Bài học kinh nghiệm từ công tác dạy nghề cho người khuyết tật ở Việt Nam và trên Thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh (Trang 50 - 52)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3Bài học kinh nghiệm từ công tác dạy nghề cho người khuyết tật ở Việt Nam và trên Thế giới

người khuyết tật ở Việt Nam và trên Thế giới

Chính phủ cần quan tâm tới người khuyết tật bằng những nhiều chính sách khác nhau, chính phủ đầu tư tài chính lớn để trợ cấp cho những người khuyết tật nặng. Chính phủ cũng cần phải ban hành nhiều chính sách khác trong dạy nghề, đào tạo nâng cao trình độ cho người khuyết tật. Cơ sở hạ tầng, các phương tiện công cộng cần được quan tâm nâng cấp tạo đều tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật có khả năng tiếp cận và sử dụng. Tất cả các vấn đề liên quan đến người khuyết tật luôn được quan tâm nghiêm túc nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cho người khuyết tật.

Nhà nước cần có một hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng, hệ thống trường, trạm, trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh phục vụ người khuyết tật. Tạo hệ thống dạy nghề cho người khuyết tật bao gồm cả tư nhân và Nhà nước nhưng các cơ sở dạy nghề tư nhân luôn được hỗ trợ ngân sách từ Nhà nước. Đặc biệt đối với người khuyết tật Chính

phủ có quan điểm trợ giúp và thúc đẩy vai trò của người khuyết tật nhằm hướng người khuyết tật tham gia mạnh mẽ và công tác xã hội, hòa nhập bình đẳng với công dân khác.

Người khuyết tật được đào tạo nghề nghiệp phù hợp để phát triển nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp. Các kỹ năng sống, khả năng giúp đỡ, kỹ năng giúp đỡ người khuyết tật khác,... được quan tâm. Người khuyết tật dễ dàng thích nghi với những môi trường sống bên ngoài các trung tâm dạy nghề.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng cho người tàn tật tỉnh bắc ninh (Trang 50 - 52)