Tình hình cơ sở vật chất và nguồn lực của Trung tâm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 139)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2 Tình hình cơ sở vật chất và nguồn lực của Trung tâm

Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh có diện tích mặt bằng khoảng 4000 m2 với vị trí yên tĩnh, thuận lợi cho sinh hoạt và làm việc của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Trung tâm đã được xây dựng cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện, các phòng học đã được trang bị những thiết bị giảng dạy, thực hành cần thiết phù hợp với người khuyết tật. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh thông qua các chương trình hợp tác. Trung tâm đang từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, cơ sở hạ tầng đáp ứng những điều kiện căn bản cho học viên. Các phòng học bình quân rộng trên 60 m2 và hiện nay trung tâm có khoảng 12 phòng học như vậy cho các lớp học lý thuyết với hệ thống bàn học, ghế ngồi, hành lang, lối đi ... được thiết kế phù hợp với người khuyết tật (đặc biệt khuyết tật vận động).

Trung tâm đã được trang bị hệ thống nghe, nhìn, giải trí, nhà ăn, phòng vi tính,... tương đối hiện đại đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của học viên. Với hệ thống cơ sở vật chất được chú ý hoàn thiện, Trung tâm trong những năm qua đã thu hút được hàng trăm học viên đến học tập và sinh hoạt. Trung tâm như là một tổ chức bảo trợ, nuôi dưỡng người tàn tật trên địa bàn.

Các khu nội trú của trung tâm với sức chức khoảng 400 người dành cho các đối tượng khó khăn, khuyết tật nặng phải lưu trú hoặc ngủ lại qua đêm hoặc suốt thời gian học tập. Khu nội trú được phân định theo khu nam, nữ riêng biệt bố trí theo từng mức độ khuyết tật của học viên. Đội ngũ cán bộ quản lý, giúp đỡ học viên nội trú có mặt 24/24h để đảm bảo an ninh, kịp thời giải quyết những khó khăn cho NKT. Bên cạnh đó, hàng tuần thường có các hoạt động tổ chức văn hóa, văn nghệ, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng.... nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần cho học viên.

Khu vực bếp ăn, nhà ăn tương đối sạch sẽ đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn ăn uống của học viên. Học viên có thể an tầm vào chất

lượng sinh hoạt trong quá trình học tập. Nhà ăn được phân khu gần với khu sinh hoạt với hệ thống bàn ăn, ghế ngồi, ghế ngả... phù hợp với đối tượng khuyết tật khác nhau.

Khu thực hành, phân xưởng may được bố trí liền kề khu học lý thuyết, NKT thường xuyên được học tập hướng dẫn thực hành và tạo ra những sản phẩm ngay tại khu thực hành, phân xưởng may. Người khuyết tật được lao động như trong môi trường doanh nghiệp thực sự để phát huy sức lao động, năng suất của mình.

Các hoạt động sân chơi, văn hóa thể thao với khoảng sân rộng khoảng 150 m2, là nơi tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể cho học viên trong giờ giải lao hoặc cho học viên nội trú các buổi chiều trong ngày. Nhằm tạo ra không khí thoải mái, tự nhiên cho người khuyết tật.

3.2.3 Bộ máy quản lý, tổ chức của Trung tâm

3.1.3.1 Bộ máy tổ chức

a) Lãnh đạo Trung tâm gồm 4 người: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và phát triển trung tâm. Bên cạnh đó vấn đề cốt yếu là phải tìm được đối tác trong tài trợ, giải quyết đầu ra của công tác đào tạo người khuyết tật tại Trung tâm. Trong hoàn cảnh cạnh tranh sức lao động hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật càng đè nặng lên vai người lãnh đạo.

b) Các phòng chuyên môn:

+ Phòng Tổ chức hành chính - Gồm: Hành chính - Bảo vệ - Nhà ăn. + Phòng Kế hoạch tài chính - Gồm: Kho - Quỹ.

+ Phòng Đào tạo dạy nghề - Gồm: Giáo viên lý thuyết, thực hành, cán bộ tuyển sinh. Đây là phòng có chức năng chính trong đào tạo, dạy nghề cung cấp kiến thức chuyên môn cho người khuyết tật. Người khuyết tật phải được học lý thuyết và thực hành, hoàn thiện chuyên môn, thích nghi với cuộc sống xã hội, doanh nghiệp.

+ Phòng Kế hoạch việc làm - Gồm: Tổ sản xuất may.

+ Phòng Kỹ thuật sản xuất - Hướng dẫn, giám sát trong quá trình sản xuất may.

3.2.3.2 Kinh phí hoạt động

- Ngân sách Nhà nước đầu tư cho dạy nghề hàng năm; - Viện trợ của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động; - Tài trợ của cá nhân trong và ngoài nước;

- Huy động từ nguồn lực khác của xã hội; - Thu từ sản xuất, dịch vụ ...

Nhìn chung kinh phí hoạt động của Trung tâm chủ yếu vẫn là nguồn cấp từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp, cơ sở liên kết trên địa bàn tỉnh. Nhiều giai đoạn Trung tâm đã gặp những khó khăn nhất định trong huy động tài trợ, kinh phí cho người khuyết tật. Vấn đề đào tạo không thể bắt người người khuyết tật đóng góp, họ có thể chịu một khoản kinh phí rất nhỏ để đảm bảo sinh hoạt vật chất và tinh thần tại Trung tâm. Trung tâm thành lập hoạt động như một tổ chức nhân đạo, phi lợi nhuận nhằm hướng nghiệp, chăm sóc, trang bị ngành nghề cho người khuyết tật, giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng xã hội.

3.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm

Tổ chức dạy nghề, phục hồi chức năng cho người tàn tật còn khả năng lao động và học nghề, các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người tàn tật. Tổ chức dạy nghề, phục hồi chức năng phù hợp với sức khỏe và khả năng lao động của đối tượng là người tàn tật và các đối tượng chính sách xã hội có nhu cầu học nghề hàng năm.

- Tổ chức liên kết dạy nghề với các cơ sở dạy nghề khác để dạy nghề cho các đối tượng có nhu cầu theo học nhưng Trung tâm chưa có điều kiện để thực hiện.

- Tiếp nhận và tổ chức thực hiện các dự án dạy nghề cho người tàn tật và người lao động.

- Quản lý chứng chỉ và cấp chứng chỉ nghề theo học viên tốt nghiệp các lớp do Trung tâm đào tạo theo quy định của Nhà nước.

- Phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện làm việc phù hợp với khả năng của người tàn tật để đào tạo nghề cung cấp cho các cơ sở ngoài sử dụng.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực sức khỏe của người tàn tật, tạo việc làm thường xuyên, nâng cao đời sống cho người lao động.

- Quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức, lao động, tài chính, tài sản của Trung tâm, theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

3.2.5 Các ngành nghề đào tạo của Trung tâm

Theo xu thế phát triển của thị trường và sự liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong toàn tỉnh. Trung tâm hàng năm nghiên cứu mở các lớp học nghề phù hợp với tình hình kinh tế và nhu cầu của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh tùy theo đối tượng khuyết tật khác nhau mà trung tâm có sự định hướng và bố trí nghề nghiệp khác nhau. Theo đăng ký ngành nghề đào tạo với Sở Lao động - Thương bình và Xã hội thì Trung tâm thực hiện đào tạo nhóm nghề sau:

*/ Ngành nghề:

+ May công nghiệp, dân dụng. + Thêu ren.

+ Dệt len.

+ Mộc dân dụng.

+ Sửa chữa thiết bị điện dân dụng. + Vi tính.

+ Sửa chữa xe gắn máy.

+ Mây tre đan, thủ công mỹ nghệ.

*/ Trình độ nghề: Sau khi được đào tạo tương đương bậc 2. */ Loại hình đào tạo: Ngắn hạn (dưới 1 năm).

Trong thực tế lịch sử phát triển thì tất cả những nhóm ngành nghề này đều đã được Trung tâm giảng dạy và đào tạo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì Trung tâm chú trọng nhiều vào nghề thủ công mỹ nghệ Mây tre đan và may công nghiệp đối với cả người khuyết tật cũng như nhóm các hộ gia đình nghèo. Kết quả nhận được tương đối khả quan cho thấy sự phù hợp của 2 nghề này trong đào tạo nhân lực là người khuyết tật và người nghèo đáp ứng nhu cầu lao động cho tỉnh.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật, thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh. Người khuyết tật là đối tượng xã hội luôn tồn tại, dạy nghề và tạo việc làm, hỗ trợ giúp đỡ NKT ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng là việc làm có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người khuyết tật tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua đã có vai trò quan trọng trong định hướng và phát triển nghề nghiệp cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm đã và đang có đội ngũ lực lượng cán bộ, quản lý, viên chức giảng dạy và phục vụ có chất lượng. Chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật đang ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, Trung tâm đang gặp phải những khó khăn nhất định trong dạy nghề, đào tạo nghề và định hướng nghề nghiệp cho NKT.

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.3.2.1 Số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập thông tin, số liệu về kết quả công tác đào tạo nghề cho người khuyết tậ trên thế giới và ở Việt Nam; các thông tin về điều kiện, cơ sở vật chất của Trung tâm... thông qua nguồn tài liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ sách báo, tạp chí, luận văn, các bài viết và các tư liệu có liên quan trên các trang website internet, nguồn số liệu Niên giám thống kê, báo cáo, tài liệu của địa bàn nghiên cứu.

3.3.2.2 Số liệu sơ cấp

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu tổng hợp:

+ 30 mẫu điều tra là cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và một số đối tượng khác tại Trung tâm.

+ 60 phiếu điều tra là học viên khuyết tật đang học tập và sinh hoạt tại Trung tâm.

+ 30 phiếu điều tra đối với những học viên đã tốt nghiệp từ Trung tâm và đang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp các học viên được tham gia các lớp đào tạo nghề may.

- Phương pháp điều tra

+ Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra xây dựng trên những chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của công tác đào tạo nghề May cho người khuyết tật. Phiếu điều tra sẽ bao gồm cả những câu hỏi mở.

+ Tiến hành điều tra, phỏng vấn thử: Trên cơ sở nội dung của phiếu điều tra đã được xây dựng, tiến hành điều tra thử trên một số học viên. Mục đích đánh giá lại những thông tin hộ có thể cung cấp, chỉnh sửa lại phiếu điều tra cho phù hợp rồi tiến hành điều tra thật đối với các học viên đã lựa chọn.

3.3.3 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Chủ yếu là phương pháp phân tổ thống kê theo từng nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Xử lý tài liệu thứ cấp: Tổng hợp đối chiếu, so sánh để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Xử lý tài liệu sơ cấp (điều tra): Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý các số liệu đã điều tra, thu thập.

3.3.4 Phương pháp phân tích

3.3.4.1 Phương pháp thống kê kinh tế

Trong đề tài này, phương pháp thống kê kinh tế được tác giả sử dụng để hệ thống hoá và phân tích các tài liệu thu thập cũng như nguồn thông tin số liệu thu thập được từ phía học viên; chỉ ra mức độ, nguyên nhân biến động của hiện tượng, phân tích mức độ ảnh hưởng của đào tạo nghề May cho người khuyết tật.

3.3.4.2 Phương pháp so sánh

So sánh thu nhập của học viên trước và sau khi được đào tạo nghề may, các học viên được đào tạo với học viên không được đào tạo, so sánh kết quả, năng suất của các học viên khác nhau cùng được đào tạo một nghề, cùng một mục đích đào tạo dựa trên những điều kiện tương đồng về sức khoẻ, trí lực...

3.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.5.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguồn lực của Trung tâm

- Số lượng cán bộ, đội ngũ quản lý, giảng viên giảng dạy tại Trung tâm; - Trình độ chuyên môn của giảng viên: Sau đại học, đại học, cao đẳng - Diện tích, tình hình cơ sở hạ tầng, quy mô phòng học, số lượng trang thiết bị của Trung tâm, Số lượng cơ sở thực hành giành cho học viên.

3.3.5.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả dạy nghề cho người khuyết tật

- Số lượng học sinh đã và đang theo học nghề tại Trung tâm. - Số lượng học viên trên số lượng giáo viên, cán bộ quản lý.

- Số lượng chương trình học nghề, chương trình đào tạo.

- Tỷ lệ học viên xếp theo trình độ học tập mỗi khóa (Giỏi, TB, Khá, Yếu)

- Tỷ lệ học viên tốt nghiệp hàng khóa, hàng năm. - Tỷ lệ học viên khuyết tật tốt nghiệp theo ngành học. - Tỷ lệ học viên khuyết tốt nghiệp có việc làm.

- Tỷ lệ học viên tốt nghiệp có việc làm tại các Doanh nghiệp, HTX - Tỷ lệ học viên tốt nghiệp tự giải quyết việc làm

- Thu nhập của học viên khuyết tật sau khi tốt nghiệp từ Trung tâm. - Thu nhập bình quân của học viên khuyết tật theo ngành học sau khi tốt nghiệp.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh

4.1.1 Khái quát tình hình đào tạo tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh

Nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho người khuyết tật, hàng năm, thông qua Chương trình Quốc gia về việc làm, trực tiếp là Dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm, đã hỗ trợ và tự tạo việc làm cho người khuyết tật. Bên cạnh đó, hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm cũng đã thu hút một lượng lớn người khuyết tật tham gia học nghề. Hiện nay, nhiều quy định pháp luật hỗ trợ người khuyết tật đã được triển khai, tuy nhiên việc thực hiện trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, còn thiếu các chương trình, dự án, nguồn lực để đưa các quy định vào thực tiễn cuộc sống. Người khuyết tật cơ bản vẫn tự tìm kiếm việc làm, chính quyền địa phương chưa có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích cụ thể đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc, chưa khuyến khích họ tạo ra hay tổ chức các công việc phù hợp với khả năng lao động của người khuyết tật.

Với thực tế trên, Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh tiếp tục mở rộng các đối tượng được hỗ trợ tại các địa bàn, địa phương có nhiều người khuyết tật và chưa được trợ giúp; xúc tiến triển khai nhanh công tác dạy nghề cho người khuyết tật giai đoạn tiếp theo. Từ những đặc điểm của người khuyết tật, mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại cộng đồng cần bổ sung thêm các hoạt động phụ trợ để tạo ra môi trường thích ứng hơn đối với nhóm đối tượng này.

Dạy nghề và tạo việc làm, hỗ trợ, giúp đỡ NKT ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng là việc làm có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Để làm tốt việc này, theo ý kiến của các chuyên gia thì cần

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w