Chất lượng trong dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 80)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2Chất lượng trong dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm

Số cơ sở dạy nghề ở nước ta đã tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo, đồng thời công tác dạy nghề cho NKT từng bước được xã hội hoá với sự tham gia ngày càng nhiều của khu vực tư nhân. Tính đến nay, cả nước hiện có trên 256 cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho NKT, trong đó có 55 cơ sở dạy nghề chuyên biệt. Cùng với đó, hệ thống quản lý Nhà nước về dạy nghề được kiện toàn, các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã quy định, các cơ sở dạy nghề dành riêng cho NKT được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đối với các cơ sở dạy nghề khác, khi nhận NKT vào học nghề, nâng cao trình độ tay nghề được ưu tiên đầu tư, bảo đảm định mức kinh phí đào tạo. Còn với bản thân NKT học nghề được xem xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội, được miễn, giảm học phí căn cứ vào mức độ khuyết tật và suy giảm khả năng lao động.

Chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm là yếu tố quyết định tới chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật. Tổng số cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng tại Trung tâm hiện nay là 35 người, trong đó có 5/35 người có trình độ văn hóa dưới Trung học phổ thông, phần lớn số cán bộ, viên chức này là những người hợp đồng, làm công tác phục vụ. Do vậy, khi tuyển dụng Trung tâm không đặt yêu cầu trình độ quá cao.

Bảng 4.4 Nguồn nhân lực dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm STT Nguồn nhân lực SL (Người) Tỷ lệ (%) Trình độ văn hóa (Người) Trình độ chuyên môn (Người) Dưới THPT Trên THPT TC Nghề Cao đẳng Đại học I Tổng số cán bộ, viên chức, LĐ hợp đồng 35 100.00 5 30 10 7 15 1 Cán bộ quản lý 7 20.00 0 7 2 2 3 2 Cán bộ, LĐ hợp đồng 12 34.29 3 9 3 4 5

3 Giáo viên, trợ giảng 10 28.57 0 10 2 1 7

4 Người phục vụ 6 17.14 2 4 3 0 0

Nguồn: Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh, 2014

Đảm nhiệm công tác giảng dạy và hỗ trợ kỹ năng cho người khuyết tật hiện nay tại Trung tâm có 10 giáo viên, trợ giảng (28,57%) và 12 cán bộ, lao động nhân viên (34,29%). Đây là đội ngũ nhân lực quyết định tới chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm. Trong những năm qua, để đảm bảo khối lượng, chương trình giảng dạy cho NKT, ngoài việc sử dụng cán bộ, giáo viên của Trung tâm thì Trung tâm tiến hành ký hợp đồng thỉnh giảng, trợ giảng từ giáo viên các trung tâm đào tạo, trường nghề từ Trung ương, thành phố. Trung tâm đã sử dụng số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, có trịnh độ từ cao đẳng trở lên để tập trung đào tạo cho các lớp học tại đơn vị, bố trí cho học viên nơi ăn, chốn ở ổn định nên công tác đào tạo dạy nghề tại Trung tâm đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu đào tạo được giao theo kế hoạch, góp phần bổ sung nguồn lao động vào việc làm ngay tại Trung tâm với mức sống ổn định.

Bên cạnh đó, định kì hàng tuần lãnh đạo giao ban để đánh giá kết quả tuần trước bàn và đề ra công việc tuần sau do đó việc lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo chỉ đạo kịp thời sâu sát. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục phổ biến, quán triệt, vận động cán bộ công nhân viên - người lao động thực hiện tốt chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy chế quy định

của đơn vị. Kịp thời xem xét, giải quyết từng công việc dứt điểm, những vấn đề bức xúc, giải quyết ngay không để tình trạng kéo dài, không có trường hợp nào khiếu kiện vượt cấp, đơn thư tố cáo. Xây dựng chương trình cụ thể, sát đúng với tình hình thực tế cơ sở, công khai các nội dung hoạt động, cải cách lề lối tác phong làm việc, nâng cao hiệu quả công tác, tạo không khí phấn khởi thi đua làm việc trong toàn đơn vị.

Đơn vị thực hiện chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt nghị quyết các cấp, Luật Dạy nghề cho người khuyết tật, Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, quy chế quy định, nội quy của đơn vị đối với người học nghề, người lao động, cơ sở vật chất được bổ sung tăng cường, tạo thuận lợi cho đơn vị thực hiện hoàn thành tốt nhiện vụ được giao. Tư tưởng cán bộ công nhân viên ổn định, khắc phục những khó khăn về hoạt động công tác, tổ chức tuyển sinh đào tạo dạy nghề , tổ chức khai thác, tìm việc làm sản xuất có việc làm thường xuyên, quản lý chăm sóc đối tượng chính sách, nâng cao đời sống tinh thần vật chất, người tàn tật được hòa nhập cộng đồng. Xây dựng bảo vệ trật tự an ninh nội bộ tốt, bảo vệ an toàn tuyệt đối đơn vị và tài sản đơn vị, phát huy quyền làm chủ tập thể giữ vững mối đoàn kết trong toàn đơn vị, xây dựng đơn vị đi lên ngày càng phát triển vững mạnh.

Trong năm qua, đơn vị được xét công nhận tằng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, đơn vị công sở văn hóa giai đoạn (2006 - 2010)

- Đơn vị đề nghị xét tặng “Huân chương lao động hạng ba” - Bằng khen của Thủ tướng chính phủ: 02 người

+ Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: 01 người + Giấy khen của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 04 người + Trung tâm biểu dương: 35 người

Chất lượng đào tạo luôn được giám sát và coi trọng. Trong quá trình học có kiểm tra đánh giá môn, kết thúc kiểm tra đánh giá kết quả và phân loại học lực

(tổng hợp kết quả cuối khoá trên 90% đạt yêu cầu. Số lao động này sau khi học xong có việc làm trên ≈ 70% (cho cả 2 nghề dạy: May CN, Mây tre đan).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 80)