Thực trạng giáo dục ở trường THPT Kiến An

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường trung học phổ thông Kiến An thành phố Hải Phòng (Trang 33)

(số liệu tính trung bình trong 5 năm, từ 2006 đến 2011)

2.2.1. Về quy mô, đội ngũ và cơ sở vật chất

Trường THPT Kiến An với truyền thống 53 năm xây dựng và phát triển Số học sinh: 1680

Số lớp: 40 lớp

Số giáo viên: 90 giáo viên

Nhà trường có 6 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng với hơn 100 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh phong trào thi đua " Dạy tốt - Học tốt". Đội ngũ các thầy cô luôn có ý thức vươn lên trong chuyên môn nghiệp vụ. 100% giáo viên đều có trình độ Đại học trong đó có gần 30% các thầy cô có trình độ sau đại học và thạc sĩ. Hiện nay trường đã có 01 tiến sĩ (Tiến sĩ Đỗ Thị Hoà - Bí thư chi bộ Đảng, hiệu trưởng nhà trường ). Chi bộ Đảng có 32 đồng chí.

Về cơ sở vật chất:

- Tổng diện tích: 8000m2

- Số phòng học: 36 phòng học (trong đó có 21 phòng trang bị bàn ghế chuẩn), 3 phòng máy tính (50 máy tính), 2 phòng thí nghiệm (Lý - Hoá, Sinh) và các phòng chức năng khác (văn phòng Đoàn, văn phòng Công đoàn, phòng ytế, hội trường...). Nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I. Tuy nhiên về cơ sở vật chất nhà trường còn phải cố gắng đầu tư nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu của trường chuẩn quốc gia giai đoạn II. Diện tích sân chơi hẹp ( khoảng 1000m2), bãi tập hiện tại phải đi thuê địa điểm ở xa trường, hạn chế các hoạt động tập thể quy mô lớn.

- Từ năm 2006 đến 2011 có tổng số 312 thầy cô đạt danh hiệu lao dộng tiên tiến, 108 thầy cô đạt danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở", 20 thầy cô nhận được Bằng khen của Chính phủ, Bộ GD_ĐT, UBND thành phố...trong năm học 2009-2010 nhà trường đã được nhận Huân chương lao động hạng Nhì nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường.

- Chi bộ Đảng nhà trường liên tục được công nhận Chi bộ " Trong sạch vững mạnh xuất sắc"

- Công đoàn nhà trường nhiều năm liền được công nhận danh hiệu "Công đoàn vững mạnh"

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiều năm liền đạt danh hiệu " Tiên tiến xuất sắc" - Nhà trường luôn đứng trong tốp 10 của thành phố ( toàn thành phố có 56 trường THPT) về chất lượng thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi.

2.2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện 2.2.3.1. Về hạnh kiểm

Tốt: 77,4%. Khá: 20,5%. Trung bình: 1,9%. Yếu: 0,2%

2.2.3.2. Về văn hoá

Giỏi: 22,9%. Tiên tiến: 63,1%. Trung bình: 13,3%. Yếu: 0,5%. Kém: 0,1% Tỉ lệ tốt nghiệp: 99,6%

Tỉ lệ đại học: 55,6%

2.2.4. Các hoạt động khác

Trong những năm học vừa qua, hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường đã gặt hái được rất nhiều những thành công.

- Hội khoẻ Phù Đổng: nhà trường tổ chức thường niên vào tháng 12. Tham gia đầy đủ các nội dung trong Hội khoẻ cấp thành phố đạt được: 3 huy chương vàng, 5 huy chương đồng

- Hội thi "Tiếng hát học sinh THPT" do Sở GD-ĐT tổ chức: Tham gia đầy đủ và đạt nhiều giải thưởng. Đặc biệt trong năm 2011, cả 5 tiết mục của học sinh tham gia đều đạt giải, được nhận huy chương " Hoa phượng đỏ " và đạt giải xuất sắc toàn đoàn.

- Hưởng ứng phong trào " Trường học thân thiện, học sinh tích cực" thầy và trò nhà trường hăng say tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao do Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT tổ chức và đạt được rất nhiều thành tích rất đáng tự hào: Năm 2009, đạt Huy chương Bạc giải bóng đá thân thiện lần thứ nhất do Công đoàn ngành GD Hải Phòng tổ chức. Năm 2010, đạt giải nhất trong "Hội thi tiếng hát cán bộ giáo viên" do Sở GD Hải Phòng tổ chức và tham gia hội thi toàn quốc khu vực phía Bắc đạt giải xuất sắc.

- Hoạt động nhân đạo từ thiện: Tổ chức thường xuyên và đạt nhiều kết quả tốt. Tổng số tiền và hiện vật quyên góp được trị giá: 270.000.000đ. Số tiền quyên góp được

sử dụng ủng hộ: đồng bào vùng lũ, vùng sâu, vùng biên giới hải đảo, học sinh nghèo hiếu học, người nghèo, người có công với cách mạng, người tàn tật...

- Nhà trường, Công đoàn và Đoàn trường thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề: toạ đàm về các vấn đề xã hội (an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, phòng chống ma tuý...), định hướng nghề nghiệp, tuyên truyền về đạo đức lối sống cho Đoàn viên thanh niên...

- Công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực cho giáo dục được nhà trường đặc biệt chú trọng. Tuyên truyền, vận động CMHS và các tổ chức xã hội, đoàn thể ủng hộ về kinh phí, huy động nguồn lực để nâng cao cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Đánh giá chung * Thuận lợi:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và sự quan tâm ủng hộ của các lực lượng xã hội. Nhà trường đã được công nhận Chuẩn quốc gia giai đoạn I.

- Nhà trường có nề nếp kỷ cương trong dạy và học. BGH và GV đủ về số lượng, tương đối đồng đều về chất lượng, có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn.

- Điểm đầu vào của học sinh khối 10 đứng trong tốp đầu thành phố, trung bình xếp thứ 8/40 trường công lập.

- Đến năm 2011 nhà trường đã có đủ số phòng học một ca cho học sinh toàn trường.

* Khó khăn:

- Đội ngũ giáo viên chưa thật mạnh và đồng đều, đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi đại học. Một số giáo viên chưa bắt kịp được với yêu cầu ngày càng cao của ngành, chưa chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng để nâng chuẩn, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn chậm, chưa thường xuyên, chưa đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ của người giáo viên trong thời kỳ đổi mới, hội nhập của đất nước.

- Một số GV chưa thật sự tâm huyết, gắn bó với nghề, coi công việc là làm công ăn lương. Trong khi đặc thù của nghề dạy học khác với công việc hành chính.

- Một bộ phận không nhỏ GV, CB, NV nhà trường chưa thật sự tâm huyết với các hoạt động của nhà trường, coi nhẹ các HĐGD NGLL.

- Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa chăm ngoan, động cơ học tập không cao, ít hoài bão ước mơ, gia đình thiếu quan tâm, nên rất dễ bị tệ nạn xã hội và các trò chơi giải trí thiếu lành mạnh lôi kéo, tác động tiêu cực.

- Diện tích nhà trường hẹp, thiếu sân chơi, bãi tập làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ học thể dục và các giờ học văn hoá khác, hạn chế rất lớn việc tổ chức các hoạt động tập thể, giáo dục quốc phòng.

- Trường nằm sát đường trục chính của quận, nơi tập trung nhiều các trường học, hàng quán dịch vụ nên luôn phải đối mặt với các tác động tiêu cực của việc ùn tắc giao thông, mất trật tự an ninh.

2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý đối với HĐGD NGLL trường THPT Kiến An.

* Mục đích khảo sát

- Để có cơ sở khoa học (KH) xác định, phân tích thực trạng quản lý HĐGD NGLL của trường THPT Kiến An, đề tài điều tra đối với các cán bộ quản lý tại trường THPT Kiến An.

- Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL(bao gồm các đồng chí trong BGH và các đồng chí cán bộ chủ chốt của nhà trường), cán bộ đoàn(CBĐ), GVCN, cha mẹ học sinh(CMHS) và học sinh(HS) trường THPT Kiến An về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của HĐGD NGLL.

- Đánh giá thực trạng HĐGDNGLL ở trường THPT Kiến An.

- Đánh giá thực trạng QL và đề xuất biện pháp QL đối với HĐGDNGLL ở trường THPT Kiến An.

* Đối tượng và phương pháp khảo sát

Để khảo sát thực trạng tổ chức và QL HĐGDNGLL tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng là CBQL, CBĐ, GVCN, HS và phỏng vấn CMHS của trường THPT Kiến An. Cụ thể:

PP điều tra CBQL CBĐ GVCN HS CMHS

Phiếu hỏi 16 24 40 120 60

Phỏng vấn 10 20 25 20 20

* Nội dung khảo sát

- Nhận thức của CBQL, CBĐ, GVCN, CMHS về vị trí, vai trò của HĐGD NGLL. - Thực trạng tổ chức HĐGD NGLL ở trường THPT Kiến An.

- Thực trạng các biện pháp quản lý đối với HĐGD NGLL ở trường THPT Kiến An.

* Kết quả khảo sát

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, CBĐ, GVCN, CMHS, HS trường THPT Kiến An về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của HĐGD NGLL

* Nhận thức về vị trí, vai trò

Nhận thức về vị trí vai trò của HĐGDNGLL là rất quan trọng, đặc biệt với CBQL, CBĐ, GVCN là những người trực tiếp quản lý và tham gia chỉ đạo HĐGD NGLL nếu có nhận thức đầy đủ, toàn diện về HĐGD NGLL chắc chắn hiệu quả giáo dục thu được là rất cao.

Qua khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 16 CBQL, 24 CBĐ, 40 GVCN, 120 HS, 30CMHS và phỏng vấn lại các đối tượng này cùng với 20 CMHS, 20 HS được kết quả cụ thể như sau:

Mức độ nhận thức: có 4 mức độ:

- Rất quan trọng kí hiệu (RQT)

- Quan trọng kí hiệu (QT)

- Tương đối quan trọng kí hiệu (TĐQT)

- Không quan trọng kí hiệu (KQT)

Bảng 2.3 - Nhận thức của CBQL, CBĐ, GVCN về vị trí, vai trò của HĐGD NGLL T T Vị trí, vai trò của HĐGD NGLL Đối tượng điều tra Mức độ nhận thức RQT QT TĐQT KQT SL % SL % SL % SL % 1 HĐGD NGLL là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục với thực tiễn xã hội (XH) CBQL 6 37,5 10 62,5 CBĐ 10 41,7 14 58,3 GVCN 3 7,5 26 65 10 25 1 2,5 2 HĐGD NGLL hỗ trợ HĐ dạy học, tạo nên sự cân đối hài hoà trong quá trình sự phạm tổng thể gd & đt CBQL 5 31,2 5 10 62,5 1 6,25 CBĐ 9 37,5 13 54,2 2 8,3 GVCN 4 10 29 72,5 6 15 1 2,5 3 HĐGD NGLL bổ sung

và hoàn thiện những tri CBQL 5

31,2

thức đã học trên lớp CBĐ 8 33,3 15 64,5 1 4,2

GVCN 4 10 25 62,5 10 25 1 2,5

4

HĐGD NGLL là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kĩ năng giao tiếp ứng xử của HS trong mọi tình huống CBQL 8 50 8 50 CBĐ 15 62,5 9 37,5 GVCN 8 20 27 67,5 5 12,5 5 HĐGD NGLL thu hút & phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong & ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả của giáo dục học sinh (GDHS)

CBQL 7 43,7

5 8 50 1 6,25

CBĐ 8 33,3 13 54,2 3 12,5

GVCN 5 12,5 25 62,5 9 22,5 1 2,5

Qua kết quả điều tra bằng phiếu hỏi ở bảng 2.3:

- Chỉ có 2,5% ở các mục 1,2,3,5 CBQL nhà trường đánh giá là không quan trọng cho thấy CBQL trường THPT Kiến An cơ bản đều nhận thức đúng vị trí, vai trò của HĐGD NGLL. Đặc biệt 100% CBQL đều nhất trí rằng HĐGD NGLL góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng sống cho học sinh PT. Đa số CBQL đánh giá cao vị trí, vai trò của HĐGDNGLL trong quá trình GD, nó là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn GD với thực tiễn XH, là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong mọi tình huống của HS. Bên cạnh đó BGH nhà trường cũng đánh giá cao việc phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả GD HS. Mức độ rất quan trọng và quan trọng được đánh giá cao ở mục 1, 2, 4, 5. ( 37,5% đến 50% cho rằng RQT)

- Đội ngũ CBĐ là lực lượng nòng cốt giúp BGH điều hành và tổ chức HĐGDNGLL. Cả ở 5 mục không có CBĐ nào cho rằng HDGD NGLL là không quan trọng cho thấy có sự tương đồng về quan điểm của CBĐ với BGH về vị trí, vai trò của HĐGD NGLL.

- Đội ngũ GVCN - lực lượng quan trọng tham gia tổ chức HĐGD NGLL. Đặc biệt là các HĐ được tổ chức tại lớp, họ đánh giá cao mục 2, 4. Mục 1, 5 có 25% cho là TĐQT tham gia để lấy thành tích, còn một số cho rằng HS cần phải cân đối thời gian học văn hoá, lượng kiến thức nhiều nên HĐGDNGLL là HĐ của Đoàn.

Bảng 2.4 - Nhận thức của CMHS, HS về vị trí, vai trò của HĐGD NGLL

TT Vị trí, vai trò của HĐGD NGLL Đối tượng điều tra Mức độ nhận thức QT KQT SL % SL % 1 HĐGD NGLL (ngoại khoá) rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách HS CMHS 25 41,67 35 58,33 HS 72 60 48 40 2 HĐGD NGLL (ngoại khoá) giúp HS rèn luyện các kĩ năng sống CMHS 15 25 45 75 HS 65 54,16 55 45,84 3 Tăng cường các HĐGD NGLL (ngoại khoá) làm giảm các tệ nạn xã hội trong HS CMHS 35 58,33 25 41,67 HS 40 33,33 80 66,67 4 HĐGD NGLL (ngoại khoá) giúp HS hoàn thiện tri thức đã học trên lớp

CMHS 10 12,5 50 87,5

HS 20 16,67 100 83,33

5

HĐGD NGLL (ngoại khoá) giúp HS bộc lộ và phát triển năng khiếu, giúp định hướng được nghề nghiệp

CMHS 18 30 42 70

HS 45 37,5 75 62,5

Qua bảng 2.4 có thể đánh giá như sau:

Trong hầu hết các mục đều thì tỉ lệ HS đánh giá QT đều nhiều hơn so với CMHS, thậm chí có những mục rất chênh lệch ( mục 2: 54,16% HS cho rằng QT trong khi chỉ có 25% CMHS đánh giá QT). Duy nhất ở mục 3: 58,33% CMHS đánh giá QT (tỉ lệ nhiều hơn sự đánh giá KQT). Kết quả trên cho thấy CMHS là đối tượng đánh giá thấp nhất vị trí, vai trò của HĐGD NGLL. Điều này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng đại đa số CMHS hiện nay vẫn coi trọng việc nhà trường dạy

định hướng nhận thức của CMHS, đa số họ không quan tâm nhiều đến các HĐGD NGLL( ngoại khóa) mà hầu hết chỉ quan tâm đến việc nhà trường giúp gia đình quản lý HS tránh cho HS tham gia vào các tệ nạn XH và giúp HS có kết quả học tập tốt.

Đối với HS, là đối tượng trực tiếp hướng tới của các HĐGD NGLL thì tỏ ra tương đối mơ hồ về vị trí, vai trò của các HĐ đối với chính các em. Chỉ có mục 1 có 60% đánh giá các HĐ là QT. Điều này cho thấy cần làm rất nhiều việc để có thể thay đổi nhận thức của CMHS và HS. Thay đổi được nhận thức của CMHS và HS thì mới mong muốn HĐGD NGLL thực sự được coi trọng và việc tổ chức mới đạt được hiệu quả cao.

Qua phỏng vấn thêm các đối tượng trên kết quả như sau: CBQL, CBĐ

- 100% CBQL, CBĐ được hỏi đều khẳng định vị trí vai trò quan trọng của HĐGD NGLL trong việc hình thành nhân cách HS.

- 95% cho rằng tăng cường HĐGD NGLL là biện pháp tốt để GD tư tưởng đạo đức HS và giảm thiểu tác động của tệ nạn XH. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chất lượng GD chủ yếu là kết quả văn hoá chứ không phải HĐGD NGLL nên HĐGD NGLL đứng hàng thứ yếu; khoán cho Đoàn thanh niên và Hội liên hiệp thanh niên trong các HĐ tập thể với quy mô cấp trường; khoán cho GVCN với quy mô cấp lớp.

CMHS

- 25% được hỏi có nhận thức đánh giá cao vai trò vị trí của HĐGD NGLL, mong muốn con được tham gia các HĐ tập thể.

- 48% được hỏi không mong muốn nhà trường tổ chức HĐ vì ảnh hưởng đến thời gian học tập của HS. Đa số được hỏi thường cho rằng việc rèn nhân cách là việc lâu dài, trước mắt thì HS phổ thông phải tập trung học để thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp.

- 20% được hỏi mong muốn nhà trường dạy và tổ chức HĐ trong cả tuần để giúp CMHS quản lý con cái, tránh việc con đi chơi sa ngã vào các tệ nạn XH (tập trung ở những phụ huynh bận việc, làm cả ngày từ sáng đến tối ở cơ quan).

- 15% được hỏi đồng ý cho con em mình tham gia các HĐGD NGLL nhưng không phải vì HĐ này có tác dụng đối với sự phát triển nhân cách của HS mà là vì theo chương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường trung học phổ thông Kiến An thành phố Hải Phòng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)