỏi cho rằng, họ không thể kết hôn được là

do sức khỏe Còn lại là do cộng đồng không thông cảm với tình trạng khuyếttật của họ (32 – 50%); gia đình không ủng hộ (8,2 – 21,4%) Cuộc khảo sátnhững người đã kết hôn ở Thái Bình còn cho thấy có đến 38% cho rằng khóđảm bảo được điều kiện sống cho gia đình; 30% cảm thấy nuôi con rất vất vả

và 10% sinh con bị dị tật bẩm sinh; 8% không hài lòng với đời sống tìnhdục và 5% thiếu sự thông cảm và khuyến khích từ vợ hoặc chồng Điều tracũng cho biết thêm rằng nhóm người khuyết tật do chất độc màu da cam vàbẩm sinh khó kết hôn hơn nhiều nhóm khuyết tật vì các nguyên nhân khác

2.1.2.4 Tâm lý

Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bảnthân mình so với những người bình thường khác Ở những người mà khuyếttật nhìn thấy được - chẳng hạn như khuyết chi - họ có các biểu hiện tâm lýgiống như mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder), tức là sự chútrọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn - mặc dù vậytrong tâm lý học, mặc cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người cókhiếm khuyết cơ thể nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới nhữngngười có khiếm khuyết nhỏ nhưng lại cứ cường điệu chúng lên Tiếp đến mộtảnh hưởng khác cần xét đến là ám ảnh sợ xã hội một kiểu trốn tránh và sợ hãikhi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗđông người Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhậnthấy ở nhiều người khuyết tật nỗ lực tồn tại và phát triển đặc biệt cao

2.1.3 Dạy nghề cho người khuyết tật

Dạy nghề là một nội dung quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng caochất lượng nguồn nhân lực xã hội nói chung và cũng bảo đảm yêu cầu giảiquyết việc làm cho lao động Đối với người khuyết tật, dạy nghề là tiền đề tạo

cơ hội việc làm và xúc tiến việc làm, góp phần hỗ trợ họ từng bước hoà nhập

cộng đồng Người khuyết tật đã được quan tâm ở Việt Nam, công tác dạy

Trang 25

nghề và giải quyết việc làm cho NKT được biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận

từ phát triển hạ tầng cơ sở cho đến chính sách trợ giúp đối tượng tham gia họcnghề cũng như giáo viên dạy nghề Luật Dạy nghề năm 2006 đã dành toàn bộChương VII quy định dạy nghề cho NKT, với mục tiêu giúp đối tượng cónăng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạoviệc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống Đồng thời, Nhà nướccũng khẳng định, hỗ trợ về tài chính và các chính sách ưu đãi khác đối với các

cơ sở dạy nghề cho NKT nhằm khuyến khích công tác dạy nghề cho NKT.Trong Bộ lụât Lao động, tại Điều 125 cũng nêu rõ: “Hàng năm, Nhà nướcdành một khoản ngân sách để giúp NKT phục hồi sức khoẻ, phục hồi chứcnăng lao động, học nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để họ tựtạo việc làm, ổn định đời sống”

Mục tiêu dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật: Dạy nghề cho người

tàn tật, khuyết tật nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khảnăng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn địnhđời sống và hoà nhập cộng đồng

Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật: Cơ sở dạy nghề cho

người tàn tật, khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện quy định các điều kiệnsau đây:

a) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; giáo trình, phương pháp và thờigian dạy nghề phù hợp với người tàn tật, khuyết tật;

b) Giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho ngườitàn tật, khuyết tật

Các công trình xây dựng phục vụ cho người tàn tật, khuyết tật học nghềphải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng

2.1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật

a) Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

1) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

Trang 26

2) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

3) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; 4) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, họcnghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiệngiao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụkhác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

5) Các quyền khác theo quy định của pháp luật

b) Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định

2.1.3.3 Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật

Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về ngườikhuyết tật Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạnthương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật

Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáodục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình côngcộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chínhsách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi

Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triểnkinh tế - xã hội Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồichức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng Đàotạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật

Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật Tạo điều kiện để tổchức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động

Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trongviệc trợ giúp người khuyết tật

Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quyđịnh của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

Trang 27

2.1.4 Vai trò, ý nghĩa dạy nghề cho người khuyết tật

2.1.4.1 Vai trò của đào tạo nghề cho người khuyết tật

Người khuyết tật có những mặc cảm và tự ti về bản thân trước nhữngngười khác trong xã hội chính vì vậy cần làm cho họ dần dần xóa bỏ mặc cảm

để vươn lên trong cuộc sống đó là một vấn đề cần được chú trọng tới trongcông tác quản lý và hỗ trợ cho người khuyết tật Dạy nghề cho người khuyếttật là một trong những kênh đưa người khuyết tật xóa bỏ dần mặc cảm để họ

có thể hòa đồng và thậm chí là còn được trọng dụng trong các lĩnh vực, ngànhnghề mà họ được dạy Với mục tiêu Dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tậtnhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động củamình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoànhập cộng đồng Chính vì vậy mà dạy nghề cho người khuyết tật cần đượcchú trọng và quan tâm hơn trong thời gian tới

2.1.4.2 Ý nghĩa đào tạo nghề cho người khuyết tật

a Ý nghĩa về phát triển kinh tế

Đào tạo nghề cho người khuyết tật là việc làm thiết thực góp phần giảiquyết công ăn việc làm cho số lượng người khuyết tật có khả năng vươn lênlàm việc trong cuộc sống nhưng do không có nghề Đối với những ngườikhuyết tật, người có trình độ văn hóa thấp thì học nghề là biện pháp duy nhất

để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, tay nghề cho người lao động vì họkhông thể đáp ứng được các yêu cầu của giáo dục chuyên nghiệp

Bên cạnh đó đào tạo nghề cho người khuyết tật sẽ huy động được tối đalực lượng lao động của xã hội và phát triển kinh tế - xã hội Phát triển lựclượng lao động thông qua đào tạo sẽ phát huy được năng lực, sở trường củatừng người lao động và nhờ vậy hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanhngày một nâng cao

Trang 28

Không những thế đào tạo nghề cho người khuyết tật sẽ khai thác tốt hơncác nguồn lực Đó là khai thác các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, vốn,khoa học công nghệ, làm cho kinh tế nông thôn hoạt động có hiệu quả hơn.

Đào tạo nghề cho người khuyết tật đáp ứng được những đòi hỏi về kỹnăng, công nghệ về quản lý trong thời đại bước sang nền kinh tế tri thức; đápứng được nhu cầu hội nhập được kinh tế thế giới và toàn cầu hóa nền kinh tế

và góp phần quan trọng vào qua trình tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân

b) Ý nghĩa về chính trị - xã hội

Đào tạo nghề cho người khuyết tật góp phần quan trọng vào việc thựchiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”của Đảng và Nhà nước ta Dân muốn giàu, trước hết phải có đầy đủ việc làm,sau đó là chất lượng việc làm ngày ngày một nâng cao, thu nhập của ngườilao động ngày một tăng

Đào tạo nghề cho người khuyết tật góp phần nâng cao trí tuệ, chấtlượng lực lượng lao động, làm giảm các tội phạm về tệ nạn xã hội

2.1.5 Nội dung dạy nghề đối với người khuyết tật

2.1.5.1 Hình thức đào tạo nghề

- Đào tạo nghề ngắn hạn: là một loại hình đào tạo có thời gian học tập

ngắn (dưới 12 tháng), kinh phí thấp, chú trọng nhiều đến thời gian thực hành,mục đích đào tạo nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành mộtnghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; cóđạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, cósức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năngtìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn

- Đào tạo nghề dài hạn: Thời gian đào tạo nghề dài hạn kéo dài từ 12

tháng trở lên, được thực hiện tại các trường dạy nghề, chủ yếu đào tạo các laođộng có tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành lao độngcông nghiệp

Trang 29

- Đào tạo nghề tại doanh nghiệp, làng nghề: Là các lớp dạy nghề do

doanh nghiệp, các nghệ nhân tổ chức nhằm đào tạo lao động cho riêng mìnhhoặc các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực Chủ yếu là đào tạo nghềcho người lao động mới được tuyển dụng, đào tạo lại nghề, nâng cao taynghề, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới Chương trình đào tạo gồm haiphần: lý thuyết và thực hành sản xuất, phần lý thuyết được giảng tập trungcòn phần thực hành được tiến hành trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất với

sự hướng dẫn của các kỹ sư, các nghệ nhân có tay nghề cao

- Bồi dưỡng, tập huấn: Là hình thức đào tạo có thời gian ngắn, mang

tính chất trao đổi kinh nghiệm và theo xu hướng của thị trường lao động, hìnhthức này chủ yếu nhằm nâng cao tay nghề cho những lao động đang tham giasản xuất để họ có thể tiếp xúc và tiếp thu, học hỏi những kỹ năng mới, kinhnghiệm mới

- Liên kết đào tạo: là một mô hình trong giáo dục nhằm tạo cơ hội họctập cho người học nghề thông qua sự hợp tác, liên kết tổ chức đào tạo giữacác cơ sở đào tạo khác nhau với sự chuyển giao về công nghệ, nhân lực

Việc tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho người khuyết tật nhữngnăm gần đây đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tuy nhiên kết quả thực hiện vẫncòn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi thực tế và mục tiêu Chính phủ

đề ra do có những khó khăn vướng mắc chủ yếu sau:

+ Đại bộ phận người khuyết tật có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độvăn hoá thấp nên dù có chính sách hỗ trợ nhưng nhiều người khuyết tật vẫnkhông tự đảm bảo các chi phí cần thiết cho việc học nghề, tạo việc làm

+ Người khuyết tật là đối tượng đặc thù, tuy số lượng lớn nhưng cónhiều dạng khuyết tật và cư trú rải rác rộng khắp trên cả nước; mỗi dạng tậtchỉ phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ có nhiều khókhăn và chi phí cao hơn so với dạy nghề thông thường

Trang 30

- Bên cạnh đó, những năm gần đây, thực hiện Đề án hỗ trợ dạy nghềcho lao động nông thôn theo QĐ 1956/QĐ - TTg với mục tiêu hàng năm phảidạy nghề và tạo việc làm cho 01 triệu lao động nông thôn nên các địa phươngphải tập trung chỉ đạo để đảm bảo thực hiện, dạy nghề cho người khuyết tậtphần nào bị sao nhãng Mặt khác mức chi theo qui định của đề án cao hơn sovới dạy nghề cho người khuyết tật.

- Các bộ, ngành liên quan và các địa phương còn chưa thực sự quantâm đầu tư đúng mức; chưa có sự chỉ đạo, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quảthực hiện thường xuyên các chính sách đã được ban hành để có biện pháp tổchức thực hiện và kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế

- Từ năm 2010 Chương trình mục tiêu quốc gia không còn hỗ trợ dạynghề cho người khuyết tật nữa, do đó việc dạy nghề cho người khuyết tật nhất

là đối với các Hội, tổ chức đoàn thể của người khuyết tật càng khó khăn

Để góp phần thực hiện tốt Luật người khuyết tật, đẩy mạnh dạy nghề,tạo việc làm cho người khuyết tật, tạo điều kiện cho họ thực hiện bình đẳngcác quyền và phát huy khả năng của bản thân để ổn định cuộc sống, hoà nhậpvới cộng đồng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thời giantới cần triển khai thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

- Khảo sát, thống kê, phân loại người khuyết tật theo dạng tật và khảnăng lao động; nghiên cứu ban hành danh mục nghề đào tạo phù hợp với cácdạng tật và danh mục các cơ sở đăng ký đào tạo nghề cho người khuyết tật

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật pháp và chính sách đối với ngườikhuyết tật đến các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân và giađình người khuyết tật, tư vấn, thông tin về các dạng tật và các nghề phù hợp, vềdanh sách các cơ sở dạy các nghề cho người khuyết tật

- Hình thành kênh dạy nghề cho người khuyết tật thông qua cơ quanTrung ương của các tổ chức của người khuyết tật; quan tâm hỗ trợ đầu tư

Trang 31

bằng nguồn kinh phí ngân sách hoặc vay tín dụng ưu đãi đối với các cơ sở,doanh nghiệp dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật.

- Nghiên cứu, triển khai thực hiện các mô hình dạy nghề linh hoạt, đadạng cả về thời gian, địa điểm, chương trình, cách thức tiến hành phù hợp vớikhả năng, điều kiện của người khuyết tật

- Gắn dạy nghề tạo việc làm với doanh nghiệp Nghiên cứu, ưu tiên triểnkhai thực hiện để phát triển rộng rãi mô hình dạy nghề theo các dự án nhỏ

- Có chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người khuyết tật (hỗ trợkinh phí hoặc cho vay tín dụng ưu đãi để mua sắm thiết bị, dụng cụ… hànhnghề) sau học nghề

- Cần có qui định các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanhnghiệp ưu tiên tuyển dụng vào các vị trí, công việc phù hợp với trình độchuyên môn đào tạo và sức khoẻ để đảm bảo việc làm, thu nhập cho ngườikhuyết tật

- Thường xuyên theo dõi kiểm tra, giám sát đảm bảo các chính sách,qui định hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật đượcthực hiện nghiêm chỉnh, hiệu quả trong thực tế

- Phát huy vai trò các Hội, Hiệp hội của người khuyết tật trong việc tham gia quản lý nhà nước và thực hiện các hoạt động sự nghiệp đối với người khuyết tật.

2.1.4.2 Đánh giá chất lượng đào tạo nghề

a) Cơ sở đào tạo đánh giá chất lượng

Sau quá trình đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề được cơ sở đàotạo nghề đánh giá qua các điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình toàn bộquá trình học nghề của người lao động Chất lượng lao động tốt hay không tốtphụ thuộc vào điểm trung bình của toàn bộ số lượng người tham gia học nghề

b) Đơn vị sử dụng lao động đánh giá chất lượng

Qua quá trình làm việc thực tế của người lao động tại các cơ sở sửdụng lao động, số lượng công việc hoàn thành trong cùng một khoảng thờigian, chất lượng của sản phẩm khi hoàn thành có đạt yêu cầu hay không

Trang 32

c) Người học đánh giá chất lượng đào tạo

Qua khả năng truyền tải kiến thức của người dạy, khả năng giảng giảitốt giúp người học tiếp thu nhiều kiến thức hơn và nhớ lâu hơn, nội dunggiảng dạy cần phù hợp, đáp ứng đủ những yêu cầu của ngành nghề mà ngườihọc cần khi làm việc đúng chuyên ngành đó sau này; việc đào tạo có hiệu quảkhi người học ra trường có thể làm tốt công việc bằng những kiến thức đượcđào tạo

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật

2.1.6.1 Chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước càng có nhiều chính sáchđãi ngộ và quan tâm tới người khuyết tật Ở nước ta, trong những năm gầnđây, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và được sự quan tâm của cáccấp, các ngành và toàn xã hội, công tác dạy nghề từng bước phục hồi và pháttriển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn lao động trực tiếp, góp phầnchuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp với cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèođưa đất nước phát triển nhanh và bền vững Đóng góp vào thành công chung

đó, phải kể đến mạng lưới các trung tâm dạy nghề (TTDN) - loại hình cơ sởdạy nghề phổ biến, chủ yếu dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề), có vaitrò quan trọng trong dạy, bổ túc, bồi dưỡng nghề, đáp ứng yêu cầu đa dạng,linh hoạt và luôn biến động của thị trường lao động

Số cơ sở dạy nghề cho người khuyết tất ngày càng được nâng cao vềchất lượng, công tác dạy nghề từng bước được xã hội hóa với sự quan tầm ngàycàng nhiều của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng Đảng và Nhà nước đã

có những văn bản pháp luật khác nhau trong bảo vệ người khuyết tật, khuyếnkhích các tổ chức, doanh nghiệp xử dụng người khuyết tật trong lao động.Đồng thời tạo môi trường phát triển cho những người khuyết tật có thể thíchnghi và làm việc

Trang 33

Hàng năm ngân sách nhà nước giành hàng trăm tỷ đồng cho công tácdạy nghề cho người khuyết tật Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạtầng, hỗ trợ cho người khuyết tật phát triển Nhiều ngân hàng nhà nước đã cónhững chương trình thiết thực cho người khuyết tật vay vốn với lãi suất ưutiên trong phát triển kinh tế, tự thân làm giàu, vươn lên có ích cho xã hội.Năm 2009 đã có 183 tỷ đồng được đầu tư cho các cơ sở dạy nghề ngườikhuyết tật Người khuyết tật được đào tạo nghề ngày càng nhiều, họ có khảnăng nuôi sống và làm giàu cho bản thân.

2.1.6.2 Trình độ giáo viên và cán bộ đào tạo

Giáo viên giảng dạy và đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò quan trọngtrong việc nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật Thông thườnggiáo viên trong các cơ sở khuyết tật là người dạy lý thuyết cùng với thựchành Chất lượng giáo viên cần phải liên tục được nâng cao, đáp ứng nhữngthay đổi liên tục của xã hội Giáo viên dạy nghề là đối tượng truyền đạt cơ sở

lý luận, khoa học, vấn đề thực tiễn của nghề nghiệp mà người khuyết tật cónhu cầu học và ứng dụng thực tiễn

Giáo viên dạy nghề cần có trình độ tốt, tâm huyết với nghề nghiệp vàngười học thì việc truyền đạt kiến thức, khả năng tiếp thu của người học sẽ hiệuquả hơn Từ đó nâng cao năng suất lao động cá nhân người giáo viên, học viên

và toàn xã hội Giáo viên dạy nghề hiện nay cần phải thường xuyên ứng dụng

và cập nhật những kiến thức đổi mới, phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại

để kịp thời truyền đạt cho học viên khuyết tật kịp thời nắm bắt và phát triểnnghề nghiệp

Đặc thù của môi trường nghề người khuyết tật có nhiều khác biệt sovới các môi trường thông thường khác Người khuyết tật là người có khiếmkhuyết về hình thể và tâm lý không ổn định, dễ tổn thương nên việc giáoviên dạy nghề cho người khuyết tật cần đòi hỏi có tấm lòng bao dung, yêunghề, yêu thương người khuyết tật Sự ân cần và tình thương của người giáo

Trang 34

viên sẽ giúp người khuyết tật dễ dàng hòa nhập với cộng đồng, nâng cao tinhthần học tập và khả năng vượt lên chính mình của người khuyết tật Nhưvậy, đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn, trình độ và kỹ năng đặcbiệt để đào tạo đối tượng đặc biệt Giáo viên phải có kỹ năng sư phạm,chuyên môn kỹ thuật và có tâm lý ổn định, khả năng giải quyết tình huống.Giáo viên là nhân tố quan trọng trong vấn đề nâng cao chất lượng dạy nghềcho người khuyết tật.

Đối tượng người khuyết tật luôn cần được quan tâm về tinh thần và vậtchất trong cuộc sống Vì vậy, cơ cấu giữa giáo viên, người quản lý tại các cơ

sở khuyết tật phải phù hợp Theo Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội số 29/2010/TT - BLĐTBXH ngày 23/9/2010 về hướng dẫn địnhmức biên chế của cơ sở dạy nghề quy định biên chế giáo viên của trung tâmđược xác định theo tỷ lệ 1 giáo viên trên 20 học sinh quy đổi Bên cạnh đó làđối tượng người quản lý Tuy nhiên, tùy theo mức độ và loại tật của ngườikhuyết tật và người tàn tật mà có sự bố trí hợp lý giữa giáo viên và học viên.Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng dạy nghề Người giáo viêncần có định hướng nghề nghiệp quan trọng phù hợp với từng đối tượngkhuyết tật Từ đó người khuyết tật có khả năng thích nghi nhanh chóng vớicuộc sống, xã hội bên ngoài

2.1.6.3 Lựa chọn nghề đúng đối tượng người khuyết tật

Đối với dạy nghề cho người khuyết tật, chương trình dạy nghề là mộttrong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng dạy nghề chongười khuyết tật Trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng và bị tácđộng bởi những biến động kinh tế thế giới Chương trình dạy nghề phải bámsát nhu cầu thị trường lao động, vấn đề việc làm, đáp ứng sự thay đổi của khoahọc công nghệ, ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất laođộng Chương trình dạy nghề phải phù hợp với từng đối tượng khuyết tật, mức

độ tàn tật để người học viên có thể thích ứng và từ đó có phương pháp họcnghề hiệu quả

Trang 35

Theo Thông tư 29/2010/TT-BLĐTBXH đã nêu rõ: “Chương trình giáodục nghề nghiệp phải thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, quy định chuẩnkiến thức, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp

và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo với mỗi môn học,ngành nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo yêu cầu liênthông với các chương trình giáo dục khác”

Mỗi chương trình dạy nghề cần thiết phải có khung chương trình quyđịnh cơ cấu nội dung, dung lượng các modul, môn học, tỷ lệ thời gian lýthuyết và thực hành đáp ứng mục tiêu của quá trình đào tạo và đối tượng đàotạo là người khuyết tật Hiệu quả công tác giảng dạy, thực hành nghề nghiệpphụ thuộc rất lớn và chương trình giảng dạy Người học viên cần phải hìnhdung trước được khối lượng công việc, chương trình học Từ đó có kế hoạchsắp xếp thời gian và sự lựa chọn cho phù hợp với bản thân và mục tiêu nghềnghiệp đề ra Đối với người khuyết tật, vấn đề này càng trở nên quan trọngtrong việc phát triển nghề nghiệp, an sinh và phát triển trong cộng đồng

Thông thường chương trình lý thuyết được giảng viên, người truyền đạtlên khung chương trình, tóm tắt những nội dung chính giúp người học viênnhanh chóng nắm bắt và dễ dàng tiếp thu những kiến thức từ chương trình.Giáo viên dạy nghề thường có kinh nghiệm trong thực tiễn, sản xuất và thựchành Vì vậy, một hệ thống lý thuyết tốt sẽ giúp người khuyết tật có đầy đủnhững kiến thức rõ ràng và bổ ích nhất cho bản thân Bên cạnh đó, chươngtrình thực hành giúp người khuyết tật nâng cao năng lực thực tiễn, tốt nghiệpxong hoàn toàn có thể thích ứng nhanh chóng với các cơ sở sử dụng lao động,ngành nghề, nhịp độ phát triển của xã hội

Tuy nhiên, trong giáo dục dạy nghề tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hànhphải cân đối đối với từng môn học Nếu tỷ lệ chênh lệch quá nhiều thì việcứng dụng trong thực tế là không phù hợp Yêu cầu đòi hòi cả lý thuyết và thựchành phải bám sát thực tế, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh

Trang 36

nghiệp, đơn vị sử dụng lao động là người khuyết tật Đòi hỏi khi tốt nghiệpxong chương trình dạy nghề thì người lao động khuyết tật phải làm được việcngay, đồng thời có thể phát triển kỹ năng, ứng dụng kịp thời những tiến bộkhoa học kỹ thuật hiện đại.

2.1.6.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở dạy nghề

Trong bối cảnh phát triển hiện nay, đòi hỏi các cơ sở dạy nghề chongười khuyết tật phải đảm bảo những yếu tố cơ bản như hệ thống trường lớp,trang thiết bị phục vụ dạy nghề, hệ thống sinh hoạt, cơ sở thực hành, mỗi cơ

sở vật chất cần có những yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định để đáp ứngnhu cầu của người học Một cơ sở dạy nghề tốt sẽ nâng cao hiệu quả dạy vàhọc cho người khuyết tật Hệ thống cơ sở hạ tầng ở các trung tâm dạy nghềcho ngươi khuyết tật đòi hỏi đặc biệt hơn so với các trung tâm phục vụ giảngdạy các đối tượng bình thường khác Người khuyết tật cần hệ thống vật chất,

kỹ thuật đặc biệt phục vụ cho từng đối tượng người khuyết tật khác nhau

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng giảng dạy lýthuyết và máy móc, trang thiết bị phục vụ thực hành phải gắn liền với nhau.Đảm bảo yêu cầu người khuyết tật hạn chế phải di chuyển, khó khăn trongtiếp thu Những máy móc tại các lớp học nghề phải gắn liền với thực tiễn, sựtiến bộ của khoa học kỹ thuật để người học không bị bỡ ngỡ, xa dời thực tiễn

Cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, thực hành là cầu nối quan trọng giữachương trình học tập và những ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, đóng gópsức lao động, phát triển kinh tế xã hội Trang thiết bị giảng dạy giúp ngườikhuyết tật hình thành những kỹ năng, kỹ xảo trong nghề nghiệp, quyết địnhnhững tính chất của công nghệ sản xuất, gia công, chế tạo sản phẩm, nâng caochất lượng của chương trình dạy nghề

Để người khuyết tật dễ dàng thích nghi với xã hội, có khả năng laođộng đóng góp sức lao động cho xã hội thì các trung tâm, trường nghề cầnthiết phải đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp với từng đối tượng và mức độ khuyết

Trang 37

tật Kinh tế xã hội hiện đại, người khuyết tật càng được quan tâm nhiều hơn

về cả vật chất và tinh thần Cơ sở hạ tầng phục vụ người khuyết tật cần phảiđáp ứng cả nhu cầu sinh hoạt và học tập, thực hành hàng ngày Đây là tínhchất riêng đối với các cơ sở khuyết tật so với các trung tâm, trường nghềthông thường khác Nếu cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu đặt ra thìquá trình học lý thuyết, thực hành không có hiệu quả Việc học ứng dụng,thực hành từ trường nghề và ra ngoài lao động, làm việc có khoảng cách lớn

Từ đó giảm hiệu quả và gây lãng phí cho quá trình đào tạo, dạy nghề chongười khuyết tật

2.1.6.5 Bản thân người khuyết tật – người học nghề

Người khuyết tật luôn tự ti và chịu nhiều khiếm khuyết của bản thân dovậy họ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp, thích nghi với xãhội Dạy nghề là một nội dung quan trọng trong việc bồi dưỡng, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực xã hội và đảm bảo yêu cầu giải quyết việc làm cho laođộng Với Người khuyết tật, dạy nghề là tiền đề tạo cơ hội và xúc tiến việclàm, góp phần hỗ trợ người khuyết tật từng bước hòa nhập cộng đồng Ngườikhuyết tật luôn cảm thấy tự ti trước cộng đồng, họ chịu những thiệt thòi nhấtđịnh trong hòa nhập, nâng cao trình độ văn hóa, tri thức, trình độ chuyên môn

Vì vậy, bản thân người lao động khuyết tật phải nâng cao tính chủ động hòanhập, không ngừng học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn

Vấn đề bình đẳng, công bằng trong xã hội đối với người khuyết tật còncần phải được xem xét trên nhiều góc độ Ở những hoàn cảnh cụ thể, cácdoanh nghiệp vẫn chưa thực sự sẵn sàng sử dụng người lao động khuyết tật

Vì vậy, nhiều địa phương xuất hiện những tấm gương người khuyết tật vượtkhó, làm giàu cho bản thân và xã hội Như vậy, ngoài việc các doanh nghiệp,các tổ chức tạo điều kiện khách quan giúp đỡ người khuyết tật thi bản thânngười khuyết tật phải chủ động trong xác định cuộc sống, xây dựng nghềnghiệp cho bản thân

Trang 38

Kinh tế thị trường phát triển, người khuyết tật có khả năng lựa chọnnhiều ngành nghề phù hợp với bản thân và tìm kiếm nhiều môi trường làmviệc thích hợp hơn cho mình Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khó khăn khi họphải cạnh tranh với những người lao động bình thường khác cũng có nhu cầuhọc nghề, tìm việc làm.

Vấn đề khuyết tật có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: bẩmsinh, tai nạn, chiến tranh, nhưng nhìn chung ở họ luôn có một nguồn nănglượng sống, sức chiến đấu và hy sinh mạnh mẽ cho công việc, sự nghiệp Hơnbao giờ hết ở người khuyết tật phải có sức sống mạnh mẽ, sự sáng tạo khôngngừng để tìm kiếm những cơ hội phát triển, đóng góp những giá trị đích thựccho bản thân, gia đình và xã hội Các trung tâm dạy nghề cho người khuyết tậtđồng thời phải có chương trình giáo dục văn hóa, tinh thần, nâng cao nghị lựcsống cho người khuyết tật Người khuyết tật lạc quan và tin tưởng và cộngđồng, xã hội trong vấn đề phát triển nghề nghiệp Một bộ phận không nhỏngười khuyết tật đã tạo gia những giá trị lao động và có ích cho xã hội

2.1.6.6 Quản lý chương trình đào tạo nghề

Trong bối cảnh phát triển hiện nay, đòi hỏi các cơ sở dạy nghề chongười khuyết tật ngoài việc phải đảm bảo những yếu tố cơ bản như hệ thốngtrường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy nghề, hệ thống sinh hoạt, cơ sở thựchành, mỗi cơ sở vật chất cần có những yêu cầu, tiêu chuẩn nhất định trongcông tác quản lý chất lượng dạy và học Một cơ sở dạy nghề có sự quản lýchương trình đào tạo tốt sẽ nâng cao hiệu quả dạy và học cho người khuyếttật Hệ thống quản lý chất lượng ở các trung tâm dạy nghề cho ngươi khuyếttật đòi hỏi đặc biệt hơn so với các trung tâm phục vụ giảng dậy các đối tượngbình thường khác Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật cần có nhữngtiêu chuẩn trong giảng dạy cũng như thực hành đặc biệt hơn so với các trungtâm dạy nghề khác chính vì vậy mà cần có những biện pháp phù hợp trong

Trang 39

công tác quản lý chất lượng đảm bảo cho người khuyết tật được học nghề phùhợp, phát huy được năng lực bản thân giúp cho việc học nghề đạt hiệu quả.

2.1.6.7 Nhận thức tuyển dụng lao động là người khuyết tật và cơ sở sử dụng lao động

Sự thịnh vượng của nền kinh tế có sự ảnh hưởng to lớn đối với vấn đề

sử dụng lao động, chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề Công tác đàotạo dạy nghề cho người khuyết tật luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế xãhội Khi nền kinh tế nước ta còn trong cơ chế bao cấp, dạy nghề chủ yếu đượctiến hành trong các trường dạy nghề chính quy và tại các lớp dạy nghề cạnhdoanh nghiệp Dạy nghề trong giai đoạn này được kế hoạch hóa cao độ từtuyển sinh đến phân công học sinh sau khi tốt nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầunhân lực của khu vực kinh tế quốc doanh Sau năm 1986, công cuộc đổi mới

đã tạo ra những biến đổi hết sức sâu sắc về kinh tế, xã hội, với sự xuất hiệncủa nhiều thành phần kinh tế, thị trường lao động từng bước được hình thành.Đứng trước yêu cầu về nghề nghiệp, việc làm của người lao động, dạy nghề

đã có những bước thay đổi tích cực để đáp ứng yêu cầu của thị trường laođộng, của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Một trong những thay đổi

đó là sự đa dạng hóa loại hình, trình độ đào tạo, với sự phát triển của nhiềuloại hình cơ sở dạy nghề

Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH kéo theo sựchuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành trong nền kinh tế Lao động dầnchuyển dịch từ nông nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ, phi nôngnghiệp Điều đó đòi hỏi các trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật cũngphải phát triển những ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, thương mại đáp ứngnhu cầu phát triển của xã hội Đặc biệt trong những năm gần đây các trungtâm dạy nghề cho người khuyết tật đã và đang phát triển các ngành nghề maymặc, đan lát, giày da, cho người khuyết tật, tạo ra nhiều cơ hội học tập và

Trang 40

làm việc của người khuyết tật trong nền kinh tế thị trường Trung tâm dạynghề là cơ sở dạy nghề linh hoạt mà dạy nghề ngắn hạn là chủ yếu đang ngàycàng phát triển mạnh mẽ Ban đầu một số trung tâm được thành lập ở cáchuyện sản xuất nông nghiệp, sau đó đã phát triển nhanh chóng ở các quận,huyện, thị xã, thành phố.

Dạy nghề cho người khuyết tật là một phần trong nền giáo dục quốcdân Đầu tư cho hoạt động dạy nghề tạo việc làm cho người khuyết tật làkhoản đầu tư thường xuyên của ngân sách Nhà nước Nền kinh tế phát triểnthịnh vượng thì lượng đầu tư và vấn đề quan tâm tới người khuyết tật đượcchú trọng và sâu sắc hơn Ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, khoa học côngnghệ mới trong sản xuất giúp nâng cao năng suất lao động, giảm sức lao động

cơ bắp Tuy nhiên, điều đó đi liền với việc sử dụng những lao động có trình

độ chuyên môn kỹ thuật nhất định Các trung tâm dạy nghề cho người khuyếttật nói riêng, các cơ sở dạy nghề nói chung cần thiết phải đào tạo người họcviên chuyên sâu, có trình độ tay nghề cao, khả năng ứng dụng và vận hànhđược những thiết bị kỹ thuật tiên tiến

Sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy sự quan tâm nhiều hơn từ cộngđồng đối với người khuyết tật Người khuyết tật không cảm thấy bị cô đơn,yếu thế trong xã hội Môi trường xã hội văn minh, lành mạnh là cơ sở thuậnlợi nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật Xã hộiphát triển thì vấn đề nhận thức và văn minh hơn trong việc đối xử công bằngvới người khuyết tật, các trung tâm dạy nghề cần tập trung nhìn nhận pháttriển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng nghề nghiệp cho người khuyết tật.Đây là điều kiện cần và đủ để người khuyết tật ngày càng hội nhập sâu với xãhội và quốc tế

Ngày đăng: 22/01/2015, 21:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.2 Kết quả công tác dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh, 2014 - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh
Bảng 4.2 Kết quả công tác dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh, 2014 (Trang 71)
Bảng 4.3 Chương trình dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh
Bảng 4.3 Chương trình dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm (Trang 74)
Bảng 4.4 Nguồn nhân lực dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh
Bảng 4.4 Nguồn nhân lực dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm (Trang 78)
Bảng 4.6 Tình hình việc làm của người khuyết tật sau học nghề tại Trung tâm - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh
Bảng 4.6 Tình hình việc làm của người khuyết tật sau học nghề tại Trung tâm (Trang 85)
Bảng 4.7 Đánh giá của học viên sau khi tốt nghiệp - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh
Bảng 4.7 Đánh giá của học viên sau khi tốt nghiệp (Trang 87)
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của chính sách, quy định pháp luật đối với chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của chính sách, quy định pháp luật đối với chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật (Trang 94)
Bảng 4.10 Chất lượng học viên khuyết tật tại Trung tâm Dạy nghề phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh
Bảng 4.10 Chất lượng học viên khuyết tật tại Trung tâm Dạy nghề phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh (Trang 99)
Bảng 4.12 Định hướng phát triển dạy nghề của Trung tâm Dạy nghề phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh
Bảng 4.12 Định hướng phát triển dạy nghề của Trung tâm Dạy nghề phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 (Trang 116)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w