4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2 Định hướng phát triển đào tạo nghề cho NKT tại Trung tâm
4.3.2.1 Quan điểm, định hướng phát triển của Trung tâm
Những năm qua, nhiều cơ quan ban ngành, tổ chức xã hội đã "vào cuộc" thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và cộng đồng đối với vấn đề việc làm của NKT. Các tổ chức như NCCD, ASVHO, VABED, VNAH, VCCI, ILO... đã xây dựng những kế hoạch, chương trình hoạt động thường niên và dài hạn nhằm thúc đẩy cơ hội việc làm cho NKT. Trước hết NKT phải được đào tạo nghề phù hợp, phải có sự đầu tư cả về dạy và học để vững chuyên môn, tay nghề cao thì mới đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nghề đào tạo cần phù hợp với dạng tật, chẳng hạn như một số NKT vận động tham gia vào lĩnh vực công nghệ thông tin, nghề mátxa, xoa bóp bấm huyệt được nhiều người khiếm thị theo học, làm hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc.... được nhiều người người khiếm thính yêu thích v.v...
Vấn đề nâng cao nhận thức cần được tiếp tục đẩy mạnh. Toàn bộ quá trình làm chuyển biến nhận thức của doanh nghiệp và NKT cần diễn ra từ từ, "mưa dầm thấm lâu". Theo đó, truyền thông đóng một vai trò rất quan trọng, phải thường xuyên tuyên truyền về khả năng của NKT, nêu gương điển hình doanh nghiệp nhận nhiều lao động là NKT. Cần có một chế tài đủ mạnh đối với những doanh nghiệp không thực hiện quy định của pháp luật về tiếp nhận lao động khuyết tật. Đồng thời phải có bộ máy giám sát việc thực hiện này.
Những thông tin về việc làm cho NKT cũng cần phải được chia sẻ và nhân rộng. Nên tổ chức thường xuyên các hội chợ việc làm, triển lãm giới thiệu các sản phẩm của NKT. Tăng cường xây dựng và triển khai nhiều hơn nữa các dự án đào tạo nghề và tạo việc làm cho NKT. Hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh, tự tạo việc làm, cung cấp kỹ năng quản trị doanh nghiệp nhỏ. Và một điều không kém phần quan trọng là vấn đề tiếp cận giao thông và các công trình xây dựng công cộng để đảm bảo NKT có thể đến được nơi cần đến... Tất cả đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp, ngành, đơn vị liên quan và bản thân NKT để vấn đề việc làm ngày càng có những chuyển biến tích cực hơn nhằm giúp NKT hoà nhập.
Định hướng và mục tiêu phát triển của Trung tâm được thể hiện rõ trong một số nội dung chính sau:
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho NKT; hỗ trợ dạy nghề cho nông dân, người tàn tật.
- Điều tra NKT trên quy mô toàn tỉnh kết hợp với xác định nhu cầu học nghề của người lao động tại các địa bàn, trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ, quản lý cho giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý tại Trung tâm, nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề: xây dựng các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và quản lý dạy nghề; xây dựng giáo án điện tử; hệ thống mạng thông tin về dạy nghề.
a) Tổ chức đào tạo dạy nghề cho người khuyết tật
- Tổ chức đạo tạo tại các địa phương - Tổ chức đào tạo tại Trung tâm
b) Tham gia, tổ chức đào tạo nghề cho người nghèo theo chương trình của Sở
- Tổ chức đào tạo tại các địa phương.
- Nghề đào tạo:May công nghiệp, mây tre đan, thuê xuất khẩu, tin học VP.
c) Về sản xuất dịch vụ
- Tạo thêm chỗ làm việc mới;
- Sản xuất vượt mức sản phẩm so với năm 2012, 2013; - Mở ki ốt giới thiệu sản phẩm và bán hàng;
- Ổn định thu nhập cho người lao động;
Theo dự kiến phát triển của Trung tâm và căn cứ vào số lượng người tàn tật của tỉnh, trong năm tới kế hoạch tuyển sinh cụ thể ước đạt trên 400 người khuyết tật. Hiện nay, thực tế tuyển sinh và hỗ trợ học nghề chưa đạt so với kế hoạch đề ra. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vấn đề tâm lý, vấn đề khó khăn về địa lý, khó khăn về kinh tế, khó khăn về sự đa dạng nghề nghiệp,… Vì vậy, trong những năm tới Trung tâm cần xây dựng một chương trình tuyển sinh cụ thể, hỗ trợ tới từng đối tượng khuyết tật, dạng tật. Ngành nghề của trung tâm phải được đa dạng hơn nữa, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu học tập của NKT. Trong đó, tin học là ngành tương đối thích hợp và phát triển hiện nay, doanh nghiệp đang có nhu cầu về lĩnh vực này. NKT trên địa bàn tỉnh hoàn toàn có khả năng học tập nghề này.
Theo huy hoạch phát triển của trung tâm thì năm 2015 sẽ mở khoảng 9 lớp dành cho NKT với mức tuyển sinh trên 400 người, bình quân mỗi lớp khoảng 40-60 người. Trong đó, may công nghiệp vẫn là ngành nghề trọng tâm với 3 lớp khoảng 150 người. Dự kiến ngành mới của Trung tâm là Tin học văn phòng sẽ trang bị khoảng 40 máy với 60 người học được chia làm 2 lớp và thực hiện học theo ca. Bên cạnh đó, Trung tâm thực hiện mở lớp dạy nghề cho người nghèo tại các địa phương. Đây là lực lượng chiếm số lượng lớn học nghề hàng năm và thời gian diễn ra ngắn. Thông thường là các khóa học ngắn hạn, thực hiện tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Bảng 4.12 Định hướng phát triển dạy nghề của Trung tâm Dạy nghề phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015
Loại hình nghề ĐVT
Người khuyết
tật Người nghèo
1. May công nghiệp
- Số lớp Lớp 3 4
- Số học viên Người 150 200
2. Mây tre đan
- Số lớp Lớp 2 3
- Số học viên Người 120 150
3. Thêu ren mỹ thuật
- Số lớp Lớp 2 2
- Số học viên Người 80 100
4. Tin học văn phòng
- Số lớp Lớp 2 2
- Số học viên Người 60 50
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014