Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 139)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.3.2.1 Số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập thông tin, số liệu về kết quả công tác đào tạo nghề cho người khuyết tậ trên thế giới và ở Việt Nam; các thông tin về điều kiện, cơ sở vật chất của Trung tâm... thông qua nguồn tài liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ sách báo, tạp chí, luận văn, các bài viết và các tư liệu có liên quan trên các trang website internet, nguồn số liệu Niên giám thống kê, báo cáo, tài liệu của địa bàn nghiên cứu.

3.3.2.2 Số liệu sơ cấp

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu tổng hợp:

+ 30 mẫu điều tra là cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và một số đối tượng khác tại Trung tâm.

+ 60 phiếu điều tra là học viên khuyết tật đang học tập và sinh hoạt tại Trung tâm.

+ 30 phiếu điều tra đối với những học viên đã tốt nghiệp từ Trung tâm và đang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp các học viên được tham gia các lớp đào tạo nghề may.

- Phương pháp điều tra

+ Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra xây dựng trên những chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của công tác đào tạo nghề May cho người khuyết tật. Phiếu điều tra sẽ bao gồm cả những câu hỏi mở.

+ Tiến hành điều tra, phỏng vấn thử: Trên cơ sở nội dung của phiếu điều tra đã được xây dựng, tiến hành điều tra thử trên một số học viên. Mục đích đánh giá lại những thông tin hộ có thể cung cấp, chỉnh sửa lại phiếu điều tra cho phù hợp rồi tiến hành điều tra thật đối với các học viên đã lựa chọn.

3.3.3 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Chủ yếu là phương pháp phân tổ thống kê theo từng nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Xử lý tài liệu thứ cấp: Tổng hợp đối chiếu, so sánh để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Xử lý tài liệu sơ cấp (điều tra): Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý các số liệu đã điều tra, thu thập.

3.3.4 Phương pháp phân tích

3.3.4.1 Phương pháp thống kê kinh tế

Trong đề tài này, phương pháp thống kê kinh tế được tác giả sử dụng để hệ thống hoá và phân tích các tài liệu thu thập cũng như nguồn thông tin số liệu thu thập được từ phía học viên; chỉ ra mức độ, nguyên nhân biến động của hiện tượng, phân tích mức độ ảnh hưởng của đào tạo nghề May cho người khuyết tật.

3.3.4.2 Phương pháp so sánh

So sánh thu nhập của học viên trước và sau khi được đào tạo nghề may, các học viên được đào tạo với học viên không được đào tạo, so sánh kết quả, năng suất của các học viên khác nhau cùng được đào tạo một nghề, cùng một mục đích đào tạo dựa trên những điều kiện tương đồng về sức khoẻ, trí lực...

3.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.5.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguồn lực của Trung tâm

- Số lượng cán bộ, đội ngũ quản lý, giảng viên giảng dạy tại Trung tâm; - Trình độ chuyên môn của giảng viên: Sau đại học, đại học, cao đẳng - Diện tích, tình hình cơ sở hạ tầng, quy mô phòng học, số lượng trang thiết bị của Trung tâm, Số lượng cơ sở thực hành giành cho học viên.

3.3.5.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả dạy nghề cho người khuyết tật

- Số lượng học sinh đã và đang theo học nghề tại Trung tâm. - Số lượng học viên trên số lượng giáo viên, cán bộ quản lý.

- Số lượng chương trình học nghề, chương trình đào tạo.

- Tỷ lệ học viên xếp theo trình độ học tập mỗi khóa (Giỏi, TB, Khá, Yếu)

- Tỷ lệ học viên tốt nghiệp hàng khóa, hàng năm. - Tỷ lệ học viên khuyết tật tốt nghiệp theo ngành học. - Tỷ lệ học viên khuyết tốt nghiệp có việc làm.

- Tỷ lệ học viên tốt nghiệp có việc làm tại các Doanh nghiệp, HTX - Tỷ lệ học viên tốt nghiệp tự giải quyết việc làm

- Thu nhập của học viên khuyết tật sau khi tốt nghiệp từ Trung tâm. - Thu nhập bình quân của học viên khuyết tật theo ngành học sau khi tốt nghiệp.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh

4.1.1 Khái quát tình hình đào tạo tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh

Nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho người khuyết tật, hàng năm, thông qua Chương trình Quốc gia về việc làm, trực tiếp là Dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm, đã hỗ trợ và tự tạo việc làm cho người khuyết tật. Bên cạnh đó, hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm cũng đã thu hút một lượng lớn người khuyết tật tham gia học nghề. Hiện nay, nhiều quy định pháp luật hỗ trợ người khuyết tật đã được triển khai, tuy nhiên việc thực hiện trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, còn thiếu các chương trình, dự án, nguồn lực để đưa các quy định vào thực tiễn cuộc sống. Người khuyết tật cơ bản vẫn tự tìm kiếm việc làm, chính quyền địa phương chưa có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích cụ thể đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc, chưa khuyến khích họ tạo ra hay tổ chức các công việc phù hợp với khả năng lao động của người khuyết tật.

Với thực tế trên, Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh tiếp tục mở rộng các đối tượng được hỗ trợ tại các địa bàn, địa phương có nhiều người khuyết tật và chưa được trợ giúp; xúc tiến triển khai nhanh công tác dạy nghề cho người khuyết tật giai đoạn tiếp theo. Từ những đặc điểm của người khuyết tật, mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại cộng đồng cần bổ sung thêm các hoạt động phụ trợ để tạo ra môi trường thích ứng hơn đối với nhóm đối tượng này.

Dạy nghề và tạo việc làm, hỗ trợ, giúp đỡ NKT ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng là việc làm có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Để làm tốt việc này, theo ý kiến của các chuyên gia thì cần phải có khảo sát, thống kê phân loại NKT theo dạng tật và khả năng lao động,

từ đó nghiên cứu ban hành các danh mục nghề đào tạo phù hợp, phát triển các mô hình dạy nghề tạo việc làm cho NKT...

Người khuyết tật, người nghèo luôn có mong muốn được học nghề để tự lo cho cuộc sống của mình. Nhưng trên thực tế, công tác dạy nghề cho họ chưa được hiệu quả. Mặc dù các quy định hiện nay của chúng ta đã có sự ưu tiên cho lao động là người khuyết tật và người nghèo trong hoạt động dạy nghề, song việc thực hiện không nghiêm túc, vẫn còn quá ít người khuyết tật, lao động nghèo được học nghề. Do thiếu nghề nghiệp, cuộc sống của người khuyết tật, người nghèo đã khó lại càng khó khăn hơn. Công tác xóa đói giảm nghèo đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục quan tâm hơn đến đối tượng người khuyết tật, người nghèo mà dạy nghề là một trong những việc cần làm ngay của cả cộng đồng dành cho họ. Nhà nước, các ngành, các địa phương tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu tiên, có sự đầu tư thỏa đáng để công tác dạy nghề, hỗ trợ việc làm giúp được nhiều hơn người khuyết tật, người nghèo. Gần đây một số doanh nghiệp nêu cao ý thức phối hợp với các địa phương để cùng nhau dạy nghề, lo việc làm cho các lao động khuyết tật, lao động nghèo và dần cải thiện thu nhập cho họ. Đó là tín hiệu mừng để chúng ta tin tưởng việc trợ giúp người khuyết tật, người nghèo thời gian tới có chuyển biến tốt hơn.

Bảng 4.1 Thực trạng công tác dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm

Nghề đào tạo 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) Tổng số Tr.đó nữ Tổng số Tr.đó nữ Tổng số Tr.đó nữ 12/11 13/12 BQ

I. Đào tạo nghề cho người khuyết tật

1. May công nghiệp 65 32 40 18 115 65 61.54 287.50 133.0

1

2. Mây tre đan 153 86 362 204 270 148 236.6

0 74.59 132.8 4 Tổng cộng 218 118 402 222 385 213 184.4 0 95.77 132.8 9

II. Đào tạo nghề cho người nghèo

3 6

Nguồn: Báo cáo thống kê của Trung tâm, 2013

Hiện nay, ngành nghề đào tạo chính của Trung tâm là May công nghiệp và mây tre đan. Đối tượng chủ yếu là người khuyết tật trên địa bàn tỉnh và người dân nghèo tại các địa phương. Đây là hai đối tượng có liên quan mật thiết với nhau, thường những người nghèo trong tỉnh lại dơi vào đối tượng khuyết tật. Trong những năm vừa qua Trung tâm tích cực tuyển sinh để nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động khuyết tật và tìm sinh kế cho người nghèo. Năm 2011 Trung tâm đã mở được 7 lớp dạy nghề mây tre đan cho người nghèo ở khắp các địa phương trong tỉnh với số lượng 209 học viên và tất cả đã tốt nghiệp với chứng chỉ nghề. Giai đoạn 2011 – 2013 số lượng người nghèo được Trung tâm đào tạo tăng 5,36%. Gần đây số lượng người nghèo trên địa bàn tỉnh đã giảm xuống do sự phát triển kinh tế, nhiều gia đình đã thoát nghèo. Trong các gia đình, việc tham gia học nghề chủ yếu là phụ nữ, do mây tre đan là ngành thủ công mỹ nghệ, vừa phát huy được nguồn nguyên nhiên vật liệu địa phương, vừa đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo trong lao động, người phụ nữ khi học xong nghề có thể tự làm tại nhà hoặc mở xưởng sản xuất quy mô nhỏ cho những người lao động cùng tham gia làm việc. Đây được đánh giá là ngành nghề phù hợp chất lượng lao động và tình hình kinh tế xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, đối tượng người khuyết tật là lực lượng học viên chủ đạo của Trung tâm trong những năm qua. Trung tâm đã tuyển sinh 218 học viên khuyết tật ở các dạng tật khác nhau năm 2011 và đến năm 2013 Trung tâm đã tuyển sinh được 385 học viên (tốc độ tăng bình quân 3 năm là 32,89%), vượt kế hoạch tuyển sinh đề ra. Ngành nghề đào tạo cho người khuyết tật được thực hiện tại Trung tâm với đội ngũ giáo viên, kỹ sư thực hành thỉnh giảng được Trung tâm mời về giảng dậy từ những Trường, Trung tâm đào tạo nghề uy tín của Trung ương và địa phương. Trung tâm đã sử dụng số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, có trình độ từ cao đẳng trở lên để tập trung đào

tạo cho các lớp học tại đơn vị; Bố trí cho học viên nơi ăn, ở ổn định nên công tác đào tạo dạy nghề tại Trung tâm đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu đào tạo được giao, góp phần bổ sung nguồn lao động vào làm việc ngay tại Trung tâm với mức sống ổn định.

Ngành nghề cho người khuyết tật được Trung tâm đào tạo chủ yếu là 2 ngành: may công nghiệp và mây tre đan. Trung tâm chủ trương tổ chức liên kết với các doanh nghiệp, HTX trong việc đào tạo dạy nghề nhằm gắn kết quả đào tạo là nguồn lao động kỹ thuật cho doanh nghiệp, HTX ... Trung tâm đã tổ chức 05 lớp Mây tre đan cho người khuyết tật với 153 học viên trong đó được cấp chứng chỉ là 153 người, đạt giỏi 13 người, khá 12 người, trung bình khá 73 người, trung bình 54 người. Nữ giới chiếm đa số trong đào tạo và tham gia học nghề tại Trung tâm. Trong những năm qua, hiệu quả đào tạo của Trung tâm tăng lên khi mà số lượng học viên tuyển sinh tăng, sự liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã và chính quyền địa phương chặt trẽ hơn.

Nhu cầu về học nghề của người khuyết tật, người nghèo ở từng địa phương có khác nhau, do đó các địa phương cần căn cứ vào nhu cầu của người học và đặc điểm, điều kiện của mình để tiến hành các lớp dạy nghề cho phù hợp thì mới có thể thu được kết quả thiết thực, phù hợp với lợi thế so sánh và phát huy thế mạnh của từng địa phương trong sử dụng và phát triển nguồn nhân lực. Từng bước đưa người khuyết tật hòa nhập và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Trong những năm qua Trung tâm đã đào tạo hàng trăm người khuyết tật tốt nghiệp với 2 ngành nghề chính là May công nghiệp và nghề thủ công Mây tre đan. Bên cạnh đó còn có nghề thêu, tuy nhiên số lượng rất nhỏ và 2 năm gần đây thì không còn đào tạo nữa. NKT hàng năm được đào tạo và tốt nghiệp với nhiều loại khác nhau phân loại theo kết quả thi lý thuyết và thực hành. Từ đó, Trung tâm có căn cứ xếp loại đối với từng học viên. Ngoài những ghi nhận sự cố gắng trong chuyên môn, trung tâm còn nhìn nhận thấy những nỗ lực vươn lên của từng đối tượng người khuyết tật khác nhau. Đặc

biệt nhiều người khuyết tật trong hoàn cảnh nghèo khó cũng đã cố gắng học tập trang bị cho mình cơ hội nghề nghiệp để sinh tồn và phát triển.

Hàng năm số lượng học viên đều tốt nghiệp, học viên tốt nghiệp được xếp loại theo 5 mức đánh giá: Giỏi, Khá, Trung bình - Khá, Trung bình và Yếu. Nhìn trung học viên đều tốt nghiệp từ loại Trung bình - Khá trở lên chiếm trên 90% tổng số học viên tốt nghiệp. Bên cạnh đó vẫn còn một số lượng NKT tốt nghiệp loại yếu do những hạn chế khác nhau về sức khỏe, điều kiện học tập và năng lực bản thân. Tất cả học viên tốt nghiệp tại Trung tâm dù xếp loại khác nhau nhưng đều đảm bảo rằng có khả năng làm việc và lao động. Các doanh nghiệp sử dụng người khuyết tật đều có thể bố trí vị trí việc làm, chuyên môn phù hợp với họ.

Công tác dạy nghề cho NKT đã được Đảng, Nhà nước và các cá nhân, tổ chức trong xã hội quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề thực sự khó khăn đó là phải giải quyết đầu ra cho người lao động khuyết tật. Các trung tâm dạy nghề, giải quyết việc làm phải gắn liền ngay tại địa phương sinh sống của NKT để người khuyết tật không gặp quá nhiều khó khăn trong thích nghi môi trường, di chuyển và sinh hoạt. Các trung tâm cần có cơ sở vật chất sinh hoạt về tinh thần và vật chất cho học viên để học viên thuận lợi trong học tập. NKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung, thành phố Bắc Ninh nói riêng đã được hỗ trợ rất nhiều từ Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh và sở Lao động - Thương bình và Xã hội tỉnh Bắc Ninh.

Đào tạo dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm: Trung tâm đã sử dụng số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, có trình độ từ cao đẳng trở lên để tập trung đào tạo cho các lớp học tại đơn vị; bố trí cho học viên nơi ăn, ở ổn định nên công tác đào tạo dạy nghề tại Trung tâm đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu đào tạo được giao, góp phần bổ sung nguồn lao động vào làm việc ngay tại Trung tâm với mức sống ổn định. Chất lượng đào tạo luôn được giám sát và coi trọng. Trong quá trình học có kiểm tra đánh giá môn, kết thúc kiểm tra đánh giá kết quả và phân loại học lực (tổng hợp kết quả cuối khoá trên

90% đạt yêu cầu. Số lao động này sau khi học xong có việc làm trên ≈ 70% (cho cả 2 nghề dạy: May CN, Mây tre đan).

Bảng 4.2 Kết quả công tác dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh, 2014

Năm Lớp, nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w