4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.2.1 Đánh giá của học viên đang theo học đối với chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tạ
người khuyết tật tại Trung tâm
Việc giúp NKT cải thiện cuộc sống, được học nghề, tạo việc làm là một trong những biện pháp góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và Công ước quốc tế về NKT. Hiện nay, công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT đã có bước tiến bộ, nhận thức của xã hội về đối tượng này cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, NKT vẫn rất khó tìm được việc làm. Nguyên nhân cơ bản là họ chưa được đào tạo nghề. Điều đó càng chứng tỏ công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho NKT hết sức cần thiết, cấp bách.
Hiện nhiều nước trên thế giới đề có qui định về tỷ lệ NKT được nhận vào làm việc trong DN. Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định: Mỗi DN thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải nhận 2%- 3% NKT vào làm việc trong tổng số biên chế của DN (2% đối với ngành công nghiệp nặng và 3% với các ngành còn lại). Nếu không nhận đủ NKT vào làm việc thì DN phải đóng tiền vào Quỹ việc làm dành cho NKT ở mỗi tỉnh. Hàng tháng DN phải đóng vào quỹ này một khoản tiền bằng lương tối thiểu nhân với số NKT mà DN còn chưa nhận đủ. Tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có rất ít tỉnh có Quỹ việc làm dành cho NKT, trong đó chỉ có một vài tỉnh (như Quảng Ninh) áp dụng tương đối đúng qui định, còn lại đều áp dụng không đúng hoặc Qũy chưa đi vào hoạt động.
Vừa qua một cuộc điều tra khảo sát thực trạng NKT của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước cũng cho biết: Có đến 94% NKT là người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, số có bằng cấp từ chứng chỉ nghề trở lên rất nhỏ. Chỉ có 1,2% NKT là đang học nghề. Chỉ có ½ số người học nghề được trợ giúp mà chủ yếu là được miễn hoặc
giảm học phí. Tuy nhiên, số NKT có nhu cầu học nghề lại rất thấp bởi nội dung chương trình đào tạo, hình thức đào tạo chưa hợp lý về kết cấu và quá nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, chưa có những giáo trình và các thiết bị dạy nghề dành riêng một cách chuyên biệt cho NKT.
Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được một số lượng tương đối lớn NKT trên địa bàn tham gia học tập và sinh hoạt. Hàng năm có hàng trăm NKT tốt nghiệp và vào làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Họ đã và đang thể hiện được những năng lực của mình, cố gắng nâng cao năng suất lao động thúc đẩy sự phát triển. Công tác giảng dạy cho NKT thực sự khó khăn khi môi trường này đòi hỏi những đặc điểm riêng có so với các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác. Người khuyết tật cần phải có chương trình đào tạo, dạy nghề riêng.
Hàng năm Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh cũng đã lấy ý kiến đóng góp của học viên để từng bước hoàn thiện chương trình, đưa đến sự phù hợp và nâng cao chất lượng dạy nghề. Phần lớn ý kiến học viên đều cho rằng chương trình dạy nghề của Trung tâm là tốt, đã phù hợp với nguyện vọng của học viên đề ra. Có đến trên 90% ý kiến đánh giá tốt về chương trình giảng dạy của Trung tâm. Được học viên đánh giá tích cực là một tín hiệu khả quan của Trung tâm trong phát triển. Đào tạo cho NKT luôn gặp những thách thức và khó khăn nhất định, vì vậy để nâng cao chất lượng dạy nghề cần sự tâm huyết của những cán bộ, giáo viên của Trung tâm.
Bảng 4.5 Đánh giá của học viên đang học tập tại Trung tâm về chất lượng dạy nghề
ST T
Nội dung đánh giá (n= 60)
Tốt Không tốt Không ý kiến
SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) 1 Sự phù hợp của cơ sở hạ tầng 56 93.3 3 2 3.33 2 3.33
2 Chất lượng giáo viên 54 90.00 3 5.00 3 5.00
3 Tài liệu lý thuyết 55 91.6
7 4 6.67 1 1.67 4 Hướng dẫn thực hành 53 88.3 3 5 8.33 2 3.33 5 Số lượng học viên/lớp 54 90.00 1 1.67 5 8.33 6 Thời lượng học nghề 50 83.3 3 7 11.6 7 3 5.00 7 Sinh hoạt vật chất 59 98.3 3 0 0.00 1 1.67 8 Cuộc sống tinh thần 56 93.3 3 0 0.00 4 6.67
Nguồn: Tổng hợp số lượng điều tra, 2014
Người tàn tật tại Trung tâm được đào tạo nghề miễn phí và được tạo việc làm ổn định tại Trung tâm với mức thu nhập đủ trang trải cuộc sống bản thân. Anh Nguyễn Văn Hậu, 22 tuổi cho biết: “Được học nghề và làm việc tại Trung tâm, tôi rất vui vì đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Nhờ có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người khuyết tật của Nhà nước nên chúng tôi không còn mặc cảm, vì mình đã sống có ích”.
Có đến 93,3% ý kiến học viên cho rằng hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm là tốt, đã đáp ứng được nhu cầu của học viên. Có khoảng 50 - 59/60 ý kiến đánh giá tốt về các tiêu chí đề ra, Vấn đề chất lượng giáo viên, chương trình thực hành được học viên đánh giá tốt trên 90%. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tiêu chí có sự đánh giá không tốt của học viên như thời lượng chương trình dạy nghề. Hiện nay chương trình dạy không được
quá 12 tháng, nhiều học viên cho rằng là quá ngắn (có 11,67% ý kiến đánh giá chưa phù hợp). Các chương trình thực hành còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của học viên (5/60 ý kiến đánh giá chưa tốt). Đây là những vấn đề mà Trung tâm phải xem xét và đổi mới, đề xuất giảng dạy chương trình tăng thời lượng đối với một số nhóm khuyết tật nặng để hộ kịp nhận thức và thích ứng.
Việc dạy dỗ những học sinh khuyết tật trí tuệ đòi hỏi nhiều thời gian hơn với cùng một tài liệu giảng dạy. Ngoài ra, chương trình giảng dạy phải thường xuyên được thay đổi. Với nhóm đối tượng này, một chương trình giảng dạy thực sự có giá trị khi nó cung cấp những kiến thức thiết thực cho học sinh, đồng thời phải phù hợp với trình độ nhận thức của chúng. Nhìn chung, không phải kiến thức hay kỹ năng, mà điều chỉnh phương pháp giáo dục mới là điều đầu tiên mà phần lớn học sinh khuyết tật trí tuệ cần đến. Trong những năm gần đây, việc giáo dục người khuyết tật nói chung và sự phát triển ngành giáo dục đặc biệt nói riêng tại Việt Nam đang được các cơ quan, tổ chức trong nước, ngoài nước chú trọng phát triển và đạt được một số thành tựu đáng kể. Nhiều trường đại học, cao đẳng bắt đầu mở các khóa đào tạo chính quy và không chính quy chuyên ngành giáo dục đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên cho các trường chuyên biệt.
Nhiều trường, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và phát triển. Nhiều nhà chuyên môn cũng như tổ chức giáo dục đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu và biên soạn tài liệu hữu ích có liên quan...Tất cả những nỗ lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất để nuôi dạy học sinh khuyết tật; tìm tòi, nghiên cứu, đào tạo giáo viên, biên soạn tài liệu phục vụ cho quá trình giáo dục nêu trên của các nhà chuyên môn, giáo dục... giúp nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật tại Việt Nam hiện nay.
Nỗi lo lớn nhất đối với họ là sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghề, không phải học viên nào cũng có thể kiếm sống được bằng chính cái nghề đã được học. Đó cũng là nỗi lo chung của các học viên đang theo học nghề tại đây. Em Nguyễn Thị Nga (SN 1996) chia sẻ: “Hiện tại em đã học nghề may
tại Trung tâm được hơn 4 tháng nhưng học xong cũng không biết xin vào đâu để làm việc. Giờ người bình thường xin được việc còn khó huống nữa là người tàn tật. Em chỉ mong có được một công việc để có thể tự nuôi sống mình, bớt gánh nặng cho mẹ và anh trai”.
4.1.2.2 Đánh giá của học viên tốt nghiệp nghề tại Trung tâm
Sự quan tâm của các cơ quan chức năng và cộng đồng xã hội đã giảm bớt phần nào khó khăn cho người khuyết tật. Làm thế nào để người khuyết tật có thể tự chăm lo cho cuộc sống của mình, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, xã hội luôn là một bài toán khó. Nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người tàn tật rất lớn thế nhưng hiện tại dạy nghề và giải quyết việc làm - bài toán đầu ra đối với người khuyết tật đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh Bắc Ninh hàng năm có hàng trăm học viên tốt nghiệp ở các trình độ và ngành nghề khác nhau. Theo sự liên kết của Trung tâm với các cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm giải quyết việc làm cho NKT thì học viên của Trung tâm đã một phần được giải quyết việc làm trong các công ty, xưởng, hiệp hội, hộ sản xuất.... Tuy nhiên, hàng năm Trung tâm chưa có số liệu thống kê về tình hình việc làm của NKT tốt nghiệp nghề tại Trung tâm. Học viên tốt nghiệp có thể lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng cũng có thể tự tạo việc làm cho bản thân tại các hộ gia đình ở các vùng quê. Theo điều tra ngẫu nhiên của tác giả tại Thành phố Bắc Ninh, huyện Lương Tài và huyện Gia Bình cho thấy bảng thống kê sau (Bảng 4.3).
Ông Nguyễn Như Vỹ, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh cho biết: “Hiện tại chúng tôi cũng thường xuyên phối hợp với các công ty, doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm cho các em nhưng phải thừa nhận là rất khó. Hiện tại chúng tôi chỉ có cách nhận một khâu nào đó trong dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp may mặc về cho các em làm. Vừa tạo điều kiện cho các em được thực hành nhiều hơn, vừa giúp các em có thêm thu nhập. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tình thế, còn về
lâu, về dài chúng tôi vẫn đang gặp nhiều khó khăn”. Đây có lẽ là thực tế đối với tất cả các Trung tâm đào tạo, dạy nghề cho người khuyết tật.
Tác giả lựa chọn điều tra 30 người khuyết tật tốt nghiệp nghề từ Trung tâm trong những năm qua. Số liệu điều tra cho thấy, số lượng NKT tìm kiếm được việc làm tương đối cao (86,67%), tỷ lệ NKT làm việc tại doanh nghiệp, khu công nghiệp rất nhỏ (30%), trong đó thành phố Bắc Ninh vấn chiếm đa số với 7/9 người. Như vậy, có thể thấy số lượng NKT tốt nghiệp nghề tại Trung tâm, sau đó được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp may mặc, ngành nghề thủ công còn rất ít. Tuy nhiên, người lao động khuyết tật tương đối năng động và sáng tạo khi tự tìm kiếm cơ hội việc làm tại các tổ hội nghề nghiệp địa phương và lao động tại nhà (56,67%). Điều này, cho thấy NKT đã tìm được những cơ hội việc làm cho mình, thích nghi và hòa nhập với cuộc sống xã hội. Thu nhập của họ đã tương đối ổn định, không phải phụ thuộc vào gia đình.
Bảng 4.6 Tình hình việc làm của người khuyết tật sau học nghề tại Trung tâm
STT Nội dung Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Trong đó: TP Bắc Ninh huyện Lương Tài huyện Gia Bình Tổng số 30 100.00 15 7 8
1. Làm việc trong các Doanh
nghiệp, KCN 9 30.00 7 1 1
2. Làm việc tại các hộ gia
đình, tổ hội nghề nghiệp địa phương
9 30.00 4 3 2
3. Tự lao động tại nhà 8 26.67 3 2 3
4. Không tìm được việc làm 4 13.33 1 1 2
Nguồn: Tổng hợp số lượng điều tra, 2014
Người khuyết tật địa phương vẫn còn 1 bộ phận nhỏ chưa tìm được việc làm 4/30 người (chiếm 13,33%). Nhìn chung NKT tích cực trong tìm kiếm việc làm nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn về các vấn đề như: di chuyển, giao tiếp, tâm lý e ngại,... của từng đối tượng khuyết tật khác nhau. Mặc dù có hệ thống
chính sách hỗ trợ, tuy nhiên kết quả dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT những năm qua còn rất khiêm tốn. Cơ chế thị trường hướng tới mục tiêu lợi nhuận, đã trở thành “lực cản” đối với dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT; sự quan tâm chưa đúng mức của các bộ, ngành liên quan…
Nếu như NKT khu vực thành thị có cơ hội tìm việc làm phù hợp trong nhiều công ty với mô hình và loại hình công việc đa dạng, thì ở vùng sâu vùng xa, ngay cả người khỏe mạnh bình thường muốn tìm công việc ổn định cũng là điều khó. Định kiến xã hội ảnh hưởng không nhỏ tỷ lệ thất nghiệp của NKT. Người ta cứ nghĩ NKT thất nghiệp vì họ không đủ trình độ, thiếu sức khỏe và năng lực làm việc. Sự thật là không hoàn toàn như thế mà chỉ do định kiến mà ra. Ngay cả những NKT có trình độ thạc sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài về cũng chưa chắc tìm được việc làm đúng chuyên ngành của mình để phục vụ và cống hiến cho xã hội. Đây được cho là một trong những khó khăn lớn mà nếu không có sự chung tay của cả cộng đồng, thì NKT dù có nỗ lực đến đâu cũng khó thoát cảnh thất nghiệp và nghèo khó.
Theo đánh giá của học viên tốt nghiệp tại Trung tâm về chương trình dạy nghề cho NKT cho thấy phần lớn ý kiến đánh giá đều tích cực về nội dung và ngành nghề đào tạo. Có trên 70% ý kiến điều tra cho thấy sự hợp lý trong công tác dạy nghề của Trung tâm. Các tiêu chí đưa ra như: ngành nghề đào tạo, phương pháp đào tạo, các hoạt động ngoài giảng dạy,... đều được học viên đã tốt nghiệp đánh giá khá cao, với trên 80% ý kiến đánh giá tốt. Bên cạnh đó, các tiêu chí như chất lượng cơ sở vật chất, cuộc sống sinh hoạt của NKT đã được các cán bộ viên chức tại Trung tâm chăm lo tương đối chu đáo. Có thể nói, trong những năm qua Trung tâm đã đầu tư về cơ sở vật chất và cải thiện khá nhiều để nâng cao chất lượng cuộc sống của NKT. Đào tạo, dạy nghề cho NKT chủ yếu sử dụng hình thức cầm tay chỉ việc, do vậy Trung tâm luôn cố gắng đầu tư hệ thống thực hành, cơ sở trang thiết bị phù hợp nhất với NKT. Mặt khác, giáo viên đội ngũ kỹ thuật viên hướng dẫn thực hành được chú trọng trong chuyên môn và các vấn đề tâm lý, giao tiếp trong cuộc sống
sinh hoạt với NKT. Nâng cao chất lượng dạy nghề là yêu cầu đòi hỏi bắt buộc của Trung tâm và của cá nhân mỗi cán bộ, viên chức tại Trung tâm.
Bảng 4.7 Đánh giá của học viên sau khi tốt nghiệp
ST T
Nội dung đánh giá (n = 30)
Phù hợp Không phù hợp Không ý kiến
SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) 1. Ngành nghề đào tạo 26 86.67 0 0.00 4 13.33
2. Nội dung lý thuyết 21 70.00 5 16.67 4 13.33
3. Nội dung thực hành 23 76.67 3 10.00 4 13.33
4. Phương pháp đào tạo 27 90.00 1 3.33 2 6.67
5. Tài liệu phục vụ học tập 23 76.67 4 13.33 3 10.00
6. Thời lượng đào tạo 18 60.00 9 30.00 3 10.00
7. Trang thiết bị học tập 25 83.33 0 0.00 5 16.67
8. Cơ sở vật chất sinh hoạt 24 80.00 2 6.67 4 13.33
9. Môi trường sống 28 93.33 0 0.00 2 6.67
10. Hoạt động giải trí, văn
hóa 27 90.00 1 3.33 2 6.67
Nguồn: Tổng hợp số lượng điều tra, 2014
Phần lớn ý kiến đánh giá của NKT sau khi tốt nghiệp tại Trung tâm cho