4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.3 Các giải pháp phát triển đào tạo nghề tại Trung tâm
4.3.3.1 Hoàn thiện chương trình giảng dạy của Trung tâm
Trung tâm phải thiết kế các chương trình giáo trình dạy NKT tại các trung tâm và trường đào tạo nghề: khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có chuẩn chương trình đào tạo nghề cho từng loại khuyết tật. Hiện tại, từ chương trình đào tạo nghề chung, các giáo viên nơi đây phải tự xây dựng riêng cho mình giáo án giảng dạy. Bên cạnh đó, quy định về thời gian đào tạo nghề đã “gây khó” cho việc đào tạo nghề cho NKT, thường phải lâu gấp 3-4 lần người bình thường. Ngoài ra có nhiều đơn vị đã thực hiện chức năng đào tạo nghề cho NKT nhưng vẫn chưa có đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên biệt, chưa có nghiệp vụ đào tạo cho nhóm đối tượng yếu thế nên nhiều lúc giáo viên giảng nhưng học trò không hiểu. Cũng chính vì vậy, các doanh nghiệp tuyển lao động chưa tin tưởng vào công tác đào tạo nghề cho NKT ở các cơ sở đó nên để tìm được việc làm cho NKT lại càng khó khăn hơn.
Dạy nghề cho NKT cũng rất khó khăn. Về kinh phí đào tạo nghề cho NKT đã được quy định rất cụ thể trong Thông tư liên tịch số 19/2005/TTLT-
BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 19-5-2005, thế nhưng việc lựa chọn ngành nghề đào tạo cho phù hợp với NKT không phải đơn giản. Những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, có nhiều cơ hội xin được việc làm thì hầu hết NKT không có khả năng theo học, còn những ngành thủ công đơn giản như may mặc, chế biến thực phẩm đã có nhiều người học thì NKT học sẽ khó tìm được việc làm do cạnh tranh cao. Bên cạnh đó có nhiều đơn vị đã thực hiện chức năng đào tạo nghề cho NKT nhưng vẫn chưa có đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên biệt, chưa có nghiệp vụ đào tạo cho nhóm đối tượng yếu thế nên nhiều lúc giáo viên giảng nhưng học trò không hiểu. Cũng chính vì vậy, các doanh nghiệp tuyển lao động chưa tin tưởng vào công tác đào tạo nghề cho NKT ở các cơ sở đó nên để tìm được việc làm cho NKT lại càng khó khăn hơn.
Trung tâm phải có những nhận định đúng và khoa học khi đào tạo NKT, là những đối tượng dễ bị tổn thương: Đa số NKT thường mặc cảm và tự ti về sự khuyết tật của mình nên rất ngại khi xa gia đình đi học nghề. Tâm lý tự ti và trở ngại về khoảng cách địa lý làm họ e ngại, không muốn vươn lên học nghề cũng như không tự tin là mình có thể làm việc tự nuôi sống mình và gia đình. Bên cạnh đó, hầu hết gia đình NKT là hộ nghèo, ở nông thôn, dân trí thấp nên họ không khuyến khích NKT đi học nghề mà chỉ muốn giữ ở nhà để trông nhà, làm việc nội trợ.
Việc giải quyết việc làm cho NKT không phải dễ dàng. Trước hết, do điều kiện sức khỏe nên NKT khó tìm việc làm. Thông thường thì giờ làm việc của người lao động là 8 giờ/ngày, nhưng theo Luật Lao động thì NKT chỉ làm việc 7 giờ/ngày. Nếu người tuyển dụng là các doanh nghiệp sản xuất thì NKT sẽ không được tuyển vì thời gian làm việc ít sẽ mang lại lợi nhuận thấp. Ngoài ra, khi nhận NKT, các doanh nghiệp phải xây dựng lại đường đi cho người đi xe lăn, phòng vệ sinh dễ tiếp cận... điều này làm cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Với các cơ quan Nhà nước thì việc tuyển NKT vào làm việc chính thức là chuyện "hiếm".
Để giúp cho NKT được tuyển dụng sau khi được đào tạo nghề, thiết nghĩ các đơn vị đào tạo nghề nên phối hợp với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động cùng tham gia đào tạo để giúp các em ra trường sớm tìm được việc làm. Ví dụ, các cơ sở đào tạo giúp về kinh phí, các doanh nghiệp hỗ trợ về cơ sở vật chất như nhà ở, trang thiết bị, máy móc... Có như vậy, công tác đào tạo nghề cho NKT mới có hiệu quả và mới thực hiện tốt được xã hội hóa công tác dạy nghề. Đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, thông tin thị trường lao động, trắc nghiệm và nâng cao kỹ năng nghề, tư vấn cho người khuyết tật tiếp cận việc làm, đào tạo cán bộ tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật, tư vấn cho chủ sử dụng lao động nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật tìm được việc làm. Tăng cường một số hoạt động xã hội hóa trong đào tạo nghề và giới thiệu việc làm để bảo trợ các hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật bằng cách mở rộng các hình thức liên kết đào tạo, liên kết giới thiệu việc làm trong việc dạy văn hóa, dạy nghề và việc làm với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học nghề, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ các tổ chức, các cá nhân khác trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp và giải quyết việc làm ổn định cho người khuyết tật.
4.3.3.2 Các cơ quan chính quyền phải quan tâm tới chính sách dạy nghề đối với người khuyết tật
Chính quyền các cấp, đặc biệt ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và ngành Giáo dục và Đào tạo cả nước cần phối hợp tạo mọi điều kiện thuận lợi để các trung tâm dạy nghề cho NKT hoạt động hiệu quả. Quan trọng hơn hết là huấn luyện và đào tạo cán bộ giáo viên, hướng dẫn chương trình giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học nghề nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu xã hội. Và để công tác dạy nghề, tạo việc làm cho NKT hoạt động hiệu quả, cần có sự đóng góp, hỗ trợ nhiều hơn nữa về vật chất cũng như tinh thần giúp đỡ NKT và trẻ mồ côi được học tập, rèn luyện tay nghề, có việc làm ổn định.
- Khảo sát, thống kê, phân loại người khuyết tật theo dạng tật và khả năng lao động; nghiên cứu ban hành danh mục nghề đào tạo phù hợp với các dạng tật và danh mục các cơ sở đăng ký đào tạo nghề cho người khuyết tật. - Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật pháp và chính sách đối với người khuyết tật đến tác ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân và gia đình người khuyết tật, tư vấn, thông tin về các dạng tật và các nghề phù hợp, về danh sách các cơ sở dạy các nghề cho người khuyết tật.
- Hình thành kênh dạy nghề cho người khuyết tật thông qua cơ quan Trung ương của các tổ chức của người khuyết tật; quan tâm hỗ trợ đầu tư bằng nguồn kinh phí ngân sách hoặc vay tín dụng ưu đãi đối với các cơ sở, doanh nghiệp dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật.
- Nghiên cứu, triển khai thực hiện các mô hình dạy nghề linh hoạt, đa dạng cả về thời gian, địa điểm, chương trình, cách thức tiến hành phù hợp với khả năng, điều kiện của người khuyết tật.
- Gắn dạy nghề tạo việc làm với doanh nghiệp. Nghiên cứu, ưu tiên triển khai thực hiện để phát triển rộng rãi mô hình dạy nghề theo các dự án nhỏ.
- Có chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người khuyết tật ( hỗ trợ kinh phí hoặc cho vay tín dụng ưu đãi để mua sắm thiết bị, dụng cụ … hành nghề ) sau học nghề.
- Cần có qui định các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng vào các vị trí, công việc phù hợp với trình độ chuyên môn đào tạo và sức khoẻ để đảm bảo việc làm, thu nhập cho người khuyết tật.
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra, giám sát đảm bảo các chính sách, qui định hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật được thực hiện nghiêm chỉnh, hiệu quả trong thực tế.
- Phát huy vai trò các Hội, Hiệp hội của người khuyết tật trong việc tham gia quản lý nhà nước và thực hiện các hoạt động sự nghiệp đối với người khuyết tật.
Các cơ sở dạy nghề phải có những cơ sở đào tạo riêng phù hợp với điều kiện của NKT: cũng cần chú ý đến cơ sở hạ tầng nơi đào tạo nghề có phù hợp với NKT không, đặc biệt là dạng khuyết tật vận động như không có đường cho xe lăn di chuyển, nhiều bậc tam cấp, nhà vệ sinh không tiếp cận được... Điều đặc biệt khi đào tạo nghề cho NKT là phải sắp xếp chỗ ăn, ở và học gần nhau vì họ không có phương tiện di chuyển và do hạn chế sức khỏe.
Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật là hoạt động có ý nghĩa xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Nhưng để người khuyết tật có việc làm ổn định, thực sự hòa nhập được với cộng đồng rất cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng ở địa phương và toàn xã hội.
4.3.3.3 Cần sự nhận thức và có sự giúp đỡ của cộng đồng
Mỗi con người, khi sinh ra và trưởng thành ai cũng mong muốn mình được khỏe mạnh và có một tương lai tươi sáng, nhưng không phải người nào cũng có được sự may mắn ấy. Có nhiều người khi sinh ra đã không thể đi, không thể nói hay không thể nhìn thấy được. Và với những người thiệt thòi như vậy, họ rất cần sự cảm thông sẻ chia, sự giúp đỡ của cộng đồng để có thể hòa nhập với cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng trong xã hội, đôi khi người giúp rất có thiện chí nhưng lại vô tình hoặc chưa hiểu về người khuyết tật nên khi giúp đỡ lại làm cho người khuyết tật cảm thấy mặc cảm hoặc thậm chí là thấy bị xúc phạm.
Để nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề cho NKT cần có sự chung sức của cả cộng đồng: Để giúp cho NKT được tuyển dụng sau khi được đào tạo nghề, thiết nghĩ các đơn vị đào tạo nghề nên phối hợp với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động cùng tham gia đào tạo để giúp các em ra trường sớm tìm được việc làm. Ví dụ, các cơ sở đào tạo giúp về kinh phí, các
doanh nghiệp hỗ trợ về cơ sở vật chất như nhà ở, trang thiết bị, máy móc... Có như vậy, công tác đào tạo nghề cho NKT mới có hiệu quả và mới thực hiện tốt được xã hội hóa công tác dạy nghề.
Nhìn lại bức tranh học nghề và tạo việc làm của NKT Việt Nam chúng ta thừa nhận rằng tuy chúng ta đã có những tiến bộ song rõ ràng việc thực hiện luật pháp và chính sách về việc làm đối với NKT vẫn chưa ổn thỏa và chứa đựng nhiều hạn chế. Do sự hoạt động giám sát, kiểm tra thiếu chặt chẽ, do chính sách hỗ trợ đối với NKT còn thiếu và yếu mà nhiều NKT Việt Nam hiện nay vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong tiếp cận dạy nghề và tạo việc làm.
Dù cuộc sống của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, việc dạy văn hóa, đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều hạn chế. Một vấn đề mấu chốt giúp người khuyết tật có thể hòa nhập cộng đồng chính là việc tạo việc làm cho họ. Nhưng hiện nay không ít doanh nghiệp hoặc cá nhân không chịu nhận người khuyết tật vào làm việc dẫn đến tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp vẫn còn cao. Nhiều người khuyết tật còn khả năng lao động, bằng nghị lực đã vươn lên, mong muốn tìm được công việc phù hợp để không là gánh nặng của gia đình và xã hội nhưng cũng khó có việc làm ổn định. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của địa phương, đặc biệt là giao thông, y tế còn chưa đáp ứng phù hợp, khiến cho việc tiếp cận các dịch vụ này của người khuyết tật gặp khó khăn. Đa số các phương tiện, công trình giao thông công cộng, xây dựng trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung không có chỗ ngồi phù hợp, không có đường đi riêng dành cho người khuyết tật… Đây là những rào cản làm hạn chế khả năng cũng như sự hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật.
Trợ giúp xã hội và pháp lý, giúp người khuyết tật tiếp cận các vấn đề về giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, sử dụng các công trình xây dựng và tham gia giao thông công cộng; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui
chơi, giải trí… Họ có thêm những cơ hội bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phát huy khả năng và tự lực trong cuộc sống. Có thể thấy rằng, người khuyết tật thật ra không có yêu cầu gì đặc biệt trong giao tiếp, nhưng có những sự giúp đỡ "quá nhiệt tình" của nhiều người trong lúc giao tiếp với người khuyết tật lại vô tình gây phản tác dụng. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy tôn trọng và nên học cách khi muốn giúp đỡ người khuyết tật.
4.3.3.4 Hỗ trợ phúc lợi đối với cán bộ, giáo viên dạy nghề người khuyết tật
Giáo viên dạy nghề (GVDN) giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng dạy nghề, là động lực, là một nhân tố quan trọng đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta. Điều này càng trở nên quan trọng đối với giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật. Đầu tư phát triển có thể coi là đầu tư “nguồn” để phát triển nguồn nhân lực.
Chính sách đối với GVDN vẫn còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích, thu hút những người có năng lực vào làm GVDN, chưa tạo ra sự gắn bó, tâm huyết với nghề nghiệp. Về chế độ tiền lương, hoạt động của GVDN mang tính đặc thù, một mặt, họ phải là một nhà sư phạm, mặt khác là một “kỹ thuật viên”, chính sách tiền lương chưa thể hiện sự ưu đãi mang tính đặc thù đó. GVDN chưa có ngạch lương riêng. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được những người có trình độ, có tay nghề giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất chuyển về làm GVDN. Ngược lại, nhiều GVDN có trình độ tay nghề giỏi lại muốn chuyển ra sản xuất tại các doanh nghiệp để có thu nhập cao hơn. Ngoài ra, chưa có những chính sách khuyến khích động viên đối với giáo viên tự phấn đấu nâng cao trình độ; chưa có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề tạo điều kiện cho GVDN được đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng năm.
Ai cũng biết GVDN có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy nghề song với thực tế các chính sách thu hút, đãi ngộ như hiện nay thì khó có thể có được một đội ngũ GVDN đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tận
dụng thời cơ và vượt qua những thách thức trong bối cảnh mới. Để phát triển đội ngũ GVDN đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, cần thực hiện tốt một số giải pháp cốt lõi trong nhiều giải pháp.
Một là, vấn đề bất cập nhất hiện nay là thu nhập của GVDN. Trong khi phải làm việc căng thẳng, vất vả (vừa là một giáo viên vừa là kỹ thuật viên) nhưng thu nhập từ lương và phụ cấp theo lương lại rất thấp, không đảm cho chính họ và gia đình một mức sống hợp ly,á do vậy khó có thể đòi hỏi GVDN toàn tâm, toàn ý với nghề. Thực tế này là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó giữ chân các GVDN có đủ năng lực ở lại công tác tại Trung tâm. Xây dựng khung chính sách và cơ chế nhằm khuyến khích tạo động lực và tôn vinh địa vị xã hội của giáo viên, các danh hiệu cho nhà giáo. Sử dụng có hiệu quả chất xám của đội ngũ giáo viên, đồng thời xác định các đòi hỏi về tinh thần trách nhiệm của họ. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn nghiệp vụ, các định mức lao động của GVDN.
Hai là, hiện nay, Trung tâm không thể hiện rõ tính chuyên nghiệp của