Vai trò quản lý của hiệu trưởng đối với HĐGDNGLL ở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường trung học phổ thông Kiến An thành phố Hải Phòng (Trang 27)

1.4.1. Quản lý về kế hoạch thực hiện HĐGD NGLL

Kế hoạch, đó là sự thống kê những công việc cụ thể cho một thời gian nhất định: một tuần, tháng, học kỳ, năm học, dịp hè. Kế hoạch HĐGDNGLL, đó là trình tự những nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động được bố trí sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học. Kế hoạch rất cần trong hoạt động, sẽ làm cho công tác của nhà giáo dục trở nên có mục đích, có cân nhắc cụ thể. Kế hoạch sẽ giúp nhà giáo dục không bị lôi cuốn vào những công việc lặt vặt, làm cho họ chủ động hơn, tự tin hơn trong công tác của mình. Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL yêu cầu phải nắm chắc ba vấn đề quan trọng, đó là làm cái gì?, làm như thế nào? và ai làm?.

Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động tuần, tháng, năm của GV bao gồm các nội dung cụ thể và hình thức tổ chức hoạt động sao cho phù hợp, thời gian tiến hành hoạt động, chuẩn bị cho hoạt động; Quản lý việc thực hiện hoạt động bắt buộc, hoạt động tự chọn; Quản lý việc triển khai kế hoạch HĐGDNGLL; Kế hoạch đầu tư và sử dụng CSVC cũng như các điều kiện khác thực hiện HĐGDNGLL; Quản lý kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL; Quản lý kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức HĐGDNGLL .

1.4.2.Quản lý về đội ngũ thực hiện HĐGDNGLL

* Quản lý đội ngũ cán bộ Đoàn thực hiện HĐGDNGLL

Với vai trò là Uỷ viên thường trực ban điều hành HĐGDNGLL của trường, cán bộ Đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo HĐGDNGLL. Vì thế, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung sau: quản lý việc xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm; quản lý sự đôn đốc đối với GVCN; quản lý sự chỉ đạo đối với các lớp; quản lý việc theo dõi các hoạt động bắt buộc, thực hiện các hoạt động tự chọn; quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục khác; quản lý việc bồi dưỡng giáo viên.

* Quản lý đội ngũ GVCN

HĐGDNGLL dưới sự chỉ đạo của ban điều hành, GVCN là người thiết kế tổ chức thực hiện các HĐ thường xuyên theo chủ điểm hàng tháng ở lớp mình phụ trách cả phần bắt buộc và phần tự chọn. Ngoài ra, GVCN còn tổ chức cho HS của lớp mình tham gia các hoạt động của trường, của địa phương.

Quản lý GVCN thực hiện HĐGDNGLL bao gồm: việc chuẩn bị của GVCN theo chủ điểm giáo dục, các hoạt động tự chọn; việc triển khai các sinh hoạt lớp, trong tiết chào cờ đầu tuần; việc kết hợp của GVCN lớp với các lực lượng giáo dục khác trong và

ngoài nhà trường như cán bộ Đoàn, GV bộ môn, hội cha mẹ học sinh, đoàn phường (xã); việc đánh giá xếp loại HS; việc rút kinh nghiệm tổ chức các HĐGDNGLL.

Hiệu trưởng là trưởng ban điều hành HĐGDNGLL, hiệu trưởng phải nắm vững các chủ điểm giáo dục hàng tháng( mạc dù việc điều hành tổ chức thực hiện đã giao cho một phó hiệu trưởng phụ trách), tổ chức cho GV thực hiện nghiêm túc, có sự gợi ý để thay đổi làm phong phú về nội dung và hình thức hoạt động. Việc chuẩn bị chu đáo của GVCN có ý nghĩa quan trọng tới chất lượng của các hoạt động.

Các hoạt động tự chọn được bố trí trong chương trình giúp nhà trường có thêm có hình thức hoạt động mang tính sáng tạo, tính địa phương, tính thời sự gây hứng thú học tập cho HS. Các hoạt động này có thể là các CLB về khoa học tự nhiên, xã hội; các hoạt động thể thao; các hoạt động lao động công ích...Trong việc xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch tháng,Hiệu trưởng yêu cầu GVCN đưa nội dung hoạt động này vào các lớp chủ nhiệm. Yêu cầu các lớp phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung đã đưa ra. Kết quả hoạt động ở các nội dung này của các lớp: có tham gia hay không? Mức độ tham gia như thế nào? Kết quả ra sao? Đây sẽ là những thông số để xếp loại công tác chủ nhiệm của GV.

Quản lý việc triển khai HĐGDNGLL: dưới góc độ quản lý, người hiệu trưởng phải nắm được hoạt động này diễn ra ở các lớp học như thế nào? Vai trò của GVCN ra sao? thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng theo quy định không? Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán sự lớp điều hành có đáp ứng được yêu cầu phát huy tính tích cực của HS không hay vẫn mang tính áp đặt của GV? Trong các buổi chào cờ, sinh hoạt toàn trường phong trào tự quản ra sao?...

Quản lý việc phối hợp các lực lượng khác: để tổ chức có hiệu quả các HĐGD NGLL ở lớp mình phụ trách thì GVCN cần biết tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục tham gia. Nếu biết tiếp cận tốt thì GVCN sẽ có hậu thuẫn mạnh mẽ cho mình. GVCN với tư cách là người tham mưu, người tổ chức để các lưc lượng này cùng tham gia vào quá trình hoạt động của HS. Trong việc phối hợp, GVCN chủ động đề xuất nội dung và cách thức phối hợp, hình thức đánh giá hiệu quả của sự phối hợp. GVCN cùng GV bộ môn thống nhất yêu cầu giáo dục để tác động đồng bộ tới HS, tránh sự tác động rời rạc; tham gia dự giờ ở lớp chủ nhiệm để theo dõi tình hình chung của lớp. Đặc biệt là khi tổ chức các CLB, các cuộc thi thì việc phối hợp với các GV bộ môn là rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc phối hợp với gia đình, với đoàn phường (xã), với các tổ chức xã hội khác để hướng vào việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn luyện... nhằm hình thành nhân cách cho các em.

- Quản lý việc đánh giá kết quả HS: sau 1 chủ điểm giáo dục hay sau mỗi đợt sinh hoạt chuyên đề, GVCN đều phải đánh giá kết quả hoạt động của từng HS ở các mức độ và khía cạnh khác nhau. Kết quả đánh giá là một căn cứ để xếp loại hạnh kiểm của HS ở mỗi học kỳ và cuối năm học. Để việc đánh giá của GV được khách quan, GVCN phải dựa vào thang chuẩn đánh giá, theo một quy trình chặt chẽ và khoa học, đánh giá qua

nhiều kênh như: HS tự đánh giá, tổ đánh giá, lớp đánh giá... Việc đánh giá kết quả hoạt động của HS tập trung vào ba yêu cầu: nâng cao nhận thức, rèn luyện các kỹ năng cơ bản của HS THPT, bồi dưỡng thái độ, hứng thú, nhu cầu hoạt động và có 4 mức độ để đánh giá HS. Khi đánh giá, GVCN phải đánh giá một cách toàn diện, tránh quan điểm khắt khe, động viên và khích lệ là chính, nhìn nhận theo quan điểm động và chiều hướng phát triển.

1.4.3. Quản lý về CSVC và các điều kiện thực hiện HĐGDNGLL

Để chương trình HĐGDNGLL ở trường THPT đạt hiệu quả mong muốn, cần quản lý tốt các điều kiện như sách, trang thiết bị cho hoạt động.

* Về sách: Sách HĐGDNGLL là cẩm nang dành cho GVCN, BGH, cán bộ Đoàn những lực lượng nòng cốt thực hiện chương trình HĐGDNGLL. Trong thư viện nhà trường cần phải có đầy đủ các loại sách tham khảo bổ trợ các môn học, sách giáo dục đạo đức, pháp luật, sổ tay học tập, ... để GV lựa chọn nội dung cho các hoạt động, đặc biệt là các hội thi tìm hiểu.

* Về trang thiết bị: Cũng như trong dạy học các môn, hoạt động rất cần có CSVC, kỹ thuật để hoạt động đạt được hiệu quả giáo dục mong muốn. Điều kiện tổ chức, phương tiện sẽ làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động. Thiết bị tối thiểu cho tổ chức HĐGDNGLL cần có: hệ thống âm thanh, loa máy, đầu video, đàn, micro, dụng cụ thể thao, sân chơi, bãi tập và kinh phí cũng là yếu tố quan trọng. Trong khi kinh phí dành cho hoạt động không nhiều thì việc GV cần có những ý tưởng sáng tạo, tìm tòi các phương tiện tự tạo phù hợp với điều kiện của lớp, trường mình là rất cần thiết.

1.4.4. Quản lý về việc phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức HĐGDNGLL

Việc giáo dục HS không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia phối hợp bao gồm Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, GVCN, GV bộ môn, nhân viên, hội cha mẹ học sinh, một số tổ chức đoàn thể xã hội như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn quận,phường (xã), công an, y tế, hội liên hiệp thanh niên, đơn vị kết nghĩa, ... Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng vì vậy phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt HĐGDNGLL chính là thực hiện XHH giáo dục, tạo nên môi trường giáo dục tốt nhất cho HS. Nhờ sự phối hợp mà nhà trường sẽ bớt đi những hạn chế và khó khăn nhất định như thiếu điều kiện cho hoạt động, nguồn thông tin, còn gia đình và xã hội sẽ nắm được những nhu cầu hoạt động của HS.

BGH nhà trường cần xây dựng phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất cả về nội dung, phương thức tổ chức và cách thức phối hợp nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL.

1.4.5. Quản lý về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình HĐGD NGLL

Việc đánh giá HS qua HĐGDNGLL sẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm. HS nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó vươn lên. Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của HS và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp GV tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện học vấn. Đồng thời, GVCN cũng thấy được hoạt động của các lớp khác trong trường để điều chỉnh công tác chủ nhiệm của mình tốt hơn. Đối với các cấp quản lý (lãnh đạo trường, ngành giáo dục) việc đánh giá HS qua HĐGDNGLL là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện. Đó là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.

Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học.

Tiểu kết chương I

Giáo dục luôn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia vì thế giáo dục luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Mục tiêu giáo dục của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ, có thẩm mỹ và nghề nghiệp. Nhân cách HS được hình thành và phát triển chịu sự chế ước của nhiều thành tố. Trong đó, môi trường là điều kiện, giáo dục là chủ đạo, còn hoạt động cá nhân là cơ sở và là nhân tố quyết định chất lượng nhân cách. Đối với HS THPT, HĐGDNGLL là điều kiện cho các em tiến hành các hoạt động giao tiếp trong môi trường tập thể, giúp các em có những trải nghiệm làm phong phú thêm nhân cách và có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học trên lớp và thực tiễn cuộc sống. Trong thực tế hiện nay, việc tổ chức các HĐGDNGLL đạt kết quả chưa cao. Nhiều nhà trường chỉ tổ chức qua loa, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động theo lối mòn lặp đi lặp lại, chưa phong phú hấp dẫn nên không cuốn hút được đông đảo các em HS tham gia, không phát huy được tính sáng tạo và chủ động của HS. Tình trạng học thêm tràn lan làm học sinh chịu nhiều áp lực; nhiều em đã bị cuốn hút vào các trò vui chơi, giải trí bên ngoài xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của các em.

HĐGDNGLL có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân cách của HS phổ thông nói chung và đặc biệt quan trọng với HS THPT, vì ở lứa tuổi này các em chuẩn bị bước vào cuộc sống. HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, không chỉ là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp.

HĐGDNGLL đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu song chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về vấn đề này ở trường THPT. Trên cơ sở nghiên

cứu lý thuyết để đánh giá thực trạng HĐGDNGLL của trường THPT Kiến An, trên địa bàn quận Kiến An - thành phố Hải Phòng.

Chương I đề cập đến một số khái niệm cơ bản như: QL, QLGD, QL trường học, HĐGDNGLL, QL HĐGDNGLL ở trường THPT. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc người hiệu trưởng THPT quản lý về kế hoạch, đội ngũ, CSVC, việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường tham gia tổ chức HĐGDNGLL

HĐGDNGLL ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; yêu cầu đổi mới của giáo dục THPT, nhận thức của các lực lượng giáo dục, năng lực tổ chức, … Chính vì vậy cần có các biện pháp tổ chức hợp lý thì HĐGDNGLL ở trường THPT Kiến An sẽ được nâng cao về chất lượng và hiệu quả.

THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIẾN AN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục quận Kiến An 2.1.1. Về kinh tế, xã hội

Quận Kiến An là trung tâm đô thị khu vực phía Tây Nam của thành phố Hải Phòng, đầu mối giao lưu với các quận, huyện khác của Thành phố và các vùng lân cận thuộc các tỉnh Thái Bình, Hải Dương...

Được bao bọc bởi 2 con sông; phía Bắc là sông Lạch Tray thuận lợi cho giao thông đường thuỷ nội địa; phía Nam là sông Đa Độ cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản. Có quần thể đồi rừng, được thiên nhiên ưu đãi cảnh quan đẹp có tiềm năng phát triển về các hoạt động du lịch sinh thái đồi rừng ngay trong lòng thành phố.

Tổng diện tích đất tự nhiên của quận: 2.952,15 ha, trong đó có diện tích đất nông nghiệp: 1.137,74 ha chiếm 38,5%. Quỹ đất dự trữ còn dồi dào thuận lợi cho phát triển đô thị và phát triển kinh tế xã hội.

Tổng dân số của quận tính đến ngày 01/01/2010 là: 101.504 người; Số người trong độ tuổi lao động: 50.893 người, chiếm 53%. Là nơi tập trung các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của thành phố và các tỉnh miền Duyên hải. Có trên 30.000 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Hải Phòng và các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; có trên 500 doanh nghiệp hoạt động thu hút hàng chục ngàn lao động. Lực lượng lao động dồi dào và lưu lượng người qua lại trên địa bàn đông, nhu cầu mua sắm tiêu dùng của xã hội trên địa bàn ngày càng tăng là điều kiện tốt cho việc phát triển thương mại dịch vụ. Trên địa bàn quận hiện nay có 03 doanh nghiệp có vốn nhà nước , 3.637 doanh nghiệp dân doanh. Doanh thu thương mại dịch vụ năm 2010 đạt 1.565 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,8% cơ cấu kinh tế của quận, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 25,5%. Đặc biệt là dịch vụ nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng 20,3% tỷ trọng doanh thu thương mại, dịch vụ. Phát triển cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống gao thông đường bộ của quận các tuyến trục chính và các đường khu vực đều nhỏ, hẹp, tình trạng ùn tắc giáo thông thường xuyên xảy ra, tạo ra thách thức không nhỏ trong quản lý xã hội và thu hút đầu tư. Tốc độ tăng trưởng kinh tế( GDP ) từ 10-11%. Dân số khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ gần 40%.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường trung học phổ thông Kiến An thành phố Hải Phòng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)